Trắc nghiệm Kinh tế Phát Triển | Trường đại học Lao động - Xã hội
Trắc nghiệm Kinh tế Phát Triển | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tài Liệu Ôn Tập môn Kinh Tế Phát Triển -ULSA STUDY CLUB-
1)Để phân chia các nước trên thế giới, người ta dựa trên những tiêu thức:
A. Mức thu nhập bình quân theo đầu người
B. Trình độ cơ cấu kinh tế
C. Mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội
D. Tất cả các phương án đều đúng
2)Căn cứ vào thu nhập bình quân theo đầu người
(GNP/người), ngân hàng thế giới (WB) đã chia các nước thành: A. 3 nhóm B. 4 nhóm C. 5 nhóm D. 6 nhóm
3)Thuật ngữ “đang phát triển” thể hiện xu thế đi lên của:
A. Các nước thuộc thế giới thứ nhất
B. Các nước thuộc thế giới thứ hai
C. Các nước thuộc thế giới thứ ba
D. Các nước thuộc thế giới thứ nhất và thứ hai
4)Các nước đang phát triển - LDCs là nhóm các nước:
A. Có quy mô GNP/người cao nhất thế giới
B. Có nguồn dầu mỏ lớn
C. Có nền công nghiệp phát triển
D. Có nền nông nghiệp lạc hậu
5)Các nước công nghiệp mới - NICs là nhóm các nước:
A. Có quy mô GNP/người cao nhất thế giới
B. Biết tận dụng lợi thế so sánh để xuất khẩu sản phẩm
C. Có nguồn dầu mỏ lớn
D. Có nền nông nghiệp phát triển
6)Các nước OPEC là nhóm các nước:
A. Có quy mô GNP/người cao nhất thế giới
B. Có nền công nghiệp phát triển
C. Tập trung khai thác dầu mỏ xuất khẩu
D. Có nền nông nghiệp phát triển
7)Đặc trưng chung của các nước đang phát triển:
A. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt B. Tỷ lệ tích lũy thấp
C. Năng suất lao động được tăng lên
D. GDP/người được cải thiện rõ rệt
8)Sự giống nhau cơ bản giữa các nước đang phát triển là: A. Quy mô đất nước B. Bối cảnh lịch sử C. Mức sống dân cư D. Văn hóa xã hội
9)Đặc điểm nào không thuộc về nhóm các nước công nghiệp mới:
A. Biết tận dụng lợi thế so sánh để xuất khẩu hàng hóa
B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài
D. Chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô
10)Tốc độ tăng dân số cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao,
bệnh tật và sức khỏe kém là đặc trưng của:
A. Các nước công nghiệp phát triển
B. Các nước công nghiệp mới
C. Các nước kém phát triển D. Các nước giàu có
11)Đặc trưng nào dưới đây tạo ra vòng luẩn quẩn của sự
nghèo khổ ở các nước đang phát triển:
A. Thu nhập thấp, tỷ lệ tích lũy cao
B. Thu nhập thấp, trình dộ kỹ thuật thấp
C. Tỷ lệ thất nghiệp cao
D. Tỷ lệ trẻ em đến trường thấp
12)Các nước được mệnh danh “Bốn con rồng Châu Á” gồm:
A. Hồng Kong, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản
B. Hồng Kong, Đài Loan, Singapore, Indonesia
C. Hồng Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan
D. Hồng Kong, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc
13)Biết tận dụng lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn vốn và
công nghệ nước ngoài để phát triển kinh tế, đó là:
A. Các nước công nghiệp phát triển
B. Các nước thuộc nhóm G7
C. Các nước công nghiệp mới
D. Các nước công nghiệp kém phát triển
14)Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp là do: A. Tỷ lệ tích lũy thấp
B. Trình độ kỹ thuật thấp
C. Xuất khẩu lao động giảm
D. Thu nhập thấp, tỷ lệ tích lũy thấp, trình độ kỹ thuật thấp
15)Các nước đang phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp và
xuất khẩu hàng sơ chế là do:
A. Nền kinh tế tăng trưởng chậm
B. Lợi thế của ngành nông nghiệp
C. Nền kinh tế không có điều kiện phát triển công nghiệp và dịch vụ D. Tất cả các câu
16)Theo báo cáo phát triển con người (UNDP), các nước có
trình độ phát triển con người cao thì giá trị của: A. HDI lớn hơn 0.804 B. 0.703 < HDI < 0.796 C. HDI lớn hơn 0.554 D. HDI lớn hơn 0.703
17)Theo báo cáo phát triển con người (UNDP), Việt Nam có:
A. Trình độ phát triển con người ở mức rất cao
B. Trình độ phát triển con người ở mức cao
C. Trình độ phát triển con người ở mức trung bình
D. Trình độ phát triển con người ở mức trung bình thấp
18)Theo báo cáo phát triển con người UNDP (2020), HDI
của Việt Nam, Trung Quốc và Ấn độ lần lượt là: 0.704; 0.761; 0.645 thì:
A. Việt Nam và Ấn Độ là nhóm có HDI trung bình
B. Việt Nam và Trung Quốc là nhóm có HDI cao
C. Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ là nhóm đều có HDI thấp
D. Việt Nam,Trung Quốc và Ấn Độ là nhóm đều có HDI cao
19)So sánh 3 quốc gia X, Y, Z có giá trị HDI lần lượt là
0.601; 0.922 và 0.752 thì:
A. Quốc gia X có chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thấp nhất
B. Quốc gia Y có chỉ số phát triển con người cao nhất
C. Quốc gia Z có chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cao nhất
D. Tất cả các phương án đều đúng
20)Giả sử giá trị HDI của 2 quốc gia M, N lần lượt là 0.401 và 0.397 thì:
A. Quốc gia M có chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập thấp hơn quốc gia N
B. Quốc gia M có chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cao hơn quốc gia N
C. Quốc gia M có chỉ số bất bình đẳng giới xấp xỉ bằng quốc gia N
D. Quốc gia M có chỉ số phát triển con người cao hơn quốc gia N
21)Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định là khái niệm: A. Tăng trưởng kinh tế B. Phát triển kinh tế C. Suy thoái kinh tế D. Lạm phát
22)Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn khả
năng sản xuất cho thấy: A. Chu kỳ kinh tế B. Tăng trưởng kinh tế
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế D. Suy thoái kinh tế
23)Tăng trưởng kinh tế là:
A. Sự gia tăng GDP thực tế trong một thời gian nhất định.
B. Sự gia tăng quy mô và hiệu quả của các yếu tố đầu vào.
C. Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất.
D. Tất cả các phương án đều đúng
24)Nội dung của phát triển kinh tế gồm:
A. Tăng trưởng kinh tế, đa dạng các thành phần kinh tế
B. Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật
C. Ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn
D. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến bộ xã hội
25)Nội dung nào được dùng để đánh giá sự phát triển bền vững:
A. Bền vững về môi trường B. Bền vững về xã hội C. Bền vững về kinh tế
D. Tất cả các phương án đều đúng
26)Quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt kinh tế – xã hội
của một quốc gia là khái niệm:
A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế C. Phát triển kinh tế
D. Phát triển hàng hóa xuất khẩu
27)Nền kinh tế sẽ tăng trưởng nếu:
A. Đường AS dịch chuyển sang trái
B. Đường AD dịch chuyển sang trái
C. Đường AD dịch sang phải
D. Đường AD dịch chuyển sang phải hoặc đường AS dịch sang phải
28)Các tiêu thức dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế, ngoại trừ:
A. Tổng giá trị sản xuất (GO)
B. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
C. Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP/người)
D. Chỉ số vị thế giới (GEM)
29)Tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công
dân một nước tạo ra trong một năm là khái niệm:
A. Tổng sản phẩm quốc nội
B. Tổng thu nhập quốc dân
C. Thu nhập quốc dân ròng D. Thu nhập khả dụng
30)Chỉ số nào dưới đây không thuộc nhóm chỉ tiêu đánh giá
sự tiến bộ xã hội:
A. Chỉ số giáo dục và đào tạo B. Chỉ số tuổi thọ C. Chỉ số GEM D. Chỉ số chứng khoán
31)Để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thì sử dụng: A. Chỉ số GINI B. Chỉ số GEM C. Chỉ số HDI D. Chỉ số GDI
32)Chỉ tiêu nào dưới đây là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh
mức sống của dân cư ở một quốc gia:
A. Tổng sản phẩm quốc nội
B. Tổng sản phẩm quốc dân
C. Thu nhập bình quân theo đầu người
D. Tổng chi tiêu của nền kinh tế
33)Nhân tố nào dưới đây quyết định tăng trưởng theo chiều sâu: A. Vốn (K) B. Lao động (L)
C. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP)
D. Tất cả các phương án đều đúng
34)Nhân tố phi kinh tế tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế bao gồm:
A. Đặc điểm văn hóa - xã hội
B. Tiền lương trả cho lao động C. Chi tiêu của dân cư
D. Tất cả các phương án đều đúng
35)Điều kiện để các nước đang phát triển thực hiện tăng trưởng nhanh là:
A. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế
B. Tăng cường sử dụng vốn, lao động C. Mở cửa nền kinh tế
D. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế và tăng cường sử dụng vốn, lao động
36) Tiêu thức nào không được dùng để tính toán GDP của
một nước theo cách tiếp cận chi tiêu:
A. Chi tiêu của hộ gia đình
B. Chi tiêu của người nước ngoài
C. Chi tiêu của Chính phủ
D. Chi trả tiền lương cho công nhân
37)Tiêu thức nào không được dùng để tính toán GDP của
một nước theo cách tiếp cận thu nhập:
A. Thù lao trả cho lao động
B. Chi tiêu của người nước ngoài C. Tiền lãi ròng D. Thuế gián thu ròng
38)Nhân tố nào không tác động trực tiếp đến tổng cầu (AD) của nền kinh tế:
A. Mức chi trả tiền lương của doanh nghiệp
B. Tiêu dùng của hộ gia đình
C. Chi tiêu của Chính phủ
D. Chi tiêu của người nước ngoài
39)Nhân tố nào không trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế:
A. Tiêu dùng của các hộ gia đình
B. Đầu tư của khu vực tư nhân C. Tiền lương tăng D. Thể chế chính trị
40)Nhân tố nào gián tiếp tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế:
A. Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân
B. Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
C. Chính phủ quyết định bỏ một số phong tục tập quán lạc hậu
D. Chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho quốc phòng
41)Dạng cơ cấu kinh tế nào được xác định là quan trọng nhất: A. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu ngành kinh tế
C. Cơ cấu thương mại quốc tế
D. Cơ cấu thành phần kinh tế
42)Hoạt động nào dưới đây tác động trực tiếp đến tổng
cung (AS) của nước ta:
A. Gia đình bạn mua một chiếc máy ảnh được sản xuất từ Nhật Bản.
B. Khách du lịch Anh sang Việt Nam giảm đột biến trong năm.
C. Giá mua nguyên liệu đầu vào nhập khẩu
D. Chính phủ tăng chi tiêu trợ cấp cho người nghèo
43)Nền kinh tế ban đầu ở trạng thái toàn dụng nguồn lực;
do tiêu dùng trong nước giảm mạnh dẫn đến tổng cầu giảm, kết quả là:
A. Nền kinh tế rơi vào suy thoái
B. Nền kinh tế rơi vào tăng trưởng nóng
C. Nền kinh tế có lạm phát cao
D. Cán cân thương mại thặng dư
44)Nền kinh tế ban đầu ở trạng thái toàn dụng nguồn lực;
Mỹ thực hiện giảm việc mua hàng hóa của Việt Nam, điều
này làm xuất khẩu nước ta giảm. Kết quả là:
A. Nền kinh tế nước ta rơi vào suy thoái
B. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nóng
C. Nền kinh tế nước ta có lạm phát cao
D. Cán cân thương mại cân bằng
45)Việt Nam thực hiện giảm thuế nguyên liệu đầu vào nhập
khẩu cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến:
A. Nền kinh tế tăng trưởng do đường AS dịch sang phải
B. Nền kinh tế không tăng trưởng do đường AS không đổi
C.Nền kinh tế tăng trưởng do đường AD dịch sang phải
D.Nền kinh tế không tăng trưởng do đường AD không đổi
46)Giả sử năm 2016, nước B có tổng sản phẩm quốc nội
thực tế là 130 tỷ USD, năm 2017 là 120 tỷ USD, năm 2018 là
145 tỷ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước A năm 2017 và
năm 2018 lần lượt là: A. 6.7% và 19.8% B. - 7.7% và 20.83% C. 5.7% và 15.6% D. 8.7% và 21.7%
47)Giả sử nước A sản xuất ra 2 mặt hàng là X và Y được thể
hiện trong bảng số liệu sau. Năm 2011 là năm cơ sở. GDP
thực tế năm 2012 và năm 2013 lần lượt là: A. 110 và 198 B. 120 và 178 C. 120 và 120 D. 130 và 198
48)Giả sử nước B sản xuất ra 2 mặt hàng là Gạo và Vải
được thể hiện trong bảng số liệu sau. Chọn năm 2016 là
năm cơ sở. GDP thực tế năm 2016 và năm 2017 lần lượt là: A. 22400 và 30500 B. 23000 và 34500 C. 36800 và 28500 D. 45400 và 30500
49)Giả sử nước X sản xuất ra 2 mặt hàng là A và B được thể
hiện trong bảng số liệu sau. Chọn năm 2016 là năm cơ sở.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là: A. 0.6% B. 0.7% C. 2.3% D. - 5.48%
50)Giả sử nước Y sản xuất ra hai mặt hàng là ti vi và cá
được thể hiện trong bảng số liệu sau. Chọn năm 2016 là
năm cơ sở. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 là: A. 1.25% B. 1.35% C. 1.64% D. 1.45%
51)Giả sử nước A sản xuất hai mặt hàng là thép và vải.
Chọn năm 2010 là năm cơ sở. Tính GDP danh nghĩa và thực tế năm 2011? A. 80 và 59 triệu đồng B. 87.5 và 62 triệu đồng C. 81.5 và 60 triệu đồng D. 87.5 và 60 triệu đồng
52)Giả sử nước A sản xuất hai mặt hàng là thép và vải.
Chọn năm 2011 là năm cơ sở. Tính GDP danh nghĩa và thực tế năm 2012? A. 100 và 98 triệu đồng B. 105 và 100 triệu đồng C. 115 và 108 triệu đồng
D. Đều là 100 triệu đồng
53)Giả sử nước A sản xuất hai mặt hàng là gạo và vải. Chọn
năm 2019 là năm cơ sở. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020? D. 0.56 tỷ USD
156)Quốc gia A có các dữ liệu như sau: Quy mô GDP thời
điểm năm 2016 là 300.82 tỷ USD. Quy mô GDP phấn đấu
đến năm 2017 là 320.23 tỷ USD. Hệ số ICOR là 3.5. Tính tỷ
lệ tiết kiệm của nền kinh tế? A. s = 22.6% B. s = 27.55 C. s = 20.8% D. s = 25.2%
157)Quốc gia A có các dữ liệu như sau: Quy mô GDP thời
điểm năm 2016 là 300.82 tỷ USD; Quy mô GDP phấn đấu
đến năm 2017 là 325.78 tỷ USD; Hệ số ICOR là 3.5. Nếu tiết
kiệm trong nước chỉ đảm bảo 40% lượng vốn cần thì lượng
vốn nước ngoài cần huy động là bao nhiêu? A. 52.34 tỷ USD B. 40.87 tỷ USD C. 60.33 tỷ USD D. 50.23 tỷ USD
158)Quốc gia A có các dữ liệu như sau: Quy mô GDP thời
điểm năm 2016 là 300.82 tỷ USD; Quy mô GDP phấn đấu
đến năm 2017 là 325.78 tỷ USD; Hệ số ICOR là 4. Tổng
mức đầu tư cần thiết là? A. 113.43 tỷ USD B. 100.87 tỷ USD C. 99.87 tỷ USD D. 78.35 tỷ USD
159)Số liệu thống kê năm 2016, GDP nước A đạt 830 tỷ
USD, mức tiết kiệm trong nước là 35% GDP, tỷ lệ huy động
tiết kiệm vào đầu tư là 100%. Hệ số ICOR là 4. Nếu không
huy động đầu tư nước ngoài thì GDP năm tiếp theo bằng bao nhiêu? A. 921.13 tỷ USD B. 798.87 tỷ USD C. 813.44 tỷ USD D. 902.63 tỷ USD 160) A. t = 1.55% B. t = 1.7% C. t = 2.0% D. t = 2.5% 161) A. g = 11.2% B. g = 10.2% C. g = 9.3% D. g = 8.4% 162) A. 5% B. 6% C. 4% D. 3.17%
163)Quốc gia A có các dữ liệu như sau: Quy mô GDP thời
điểm năm 2016 là 288.82 tỷ USD; Quy mô GDP phấn đấu
đến năm 2017 là 305.18 tỷ USD. Hệ số ICOR là 4.5. Tổng
mức đầu tư cần thiết là? A. 73.56 tỷ USD B. 66.87 tỷ USD C. 89.87 tỷ USD D. 77.35 tỷ USD
164)Số liệu thống kê năm hiện tại, GDP nước A đạt 800 tỷ
USD, mức tiết kiệm trong nước là 30% GDP, tỷ lệ huy động
tiết kiệm vào đầu tư là 100%. Hệ số ICOR là 4. Nếu đặt
mục tiêu tăng trưởng 8% năm tới thì cần huy động bao
nhiêu đầu tư từ nước ngoài? A. 15 tỷ USD B. 16 tỷ USD C. 13 tỷ USD D. 14 tỷ USD
165)Số liệu thống kê năm 2016, GDP nước A đạt 870 tỷ
USD, mức tiết kiệm trong nước là 25% GDP, tỷ lệ huy động
tiết kiệm vào đầu tư là 100%. Hệ số ICOR là 3.5. Nếu đặt
mục tiêu tăng trưởng 7.5% thì cần huy động bao nhiêu đầu tư từ nước ngoài? A. 11.43 tỷ USD B. 15.88 tỷ USD C. 13.03 tỷ USD D. 10.88 tỷ USD
166)Trong khái niệm sau: "Dịch chuyển cơ cấu ngành kinh
tế được hiểu là sự thay đổi tương quan giữa các … (1) …
theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và
điều kiện phát triển", từ thích hợp điền vào chỗ trống số (1) là: A. Thành phần kinh tế B. Nguồn lực khan hiếm C. Phúc lợi xã hội D. Ngành kinh tế
167)Có nhiều cách để phân ngành trong nền kinh tế, tuy
nhiên hiện nay cách phổ biến nhất là chia cơ cấu kinh tế
thành ba nhóm ngành chính là:
A. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ B. Nông, lâm, ngư nghiệp
C. Bưu chính, vận tải, viễn thông
D. Công nghiệp, khai khoáng, xây dựng
168)Quy luật tiêu dùng sản phẩm của Ernst Engel phản ánh
mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và nhu cầu
tiêu dùng cá nhân về: A. Hàng hoá cao cấp
B. Lương thực, thực phẩm
C. Các sản phẩm công nghiệp lâu bền
D. Du lịch, tài chính, ngân hàng
169)Theo quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher,
khả năng thay thế nhân lực bằng máy móc trong khu vực nông nghiệp là: A. Tuỳ từng giai đoạn B. Không thể thay thế C. Khó thay thế D. Dễ thay thế
170)Trong mô hình Rostow, quá trình phát triển của một
nền kinh tế được chia thành mấy giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
171)Trong các cụm từ sau, đâu là cụm từ không dùng để chỉ
tên các giai đoạn phát triển kinh tế trong mô hình của Rostow: A. Chuẩn bị cất cánh B. Việc làm đầy đủ C. Trưởng thành D. Tiêu dùng cao
172)Trong các đặc trưng dưới đây, cái nào không phải là
đặc trưng cơ bản của giai đoạn xã hội truyền thống trong mô hình của Rostow:
A. Sản xuất nặng tính tự cung tự cấp
B. Kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu
C. Nền kinh tế thống trị bởi sản xuất công nghiệp
D. Tích luỹ gần như bằng không
173)Xét mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của
Rostow, nền kinh tế trong giai đoạn xã hội truyền thống có
dạng cơ cấu ngành là: A. Nông nghiệp thuần tuý
B. Nông nghiệp - Công nghiệp
C. Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ
D. Dịch vụ - Công nghiệp
174) Trong các cụm từ dưới đây, cái nào là một trong những
đặc trưng cơ bản của giai đoạn xã hội truyền thống trong mô hình của Rostow:
A. Cơ cấu kinh tế là Nông - Công nghiệp
B. Kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu
C. Khoa học kỹ thuật bước đầu được ứng dụng vào sản xuất
D. Giáo dục được mở rộng và có nhiều cải tiến
175) Theo lý thuyết 5 giai đoạn của Rostow, giai đoạn xã hội
truyền thống có đặc trưng cơ bản là nền kinh tế thống trị
bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do sản
xuất chủ yếu bằng … (1) …, tích lũy gần như bằng không.
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm số (1) là: A. Máy móc tự động B. Cơ giới hoá C. Công cụ thủ công D. Dây chuyền hiện đại
176)Trong các đặc trưng dưới đây, cái nào không phải là
đặc trưng cơ bản của giai đoạn chuẩn bị cất cánh trong mô hình của Rostow?
A. Khoa học kỹ thuật bước đầu được ứng dụng vào sản xuất
B. Nhu cầu đầu tư tăng lên
C. Giáo dục được mở rộng và có nhiều cải tiến
D. Tích luỹ gần như bằng không
177)Xét mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của
Rostow, nền kinh tế trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh có
dạng cơ cấu ngành là: A. Nông nghiệp thuần tuý
B. Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ
C. Dịch vụ - Công nghiệp
D. Nông nghiệp - Công nghiệp
178)Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự cất cánh là
phải huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết với tỷ lệ tiết
kiệm trên tổng thu nhập quốc dân tăng lên ít nhất là: A. 5% B. 10% C. 20% D. 30%
179)Cụm từ nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản
của giai đoạn cất cánh trong mô hình Rostow?
A. Cơ cấu ngành kinh tế là Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ
B. Năng suất lao động thấp
C. Vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng
D. Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu
180)Giai đoạn tiêu dùng cao trong mô hình Rostow có dạng
cơ cấu ngành kinh tế là:
A. Dịch vụ - Công nghiệp
B. Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp
C. Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ D. Nông nghiệp thuần tuý
181)Lý thuyết mô hình hai khu vực của Arthus Lewis đã kế
thừa quan điểm của ai? A. Tân cổ điển B. Harrod - Domar C. David Ricardo D. Keynes
182)Kế thừa quan điểm của David Ricardo, Arthus Lewis
cũng cho rằng đất đai có đặc điểm là: A. Liên tục tăng lên B. Vô hạn
C. Có thể được mở rộng nhờ khoa học, công nghệ D. Có giới hạn
183)Mô hình hai khu vực của Lewis cho rằng mức tiền công
trong khu vực nông nghiệp khi có dư thừa lao động được tính bằng: A. Giá cả hàng hoá
B. Sản phẩm cận biên của lao động C. Tổng sản lượng
D. Sản phẩm trung bình của lao động
184)Kế thừa quan điểm của Ricardo, Lewis cho rằng nông
nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối nên quy mô và tỷ lệ đầu
tư cho khu vực này cần được thay đổi ra sao? A. Giảm dần B. Liên tục tăng lên C. Duy trì thường xuyên D. Tăng dần
185)Theo quan điểm của Lewis mức tiền công trong khu
vực nông nghiệp khi hết dư thừa lao động được tính dựa trên cơ sở nào?
A. Giá cả hàng hoá, dịch vụ
B. Sản phẩm cận biên của lao động
C. Tổng sản lượng nông nghiệp
D. Sản phẩm trung bình của lao động
186)Arthus Lewis cho rằng mức lợi nhuận biên theo quy mô
của khu vực nông nghiệp có xu hướng thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi B. Tăng dần C. Giảm dần
D. Thay đổi tuỳ vào sản phẩm
187)Trong mô hình hai khu vực của Arthus Lewis, khi khu
vực nông nghiệp có dư thừa lao động, đường cung lao động
trong khu vực công nghiệp có dạng như thế nào? A. Dốc lên B. Dốc xuống C. Nằm ngang D. Thẳng đứng
188) Trong mô hình hai khu vực của Arthus Lewis, đường
cung lao động của khu vực công nghiệp có dạng như thế
nào khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động? A. Dốc xuống B. Dốc lên C. Nằm ngang D. Thẳng đứng
189)Theo Arthus Lewis, trong điều kiện dư thừa lao động,
sản phẩm cận biên của lao động trong khu vực nông nghiệp
có xu hướng biến động như thế nào?
A. Giảm dần và tiến tới bằng 0 B. Luôn lớn hơn 0 C. Tăng lên D. Không biến động
190)Theo quan điểm đầu tư của Arthus Lewis, khi khu vực
nông nghiệp hết dư thừa lao động thì cần đầu tư trở lại theo chiều sâu vào đâu? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Dịch vụ
D. Cả nông nghiệp và công nghiệp
191)Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là nhược điểm
trong mô hình hai khu vực của Arthus Lewis?
A. Chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế
B. Thiếu cơ sở cho sự phân đoạn trong quá trình phát triển
C. Những giả định Lewis đặt ra có thể không xảy ra trong thực tế
D. Tất cả các phương án đều đúng
192)Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là ưu điểm trong
mô hình hai khu vực của Arthus Lewis?
A. Chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế
B. Thiếu cơ sở cho sự phân đoạn trong quá trình phát triển
C. Những giả định Lewis đặt ra có thể không xảy ra trong thực tế
D. Tất cả các phương án đều đúng
193)Theo Lewis, khi nông nghiệp còn dư thừa lao động, nhà
tư bản phải trả lương cho người lao động như thế nào?
A. Cao hơn mức tiền công tối thiểu
B. Tương ứng với mức tiền công tối thiểu
C. Nhỏ hơn mức tiền công tối thiểu
D. Theo yêu cầu của người lao động
194) Quan điểm đầu tư trong mô hình hai khu vực của
trường phái Tân cổ điển là:
A. Đầu cho cả khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp
B. Đầu tư chiều sâu cho khu vực nông nghiệp
C. Đầu tư chiều sâu cho khu vực công nghiệp
D. Đầu tư theo chiều sâu ngay từ đầu cho cả hai khu vực
195)Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ
điển, đường cung lao động trong khu vực công nghiệp có dạng như sau: A. Dốc lên ngay từ đầu
B. Dốc xuống ngay từ đầu C. Nằm ngang D. Thẳng đứng
196) Theo mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ
điển, khi tiến hành rút bớt lao động từ khu vực nông nghiệp
chuyển sang khu vực công nghiệp thì tổng sản lượng lương thực sẽ: A. Không đổi B. Có xu hướng giảm C. Có xu hướng tăng
D. Tuỳ thuộc vào việc lao động có dư thừa hay không
197)Theo mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển,
để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp, nhà tư bản phải trả một mức tiền công như thế nào?
A. Bằng mức tiền lương ở khu vực nông nghiệp
B. Bằng mức tiền lương tối thiểu
C. Thấp hơn mức tiền lương ở khu vực nông nghiệp
D. Cao hơn mức tiền lương ở khu vực nông nghiệp
198)Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ
điển, sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
thay đổi như thế nào khi khu vực này sử dụng ngày càng nhiều lao động?
A. Giảm dần nhưng luôn lớn hơn 0
B. Giảm dần và tiến tới bằng 0
C. Giảm dần và có thể nhỏ hơn 0
D. Tăng dần và lớn hơn 0
199)Trường phái Tân cổ điển cho rằng mức tiền công trong
khu vực nông nghiệp được tính bằng:
A. Giá cả hàng hoá, dịch vụ
B. Sản phẩm cận biên của lao động
C. Tổng sản lượng nông nghiệp
D. Sản phẩm trung bình của lao động
200)Để quá trình phân phối nguồn lực giữa hai khu vực
không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho khu vực
công nghiệp thì trường phái Tân cổ điển cho rằng cần phải
đầu tư theo chiều sâu ngay từ đầu cho cả nông nghiệp và
công nghiệp theo hướng:
A. Ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp
B. Tăng dần đầu tư đồng đều cho cả hai khu vực
C. Ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp
D. Giảm dần đầu tư ở cả hai khu vực
201)Tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió
mùa” là của tác giả nào trong các tác giả dưới đây: A. Walter W.Rostow B. Arthus Lewis C. Harry T.Oshima D. Ernst Engel
202)Trong các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau, mô
hình nào có đường cung lao động trong khu vực công nghiệp nằm ngang?
A. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
B. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
C. Mô hình hai khu vực của H.Oshima
D. Mô hình 5 giai đoạn của Rostow
203)Trong các mô hình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, mô hình
nào cho rằng đường cung lao động trong khu vực công
nghiệp có xu hướng dốc lên ngay từ đầu:
A. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
B. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
C. Mô hình hai khu vực của H.Oshima
D. Mô hình 5 giai đoạn của Rostow
204) Oshima nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực công
nghiệp và nông nghiệp trong điều kiện tự nhiên nào?
A. Các nước có nền công nghiệp phát triển ở Bắc Mỹ
B. Các nước công nghiệp hiện đại ở Châu Âu
C. Các nước nông nghiệp nghèo
D. Các nước có nền nông nghiệp độc canh cây lúa nước, mang tính thời vụ cao
205)Với mục tiêu hướng tới một nền kinh tế phát triển,
Oshima đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển nền kinh
tế theo mấy giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
206) Chức năng chính của ngành công nghiệp là sản xuất
hàng hoá lâu bền. Từ những hiểu biết của anh/ chị về quy
luật tiêu dùng sản phẩm của Ernst Engel, hãy cho biết xu
hướng tiêu dùng hàng hoá lâu bền của một hộ gia đình khi
thu nhập của họ tăng lên? A. Giảm dần
B. Tăng với tốc độ nhanh dần
C. Tăng với tốc độ chậm dần D. Không thay đổi
207)Dựa vào những hiểu biết của anh/ chị về quy luật tăng
năng suất lao động của A.Fisher, hãy cho biết cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ thì ngành có xu hướng
giảm cầu lao động nhiều nhất trong ba ngành nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ là: A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Dịch vụ
D. Cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
208) Dựa vào những hiểu biết của anh/chị về dịch chuyển cơ
cấu kinh tế, hãy tìm những cụm từ thích hợp điền vào chỗ
trống số (1) và (2) ở nhận xét sau: “Dịch chuyển cơ cấu kinh
tế là điều cần thiết vì khi chuyển dịch cơ cấu ngành đúng
hướng sẽ giúp quốc gia đó phát huy các lợi thế so sánh, sử
dụng hiệu quả các …(1)… để nâng cao sức sản xuất hàng
hóa cũng như …(2)… của quốc gia trên trường quốc tế”
A. Nguồn lực - nền nông nghiệp
B. Nguồn lực khan hiếm - khả năng cạnh tranh C. Tài nguyên - vị trí
D. Công nghệ hiện có - giá cả
209) Một trong những đặc trưng cơ bản của giai đoạn
trưởng thành trong mô hình Rostow đó là tỷ lệ đầu tư trong
tổng thu nhập quốc dân thuần tuý tăng liên tục. Theo anh/
chị, để đáp ứng yêu cầu về vốn phục vụ tăng trưởng và phát
triển kinh tế của giai đoạn này, tỷ lệ trên cần phải đảm bảo
tới con số cụ thể là bao nhiêu? A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%
210) Theo Rostow, trong giai đoạn tiêu dùng cao, thu nhập
bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có nên xu
hướng tiêu dùng sẽ có sự thay đổi như thế nào so với những
giai đoạn trước đó?
A. Nhu cầu về hàng hoá thiết yếu gia tăng
B. Gia tăng cầu tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ tinh vi cao cấp
C. Giảm tiêu dùng để tăng tiết kiệm, tích luỹ cho nền kinh tế
D. Nhu cầu về hàng hoá lâu bền gia tăng nhanh chóng
211) Dựa trên hiểu biết về những nội dung căn bản trong
mô hình hai khu vực của Arthus Lewis, anh/ chị hãy cho
biết khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, tăng
trưởng kinh tế sẽ được quyết định bởi điều gì?
A. Khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực nông nghiệp
B. Sự phát triển của khu vực dịch vụ
C. Khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp
D. Sự cải thiện của đất đai
212) Vì sao Arthus Lewis cho rằng cần giảm dần quy mô và
tỷ lệ đầu tư ở khu vực nông nghiệp khi khu vực này còn dư thừa lao động?
A. Vì khu vực công nghiệp và dịch vụ có tiềm năng phát triển hơn
B. Vì khi đó khu vực nông nghiệp trì trệ tuyệt đối do giới hạn của đất đai
C. Vì nông nghiệp là ngành không có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế
D. Vì năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp.
213)Vì sao Arthus Lewis cho rằng khi khu vực nông nghiệp
còn dư thừa lao động, chuyển nhân lực dư thừa vào khu vực
công nghiệp thì không cần tăng lương?
A. Vì khi đó năng suất cận biên của lao động bằng 0 và tiền
lương được xác định dựa trên năng suất bình quân của lao động
B. Vì nhà tư bản muốn tăng tích luỹ để tái đầu tư theo chiều
sâu cho khu vực công nghiệp
C. Vì người lao động không cần mức lương cao hơn
D. Vì khu vực công nghiệp chưa phát triển nên chưa có điều kiện tăng lương
214) Tại sao Arthus Lewis lại cho rằng trong điều kiện dư
thừa lao động, sản phẩm cận biên của lao động trong khu
vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tiến tới bằng 0?
A. Do công cụ sản xuất trong khu vực nông nghiệp quá thô sơ và lạc hậu
B. Do dân số của nền kinh tế tăng lên quá nhanh
C. Do chất lượng của lao động càng ngày càng giảm
D. Do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của cây trồng quy định
215) Hãy cho biết mục đích của Lewis khi cho rằng cần phải
đầu tư lại theo chiều sâu cho cả 2 khu vực khi khu vực nông
nghiệp hết dư thừa lao động?
A. Nhằm tăng năng suất, giảm cầu lao động, giảm bất lợi cho khu vực công nghiệp
B. Giảm năng suất, tăng cầu lao động, giảm bất lợi cho khu vực công nghiệp
C. Để phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp hiện đại hơn
D. Tất cả các phương án đều đúng
216)Trong mô hình hai khu vực của Lewis, khi khu vực
nông nghiệp hết dư thừa lao động, việc rút lao động ra khỏi
khu vực nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tổng sản lượng và
giá nông sản như thế nào?
A. Tổng sản lượng tăng, giá tăng
B. Tổng sản lượng giảm, giá giảm
C. Tổng sản lượng không đổi, giá không đổi
D. Tổng sản lượng giảm, giá tăng
217)Nguyên nhân hợp lý nhất khiến cho giả thiết "nông
thôn là khu vực dư thừa lao động còn thành thị thì không"
trong mô hình hai khu vực của Arthus Lewis không xảy ra trong thực tế là:
A. Lợi nhuận tích luỹ có thể được đầu tư vào những ngành sử
dụng công nghệ hiện đại, có hàm lượng vốn cao hoặc đầu tư ra nước ngoài
B. Thất nghiệp vẫn xảy ra ở thành thị, còn nông thôn có thể tự
giải quyết dư thừa lao động thông qua các hình thức tạo việc làm tại chỗ
C. Khu vực công nghiệp không phải tăng lương cho số lao
động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khi nơi đây còn dư thừa lao động
D. Tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích luỹ của khu vực này
218) Mục đích cuối cùng của quan điểm đầu tư chiều sâu
ngay từ đầu cho cả khu vực nông nghiệp và khu vực công
nghiệp trong mô hình hai khu vực của Tân cổ điển là:
A. Tăng năng suất lao động
B. Giá nông sản không tăng
C. Rút bớt lao động không làm giảm tổng sản lượng
D. Giảm áp lực tăng tiền công ở cả hai khu vực
219)Trong các mô hình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, mô hình
nào có quan điểm đầu tư theo chiều sâu ngay từ đầu cho cả
hai khu vực, trong đó ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp?
A. Mô hình 5 giai đoạn của Rostow
B. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
C. Mô hình hai khu vực của H.Oshima
D. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
220)Theo quan điểm của trường phái Tân cổ điển, lý do để
đường cung lao động trong khu vực công nghiệp có xu
hướng dốc lên ngay từ đầu là:
A. Chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm giảm
sản lượng lương thực, giá lương thực tăng, gây ra áp lực tăng lương
B. Lợi nhuận tích luỹ có thể được đầu tư vào những ngành sử
dụng công nghệ hiện đại, có hàm lượng vốn cao hoặc đầu tư ra nước ngoài
C. Khu vực công nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn
D. Tất cả các phương án đều đúng
221)Lý do hợp lý nhất để giải thích cho hình dạng dốc lên
và không có đoạn nằm ngang của đường tổng sản lượng
trong khu vực nông nghiệp ở mô hình hai khu vực của Tân cổ điển là:
A. Do con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất
B. Rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm giảm
tổng sản lượng nông nghiệp
C. Không có lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp
D. Tất cả các phương án đều đúng
222) Hãy so sánh hai trường phái Cổ điển và Tân cổ điển và
cho biết điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà
kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển khi xác định yếu tố
then chốt quyết định đến tăng trưởng kinh tế là gì?
A. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn
B. Coi trọng đất đai, tài nguyên thiên nhiên
C. Nhận thức được vai trò quyết định của khoa học công nghệ
D. Nhận thức được vai trò của lao động
223)Theo các nhà kinh tế học Tân cổ điển, lý do mà nhà tư
bản phải trả tiền công cho người lao động trong khu vực
công nghiệp cao hơn trong khu vực nông nghiệp là:
A. Khu vực công nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn
B. Lợi nhuận tích luỹ có thể được đầu tư vào những ngành sử
dụng công nghệ hiện đại, có hàm lượng vốn cao hoặc đầu tư ra nước ngoài
C. Rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên
tục mức sản phẩm cận biên của lao động còn lại trong nông nghiệp
D. Vì thu hút càng nhiều lao động thì nhà tư bản càng thu được lợi nhuận cao hơn
224)Vì sao Oshima cho rằng quan điểm chuyển lao động từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không
làm giảm sản lượng của A. Lewis là không thích hợp với các
nước Châu Á gió mùa?
A. Vì lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp là một thực
tế nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là thời vụ đỉnh cao.
B. Vì lao động trong khu vực nông nghiệp không thích hợp với khu vực công nghiệp
C. Vì khu vực công nghiệp không cần lao động trong khu vực nông nghiệp
D. Vì lao động trong khu vực nông nghiệp không bao giờ dư thừa
225) Vì sao Oshima cho rằng quan điểm phải đầu tư ngay
từ đầu cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp là
không thực tế với các nước đang phát triển?
A. Vì lao động trong khu vực nông nghiệp dư thừa quá nhiều
B. Vì lao động trong khu vực nông nghiệp không thể chuyển sang khu vực công nghiệp
C. Vì cần phải đầu tư cho khu vực công nghiệp trước để kích
thích tăng trưởng kinh tế
D. Vì mặt bằng xuất phát thấp, thiếu nhiều nguồn lực
226) Nhận định của Oshima về quan điểm của Lewis đối với
việc chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp ra sao?
A. Là cần thiết vì giúp giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn
B. Không thích hợp với các nước Châu Á gió mùa vì làm giảm sản lượng lương thực
C. Không thích hợp dù có làm tăng sản lượng
D. Không cần thiết vì khu vực công nghiệp chưa phát triể
227) Oshima đồng ý với trường phái Tân cổ điển về việc
phải đồng thời quan tâm đầu tư ngay từ đầu cho cả hai khu
vực và đồng ý với Lewis về một mô hình phát triển phải bắt
đầu từ nền nông nghiệp có hiệu quả hoặc từ khả năng xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm. Tuy
nhiên, ông cho rằng đây là điều không thực tế đối với các
nước đang phát triển. Vì sao?
A. Vì mặt bằng kinh tế cao, dồi dào vốn nhưng thiếu nhân lực trình độ cao
B. Vì các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào
nên chỉ cần tập trung phát triển công nghiệp
C. Vì mặt bằng xuất phát thấp, thiếu hụt vốn, nhân lực trình độ
cao, kỹ năng quản lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
D. Vì các nước đang phát triển chỉ đủ điều kiện để tập trung
vào phát triển nông nghiệp bền vững
228)Vì sao Oshima cho rằng đối với thực tế của các nước
nông nghiệp độc canh cây lúa nước có tính thời vụ cao, quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động
lực tích luỹ và đầu tư đồng thời ở cả hai khu vực, trong đó
lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát?
A. Vì mặt bằng kinh tế cao, dồi dào vốn nhưng thiếu nhân lực trình độ cao.
B. Vì các nước đang phát triển chỉ đủ điều kiện để tập trung
vào phát triển nông nghiệp bền vững
C. Để tăng trưởng kinh tế không dẫn đến phân hoá mạnh về xã
hội và bất bình đẳng quá lớn trong phân phối thu nhập
D. Để đạt được nhiều tiến bộ xã hội và không bị lạc hậu so với thời đại
229) Nghiên cứu của Harry T.Oshima được tiến hành trong
điều kiện tự nhiên của các nước Châu Á gió mùa, có nền
nông nghiệp lúa nước mang tính thời vụ cao. Những nước
này có điểm khác biệt về tự nhiên, kinh tế và xã hội so với
các nước Âu - Mỹ. Theo các anh/ chị, những điểm khác biệt đó cụ thể là gì?
A. Có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.
B. Tích luỹ thấp và không ổn định
C. Cơ sở hạ tầng yếu về số và chất lượng, thiếu tính hệ thống và liên kết các vùng
D. Tất cả các phương án đều đúng
230)Trong mô hình hai khu vực của H.T.Oshima, mục tiêu
chính của giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng (Tạo
thêm việc làm) là gì?
A. Nền kinh tế cần tạo việc làm (và thu nhập) trong thời kỳ
nhàn rỗi theo hướng tăng đầu tư phát triển nông nghiệp.
B. Cải thiện cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm
C. Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ theo chiều rộng nhằm mục tiêu hướng tới toàn dụng nguồn nhân lực.
D. Đầu tư phát triển nhiều ngành dịch vụ để tăng thêm việc làm
cho lượng lao động nhàn rỗi
231) Hãy chọn ra những biện pháp/ giải pháp mà một nước
Châu Á gió mùa có thể làm để đạt được mục tiêu của giai
đoạn 1 - bắt đầu quá trình tăng trưởng trong mô hình hai khu vực của Oshima?
A. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
B. Áp dụng kỹ thuật xen canh tăng vụ
C. Nhà nước hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng cơ sở
D. Tất cả các phương án đều đúng
232)Hãy chọn ra những dấu hiệu có thể dùng để nhận biết
sự kết thúc của giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng
trong mô hình hai khu vực của Oshima?
A. Vốn tích lũy hạn chế
B. Trình độ kỹ thuật thô sơ
C. Chủng loại nông sản sản xuất ra nhiều, quy mô lớn
D. Nông nghiệp độc canh, nhỏ lẻ, phân tán, tính thời vụ cao
233)Trong mô hình hai khu vực của Oshima, những dấu
hiệu để nhận biết được lúc kết thúc giai đoạn 2 (Tạo việc
làm đầy đủ) cụ thể gồm?
A. Vốn tích lũy hạn chế
B. Tốc độ tăng của việc làm lớn hơn tốc độ tăng của nhân lực,
dung lượng thị trường nhân lực bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
C. Chủng loại nông sản sản xuất ra nhiều, quy mô lớn
D. Nông nghiệp độc canh, nhỏ lẻ, phân tán, tính thời vụ cao
234)Sau khi tìm hiểu ba giai đoạn tăng trưởng trong mô
hình hai khu vực của Oshima, anh/chị hãy chỉ ra kết quả
tổng thể mà nền kinh tế đạt được sau giai đoạn 2 - Tạo việc làm đầy đủ?
A. Đạt được những mức tăng trưởng cao vượt bậc và tiến bộ xã hội
B. Bất bình đẳng xã hội có dấu hiệu gia tăng
C. Thiết lập được các mối quan hệ cân đối căn bản, đi vào tăng
trưởng ổn định, thị trường bắt đầu vận hành có hiệu quả
D. Tất cả các phương án đều đúng
235) Theo anh/chị, có những biện pháp nào có thể tiến hành
để đạt được mục tiêu trong giai đoạn 3 (Sau khi tạo việc làm
đầy đủ) trong mô hình hai khu vực của Oshima?
A. Hạn chế đầu tư vốn vào các ngành công nghiệp có dung
lượng vốn cao và công nghệ trong nông nghiệp.
B. Giảm tốc độ tăng của việc làm xuống thấp tốc độ tăng của
nhân lực nhằm hạn chế tiền lương thực tế tăng lên.
C. Áp dụng công nghệ vào khu vực nông nghiệp, hướng khu
vực công nghiệp sang xuất khẩu và các ngành có dung lượng
vốn cao và bổ sung nhân lực cho khu vực dịch vụ.
D. Tiến hành thu hẹp sản xuất công nghiệp, tập trung mở rộng
sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu.
236) Biết rằng chức năng chính của ngành nông nghiệp là
sản xuất lương thực, thực phẩm (hàng hoá thiết yếu). Thông
qua nghiên cứu quy luật tiêu dùng sản phẩm của Ernst
Engel, anh/ chị hãy cho biết khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng
của nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ có xu hướng
biến động như thế nào? A. Giảm đi B. Không thay đổi C. Tăng lên
D. Tăng/ giảm tuỳ loại mặt hàng
237)Theo lý thuyết của Rostow, nền kinh tế bước sang giai
đoạn cất cánh là khi lực cản của xã hội truyền thống và các
thế lực chống đối sự phát triển bị đẩy lùi. Dựa trên đặc
điểm đó, hãy phân tích và chỉ ra xu hướng biến động của
các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế trong giai đoạn này?
A. Bị đẩy lùi và dần biến mất B. Gia tăng nhanh chóng
C. Lớn mạnh và trở thành lực lượng thống trị xã hội
D. Giảm dần sự ảnh hưởng trong nền kinh tế
238) Hãy vận dụng những hiểu biết của anh/chị về mô hình
hai khu vực của Arthus Lewis để giải thích tại sao quá trình
phân phối thu nhập lại tạo ra bất lợi cho nhà tư bản trong
giai đoạn khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động?
A. Vì khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư thừa, khu vực
công nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất
B. Vì khi đó, trong tổng thu nhập tạo nên của nhà tư bản, tỷ lệ
để trả lương có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ lợi nhuận lại có xu hướng giảm đi
C. Vì khi đó, người lao động sẽ quay lại với khu vực nông
nghiệp, nhà tư bản phải vất vả đi tìm kiếm lao động mới
D. Hết dư thừa lao động
239)Phát triển con người là quá trình nhằm mở rộng:
A. Khả năng lựa chọn của con người
B. Quan hệ kinh tế quốc tế C. Xuất khẩu lao động D. Việc làm và thu nhập
240)Chỉ số phát triển con người HDI phản ánh các nội dung:
A. Tuổi thọ, giáo dục và thu nhập bình quân theo đầu người.
B. Tuổi thọ và thu nhập bình quân theo đầu người
C. Tuổi thọ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
D. Tuổi thọ, giáo dục và thất nghiệp
241) Giá trị biến thiên của chỉ số phát triển con người nằm trong khoảng: A. từ 1 đến 10 B. từ 0 đến 10 C. từ 10 đến 100 D. từ 0 đến 1
242) Nếu “phân phối thu nhập” càng bất bình đẳng thì cầu
về hàng hóa của nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi:
A. Thói quen tiêu dùng của hộ gia đình.
B. Thói quen tiêu dùng của Chính phủ
C. Thói quen tiêu dùng của người giàu
D. Thói quen tiêu dùng của người nghèo
243)Các phương thức phân phối thu nhập gồm:
A. Phân phối theo chức năng.
B. Phân phối lại thu nhập.
C. Phân phối thị trường.
D. Phân phối theo chức năng, phân phối lại thu nhập
244) Đường nào dưới đây mô tả sự phân phối thu nhập cho
các nhóm dân cư trong xã hội:
A. Đường giới hạn khả năng sản xuất B. Đường tổng cầu C. Đường Lorenz D. Đường tổng cung
245) Khoảng cách giữa đường chéo 45 độ và đường Lorenz
cho thấy mức độ nào trong phân phối thu nhập ở một nước: A. Bình đẳng
B. Bình đẳng tuyệt đối. C. Bất bình đẳng D. Trung bình.
246) Đường cong Lorenz càng cách xa đường 45 độ thì phần
trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ: A. Tăng dần lên B. Không đổi C. Giảm đi
D. Tất cả các phương án đều đúng
247)Phân phối thu nhập được đánh giá là hoàn toàn bất bình đẳng khi: A. Hệ số Gini = 0 B. Hệ số Gini = 1 C. Hệ số Gini = 0.45 D. Hệ số Gini = 0.55
248)Phân phối thu nhập được đánh giá là tuyệt đối bình đẳng khi: A. Hệ số Gini = 1 B. Hệ số Gini = 0
C. 0 < Hệ số Gini < 1 D. Hệ số Gini = 0.55
249) Các phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập gồm:
A. Nghèo khổ tuyệt đối, ngưỡng nghèo tuyệt đối B. Đường nghèo khổ
C. Đường nghèo khổ quốc gia.
D. Tất cả các phương án đều đúng
250)Các chỉ tiêu đo lường nghèo khổ tuyệt đối gồm: A. HDI, GEM B. GDI, GEM C. CPI, HDI D. HCI, HCR
251)Chỉ số nào dưới đây được dùng đo lường mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập: A. Chỉ số GINI B. Chỉ số GEM C. Chỉ số HDI D. Chỉ số GDI
252)Tình trạng bị khan hiếm về thu nhập hoặc thiếu cơ hội
tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng là khái niệm: A. Nghèo khổ tuyệt đối B. Nghèo khổ đa chiều C. Nghèo khổ thu nhập D. Nghèo khổ tương đối
253)Chỉ số nào được dùng để đo lường nghèo khổ tuyệt đối: A. Chỉ số CPI B. Chỉ số HPI C. Chỉ số HDI D. Chỉ số HCR
254) Simon Kuznet đã đưa ra giả thiết như thế nào về mối
quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế:
A. Tăng trưởng đi đôi với bình đẳng
B. Bất bình đẳng giảm ở giai đoạn đầu và tăng ở giai đoạn sau
C. Bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau
D. Bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu và không đổi ở giai đoạn sau
255) Mô hình tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng là của tác giả: A. Simon Kuznets B. Harry Oshima C. Lewis D. Simon Kuznets và Lewis
256)Hệ số GINI tăng ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn
sau của quá trình tăng trưởng là quan điểm của: A. Mô hình Adam Smith B. Mô hình Keynes C. Mô hình Simon Kuznets
D. Mô hình Simon Kuznets và Mô hình Keynes
257) Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng là của tác giả: A. Simon Kuznets B. David Ricardo C. Lewis D. Harry Oshima
258)Tiêu chí nào dưới đây không được dùng để tính chỉ số HDI:
A. Tỷ lệ người dân biết chữ
B. Thu nhập bình quân theo đầu người.
C. Tỷ lệ người lớn không biết chữ. D. Tuổi thọ bình quân
259) Hệ số GINI phụ thuộc vào:
A. Tỷ lệ người dân không biết chữ
B. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng C. Đường cong Lorenz
D. Đường giới hạn sản xuất
260) Thước đo vị thế giới xem xét cơ hội của phụ nữ trên các phương diện:
A. Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định.
B. Tham gia các hoạt động kinh tế và có quyền quyết định.
C. Quyền đối với các nguồn lực kinh tế.
D. Tất cả các phương án đều đúng
261) Ưu điểm của hệ số GINI là:
A. Biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo.
B. Lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
C. Biểu thị tăng trưởng thu nhập
D. Biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo; Lượng hóa được
mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
262) Mô hình chữ U ngược của Kuznets đã không giải thích được:
A. Mức độ khác biệt giữa các nước áp dụng các chính sách
khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng
B. Nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng và suy thoái của nền kinh tế.
C. Nguyên nhân tạo nên sự thay đổi trong bất bình đẳng về phân phối thu nhập
D. Mức độ khác biệt giữa các nước áp dụng các chính sách
khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng;nguyên
nhân tạo nên sự thay đổi trong bất bình đẳng về phân phối thu nhập
263) Lewis đã giải thích như thế nào về mối quan hệ giữa
tăng trưởng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
A. Khi dư thừa lao động, tiền lương tăng, thu nhập nhà tư bản
giảm, bất bình đẳng tăng lên
B. Khi hết dư thừa lao động; tiền lương không đổi, thu nhập
nhà tư bản tăng, bất bình đẳng tăng lên
C. Khi hết dư thừa lao động; tiền lương giảm, thu nhập của nhà
tư bản tăng, bất bình đẳng giảm
D. Khi dư thừa lao động, tiền lương không đổi, thu nhập nhà tư
bản tăng, bất bình đẳng tăng lên
264) Harry Oshima đã đưa ra quan điểm như thế nào về
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập:
A. Tăng trưởng đi đôi với bình đẳng
B. Tăng trưởng trước, bình đẳng sau
C. Bình đẳng trước, tăng trưởng sau
D. Tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng
265)Lewis đã lập luận như thế nào về bất bình đẳng phân
phối thu nhập tăng ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng:
A. Khi dư thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động thay đổi
B. Khi hết dư thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động tăng lên
C. Khi dư thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động không đổi
D. Khi hết dư thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động giảm đi
266) Lewis đã lập luận như thế nào về bất bình đẳng phân
phối thu nhập giảm ở giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng:
A. Khi lao động dư thừa, tiền lương trả cho người lao động giảm đi
B. Khi hết thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động tăng lên
C. Khi hết thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động không đổi
D. Khi hết thừa lao động, tiền lương trả cho người lao động thay đổi
267) Quốc gia A, B, C, D có hệ số GINI lần lượt là: 0.43;
0.55 ; 0.67 và 0.71. Mức độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập cao nhất trong 4 quốc gia là: A. Quốc gia A B. Quốc gia B C. Quốc gia C D. Quốc gia D
268) So sánh 4 quốc gia A, B, C, D có chỉ số HDI lần lượt là:
0.85; 0.35; 0.65 và 0.55. Quốc gia có chỉ số phát triển con người cao nhất là: A. Quốc gia A B. Quốc gia B C. Quốc gia C D. Quốc gia D
269)Tỷ lệ nghèo HCR được tính bằng:
A. Tỷ lệ phần trăm của số người sống dưới chuẩn nghèo so với dân số.
B. Tổng số thu nhập phải trợ giúp cho người nghèo để họ thoát nghèo.
C. Mức thu nhập trung bình trợ giúp cho người nghèo tính trên toàn bộ dân số.
D. Tỷ số giữa tổng số khoảng cách nghèo và chỉ số đếm đầu người
270) Nghèo khổ tổng hợp được hiểu là:
A. Sự tham gia như nhau của nam và nữ giới trong quá trình phát triển xã hội
B. Sự thiếu cơ hội và sự lựa chọn đảm bảo các điều kiện để
phát triển toàn diện con người
C. Sự hạn chế về thu nhập hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập.
D. Sự hạn chế về tài sản và thiếu cơ hội tạo tài sản để đảm bảo tiêu dùng
271) Mô hình Harry Oshima cho rằng quá trình tăng
trưởng từ khu vực nào dưới đây sẽ loại trừ được lao động
dư thừa ngay từ đầu quá trình tăng trưởng: A. Khu vực công nghiệp B. Khu vực Nhà nước C. Khu vực nông nghiệp D. Khu vực tư nhân
272) Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng cần phải cải thiện
vấn đề nào dưới đây để đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng: A. Kinh tế nhà nước B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Phân phối thu nhập
273) Bình đẳng giới là sự tham gia như nhau của nam và nữ
giới trong quá trình phát triển xã hội và sự hưởng thụ như
nhau của họ đối với: A. Phát triển xã hội B. Phát triển kinh tế
C. Phát triển nông nghiệp
D. Phát triển công nghiệp
274) Cho đường Lorenz của hai nước A và B có dạng như
dưới đây. Chỉ dựa vào đường cong Lorenz, hãy cho biết
nước nào trong hai nước này có bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập lớn hơn? A. Nước A B. Nước B
C. Bất bình đẳng ở cả 2 nước như nhau D. Chưa xác định được
275) Cho đường Lorenz của hai nước C và D có dạng như
dưới đây. Chỉ dựa vào đường cong Lorenz, hãy cho biết
nước nào trong hai nước này có bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập lớn hơn? A. Nước C B. Nước D
C. Bất bình đẳng ở cả 2 nước như nhau D. Chưa xác định được
276 ) Cho đường Lorenz của hai nước E và G có dạng như
dưới đây. Chỉ dựa vào đường cong Lorenz, hãy cho biết
nước nào trong hai nước này có bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập lớn hơn? A. Nước E B. Nước G C. Chưa xác định được
D. Bất bình đẳng ở cả 2 nước như nhau
277) Cho đường Lorenz của hai nước C và D có dạng như
dưới đây. Dựa trên cách tính của hệ số GINI hãy cho biết
nước nào trong hai nước này có bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập lớn hơn? A. Nước C B. Nước D
C. Bất bình đẳng ở cả 2 nước như nhau D. Chưa xác định được
278) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia A và B
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy nhận xét về
mức độ bất bình đẳng của trong phân phối thu nhập của 2 quốc gia này?
A. Bất bình đẳng của nước A lớn hơn nước B
B. Bất bình đẳng của nước B lớn hơn nước A
C. Bất bình đẳng của hai nước bằng nhau
D. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
279) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia C và D
như sau: Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hỏi phần trăm thu
nhập phân phối cho 20% dân số nghèo nhất ở mỗi nước lần lượt là? A. 8.2% và 7.8% B. 2.8% và 8.7% C. 9% và 10% D. 2.8% và 7.5%
280) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X và Y
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Tính phần trăm thu
nhập phân phối cho 20% dân số có thu nhập trung bình ở mỗi nước? A. x = 2.8% và y = 7.5% B. x = 57.4% và y = 45.7% C. x = 9% và y = 10% D. x = 17.4% và y = 15.4%
281) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia E và F
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Tính phần trăm thu
nhập phân phối cho 20% dân số nghèo nhất của nước F và
phần trăm thu nhập phân phối cho 20% dân số giàu nhất ở nước E? A. e = 24.7% và f = 8.6% B. e = 34.7% và f = 9.6% C. e = 17.4% và f = 15.4% D. e = 9.6% và f = 34.7%
282) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia A và B
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy tính xem 40%
dân số nghèo nhất nhận được bao nhiêu phần trăm thu nhập ở mỗi nước?
A. Nước A: 8.2% và nước B: 7.8%
B. Nước A: 19.2% và nước B: 20.3%
C. Nước A: 20.3%và nước B: 19.2%
D. Không xác định được
283)Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia A1 và
A2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy dựa vào
đường Lorenz để so sánh mức độ bất bình đẳng giữa 2 quốc gia này?
A. Bất bình đẳng của nước A1 lớn hơn nước A2
B. Nước A1 có bất bình đẳng trong thu nhập ít hơn nước A2
C. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
D. Bất bình đẳng của hai nước bằng nhau
284) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia A1 và
A2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Tính phần trăm
thu nhập phân phối cho 40% dân số nghèo nhất của nước
A1 và phần trăm thu nhập phân phối cho 40% dân số giàu nhất ở nước A2?
A. Nước A1: 7.4% và nước A2: 69.5%
B. Nước A1: 20% và nước A2: 81.4%
C. Nước A1: 69.5% và nước A2: 7.4%
D. Nước A1: 17.4% và nước A2: 55.4%
285) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X1 và
X2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy so sánh mức
độ bất bình đẳng của hai nước này?
A. Bất bình đẳng của nước X1 lớn hơn nước X2
B. Bất bình đẳng của nước X2 lớn hơn nước X1
C. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
D. Bất bình đẳng của hai nước bằng nhau
286) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X1 và
X2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy tính xem
40% dân số nghèo nhất nhận được bao nhiêu phần trăm
thu nhập ở mỗi nước?
A. Nước X1: 12.1% và nước X2: 10.1%
B. Nước X1: 20.1% và nước X2: 12.1%
C. Nước X1: 12.1% và nước X2: 20.1%
D. Nước X1: 16.2% và nước X2: 16%
287) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X1 và
X2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số/ Hãy tính xem
40% dân số giàu nhất nhận được bao nhiêu phần trăm thu nhập ở mỗi nước?
A. Nước X1: 12.1% và nước X2: 20.1%
B. Nước X1: 64.4% và nước X2: 76%
C. Nước X1: 20.1% và nước X2: 12.1%
D. Nước X1: 76% và nước X2: 64.4%
288) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia C và D
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy tính xem 20%
dân số nghèo nhất của nước C nhận được bao nhiêu phần
trăm thu nhập và 20% dân số giàu nhất ở nước D nhận
được bao nhiêu phần trăm tổng số thu nhập của nước đó? A. c = 92.1% và d = 44.7% B. c = 4.4% và d = 43.5% C. c = 3.8% và d = 42.9% D. c = 43.5% và d = 4.4%
289) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia D1 và
D2 như dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy so
sánh mức độ bất bình đẳng của hai nước này?
A. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước D1 ít hơn nước D2
B. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước D1 lớn hơn nước D2
C. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
D. Bất bình đẳng của hai nước là như nhau
290) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia D1 và
D2 như dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy tính:
20% dân số có mức sống trung bình nhận được bao nhiêu
phần trăm trong tổng thu nhập của mỗi nước?
A. Nước D1: 12.1% và nước D2: 20.1%
B. Nước D1: 14.4% và nước D2: 16%
C. Nước D1: 17.1% và nước D2: 16.3%
D. Nước D1: 16.3% và nước D2: 17.1%
291) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia Y1 và
Y2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Dựa vào đường
cong Lorenz hãy so sánh mức độ bất bình đẳng của hai nước này?
A. Bất bình đẳng của nước Y1 lớn hơn nước Y2
B. Bất bình đẳng của nước Y2 lớn hơn nước Y1
C. Bất bình đẳng của hai nước là như nhau
D. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
292) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia Y1 và
Y2 như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Tính phần trăm
thu nhập phân phối cho 40% dân số giàu nhất của nước Y1
và phần trăm thu nhập phân phối cho 40% dân số nghèo nhất ở nước Y2?
A. Nước Y1: 17.6% và nước Y2: 82.9%
B. Nước Y1: 73.2% và nước Y2: 8.6%
C. Nước Y1: 69.5% và nước Y2: 7.4%
D. Nước Y1: 8.6% và nước Y2: 72.5%
293) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia Y1 và
Y2 dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy tính các giá
trị còn thiếu tại các chỗ trống số (1) và (2)? A. (1) = 5.1% và (2) = 65.6% B. (1) = 17.6% và (2) = 82.9% C. (1) = 65.6% và (2) = 20.1% D. (1) = 7.4% và (2) = 69.5%
294) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia C1 và
C2 như dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy so
sánh mức độ bất bình đẳng của hai nước này?
A. Bất bình đẳng của hai nước là như nhau
B. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước C1 ít hơn nước C2
C. Chưa xác định được bất bình đẳng của nước nào lớn hơn
D. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước C1 lớn hơn nước C2
295) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia D1 và
D2 như dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hỏi: 40%
dân số nghèo nhất nhận được bao nhiêu phần trăm thu nhập ở mỗi nước?
A. Nước D1: 17.6% và nước D2: 18.2%
B. Nước D1: 18.2% và nước D2: 21.2%
C. Nước D1: 19.5% và nước D2: 17.4%
D. Nước D1: 21.2% và nước D2: 19.5%
296) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia A và B
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hỏi: phần trăm thu
nhập được phân phối cho 20% dân số giàu nhất của quốc
gia A và 20% dân số nghèo của quốc gia B lần lượt là: A. a = 46.3%; b = 11.8% B. a = 42.3%; b = 11.9% C. a = 41.3%; b = 10.8% D. a = 45.3%; b = 12.8%
297) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia C và D
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hỏi: phần trăm thu
nhập được phân phối cho 20% dân có mức sống trung bình
của quốc gia C và 20% dân số có mức sống giàu của quốc gia D lần lượt là: A. c = 11.2%; d = 36.9% B. c = 10.2%; d = 46.9% C. c = 21.6%; d = 19.7% D. c = 10.6%; d = 46.2%
298) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X và Y
như bảng dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hỏi:
phần trăm thu nhập được phân phối cho 20% dân có mức
sống giàu của quốc gia X và 20% dân số có mức sống nghèo
của quốc gia Y lần lượt là: A. x = 20.4%; y = 10.7% B. x = 22.4%; y = 13.7% C. x = 23.4%; y = 13.6% D. x = 25.4%; y = 13.8%
299) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia C1 và
C2 như dưới đây. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Hãy so
sánh mức độ bất bình đẳng của hai nước này?
A. Bất bình đẳng của hai nước là như nhau
B. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước C2 lớn hơn nước C1
C. Bất bình đẳng trong thu nhập của nước C1 lớn hơn nước C2
D. Không thể so sánh được mức độ bất bình đẳng của hai quốc gia này
300) Cho số liệu điều tra mức sống của hai quốc gia X và Y
như sau. Mỗi nhóm chiếm 20% dân số. Phần trăm thu nhập
được phân phối cho 20% dân số có mức sống giàu ở mỗi
quốc gia lần lượt là: A. x = 23.4%; y = 28.4% B. x = 24.4%; y = 23.5% C. x = 25.4%; y = 23.5% D. x = 26.4%; y = 23.5%
Chủ Shop chúc bạn thi tốt nha ! Câu ko tra đc bth 136) A. 2.7% B. 3.4% C. 1.9% D. 3% 138) A. 10.3% B. 11% C. 8.8% D. 10.7% 139) A. 2% B. 9% C. 11% D. 7.8% 140) A. 11% B. 14.8% C. 12% D. 10% 160) A. t = 1.55% B. t = 1.7% C. t = 2.0% D. t = 2.5% 161) A. g = 11.2% B. g = 10.2% C. g = 9.3% D. g = 8.4% 162) A. 5% B. 6% C. 4% D. 3.17%