Tràn khí màng phồi - Hóa học | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Tràn khí màng phồi - Hóa học | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Tràn khí màng phồi:
- Màng phổi gồm có 2 lớp, 1 lớp trong bao bọc lấy 2 lá phổi,
1 lớp ngoài lót thành ngực
- Khoang màng phổi là khoảng trống giữa 2 lớp màng phổi natf
- Bình thường trong khoang màng phổi có chứa 1 lớp dịch
để các lá phổi di động dễ dạng khi chúng ta hít thở
- TUY NHIÊN, vì 1 lý do nào đó mà không khí đi vào lớp này,
gây tích tụ khí trong khoang màng phổi. Điều này cũng
gây áp lực lện phổi, khiến nó không thể nở ra nhiều như
bình thường mỗi khi hít vào.
Tình trạng này gọi là tràn khí màng khí hay còn gọi là xẹp phổi
- Tràn khí màng phổi là tình trạng khi lọt giữa 2 màng phổi
làm xẹp phổi, có tràn khí màng phổi hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Tràn khí màng phổi được Laennec mô tả từ năm 1819 và
đến năm 1888 thì Galliard mô tả rõ ràng hơn. 1937 Sattler
soi lồng ngực thấy bóng khí phế bị vỡ gây tràn khí màng
phổi và sau đó người ta thấy các bóng khí, kén khí khi phổi vỡ vào màng phổi.
- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn
thương hoặc thủ thuật y tế. - Bao gồm 2 nhóm
Tràn khí màng phổi nguyên phát
Tràn khí màng phổi thứ phát Cơ chế sinh lí:
- Áp suất khoang màng phổi thường là âm (thấp hơn áp suất
khí quyển) do phổi hướng vào trong và thành ngực hướng
ra ngoài. Trong tràn khí màng phổi, không khí xâm nhập
vào khoang màng phổi từ bên ngoài ngực hoặc từ chính
phổi thông qua các lớp mô trung thất hoặc thủng màng
phổi trực tiếp. Tăng áp lực khoang màng phổi và thể tích phổi giảm
- Khi áp suất này bằng áp suất khí trời -> sẽ gây xẹp phổi
Lỗ dò lớn: áp suất khoang màng phổi = áp suất khí trời
Lỗ dò nhanh chóng khép lại: áp suất khoang màng phổi trở nên
âm -> khí tự hấp thu trong vài ngày
Lỗ dò có van ( khí chỉ đi vào khoang màng phổi ) áp suất
khoang màng phổi dương và lớn hơn áp suất khí trời
Thần kinh màng phổi 1 bên lan tỏa -> đẩy lệch trung thất ->
thần kinh màng phổi ngộp thở
- Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là âm (-3 đến
- 5 cm H2O) khi không khí lọt vào màng phổi thì sẽ làm
nhu mô phổi co lại, lồng ngực dãn ra nên dung tích sống,
dung tích toàn phần và dung tích cặn giảm.
- Mức độ rối loạn chức năng hô hấp do tràn khí màng phổi
phụ thuộc vào mức độ tràn khí (xẹp phổi) và chức năng
của phổi trước khi bị tràn khí. Có thể có tràn máu màng
phổi sau tràn khí do thương tổn dây chằng giữa 2 màng phổi.
- Mức độ rối loạn chức năng hô hấp do tràn khí màng phổi
phụ thuộc vào mức độ tràn khí (xẹp phổi) và chức năng
của phổi trước khi bị tràn khí - Có thể có tràn máu màng
phổi sau tràn khí do thương tổn dây chằng giữa 2 màng phổi.
- Thông thường thì không khí lọt vào màng phổi khi thở vào
và thoát ra khi thở ra, nếu thở ra mà khí không thoát ra
được là tràn khí có van do đó gây nên khó thở tăng dần và
đưa đến suy hô hấp trầm trọng, đẩy lệch trung thất.
- Tràn khí màng phổi áp lực là tình trạng tràn khí màng
phổi gây ra tăng dần dần áp lực khoang màng phổi đến
mức dương trong suốt chu kỳ hô hấp và làm xẹp phổi, dịch
chuyển trung thất và làm suy giảm khả năng hồi lưu tĩnh
mạch về tim. Không khí tiếp tục đi vào khoang màng phổi
nhưng không thể thoát ra. Nếu không điều trị thích hợp thì
tình trạng suy giảm lượng máu tĩnh mạch hồi lưu có thể
gây hạ huyết áp toàn thân, ngừng hô hấp và ngừng tim
(hoạt động điện vô mạch) trong vòng vài phút. Tràn khí
màng phổi áp lực thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân
được thở máy áp lực dương (thở máy hoặc đặc biệt là
trong quá trình hồi sức). Hiếm gặp là biến chứng của tràn
khí màng phổi do chấn thương, khi vết thương ở ngực hoạt
động như một van một chiều giữ lại lượng không khí ngày
càng tăng trong khoang màng phổi khi hít vào.
- Có 3 con đường làm xuất hiện khí trong màng phổi bao gồm:
Rách màng phổi khiến cho không khí từ đường thở đi vào màng
phổi và tích tụ trong đó.
Vết thương thấu ngực khiến cho không khí đi qua thành ngực,
cơ hoành và trung thất, đôi khi qua thực quản và bị tích khí ở màng phổi
Khí được sinh ra bởi các vi sinh vật có trong khoang màng phổi.
- Nguyên nhân gây ra tràn khí màng phổi:
Tràn khí màng phổi không tự phát:
Tràn khí màng phổi có thể gây nên do vết thương xuyên thành
ngực hay qua lá tạng do thủng, vỡ phế nang, vỡ bóng khí, vỡ áp xe phổi.
Do thủ thuật: chọc dò màng phổi, đặt Catheter dưới đòn, thở
máy (cài đặt PEEP), chọc dò xuyên thành ngực, thành phế quản, châm cứu
Chủ động gây tràn khí màng phổi để điều trị lao
Những nguyên nhân của tràn khí màng phổi tự phát (nguyên
phát) phải kể đến như: - Chiếm khoảng 85%
- Trẻ tuổi, khoảng từ 20 đến 40 tuổi.
- Người có thể trạng cao, gầy.
- Người có tiền sử hút thuốc lá.
- Bị vỡ bóng khí xung quanh tiểu thùy của phổi.
- Cứ khoảng 100,000 người có 9 người tràn khí màng phổi tự phát
Đối với tràn khí màng phổi thứ phát, có những nguyên nhân như: Chiếm khoảng 15%
Người lớn tuổi, từ 40 đến 75 tuổi.
Bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Lao phổi, hen phế quản.
Vỡ kén khí: COPD, khí phế thủng, ung thư phổi nguyên phát hoặc ung thư phổi di căn. Xơ phổi. Nang kén khí. Xơ phổi kẽ lan tỏa.
Bệnh bụi phổi silic, bệnh lý mô kẽ phổi lan tỏa
Điều trị bằng tia phóng xạ
Bệnh lí di truyền về mô liên kết ( mangan )
- Ảnh hưởng rối loạn hô hấp tuần hoàn:
Tràn khí màn phổi làm phổi bị ép lại ở các mức độ khác nhau ,
gây hạn chế chức năng thông khí của phổi . Nếu tràn khí màn
phổi có mức độ nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp , rối loạn
tuần hoàn do trung thất và tim bị đẩy sang bên đối diện
Rối loạn hô hấp Các bệnh đường hô hấp dưới Các bệnh màng
phổi Tràn khí, tràn dịch màng phổi → phổi xẹp lại diện tích hô
hấp giảm rối loạn thông khí → thiếu O2 → pO2 máu giảm. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bằng phim chụp X-quang phổi đơn thuần
- Tuy nhiên chuyên gia chăm sóc y tế cũng có thể cho bạn
biết bạn bị tràn khí bằng cách nghe phổi bạn
- Một số trường hợp được chụp cắt lớp điện toán (CT scan)
nếu như chuyên viên y tế cần những hình ảnh chi tiết hơn về phổi.
- Những điều kiện để chẩn đoán tràn khí màng phổi bao
gồm những dấu hiệu thuộc chức năng hô hấp và những
dấu hiệu toàn thân như sau: Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng cơ năng như:
Đau ngực đột ngột là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh
nhân khi xảy ra thông khí màng phổi. Đôi khi đau tăng khi
hít thở. Một số bệnh nhân, không phải tất cả, bị khó thở.
Một số bệnh nhân còn bị ho, một số bị đau vai, hay đau
nhói giữa hai bả vai. Ở phần lớn những bệnh nhân, các
triệu chứng này không kéo dài lâu và rất hiếm khi nặng hơn.
Bệnh nhân có thể bị choáng (tái xanh người, vã mồ hôi,
mạch đập nhanh, nông,•huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã
mồ hôi, tinh thần hốt hoảng, lo âu).
Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác khó thở, người bệnh
thường ở trong tình trạng sốc. Nếu tràn khí màng phổi
không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch do xẹp
phổi,•suy hô hấp. 18% không có triệu chứng
Triệu chứng thực thể như:
Lồng ngực không cân đối, bên có tràn khí màng phổi
thường sẽ bị phồng to hơn và kém di động hơn bên còn lại.
Khi sờ phổi thì thấy rung thanh có thể bị mất đi.
Vùng khí có xuất hiện tràn khí thì gõ nghe vang, có thể có
những vùng thấp xuất hiện tràn dịch, máu thì có thể gõ nghe đục.
Rì rào phế nang có thể giảm hay thậm chí mất hẳn.
Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột, dữ dội,
xuất hiện sau khi làm việc gắng sức, bệnh nặng hơn khi
bệnh nhân nghỉ ngơi, biểu hiện khó thở sẽ tăng dần nếu tình
trạng tràn khí tăng lên. Tuy nhiên, một số trường hợp tràn
khí màng phổi nhưng biểu hiện lâm sàng rất ít, không rầm rộ
với những dấu hiệu có thể dễ bỏ sót như tức ngực, khó thở
nhẹ, ít ho, đôi lúc thấy mệt mỏi. Biểu hiện cận lâm sàng
Những xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán tràn khí màng phổi là: X-quang phổi:
- Giúp chẩn đoán xác định, có thể thấy hình ảnh tràn khí 1
phần ( rõ hơn ở thì thở ra) hay toàn phần. Với hình ảnh nhu
mô phổi bị đẩy co rụm về rốn phổi. Đôi khi có phản ứng tràn dịch màng phổi
- Tràn dịch màng phổi chia làm 3 mức độ:
Lượng ít: lượng khí mất vào trong khoang màng phổi < 20%
dung tích của 1 bên phổi ( khoảng cách giữa 2 lá màng phổi < 1cm ) Lượng vừa: 20 – 40%
Lượng nhiều: > 40%, phổi bị đẩy co rụm về rốn phổi
Chụp cắt lớp vi tính ngực. Xét nghiệm máu. BK đàm. Làm khí máu động mạch. Đo điện tâm đồ. Soi màng phổi. Chẩn đoán phân biệt
Tràn khí màng phổi nếu xảy ra toàn thể thì thường rất điển hình
với hình ảnh X-quang. Còn đối với trường hợp tràn khí màng
phổi diễn ra khu trú, hình ảnh X-quang cần được chẩn đoán
phân biệt với những bệnh lý như sau: Kén khí to ở phổi.
Bóng hơi•dạ dày•trên lồng ngực, đây có thể là kết quả của
thoát vị hoành nguyên nhân chấn thương, nhão hoành hoặc liệt hoành.
Bệnh lý gây khó thở như COPD, ARDS,•tràn dịch màng phổi, viêm phổi. Điều trị:
- Đánh giá ban đầu nghi vấn bệnh nhân bị tràn khí màng
phổi => bệnh nhân không ổn định hay có nghi vấn bị
tràn khí màng phổi áp lực Nếu có:
Bắt đầu cho bệnh nhân thở oxy liều cao và tiến hành ngay chọc
khí màng phổi bằng kim -> Mở màng phổi đặt ống dẫn lưu horacotomy Nếu không:
Chụp phim X-quang ngực để khẳng định chẩn đoán -> Bệnh
nhân ổn định và tràn khí màng phổi chỉ chiếm 15% 1 bên phổi
- Mục đích là làm cho chủ mô phổi dẫn ra, tránh suy hô hấp cấp vì xẹp
phổi. Phương pháp chủ yếu là hút khí màng phổi bằng bơm tiêm, vị trí
thường chọn là gian sườn II trên đường trung đòn.
- Theo dõi và chụp X-quang theo dõi đối với tràn khí màng phổi tự
phát nguyên phát không triệu chứng, bất kể kích thước
- Thiết bị hút bằng ống thông hoặc thiết bị điều trị di động bằng ống
thông đối với tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát có triệu chứng
- Đặt ống dẫn lưu màng phổi cho tràn khí màng phổi thứ phát hoặc sau chấn thương
- Điều trị tùy thuộc vào loại, kích thước và ảnh hưởng của tràn khí màng phổi.
- Tùy theo loại tràn khí mà có chỉ định khác nhau:
Tràn khí màng phổi đóng: Thông thường thì khí tự hấp thụ trở lại sau một thời
gian, nếu 3 - 4 ngày sau mà lượng không giảm khí thì có thể dùng bơm tiêm lớn
và kim để hút, không nên hút sớm, và chỉ hút từ từ, lượng ít để tránh gây shock
do thay đổi vị trí các tạng hoặc giảm áp đột ngột.
Tràn khí màng phổi mở: Phải dẫn lưu màng phổi bằng catheter với áp lực âm,
đưa vào liên sườn II đường trung đòn hay liên sườn 4 - 5 ở đường nách trước,
đưa ống thông về phía định phổi, hoặc dùng máy hút (- 20 đến 40 cm H20). Sau
3 - 5 ngày thì kẹp ống thông lại: 24 - 48 giờ để xem tràn khí có trở lại hay
không, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp và kiểm tra bằng X quang để đánh giá.
Tràn khí màng phổi có van: Đây là một cấp cứu nội khoa nên phải tiến hành nhanh.
- Nếu không có điều kiện thì dùng kim lớn chọc vào màng phổi ở vị trí
đã nêu nối với dây chuyền Serum đưa vào một hình chứa Nacl 9‰,
nhưng câu dây chuyền xuống 10 -15 cm.
- Nếu được dùng kim loại 14 - 16 Giờ để chọc hút ọc qua máy liên tục, áp lực hút - 15 cmH2O.
- Chỉ định điều trị tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân và mức độ tràn khí màng phổi:
1. Điều trị nội khoa bảo tồn:
- Bệnh nhân không khó thở, huyết động ổn định
- Tràn khí màng phổi 1 bên, thể tích < 20% thể tích 1 bên phổi
- Kích thước tràn khí màng phổi không tăng lên sau 6 – 8 giờ
Theo dõi nội viện 24 – 48 giờ
Nghỉ ngơi tại giường Oxy liệu pháp
X-quang kiểm tra hằng ngày
2. Chọc hút khí màng phổi đơn giản: - Khoảng liên sườn II
3. Chỉ định dẫn lưu màng phổi:
- Tràn khí màng phổi tiến triển, phổi không nở
- Tràn khí màng phổi lượng ít, triệu chứng tăng lên
- Tràn khí màng phổi 1 bên > 20% thể tích 1 bên phổi
- Tràn khí màng phổi 2 bên
- Tràn khí màng phổi trên bệnh nhân có phổi đã bị cắt
- Tràn khí màng phổi tự phát mà cần phải thở máy
- Tràn khí màng phổi trên nền bệnh nhân COPD, suy hô hấp Kỹ thuật:
Vị trí liên sường II, V, VI, đường nách trước, nách giữa, nách sau
Dùng hệ thống hút dẫn lưu màng phổi liên tục ( -20cm = -13,7108mmHg )