Trang phục trong giao tiếp đối ngoại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Cổ nhân có câu: “Người quen sợ dạ, người lạ sợ áo quần”. Những người mới gặp lần đầu hoặc ít giao tiếp có xu hướng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài và ấn tượng ban đầu thường là ấn tượng bền lâu.

Trường:

Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Trang phục trong giao tiếp đối ngoại - Chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Cổ nhân có câu: “Người quen sợ dạ, người lạ sợ áo quần”. Những người mới gặp lần đầu hoặc ít giao tiếp có xu hướng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài và ấn tượng ban đầu thường là ấn tượng bền lâu.

103 52 lượt tải Tải xuống
CHỦ ĐỀ: TRANG PHỤC TRONG GIAO TIẾP ĐỐI NGOẠI
1. Tầm quan trọng của trang phục trong giao tiếp ngoại giao:
Cổ nhân có câu:
“Người quen sợ dạ, người lạ sợ áo quần”.
Những người mới gặp lần đầu hoặc ít giao tiếp có xu hướng đánh giá người khác qua
vẻ bề ngoài và ấn tượng ban đầu thường là ấn tượng bền lâu. Cách ăn mặc biểu hiện
sự lịch thiệp trang trọng là vũ khí không lời đầu sức mạnh giúp gây ấn tượng tốt với
đối phương. Ăn mặc thích hợp là biết cách xử sự, vậy nên cần phải lựa chọn trang
phục phù hợp với tầm quan trọng của từng môi trường, xã hội và nghề nghiệp, phải
tính đến cương vị và tuổi tác của từng cá nhân cũng như hoàn cảnh cụ thể. Và ngược
lại nếu trang phục không phù hợp, xuề xoà hoặc lộ liễu thì bị coi là khiếm nhã. Nhất là
trong lễ tân ngoại giao, trang phục có một vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến trang phục trong giao
tiếp ngoại giao:
a. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa:
Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến trang phục ngoại giao, bởi lẽ trang phục được
hình thành và phát triển dựa trên bản sắc văn hóa. Trong công tác ngoại giao, trang
phục không chỉ phản ánh cá nhân mà còn thể hiện quan điểm và sự tôn trọng đối với
người khác. Từ đó, mỗi quốc gia có những quy tắc và chuẩn mực riêng về trang phục,
phản ánh giá trị truyền thống và phù hợp với văn hóa, tôn giáo của họ.
Tuy nhiên, quan điểm về sự trang trọng trong trang phục ngoại giao có thể khác
nhau giữa các quốc gia. Một số quốc gia chú trọng sự lịch sự và nhã nhặn, như ở Anh,
trang phục ngoại giao thường là suit đen hoặc xám cho nam giới và váy liền hoặc vest
cho nữ giới. Trong khi đó, một số quốc gia khác có phong cách thoải mái hơn. Bên
cạnh đó, trang phục ngoại giao cũng có thể được sử dụng để thể hiện bản sắc quốc gia
hoặc quan điểm chính trị.
Đặc biệt, trang phục có thể ảnh hưởng đến hiệu quả ngoại giao. Mặc trang phục
phù hợp có thể giúp tạo ấn tượng tốt đẹp, thể hiện sự tôn trọng và tạo dựng niềm tin
với đối tác. Ngược lại, trang phục không phù hợp có thể gây hiểu lầm, xúc phạm và
ảnh hưởng đến công tác ngoại giao.
Điển hình có thể kể đến như, vào năm 2016, Thủ tướng Canada - Justin Trudeau đã
mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ khi đến thăm nước này. Hành động ấy đã thể
hiện sự tôn trọng đối với văn hóa Ấn Độ và được quốc tế đánh giá cao. Mặt khác, vào
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
1/6
2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong chuyến thăm Triều Tiên đã mặc cà
vạt có hình đầu lâu. Qua đó được cho là khiêu khích và gây ảnh hưởng đến nỗ lực
ngoại giao.
b. So sánh Việt Nam với các quốc gia:
Đa số các quốc gia trên thế giới, khi tham gia các hoạt động đối ngoại,
trang phục phải lịch sự, trang nhã, không lòe loẹt nhiều màu, được là ủi cẩn
thận, khuyến khích sử dụng những trang phục dân tộc phù hợp với quy định,
văn hóa của quốc gia đó.
1
Ở Việt Nam các quy định về trang phục sử dụng trong công tác ngoại ,
giao thường tuân thủ theo nét truyền thống và nghi thức của nước ta. Mặc dù
không có quy định chính thức nào về trang phục cho công tác ngoại giao, tuy
nhiên, thường thì trang phục phải trang trọng, lịch sự và thể hiện sự đại diện cho
quốc gia.
Đối với nam giới, trang phục thông thường được sử dụng trong công tác
đối ngoại là áo sơ mi trắng, quần tây đen hoặc xám, cà vạt và áo vest. Rất tiếc là
ở Việt Nam, nam giới chưa có trang phục dân tộc.
Đối với nữ giới, đầm công sở hoặc váy đẹp kết hợp cùng áo sơ mi và áo
vest là lựa chọn phổ biến. Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu mặc trang
phục dân tộc hoặc truyền thống như áo dài và nón lá Việt Nam để tôn trọng và
quảng bá văn hóa của quốc gia.
Mỗi một quốc gia sẽ có những quy định và yêu cầu khác nhau về trang
phục, trong đó có một điểm chung là trang phục giản dị, không quá cầu kỳ, lòe
loẹt.
Trước năm 1914, hầu hết các nước châu Âu đã tồn tại những lễ phục dành riêng
cho các nhà ngoại giao và lãnh sự. Trang phục chính thức gồm áo lễ phục dài,
quần có đường viền, mũ có lông chim và gươm (thông dụng cả với các nước
quân chủ châu Âu). Còn trang phục không chính thức gồm lễ phục màu xanh
1 GS. TS. Vũ Dương Huân, , Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2018Ngoại giao và công tác ngoại giao
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
2/6
thẫm hoặc áo cổ cứng có thêu cầu vai, mũ thêu. Ngoài ra, còn có trang phục cho
xứ nhiệt đới. Từ sau thế chiến II, các nước mới giành độc lập từ chối sử dụng
trang phục chính thức và các đại diện ngoại giao chủ yếu sử dụng trang phục
thông thường (bộ comple và cravat)
2
Ở nước Pháp, lễ phục ngoại giao trước đây được quy định khá phức tạp:
áo, quần, gile, sơ mi, cổ áo, caravat, mũ, găng tay, giày, huân chương, áo
khoác… có sự phân biệt giữa đại lễ và tiểu lễ, xứ lạnh và xứ nóng, thời gian từ
9-19h và sau 19h hàng ngày.
3
Đại sứ và Công sứ Liên Xô trước đây quy định có chi tiết trang trí ở cổ áo
và cổ tay áo, màu đen nếu ở xứ lạnh và màu trắng nếu ở xứ nóng.
Hiện nay, vẫn còn một số nước theo chế độ quân chủ có quy định về lễ
phục nhưng con số này không nhiều, còn lại các quốc gia cho phép lựa chọn
trang phục một cách tương đối thoải mái, không có quá nhiều yêu cầu về màu
sắc, không nhất thiết trong mọi hoạt động áo và quần phải đồng màu. Một vài
trường hợp trước đây đòi hỏi màu đen thì nay cũng có thể thay bằng màu sẫm,
kể cả trong lễ tang.
4
Các nước châu Á, châu Phi cũng ưa chuộng sử dụng Âu phục trong nhiều
hoạt động đối ngoại. Ví dụ như nội các Nhật Bản sau khi thành lập xong đến
trình diện Nhật Hoàng đều mặc lễ phục kiểu châu Âu và bản thân Nhật hoàng
cũng mặc lễ phục châu Âu trong buổi lễ đó. Nhật hoàng cũng mặc âu phục khi
có triều phục. Nhật Bản quy định khách tham dự quốc yến và Đại sứ khi trình
Quốc thư dùng trang phục Black-tie. Lễ đăng quang của Nhật Hoàng Akihito
với sự tham dự của hơn 150 đại diện các nước, trong đó có hơn 50 nguyên thủ
quốc gia quy định khách mặc lễ phục White-tie khi dự lễ lên ngôi và lễ phục
Black-tie khi dự quốc yến. Trong ngoại giao, nam giới Nhật Bản thường mặc
5
2 Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Sổ tay lễ tân đối ngoại, 2018
3 Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Sổ tay lễ tân đối ngoại, 2018
4 Sở ngoại vụ tỉnh Đồng Nai, Trang phục trong hoạt động giao tiếp lễ tân, 02/12/2016
5 Cổng thông tin-giao tiếp điện tử sở ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc. “Trang phục đối ngoại: Không đơn giản chỉ là
comple caravat”, đăng tải ngày 16/3/2021.
https://songv.vinhphuc.gov.vn/noidung/letanngoaigiao/lists/phongtuctapquancacnuoc/view_detail.aspx?
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
3/6
bộ comple màu tối kết hợp với cà vạt, còn phụ nữ thường mặc váy công sở hoặc
kimono truyền thống.
Vua Thái Lan khi đón tiếp khách quốc tế cũng thường sử dụng Âu phục
hơn triều phục
6
Một số nước phát triển như Mỹ hoặc Trung Quốc, họ hướng đến những
trang phục mang hướng trang trọng, chuyên nghiệp, thể hiện hình ảnh cho quốc
gia. Đối với nam giới, trang phục thông thường bao gồm áo sơ mi, quần tây, cà
vạt và áo vest. Đối với nữ giới, thường là váy công sở kết hợp cùng áo sơ mi và
áo vest. Trong một số trường hợp đặc biệt, họ cũng sẽ sử dụng đến trang phục
dân tộc như sườn xám thể quảng bá văn hoá của quốc gia.
3. Các quy cách chung và chỉ dẫn thường gặp trong giấy mời :
7
a. Các quy cách chung:
Khi tham gia bất kì sự kiện tiếp xúc ngoại giao nào, đại diện từ các quốc
gia đều phải để ý và tuân thủ quy tắc về trang phục: Trên giấy mời gửi đến các
nước đều sẽ ít nhiều kèm theo các quy tắc và quy định về trang phục được đề ra
bởi tổ chức hoặc quốc gia mà bạn đại diện. Các chỉ dẫn này bao gồm quy định
về màu sắc, kiểu dáng, và mức độ chuyên nghiệp của trang phục. Trong trường
hợp giấy mời không ghi rõ, người tham dự cần đánh giá ngữ cảnh và mục đích
giao tiếp để chọn trang phục phù hợp. Ví dụ, trong các sự kiện chính thức và lễ
kỷ niệm, trang phục tối và chuyên nghiệp như vest hoặc áo sơ mi và quần tây
thường được yêu cầu. Trong các buổi gặp gỡ không chính thức hoặc trong môi
trường năng động, trang phục semi-formal hoặc business casual có thể phù hợp
hơn. Ngoài việc phù hợp với dresscode yêu cầu, trang phục của người tham dự
cần thể hiện sự tinh tế và lịch sự, tránh những trang phục quá phô trương hoặc
gây mất tôn trọng đối với người khác. Tránh những trang phục quá gợi cảm,
quá lôi cuốn hoặc quá lạc hậu.
- Đối với nam giới:
+ Vào mùa hè, nên mặc quần áo màu sáng; còn mùa đông, tiệc tối và các
dịp long trọng, nên mặc quần áo màu tối.
itemid=46 truy cập ngày 11/3/2024.
6 Học viện ngoại giao, GS.TS Vũ Dương Huân, Ngoại giao và Công tác ngoại giao. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia sự thật Hà Nội-2022 lần thứ năm.
7Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày
12/3/2024
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
4/6
+ Giày: giày đen có thể đi với bất kỳ loại quần áo nào, trong khi giày màu
nâu, màu sáng chỉ nên đi với comple màu sáng.
+ Cravat và comple: màu của cravat có nét cơ bản trùng với màu comple,
hoặc màu cravat nổi bật hơn so với màu comple.
Ví dụ: comple đen có thể đi với cravat đỏ, vàng, xanh, da cam... hoặc
comple màu ghi đi với cravat màu ghi, hoặc đậm hơn, v.v.. Khi đeo
cravat màu nên đi với áo sơ mi trắng, không nên mặc sơ mi kẻ hoặc sơ
mi màu vì sẽ át màu cravat. Trong tang lễ, nên mặc cravat đen với
comple đen.
+ Mũ: nên chọn mũ phù hợp với mùa và hài hòa với màu quần áo.
+ Tất chân: phải có màu hài hòa với màu quần, nên là cùng màu. Tránh đi
tất trắng với quần màu tối.
- Đối với phụ nữ:
+ Màu của túi xách, giày, mũ phải phù hợp với màu của quần áo.
+ Trang sức: tiệc ngày không nên đeo trang sức đắt tiền, còn tiệc tối thì
nên.
+ Tất: Không đi tất phản màu với quần áo. Tránh tất màu đục và tất mỏng
có hình in.
8
+ Nước hoa: nên chọn dùng các loại nước hoa có hương nhẹ, không quá
nồng nặc.
9
b. Các chỉ dẫn hay gặp trong thiệp mời:
Trong giấy mời dự chiêu đãi hay các sự kiện long trọng thường sẽ kèm chỉ dẫn
bằng tiếng Anh. Các khách mời có thể theo đó để chọn trang phục phù hợp.
- Bộ lễ phục áo "đuôi tôm" hay "chim cánh cụt" (dress-coat, tailcoat, white tie) là
bộ trang phục có tính chất lễ nghi nhất ở nhiều nước. Trang phục này có hai
loại: bộ mặc ban ngày, trước 18 giờ và bộ mặc buổi tối, sau 18 giờ.
10
+ Trước 18 giờ: Nam giới mặc trang phục ngày (cut away hoặc morning
coat) gồm áo vest màu xám hoặc đen. Thân sau dài trùm mông, quần kẻ
sọc xám hoặc trắng. Vest màu đen mặc khi dự đám tang trọng thể và
8 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày
12/3/2024
9 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày
12/3/2024
10 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày
12/3/2024
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
5/6
vest màu xám dự mặc khi đám cưới, tiệc, lễ hội... Nữ giới mặc váy ngắn,
kèm găng tay, mũ và áo khoác nếu trời lạnh.
+ Sau 18 giờ: Nam giới khoác lên bộ trang phục "cravat trắng" (white tie)
hay còn được biết đến là “trang phục dạ hội”, “trang phục vũ hội”,
“trang phục nghi lễ". Áo như trang phục ban ngày, dài nhưng không
trùm mông. Áo, quần phải là màu đen, cravat và gile màu trắng. Nữ giới
diện váy dài và găng tay ngắn nếu tay áo dài; găng tay dài nếu tay áo
ngắn. Trang phục này hợp để dự tiệc tối, dạ hội và nghi lễ quan trọng.
- Bộ trang phục “smoking", hay "black tie" cũng là một dạng lễ phục mặc vào
buổi tối được sử dụng nhiều trong những dịp long trọng. Trang phục này bao
gồm áo vest màu đen hoặc màu xanh sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, nhưng
đậm hơn, đơn hoặc đan chéo. Nếu là ve đơn cần đi kèm gile màu đen. Ban đầu
đi liền với smoking là nơ màu đen hoặc xanh sẫm và sơ mi cổ đứng. Tuy nhiên,
trong thực tiễn ngoại giao, bộ smoking thường được mặc với cravat mà không
cần nơ. Một số giấy mời có thể ghi "cravat đen mùa hè”, lúc đó, khách mời sẽ
mặc bộ smoking với vest màu trắng và cravat màu đen.
- Quần áo dân tộc "national dress". Các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan...
đều có quần áo dân tộc của mình. Ở Việt Nam, áo dài là bộ trang phục truyền
thống mang đậm bản chất văn hóa và tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ
nước ta. Đáng tiếc thay, hiện nay, Việt Nam chưa có bộ quần áo dân tộc cho
đàn ông.
- Thường phục thường là bộ comple. Bộ comple sử dụng đặc biệt rộng rãi trong
các hoạt động ngoại giao trên thế giới. Ở nhiều nước trong đó có nước ta, trong
các cuộc chiêu đãi cả tiệc chính thức hoặc những sự kiện long trọng, comple
màu đen hay màu sẫm cũng được coi như lễ phục.
- "Smart" hoặc "smart as usual" - mặc lịch sự: có thể hiểu khác nhau trong những
điều kiện khác nhau. Trong đoàn ngoại giao ở châu Âu "smart" là comple
không cần đeo cravat, không phải comple màu tối, quần và áo vest có thể khác
màu. Ở Việt Nam, đó là bộ quần áo công sở hoặc sơ mi và cravat...
19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
about:blank
6/6
| 1/6

Preview text:

19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
CHỦ ĐỀ: TRANG PHỤC TRONG GIAO TIẾP ĐỐI NGOẠI
1. Tầm quan trọng của trang phục trong giao tiếp ngoại giao: Cổ nhân có câu:
“Người quen sợ dạ, người lạ sợ áo quần”.
Những người mới gặp lần đầu hoặc ít giao tiếp có xu hướng đánh giá người khác qua
vẻ bề ngoài và ấn tượng ban đầu thường là ấn tượng bền lâu. Cách ăn mặc biểu hiện
sự lịch thiệp trang trọng là vũ khí không lời đầu sức mạnh giúp gây ấn tượng tốt với
đối phương. Ăn mặc thích hợp là biết cách xử sự, vậy nên cần phải lựa chọn trang
phục phù hợp với tầm quan trọng của từng môi trường, xã hội và nghề nghiệp, phải
tính đến cương vị và tuổi tác của từng cá nhân cũng như hoàn cảnh cụ thể. Và ngược
lại nếu trang phục không phù hợp, xuề xoà hoặc lộ liễu thì bị coi là khiếm nhã. Nhất là
trong lễ tân ngoại giao, trang phục có một vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến trang phục trong giao tiếp ngoại giao:
a. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa:
Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến trang phục ngoại giao, bởi lẽ trang phục được
hình thành và phát triển dựa trên bản sắc văn hóa. Trong công tác ngoại giao, trang
phục không chỉ phản ánh cá nhân mà còn thể hiện quan điểm và sự tôn trọng đối với
người khác. Từ đó, mỗi quốc gia có những quy tắc và chuẩn mực riêng về trang phục,
phản ánh giá trị truyền thống và phù hợp với văn hóa, tôn giáo của họ.
Tuy nhiên, quan điểm về sự trang trọng trong trang phục ngoại giao có thể khác
nhau giữa các quốc gia. Một số quốc gia chú trọng sự lịch sự và nhã nhặn, như ở Anh,
trang phục ngoại giao thường là suit đen hoặc xám cho nam giới và váy liền hoặc vest
cho nữ giới. Trong khi đó, một số quốc gia khác có phong cách thoải mái hơn. Bên
cạnh đó, trang phục ngoại giao cũng có thể được sử dụng để thể hiện bản sắc quốc gia
hoặc quan điểm chính trị.
Đặc biệt, trang phục có thể ảnh hưởng đến hiệu quả ngoại giao. Mặc trang phục
phù hợp có thể giúp tạo ấn tượng tốt đẹp, thể hiện sự tôn trọng và tạo dựng niềm tin
với đối tác. Ngược lại, trang phục không phù hợp có thể gây hiểu lầm, xúc phạm và
ảnh hưởng đến công tác ngoại giao.
Điển hình có thể kể đến như, vào năm 2016, Thủ tướng Canada - Justin Trudeau đã
mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ khi đến thăm nước này. Hành động ấy đã thể
hiện sự tôn trọng đối với văn hóa Ấn Độ và được quốc tế đánh giá cao. Mặt khác, vào about:blank 1/6 19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong chuyến thăm Triều Tiên đã mặc cà
vạt có hình đầu lâu. Qua đó được cho là khiêu khích và gây ảnh hưởng đến nỗ lực ngoại giao.
b. So sánh Việt Nam với các quốc gia:
Đa số các quốc gia trên thế giới, khi tham gia các hoạt động đối ngoại,
trang phục phải lịch sự, trang nhã, không lòe loẹt nhiều màu, được là ủi cẩn
thận, khuyến khích sử dụng những trang phục dân tộc phù hợp với quy định,
văn hóa của quốc gia đó.1
Ở Việt Nam, các quy định về trang phục sử dụng trong công tác ngoại
giao thường tuân thủ theo nét truyền thống và nghi thức của nước ta. Mặc dù
không có quy định chính thức nào về trang phục cho công tác ngoại giao, tuy
nhiên, thường thì trang phục phải trang trọng, lịch sự và thể hiện sự đại diện cho quốc gia.
Đối với nam giới, trang phục thông thường được sử dụng trong công tác
đối ngoại là áo sơ mi trắng, quần tây đen hoặc xám, cà vạt và áo vest. Rất tiếc là
ở Việt Nam, nam giới chưa có trang phục dân tộc.
Đối với nữ giới, đầm công sở hoặc váy đẹp kết hợp cùng áo sơ mi và áo
vest là lựa chọn phổ biến. Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu mặc trang
phục dân tộc hoặc truyền thống như áo dài và nón lá Việt Nam để tôn trọng và
quảng bá văn hóa của quốc gia.
Mỗi một quốc gia sẽ có những quy định và yêu cầu khác nhau về trang
phục, trong đó có một điểm chung là trang phục giản dị, không quá cầu kỳ, lòe loẹt.
Trước năm 1914, hầu hết các nước châu Âu đã tồn tại những lễ phục dành riêng
cho các nhà ngoại giao và lãnh sự. Trang phục chính thức gồm áo lễ phục dài,
quần có đường viền, mũ có lông chim và gươm (thông dụng cả với các nước
quân chủ châu Âu). Còn trang phục không chính thức gồm lễ phục màu xanh 1 GS. TS. Vũ Dương Huân,
, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2018
Ngoại giao và công tác ngoại giao about:blank 2/6 19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
thẫm hoặc áo cổ cứng có thêu cầu vai, mũ thêu. Ngoài ra, còn có trang phục cho
xứ nhiệt đới. Từ sau thế chiến II, các nước mới giành độc lập từ chối sử dụng
trang phục chính thức và các đại diện ngoại giao chủ yếu sử dụng trang phục
thông thường (bộ comple và cravat)2
Ở nước Pháp, lễ phục ngoại giao trước đây được quy định khá phức tạp:
áo, quần, gile, sơ mi, cổ áo, caravat, mũ, găng tay, giày, huân chương, áo
khoác… có sự phân biệt giữa đại lễ và tiểu lễ, xứ lạnh và xứ nóng, thời gian từ
9-19h và sau 19h hàng ngày.3
Đại sứ và Công sứ Liên Xô trước đây quy định có chi tiết trang trí ở cổ áo
và cổ tay áo, màu đen nếu ở xứ lạnh và màu trắng nếu ở xứ nóng.
Hiện nay, vẫn còn một số nước theo chế độ quân chủ có quy định về lễ
phục nhưng con số này không nhiều, còn lại các quốc gia cho phép lựa chọn
trang phục một cách tương đối thoải mái, không có quá nhiều yêu cầu về màu
sắc, không nhất thiết trong mọi hoạt động áo và quần phải đồng màu. Một vài
trường hợp trước đây đòi hỏi màu đen thì nay cũng có thể thay bằng màu sẫm, kể cả trong lễ tang.4
Các nước châu Á, châu Phi cũng ưa chuộng sử dụng Âu phục trong nhiều
hoạt động đối ngoại. Ví dụ như nội các Nhật Bản sau khi thành lập xong đến
trình diện Nhật Hoàng đều mặc lễ phục kiểu châu Âu và bản thân Nhật hoàng
cũng mặc lễ phục châu Âu trong buổi lễ đó. Nhật hoàng cũng mặc âu phục khi
có triều phục. Nhật Bản quy định khách tham dự quốc yến và Đại sứ khi trình
Quốc thư dùng trang phục Black-tie. Lễ đăng quang của Nhật Hoàng Akihito
với sự tham dự của hơn 150 đại diện các nước, trong đó có hơn 50 nguyên thủ
quốc gia quy định khách mặc lễ phục White-tie khi dự lễ lên ngôi và lễ phục
Black-tie khi dự quốc yến.5 Trong ngoại giao, nam giới Nhật Bản thường mặc
2 Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Sổ tay lễ tân đối ngoại, 2018
3 Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, Sổ tay lễ tân đối ngoại, 2018
4 Sở ngoại vụ tỉnh Đồng Nai, Trang phục trong hoạt động giao tiếp lễ tân, 02/12/2016
5 Cổng thông tin-giao tiếp điện tử sở ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc. “Trang phục đối ngoại: Không đơn giản chỉ là
comple caravat”, đăng tải ngày 16/3/2021.
https://songv.vinhphuc.gov.vn/noidung/letanngoaigiao/lists/phongtuctapquancacnuoc/view_detail.aspx? about:blank 3/6 19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
bộ comple màu tối kết hợp với cà vạt, còn phụ nữ thường mặc váy công sở hoặc kimono truyền thống.
Vua Thái Lan khi đón tiếp khách quốc tế cũng thường sử dụng Âu phục hơn triều phục 6
Một số nước phát triển như Mỹ hoặc Trung Quốc, họ hướng đến những
trang phục mang hướng trang trọng, chuyên nghiệp, thể hiện hình ảnh cho quốc
gia. Đối với nam giới, trang phục thông thường bao gồm áo sơ mi, quần tây, cà
vạt và áo vest. Đối với nữ giới, thường là váy công sở kết hợp cùng áo sơ mi và
áo vest. Trong một số trường hợp đặc biệt, họ cũng sẽ sử dụng đến trang phục
dân tộc như sườn xám thể quảng bá văn hoá của quốc gia.
3. Các quy cách chung và chỉ dẫn thường gặp trong giấy mời7: a. Các quy cách chung:
Khi tham gia bất kì sự kiện tiếp xúc ngoại giao nào, đại diện từ các quốc
gia đều phải để ý và tuân thủ quy tắc về trang phục: Trên giấy mời gửi đến các
nước đều sẽ ít nhiều kèm theo các quy tắc và quy định về trang phục được đề ra
bởi tổ chức hoặc quốc gia mà bạn đại diện. Các chỉ dẫn này bao gồm quy định
về màu sắc, kiểu dáng, và mức độ chuyên nghiệp của trang phục. Trong trường
hợp giấy mời không ghi rõ, người tham dự cần đánh giá ngữ cảnh và mục đích
giao tiếp để chọn trang phục phù hợp. Ví dụ, trong các sự kiện chính thức và lễ
kỷ niệm, trang phục tối và chuyên nghiệp như vest hoặc áo sơ mi và quần tây
thường được yêu cầu. Trong các buổi gặp gỡ không chính thức hoặc trong môi
trường năng động, trang phục semi-formal hoặc business casual có thể phù hợp
hơn. Ngoài việc phù hợp với dresscode yêu cầu, trang phục của người tham dự
cần thể hiện sự tinh tế và lịch sự, tránh những trang phục quá phô trương hoặc
gây mất tôn trọng đối với người khác. Tránh những trang phục quá gợi cảm,
quá lôi cuốn hoặc quá lạc hậu. - Đối với nam giới:
+ Vào mùa hè, nên mặc quần áo màu sáng; còn mùa đông, tiệc tối và các
dịp long trọng, nên mặc quần áo màu tối.
itemid=46 truy cập ngày 11/3/2024.
6 Học viện ngoại giao, GS.TS Vũ Dương Huân, Ngoại giao và Công tác ngoại giao. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia sự thật Hà Nội-2022 lần thứ năm.
7Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày 12/3/2024 about:blank 4/6 19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
+ Giày: giày đen có thể đi với bất kỳ loại quần áo nào, trong khi giày màu
nâu, màu sáng chỉ nên đi với comple màu sáng.
+ Cravat và comple: màu của cravat có nét cơ bản trùng với màu comple,
hoặc màu cravat nổi bật hơn so với màu comple.
Ví dụ: comple đen có thể đi với cravat đỏ, vàng, xanh, da cam... hoặc
comple màu ghi đi với cravat màu ghi, hoặc đậm hơn, v.v.. Khi đeo
cravat màu nên đi với áo sơ mi trắng, không nên mặc sơ mi kẻ hoặc sơ
mi màu vì sẽ át màu cravat. Trong tang lễ, nên mặc cravat đen với comple đen.
+ Mũ: nên chọn mũ phù hợp với mùa và hài hòa với màu quần áo.
+ Tất chân: phải có màu hài hòa với màu quần, nên là cùng màu. Tránh đi
tất trắng với quần màu tối. - Đối với phụ nữ:
+ Màu của túi xách, giày, mũ phải phù hợp với màu của quần áo.
+ Trang sức: tiệc ngày không nên đeo trang sức đắt tiền, còn tiệc tối thì nên.
+ Tất: Không đi tất phản màu với quần áo. Tránh tất màu đục và tất mỏng có hình in.8
+ Nước hoa: nên chọn dùng các loại nước hoa có hương nhẹ, không quá nồng nặc.9
b. Các chỉ dẫn hay gặp trong thiệp mời:
Trong giấy mời dự chiêu đãi hay các sự kiện long trọng thường sẽ kèm chỉ dẫn
bằng tiếng Anh. Các khách mời có thể theo đó để chọn trang phục phù hợp.
- Bộ lễ phục áo "đuôi tôm" hay "chim cánh cụt" (dress-coat, tailcoat, white tie) là
bộ trang phục có tính chất lễ nghi nhất ở nhiều nước. Trang phục này có hai
loại: bộ mặc ban ngày, trước 18 giờ và bộ mặc buổi tối, sau 18 giờ.10
+ Trước 18 giờ: Nam giới mặc trang phục ngày (cut away hoặc morning
coat) gồm áo vest màu xám hoặc đen. Thân sau dài trùm mông, quần kẻ
sọc xám hoặc trắng. Vest màu đen mặc khi dự đám tang trọng thể và
8 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày 12/3/2024
9 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày 12/3/2024
10 Baoquocte.vn, Đôi điều cần biết về lễ phục trong hoạt động đối ngoại, đăng tải ngày 20/10/2020
https://baoquocte.vn/doi-dieu-can-biet-ve-le-phuc-trong-hoat-dong-doi-ngoai-126434.html truy cập ngày 12/3/2024 about:blank 5/6 19:33 5/8/24
Trang phục trong giao tiếp đối ngoại
vest màu xám dự mặc khi đám cưới, tiệc, lễ hội... Nữ giới mặc váy ngắn,
kèm găng tay, mũ và áo khoác nếu trời lạnh.
+ Sau 18 giờ: Nam giới khoác lên bộ trang phục "cravat trắng" (white tie)
hay còn được biết đến là “trang phục dạ hội”, “trang phục vũ hội”,
“trang phục nghi lễ". Áo như trang phục ban ngày, dài nhưng không
trùm mông. Áo, quần phải là màu đen, cravat và gile màu trắng. Nữ giới
diện váy dài và găng tay ngắn nếu tay áo dài; găng tay dài nếu tay áo
ngắn. Trang phục này hợp để dự tiệc tối, dạ hội và nghi lễ quan trọng.
- Bộ trang phục “smoking", hay "black tie" cũng là một dạng lễ phục mặc vào
buổi tối được sử dụng nhiều trong những dịp long trọng. Trang phục này bao
gồm áo vest màu đen hoặc màu xanh sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, nhưng
đậm hơn, đơn hoặc đan chéo. Nếu là ve đơn cần đi kèm gile màu đen. Ban đầu
đi liền với smoking là nơ màu đen hoặc xanh sẫm và sơ mi cổ đứng. Tuy nhiên,
trong thực tiễn ngoại giao, bộ smoking thường được mặc với cravat mà không
cần nơ. Một số giấy mời có thể ghi "cravat đen mùa hè”, lúc đó, khách mời sẽ
mặc bộ smoking với vest màu trắng và cravat màu đen.
- Quần áo dân tộc "national dress". Các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan...
đều có quần áo dân tộc của mình. Ở Việt Nam, áo dài là bộ trang phục truyền
thống mang đậm bản chất văn hóa và tôn lên vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ
nước ta. Đáng tiếc thay, hiện nay, Việt Nam chưa có bộ quần áo dân tộc cho đàn ông.
- Thường phục thường là bộ comple. Bộ comple sử dụng đặc biệt rộng rãi trong
các hoạt động ngoại giao trên thế giới. Ở nhiều nước trong đó có nước ta, trong
các cuộc chiêu đãi cả tiệc chính thức hoặc những sự kiện long trọng, comple
màu đen hay màu sẫm cũng được coi như lễ phục.
- "Smart" hoặc "smart as usual" - mặc lịch sự: có thể hiểu khác nhau trong những
điều kiện khác nhau. Trong đoàn ngoại giao ở châu Âu "smart" là comple
không cần đeo cravat, không phải comple màu tối, quần và áo vest có thể khác
màu. Ở Việt Nam, đó là bộ quần áo công sở hoặc sơ mi và cravat... about:blank 6/6