Triết học nguyên lý của sự phát triển, triết học Mác Lê-nin | Triết học Mác Lênin | Đại học Ngoại thương

Triết học nguyên lý của sự phát triển, triết học Mác Lê-nin của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|44862240
OMoARcPSD|44862240
1)KHÁI NIỆM CỦA “PHÁT TRIỂN”
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự “phát triển” chỉ là
sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự
vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến
lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm “phát
triển” dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo
khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm “phát triển” không đồng
nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự
biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần
hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày
càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
“Phát triển” cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ
định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật,
hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
2)TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng, phong phú.
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự
vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật,
hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
lOMoARcPSD|44862240
Vì vậy, “phát triển” là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc
vào ý thức của con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù
không có con người nhưng nó vẫn phát triển.
- Tính phổ biến được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện
tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó.
Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra
đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến
đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu sẽ
khó chịu với thay đổi khí hậu họ nhưng dần họ sẽ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội,
tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã
hội trước.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng
đắn hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
- Tính đa dạng, phong phú được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh
hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện
tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn
giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau thì sự
vật, hiện tượng sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát
triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự
vật, hiện tượng hay quá trình khác của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch
sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của
lOMoARcPSD|44862240
sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi
tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt
khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các
quá trình phát triển.
+)Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể
chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa
hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Từ việc nghiên cứu nguyên về sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng, chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:
a. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận
động và phát triển.
Ta cần phải nắm rõ được sự vật không chỉ như là cái nó đang có,
đang hiện hữu trước mắt mà còn phải nắm được khuynh hướng phát
triển tương lai và khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta
phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác
nhau đó.
Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì
trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được
trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất
đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa
chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
b. Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát
triển trong thực tiễn.
Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một
quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh
lOMoARcPSD|44862240
co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến,
đương nhiên.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan
đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về
sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.
c. Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của
sựvật, hiện tượng.
Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn
trongmỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải
quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn,
hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. s phát triển diễn ra theo
nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
trong sự phát triển sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ
vũcái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ
đạo.
Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp
của cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những thuộc cái lạc
hậu, cản trở sự phát triển.
Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.
Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để
tạora sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao
động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự
thay đổi về chất.
4) VÍ DỤ VỀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT
TRIỂN
Ví dụ về sự phát triển như sau:
lOMoARcPSD|44862240
Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và
pháttriển từ bậc thấp lên bậc cao;
Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong xã
hộicủa loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ
khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình
thức tổ chức bộ tộc, dân tộc…
Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử
Cụ thể từ nhà nước chủ kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra
đời dựa trên sở tan của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liề với chế độ
hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.
Sự bóc lột không giới hạn của các chủ làm cho mâu thuẫn giữa
chủ với lệ ngày một gay gắt, lệ đứng lên đấu tranh giải phóng
lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong
kiến, nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn nhà
nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi:
Khái niệm sự phát triển “chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng,
không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng” là của quan
niệm nào?
1) Có bao nhiêu tính chất của sự phát triển? Hãy kể tên các tính chất
đó.
2) Tóm tắt một ý nghĩa của nguyên lý phát triển trong 3 ý nghĩa mà
bọn mình đưa ra trong bài thuyết trình.
| 1/5

Preview text:

OMoARcPSD|44862240

1)KHÁI NIỆM CỦA “PHÁT TRIỂN”

Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự “phát triển” chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm “phát triển” dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

“Phát triển” cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

2)TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

  • Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, “phát triển” là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển.

  • Tính phổ biến được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.

+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường

Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu sẽ khó chịu với thay đổi khí hậu họ nhưng dần họ sẽ quen và thích nghi.

+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.

Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.

+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.

- Tính đa dạng, phong phú được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau thì sự vật, hiện tượng sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.

+)Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.

3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA TỪ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điển này đòi hỏi:

a. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.

  • Ta cần phải nắm rõ được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai và khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.
  • Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
  1. Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn.

Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.

  1. Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sựvật, hiện tượng.
  • Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trongmỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

  • Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũcái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.

Ta cũng phải tìm cách kế thừa những bộ phận, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ, đồng thời kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản trở sự phát triển.

Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.

  • Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạora sự thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.

4) VÍ DỤ VỀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

Ví dụ về sự phát triển như sau:

  • Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và pháttriển từ bậc thấp lên bậc cao;
  • Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong xã hộicủa loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc…
  • Sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử

Cụ thể là từ nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liề với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

Sự bóc lột không có giới hạn của các chủ nô làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ ngày một gay gắt, nô lệ đứng lên đấu tranh giải phóng nô lệ, giao đất canh tác. Điều này đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến, nhà nước phong kiến ra đời. Tiếp đó trải qua các giai đoạn là nhà nước tư sản và cuối cùng là nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi:

Khái niệm sự phát triển “chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng” là của quan niệm nào?

  1. Có bao nhiêu tính chất của sự phát triển? Hãy kể tên các tính chất đó.
  2. Tóm tắt một ý nghĩa của nguyên lý phát triển trong 3 ý nghĩa mà bọn mình đưa ra trong bài thuyết trình.