Trình bày hoạt động sản xuất hàng hóa?

Trình bày hoạt động sản xuất hàng hóa?

Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại. Sự phát triển của
việc làm sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuất diễn
ra theo quy mô lớn. hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là quá trình lao động, sản
xuất hàng hóa cũng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy điều kiện ra dời của sản xuất hàng
hóa là gì?
1. Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Mac-Lenin dùng
để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay
có thể hiểu, sản xuất hàng hóa kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
Đặc điểm của hàng hóa
Giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng
hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc
hai hàng hóa thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa cũng những đặc điểm
riêng:
+ Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử chỉ tổn tại ở kinh tế hàng hóa.
Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng công dụng của hàng hóa thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của
con người. Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc trung, cụ thể:
+ Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
+ Giá trị hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ
thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử
dụng chính cho nhiều mục đích khác nhau.
+ Là phạm trù vĩnh viễn tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản
xuất.
+ Giá trị này không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng
hàng hóa. Người mua có quyển sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay
nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó
là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để
thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa ra đời bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của hội loài
người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên,
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất ng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây: a)
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề
khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đên
chuyên môn hóa sản xuất.
Do phân công lao độnghội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài
loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Đthỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải mối liên hệ phụ thuộc vào
nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có
sự phân công hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Ch
sản phẩm của nhũng lao động nhân độc lập và không phụ thuộc o nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải
có điều kiện thứ hai.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về liệu sản xuất, khởi thủy
chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người
sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hsở hữu khác nhau về liệu sản xuất đã làm cho những người
sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động
xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này
muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức
là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
3. Đặc trưng và Ưu thế của sản xuất hàng hóa
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau sản xuất tự cung, tự cấp
và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất n
sản xuất của người n trong thời kcông nguyên thủy, sản xuất của những người
nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa kiểu t
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho
hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối
về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân,
vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người.
Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính
mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân lao động
xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa
So với loại hình sản xuất tự cung, tự cấp, thì sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn
như:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sở của phân công lao động hội, chuyên
môn hóa trong quá trình sản xuất. Do đó, khai thác được những khía cạnh lợi thế về
mặt tự nhiên, hội, kỹ thuật của từng người, từng sở sản xuất cũng như từng vùng
miền, địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa tạo ra sự tác động trở lại, thúc đẩy sự phát
triển của phân công lao động hội, làm cho tính chuyên môn hóa lao động ngày càng
tăng, đồng thời sự liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc.
Khi sản xuất trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì còn khai thác được
lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu
cầu nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi
địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào trong quá trình sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn của sản xuất
trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất hàng
hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng a, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu
kinh tế giữa các nhân, giữa các ng, giữa các nước… không chỉ làm cho đời sống vật
chất mà cả đời sống n hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng
hơn.
| 1/3

Preview text:

Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại. Sự phát triển của
việc làm sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuất diễn
ra theo quy mô lớn. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là quá trình lao động, sản
xuất hàng hóa cũng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy điều kiện ra dời của sản xuất hàng hóa là gì?

1. Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Mac-Lenin dùng
để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay
có thể hiểu, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
Đặc điểm của hàng hóa – Giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng
hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc
hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa cũng có những đặc điểm riêng:
+ Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử chỉ tổn tại ở kinh tế hàng hóa. – Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của
con người. Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc trung, cụ thể:
+ Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
+ Giá trị hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ
thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử
dụng chính cho nhiều mục đích khác nhau.
+ Là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
+ Giá trị này không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng
hàng hóa. Người mua có quyển sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay
nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó
là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để
thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xà hội loài
người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên,
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây: a)
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề
khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đên
chuyên môn hóa sản xuất.
Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài
loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào
nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất
hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác viết: "Trong công xã Ấn Độ thời cổ đại, lao động đã có
sự phân công xã hội, nhưng các sản phẩm lao động không trở thành hàng hóa... Chỉ có
sản phẩm của nhũng lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa". Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là
chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người
sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người
sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động
xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này
muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức
là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng
thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất
hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
3. Đặc trưng và Ưu thế của sản xuất hàng hóa
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp
và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như
sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người
nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho
xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối
về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân,
vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người.
Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính
là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động
xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa
So với loại hình sản xuất tự cung, tự cấp, thì sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn như:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên
môn hóa trong quá trình sản xuất. Do đó, nó khai thác được những khía cạnh lợi thế về
mặt tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng miền, địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa tạo ra sự tác động trở lại, thúc đẩy sự phát
triển của phân công lao động xã hội, làm cho tính chuyên môn hóa lao động ngày càng
tăng, đồng thời sự liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc.
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được
lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu
cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi
địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ
thuật vào trong quá trình sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và
trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất hàng
hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu
kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước… không chỉ làm cho đời sống vật
chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.