Đề cương Triết học Mác-Lênin
Đề cương Triết học Mác-Lênin
Môn: Triết học Mac-lenin (NLS)
Trường: Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 35966235
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Câu 1: Hãy nêu và phân tích nội dụng định nghĩa vật chất của V.I Lênin? Từ đó, rút ra ý
nghĩa phương pháp luận của nó?
Quan niệm của các nhà Triết học và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vật chất:
Quan điểm của các nhà Triết học Duy tâm (từ cổ đại đến hiện đại):
- Chủ nghĩa duy tâm đều buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng nhưng lại
phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: tồn tại của sự vật, hiện tượng là do cảm giác (Béc-cơ-li).
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: tồn tại của sự vật, hiện tượng là do “sự tha hóa” của
“tinh thần thế giới” hay “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành thế giới tự nhiên (Hêghen).
Quan điểm của các nhà Triết học Duy vật: Thời cổ đại:
- Phương Đông cổ đại:
+ Thuyết Âm Dương: cho rằng có hai lực lượng âm dương đối lập với nhau nhưng lại gắn
bó, cấu kết với nhay trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự hình thành biến hóa. +
Thuyết Ngũ hành: coi 5 nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật.
- Phương Tây cổ đại: Talet coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là không khí, Hêcralit
coi vật chất là lửa, và đỉnh cao là Dê-mô-cô-rít coi vật chất là nguyên tử, nguyên tử là
những phân tử hỏ không thể chia.
Thời cận đại: các phương pháp nghiên cứu vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn đén Triết học.
- Niu-tơn phát biểu vật chất là khối lượng, bất biến trong quá trình chuyển động.
- Năm 1895, Rơn-ghen phát hiện ra tia X.
- Năm 1896, Béc-cơ-ren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
- Năm 1897, Tôm-xơn phát hiện ra điện tử.
- Năm 1901, Kaufman chứng minh khối lượng biến đổi theo vận tốc của nguyên tử, trực tiếp
bác bỏ phát biểu của Niu-tơn.
- Năm 1905, A.Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rỗng.
Quan niệm của Triết học Mác-Lênin về vật chất: Hoàn cảnh ra đời:
- Chủ nghĩa duy tâm tấm công dữ dội chủ nghĩa duy vật xung quanh phạm trù vật chất. 1
- Các nhà khoa học vật lú vi mô bị khủng hoảng trước những phát minh của mình.
• Phương pháp định nghĩa: coi vật chất là một phạm trù triết học và đem đói lập với ý thức.
Giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
• Nội dung định nghĩa: trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán” (1906-1908), Lênin đã nêu lên một định nghĩa khoa học, toàn diện và sâu sắc về phạn trù
vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc cảm giác.” Phân tích nội dung ý nghĩa:
1. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác.
Vật chất là một phạm trù triết học: có nghĩa là Vật chất được định nghĩa theo Triết học, đó
là nghĩa khái quát nhất hoặc chung nhất hoặc rộng nhất hoặc toàn bộ hiện thực nhất, chứ
không phải được hiểu theo nghĩa thông thường.
Ví dụ: Cái bảng được hiểu theo nghĩa thông thường và theo nghĩa Triết học:
+ Thông thường: được là từ gỗ, sơn xanh, hình chữ nhạt, dùng để viết, giảng thông tin trên đó.
+ Triết học: làm bằng bất cứ thứ gì miễn có thể dùng để ghi thông tin lên đó.
Cái áo theo nghĩa thông thường và triết học:
+ Thông thường: làm bằng vải, dùng để che phần trên cơ thể
+ Triết học: làm bằng bất cứ thứ gì miễn có thể the phần trên cơ thể
Vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan (hiện thực khách quan, thế giới khách quan)
+ Vật chất bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ,... tồn tại xung quan chúng ta
Tồn tại độc lập với ý thức (khách quan, nằm ngoài và không phụ thuộc ý thức) Tác
động vào giác quan cho ta cảm giác
+ Thực tại khách quan hay vật chất là cái có trước, cảm giác là cái có sau do thực tại khách
quan hay vật chất quyết định.
Đến đây định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản
của triết học trả lời câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
2. Cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Cảm giác có giá trị như là bản sao về nguyên bản là thực tại khách quan hay nói cách khác
cảm giác hay tư duy con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh về thực tại khách quan.
- Con người là có khả năng nhận thức được thực tại khách quan. 2 lOMoAR cPSD| 35966235
Đến đây định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của
triết học trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không.
3. Sự tồn tại của thực tại khách quan là không lệ thuộc vào cảm giác.
- Sự tồn tại của vật chất là độc lập với ý thức.
- Sự tồn tại của vật chất là khách quan. Định nghĩa vật chất của Lênin định nghĩa lại tính
khách quan của vật chất.
Kết luận: từ sự phân tích trên, khẳng định rằng, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm 3 nội dung sau: i.
Vật chất – là cái thực tại khách quan, tức là tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. ii.
Vật chất – là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì sinh ra cảm giác. iii.
Vật chất – là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Giải đáp một cách khoa học vấn đền cơ bản của triết học và phê phán những quan niệm sai
lầm của triết học duy tâm, tôn giáo, bất khả tri về vật chất.
- Tiếp thu có phê phán những quan điểm đáng của chủ nghĩa duy vật trước đây về vật chất
đồng thời khắc phục những thiếu sót của nó.
- Xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực XH => Giải thích nguồn gốc, bản chất, các quy
luật khách quan của xã hội.
- Mở đường cho khoa học nghiên cứu thế giới vật chất vô cùng vô tận.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của Triết
học Mác Lênin? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó? Định nghĩa:
- Vật chất: Vật chất, theo Lênin: “Là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Vật chất tồn tại bằng cách
vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất
không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.Đồng thời vật chất vận động
trong không gian và thời gian.Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,là
thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể .
- Ý thức: Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản
chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực
tiễn. Chính vì vậy, không thể xem xét hai phạm trù này tách rời, cứng nhác, càng không
thể coi ý thức (bao gồm cảm xúc, ý chí, tri thức…) là cái có trước, cái sinh ra và quyết
định sự tồn tại, phát triển của thế giới vật chất.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: 3
- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh
ra và quyết định ý thức:
+ Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung
quanh, sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên.
+ Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn
gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức.
+ Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng,
khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.
- Tác động trở lại của ý thức:
+ Ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của
nó. Hơn nữa, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng
tạo và chủ động chứ không thụ động, máy móc, nguyên si thế giới vật chất, vì vậy nó có tác
động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. + Dựa trên các tri
thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương
pháp, dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy. Vì vậy, ý thức tác động đến vật chất theo hai
hướng chủ yếu: Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì
sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất. Ngược lại, nếu ý thức
phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật
khách quan, do đó: sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất. + + + Tuy vậy, sự tác động của ý
thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hoăc tiêu
diệt các quy luật vận động của vật chất được. Và suy ̣ cho cùng, dù ở mức độ nào nó vẫn
phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất. Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên
cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề
chân lý … Ý nghĩa và phương pháp luận:
- Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đúng
đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải
quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân
tinh thần nào. “tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó.
- Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong
nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần.
- Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết
những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng
cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần, tạo thành
sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Không chỉ có vậy,
việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó
tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi từng vai trò
của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức. 4 lOMoAR cPSD| 35966235
Câu 3: Hãy phân tích nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn bản thân?
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: phép biện chứng
duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn nằm trong các mối liên hệ đa dạng, phổ biến.
- Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
- Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ xảy ra một cách phổ
biến ở cả mọi sự vật, hiện tượng, ở mọi lĩnh vực của thế giới: tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
+ Tính khách quan: các mối liên hệ phổ biến xuất hiện một cách khách quan trong sự tồn
tại, phát triển của thế giới.
+ Tính phổ biến: các mối liên hệ phổ biến tồn tại trong mọi lĩnh vực của thế giới.
+ Tính đa dạng, phong phú: các mối liên hệ xuất hiện và tồn tại một cách đa dạng phong
phú trong từng lĩnh vực, từng sự vật hiện tượng.
+ Tính quy luật: các mối liên hệ xuất hiện và lặp đi lặp lại.
- Phân loại các mối liên hệ: + Bên trong - bên ngoài.
+ Cơ bản – không cơ bản.
+ Chủ yếu – không chủ yếu.
+ Trực tiếp - gián tiếp.
Liên hệ với thực tiễn bản thân: Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống cần phải xem xét
quá trình cũng như các hoạt động từ quá khứ đến hiện đại trong các mối liên hệ qua lại lẫn nhau
để có cách giải quyết xử lí tốt nhất.
Nguyên lý về sự phát triển:
- Nguyên lý về sự phát triển: phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng
luôn nằm trong xu hướng vận động, phát triển không ngừng.
- Khái niệm phát triển: Là sự vận động mà kết quả là đưa sự vật, hiện tượng từ giản đơn đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ thấp đến cao => Phát triển là trường hợp
đặc biệt của vận động. - Tính chất của sự phát triển: 5
+ Tính khách quan: nguồn gốc của nó nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, không
phụ thuộc vào ý chí của con người.
+ Tính phổ biến: có mặt khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt với sự
vật hiện tượng cũ, có sự chọn lọc, giữa lại và cải tạo các yếu tố còn thích hợp với chúng.
+ Tính đa dạng phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển khác nhau, ngoài
ra còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
- Quan niệm biện chứng về sự phát triển: phát triển không phải lúc nào cũng là con đường
đơn giản, thẳng tấp đi lên mà trong quá trình phát triển nó phải trải qua những quanh co,
phức tạp, đôi khi cả những va vấp, thất bại, thụt lùi. Tuy nhiên, phát triển vẫn là khuynh
hướng chung của thế giới.
- Các khía cạnh của sự phát triển:
1. Về cách thức của sự phát triển: sự tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất.
2. Về nguồn gốc, động lực của sự phát triển: Mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
3. Về khuynh hướng của sự phát triển: cái mới phủ định cái cũ thông qua phủ định biệnchứng.
- Liên hệ với thực tiễn bản thân: Trong cuộc sống có những điều ta xuất phát từ con số không
nhưng qua quá trình rèn luyện tu dưỡng tích cực thì kết quả đạt được sẽ là những kiến thức
kinh nghiệm trong cuộc sống, khi giải quyết các tình huống ta cần phải xem xét chúng
trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân dẫn đến là ở đâu từ đó có những cách giải quyết phù hợp.
Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về:
• Mối liên hệ phổ biến: cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện
1. Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chính thể thống nhất của
tấtcả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tỉnh, các mối liên hệ của chính thể đó.
2. Phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức chúng
trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. 3.
Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trườngxung quanh. 4.
Tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc xem xét dàn trải, dễ rơi vào
thuậtngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.
• Sự phát triển: cần tuân thủ nguyên tắc phát triển. 6 lOMoAR cPSD| 35966235
1. Cần đặt đối tượng trong khuynh hướng vận động, biến đổi, chuyển hóa nhằm nhậnthức
nó ở hiện tại và phát hiện ra xu hướng biến đổi của nó trong tương lai.
2. Tìm hình thức, phương thức tác động phù hợp.
3. Sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển, chốnglại
quan điểm bảo thủ trì trệ, định kiến.
4. Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiệnmới.
Ngoài ra trong phương pháp luận của hai nguyên lý trên còn có nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
- Cần xem xét, giải quyết đối tượng sự vật vừa trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, vừa trong
sự quá trình vận động lịch sử của nó, lại vừa trong từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
- Bản chất của nguyên tắc này là phải tái tạo được đối tượng trong sự vận động, chuyển hóa của nó.
- Lưu ý: khi xem xét đối tượng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể thì phải tìm ra được những yếu
tố đóng vai trò mắt khâu tất yếu và quyết định đến sự chuyển hóa của sự vật (Lênin).
Câu 4: Hãy phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại. Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn bản thân.
- Khái niệm quy luật: là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. - Phân loại quy luật:
+ Căn cứ vào phạm vi: tự nhiên, xã hội, tư duy.
+ Căn cứ vào tính chất: riêng, chung, chung nhất.
Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
Quy luật về những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất).
- Vai trò của quy luật: Là quy luật cơ bản thứ nhất của phép biện chứng duy vật – Thể hiện
cách thức của sự phát triển.
- Các khái niệm phản ánh trong quy luật.
+ Khái niệm chất (C): là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó, phân biệt nó với cái khác.
+ Khái niệm lượng (L): là tính quy định KQ vốn có của sự vật, hiện tượng là sự biểu thị số
lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển nhưng không xác định sự vật nó
là gì, không phân biệt được nó với cái khác.
Lưu ý: phân biệt C và L là tương đối. 7
VD: những con số – L: MSSV, STT, số phòng…
C: điểm thi, trung bình cộng… - Sự vận động của quy luật:
1. Chiều thuận: thay đổi L dẫn đến thay đổi C.
- Độ là khái niệm thể hiện sự thống nhất giữa C và L; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện
tượng mà đó sự tích lũy về L chưa dẫn đến sự thay đổi về C => Sự vật, hiện tượng vẫn còn
là nó, chưa chuyển hóa thành cái khác.
- Nhảy vọt (bước nhảy): là khái niệm dùng để chỉ kết thúc một giai đoạn tích lũy về L, C cũ
mất đi, C mới xuất hiện. Nhảy vọt có nhiều hình thức: căn cứ vào quy mô và nhịp điệu có
bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ; căn cứ vào thời gian có bước nhảy tức thời và bước nhảy dẫn dần.
- Điểm nút: là khái niệm chỉ giới hạn mà ở đó diễn ra nhảy vọt => Điểm nút nằm trong quá trình nhảy vọt.
Như vậy cách thức phát triển diễn ra như sau: Trước hết, sự vật tích lũy tuần tự về L, đạt đến quá
trình nhảy vọt, vượt qua điểm nút, C cũ mất đi, C mới hình thành. C mới lại tiếp tục tích lũy về
L, rồi đạt đến quá trình nhảy vọt, vượt qua điểm nút và cứ như thế tạo thành những đường nút vô
tận thể hiện tính quy luật trong cách thức của sự phát triển.
Lưu ý: Thay đổi L đến C chỉ xảy ra trong điều kiện nhất định.
2. Chiều ngược lại: Thay đổi về C dẫn đến thay đổi về L.
- Đó là quá trình hình thành sự vật mới, C mới và C mới này sẽ quy định L mới và tiếp tục
lặp lại quá trình thay đổi L đến C đến sự vật.
- Tức là C mới ra đời tác dụng lại L cũ, làm L cũ phát triển với quy mô, tốc độ khác hình thành ra L mới.
Vd: những chàng trai cùng những cô gái kết hôn, họ sẽ trở thành đàn ông và đàn bà, rồi lại sinh ra một đàn con.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Để cho C cũ mất đi, C mới hình thành phải chú ý thường xuyên tới sự tích lũy về L, biết
tạo ra những bước nhảy vọt, lựa chọn những điểm nút phù hợp.
+ Cần tránh hai quan điểm sai lầm:
o Tuyệt đối hóa về C: chỉ nghĩ đến sự thay đổi về C mà không chú ý tới sự tích lũy
về L => vì thế, C sau nhảy vọt không phải là C mới, mà chỉ là sự biến tướng của C cũ.
o Tuyệt đối hóa về L: chỉ chú ý đến sự tích lũy về L mà không chú ý về sự nhảy
vọt vì thế C cũ không thể mất đi, C mới không thể hình thành. 8 lOMoAR cPSD| 35966235
Liên hệ bản thân: Việc chuyển từ học THPT sang đại học là một bước nhảy vọt từ C. Ban đầu,
học sinh THPT là C, việc học tập tích lũy kiến thức qua mỗi ngày là một quá trình tích lũy về L,
rồi đến khi thi đại học, việc tích lũy đủ L sẽ giúp ta vượt qua kì thi, tiến tới thành sinh viên đại
học là một C mới. Việc không tích lũy đủ về L, ta sẽ không vượt qua kì thi và vẫn sẽ là học sinh
THPT, việc tích lũy về L này không tạo ra C mới.
Câu 5: Hãy phân tích nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của nó và liên hệ với thực tiễn bản thân.
- Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mối liên hệ phổ biến
nhất, cơ bản nhất của toàn bộ hiện thực.
- Nguồn gốc phạm trù: hoạt động thực tiễn xã hội.
- Tính chất phạm trù triết học: khái quát, trừu tượng, chung, phổ biến. - Các khái niệm:
1. Nguyên nhân là một PTTH dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sựvật,
hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây nên một sự biến đổi nhất định nào đó.
2. Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện khi sự tác độnglẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng xảy ra. - Các tính chất:
+ Tính khách quan: mối liên hệ tồn tại trong bản thân các sự vật, ngoài ý muốn của con
người, không phụ thuộc vào việc nhận thức của con người.
+ Tính phổ biến: tất cả mọi sự vật, hiện tượng xuất hiện đều có nguyên nhân.
+ Tính tất yếu: một nguyên nhân nhất định trong một điều kiện nhất định sẽ cho ra đời một kết quả nhất định.
- Các hình thức của quan hệ nhân quả rất đa dạng và phong phú. Về cơ bản gồm cơ bản –
không cơ bản, chủ yếu – không chủ yếu, bên trong – bên ngoài, khách quan – chủ quan. -
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
1. Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Tuynhiên,
không lại sự nối tiếp nào theo thời gian cũng là quan hệ nhân quả mà quan hệ nhân quả
ngoài quan hệ trước sau còn có quan hệ sản sinh nữa.
2. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh nhất định mà nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kếtquả
và ngược lại. VD: học tập tốt => tốt nghiệp giỏi => các công ty lớn mời làm việc => lương
cao + cuộc sống tốt đẹp.
3. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò độclập
với nguyên nhân mà kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân theo những hướng khác nhau.
4. Trong quá trình phát triển, phân biệt sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả chỉmang
tính tương đối. => Chuỗi nhân quả là vô cùng tận. 9
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Vì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên nhân quyết định nên
khi nhận thức một sự vật, hiện tượng nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân; muốn loại bỏ một sự
vật, hiện tượng vần loại bỏ nguyên nhân của nó.
+ Nguyên nhân có trước kết quả nên cần tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng tìm ở cái
đã xảy ra trước khi sự vật hiện tượng đó.
+ Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau nên cần nghiên cứu chúng cụ thể.
+ Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, vì vậy phải
thận trọng khi xác định nguyên nhân của một vấn đề cụ thể.
+ Cần phê phán quan niệm DT siêu hình về quan hệ nhân quả.
Liên hệ thực tiễn với bản thân: Thi tốt nghiệp đạt được điểm cao là kết quả của việc học hành
chăm chỉ 12 năm đèn sách, nhưng nó lại là nguyên nhân để có thể vào trường đại học tốt. Vào
được trường tốt lại là nguyên nhân để có được chương trình đào tạo tốt. Có công việc lương cao
là kết quả của chương trình đào tạo.
Câu 6: Hãy trình bày nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà nước. Từ đó
liên hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nguồn gốc:
- Sâu xa: Phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra dư thừa tương đối về của cải, xuất hiện chế
độ chiếm hữu tư nhân về tài liệu sản xuất.
- Trực tiếp: Lênin: Chừng nào và ở đâu, về mặt khách quan, mâu thuẫn giai cấp là không thể
điều hòa được thì ở đó nhà nước xuất hiện. Hay nói cách khác, nhà nước xuất hiện, chứng
tỏ mâu thuẫn giữa các giai cấp là không thể điều hòa được.
Nhà nước ra đời nhằm:
1. Để “làm dịu” sự xung đột giai cấp => Các giai cấp không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau để
tiêu diệt toàn bộ xã hội.
2. Để duy trì trật tự KH trong “vòng trật tự” cho phép mà ở đó, địa vị và lợi ích của GC thống
trị được đảm bảo.
Nhà nước ra đời, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của
nó không còn nữa => Nhà nước là một phạm trù lịch sử.
Nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô => Nhà nước Phong kiến => Nhà nước tư sản => Nhà nước vô sản. Bản chất: - Khái niệm: 10 lOMoAR cPSD| 35966235
1. Ăngghen: Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấpkhác.
2. Nhà nước là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế, nhằm đảm bảo trật tựxã
hội hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác ở Nhà nước là bộ phận quan
trọng nhất của kinh tế thị trường.
- Bản chất của Nhà nước:
1. Xã hội có tính đối kháng giai cấp: Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản.
+ Nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp = Giai cấp thống trị vì chỉ có giai cấp
thống trị mới có thế lực mạnh nhất về kinh tế. Từ đó giành được quyền lực mạnh nhất về chính trị.
+ Ngoài ra Nhà nước còn mang bản chất bóc lột nhân dân lao động và đàn áp nhân dân lao động.
2. Thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa vô sản: Nhà nước vô sản = Nhànước
thời kì quá độ = Nhà nước xã hội chủ nghĩa = Nhà nước kiểu mới = Nhà nước nửa Nhà nước.
Nhà nước cũng mang bản chất giai cấp = giai cấp thống trị nhưng không bóc lột và chỉ đàn áp
những người chống lại lợi ích của nhân dân lao động. Đặc trưng:
1. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
Quyền lực Nhà nước có hiệu lực với tất cả thành viên, tổ chức tồn tại trong phạm vi biên
giới quốc gia. Việc xuất nhập cảnh do Nhà nước quản lý.
2. Nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối
vớimọi thành viên như: Quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại tập trung…
3. Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền. - Chức năng:
1. Chức năng chính trị và chức năng xã hội
+ Chính trị: Công cụ bạo lực của giai cấp thống trị thông qua hệ thống chính sách và pháp luật
=> Duy trì và đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị.
+ XH: Nhà nước quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực: Y tế, giáo dục, môi trường...
Chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò quyết định và định hướng chức năng xã hội của
nhà nước; Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị xã hội, nếu giai cấp thống trị không
thực hiện được chức năng xã hội => Nhà nước sụp đổ.
2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại 11
- Đối nội: Duy trì trật tự xã hội thông qua các công cụ như; chính sách, pháp luật, và cơ quan truyền thông...
- Đối ngoại: Chính sách đối ngoại của giai cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ ngoại
giao với các quốc gia khác.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là hai mặt của một thể thống nhất của NN > Chức
năng đối nội quyết định.
3. Chức năng tổ chức, xây dựng và chức năng trấn áp, bạo lực
- Tổ chức, xây dựng: Duy trì trật tự xã hội mới, bảo đảm thống trị của giai cấp thống trị với toàn bộ xã hội.
- Trấn áp, bạo lực: Đối với các lực lượng xã hội chống lại sự thống trị của giai cấp thống trị.
Chức năng tổ chức, xây dựng là chủ yếu.
- Liên hệ với Nhà nước Việt Nam
Trong lịch sử VN đã từng tồn tại các hình thức Nhà nước
1. Nhà nước phong kiến => 2. Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến => 3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Hiện nay Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa, Đại hội Đảng XII đã xác định:
1. Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, NN quản lí, nhân dân làm chủ.
2. Về bản chất: Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân.
- Khái niệm Nhà nước pháp quyền: Là một hình thức tổ chức Nhà nước đặc biệt mà ở đó có
sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân. - Đặc
điểm của NN pháp quyền:
1. Hình thức tổ chức NN mà ở đó có sự ngự trị cao nhất, tuyệt đối của pháp luật.
2. Quyền lực NN thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân.
3. Có sự đảm bảo thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa NN vàcông dân.
- Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoạt động trên tinh thần kết hợp giữa
thực hiện dân chủ, tuân theo các nguyên tắc pháp quyền với coi trọng nền tảng đạo đức xã
hội => Đạt lý, thấu tình.
- Để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương:
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của bộ máyNhà nước. 12 lOMoAR cPSD| 35966235
2. Thực hiện chính phủ liêm chính, kiến tạo, năng động, thực hành tiết kiệm, chống
thamnhũng, lãng phí, tiến tới chính phủ điện tử…
Thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 7: Phân tích quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người và bản chất con người?
Theo anh, chị chúng ta cần làm gì để con người phát triển toàn diện?
• Khái niệm về con người của Triết học Mác-Lênin:
Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội,
là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và văn hóa.
• Bản chất của con người:
- Là thực thể sinh học - xã hội:
+ mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng với những nhu cầu cơ thể và những quy luật sinh học chi
phối đời sống của cơ thể con người.
+ Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội, đời sống
tinh thần của con người.
+ Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền
tảng vật chất tự nhiên của con người, mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất của con người.
- Vừa là chủ thể lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử:
Trong quá trình cải biến giưới tự nhiên, con người cũng là nên lịch sử của chính mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con
người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương
ứng với điều kiện tồn tại của con người.
- Là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:
Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong
điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị
vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các
mối quan hệ xã hội, con gười mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Việc cần làm để
con người phát triển toàn diện:
- Tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp và cơ thể vận hành đảm bảo sự phối hợp đúng
đán lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và năng lực lao động, nâng cao tay nghề.
- Tạo ra mội trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của từng người và lợi ích của cộng đồng. 13