-
Thông tin
-
Quiz
Trình bày lý luận cạnh tranh - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong kinh tế học, khái niệm cạnh được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qualại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thịphần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Trình bày lý luận cạnh tranh - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong kinh tế học, khái niệm cạnh được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qualại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thịphần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
I-Trình bày lý luận cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
1. Cạnh tranh là gì?
-Trong kinh tế học, khái niệm cạnh được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua
lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị
phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một
quá trình khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, nếu không
sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
*Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện
các bước nhảu thay đổi về chất*
-Nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để cố
gắng giành lấy khách hàng hoặc khách hàng của doanh nghiệp khác bằng cách
cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn
(Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”. cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế
thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại
ích lợi lớn hơn cho xã hội)
2. Cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản gì?
-Cạnh tranh thực chất là mối quan hệ giữa các chủ thể. Nói một cách đơn giản,
cạnh tranh là một quá trình nỗ lực có sự tham gia của nhiều tác nhân kinh tế có
cùng mục tiêu. Nếu chỉ có một nhà điều hành kinh tế trên thị trường thì không có
cạnh tranh.( trên thị trường có nhiều đại lý nhưng không cùng mục tiêu, cạnh tranh
và áp lực thấp) Các mục tiêu cạnh tranh cơ bản của một công ty là tồn tại và phát
triển, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị phần, mở rộng thị trường, dẫn đầu thị
trường ngách…(Tiêu dùng là sự tối đa hóa sự thoải mái hoặc sự hài lòng khi tiêu dùng một sản phẩm)
-Trong cạnh tranh, những người chơi kinh tế luôn phải tuân thủ một loạt các quy
tắc và yêu cầu chung hay còn gọi là “luật bất thành văn” từ hệ thống luật pháp
quốc gia được quy định thành văn bản. Các đặc điểm và nhu cầu và sở thích của
khách hàng, hoặc các phương thức kinh doanh và thực hành trên thị trường ... tất
cả đều nhằm đảm bảo tính cạnh tranh vững chắc.
-Phương pháp cạnh tranh không chỉ là bán giá thấp, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ hậu mãi mà còn nhiều phương pháp khác như: đa dạng dòng sản phẩm,
thúc đẩy xúc tiến bán hàng...
-độc quyền được sinh ra từ việc cạnh tranh tự do. Tuy nhiên do sự xuất hiện của
độc quyền không làm biến mất đi sự cạnh tranh, thay vào đó điều này còn làm cho
sự cạnh tranh trở nên đa dạng và gay gắt hơn rất nhiều
-trong nền kinh tế thị trường không chỉ tồn tại mỗi sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, thêm vào đó nó còn có bao gồm các loại cạnh tranh giữa các
tập đoàn hay tổ chức độc quyền, chẳng hạn như:
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và các công ty không độc quyền
( giải thích: Các tổ chức độc quyền thường tìm cách kiểm soát và thôn tính
các công ty không độc quyền thông qua một số phương thức, bao gồm:
phương thức, bao gồm: Độc quyền vận tải; Độc quyền tín dụng... Để có thể
loại bỏ những chủ thể yếu kém ra khỏi thị trường)
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền ( Loại cạnh tranh này có thể có
nhiều hình thức. Cạnh tranh giữa các công ty độc quyền trong cùng một
ngành. Đây hoặc sẽ là một sự thỏa hiệp hoặc một đối thủ cạnh tranh sẽ phá
vỡ nền tảng. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong các ngành khác
nhau liên kết với nhau về nguồn lực đầu vào)
Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền ( Những doanh nghiệp tham
gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau đề giành lợi thế
trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức độc quyển cũng có thể
cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ có phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi
phối và phân chia lợi ích có lợi hơn)
3. Phân loại các hình thức của cạnh tranh trên thị trường:
-Cạnh tranh cũng được phân thành nhiều loại gồm:
Căn cứ theo phạm vi kinh tế
Cạnh tranh trong nội bộ ngành (cạnh tranh dọc): Là hình thức cạnh tranh giữa các
chủ thể cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa và dịch vụ. Cạnh tranh dọc là
xu thế tất yếu, mục tiêu cao nhất là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và các doanh
nghiệp yếu sẽ bị đào thải ra ngoài thị trường.
Căn cứ theo hình thái cạnh tranh
Cạnh tranh hoàn hảo: diễn ra khi xuất hiện thị trường hoàn hảo, ở đó cả người bán
và người mua đều có đầy đủ thông tin của thị trường. Do đó mọi sản phẩm, dịch vụ
đều có cùng một quy cách và mẫu mà, đòi hỏi người bán phải tìm mọi cách giảm
chi phí để hạ giá bán nhằm thu hút người tiêu dùng.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái mà các doanh
nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất, kinh doanh chi phối những phân khúc thị
trường, khu vực hoặc thị trường. Ở đó, một sản phẩm có cùng chất lượng như nhau
nhưng giá bán khác nhau do giá trị của thương hiệu, sự uy tín của doanh nghiệp.
Các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo là độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền.
Căn cứ theo tính chất của phương thức cạnh tranh
-Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
4. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ
thể trong các lĩnh vực khác nhau.
Mặt tích cực của cạnh tranh
(Xét trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò
quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa và các nền sản xuất kinh doanh khác.)
-Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu
tố điều tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.
-Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng
tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
-Xét về tầm vi mô, cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản
phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
-đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để
tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn,
đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.
Mặt tiêu cực của cạnh tranh
(Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh.
Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề.
Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt
những vấn đề tiêu cực như)
-Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải.Từ
đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.
-Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh
doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp.
(Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được
coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà
cả nền kinh tế nói chung.)
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song
từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường thị cũng là
lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh ngày
càng được thể hiện rõ nét hơn
Đối với doanh nghiệp:
(Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh có những vai trò sau)
-Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì
vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.
-Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động
lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên
cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản
xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó.
-Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp
ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
=> Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và
phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.
Đối với người tiêu dùng
(Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú
đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối
với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau)
-Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù
hợp với túi tiền và sở thích của mình.
-Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãn
ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm
nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
=> Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người
được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu
một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như:
chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn…
khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất
lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ. (Khi đòi hỏi của người tiêu dùng
càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để
giành được nhiều khách hàng hơn)
Đối với nền kinh tế
(Được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền
kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau)
-Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
-Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công
lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
-Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao
chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
-Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
-Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được
những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
=> Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội.
Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát
triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.
( giải thích: cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo
ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi
ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Cạnh tranh hoàn hảo
sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp
phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế.)
4. Mục đích của cạnh tranh:
– Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.
– Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách
hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.
– Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại
trong suốt quá trình kinh doanh.
– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt
– Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường.
Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.
– Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.
(Ví dụ về cạnh tranh như sau nếu thầy hỏi:
+ Cạnh tranh về các cửa hàng trên một dãy phố, các bên cửa hàng thường chọn và
trưng bày các sản phẩm đẹp, giá cả hợp lý, nhân viên tư vấn tốt…
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngân
hàng như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, ngân hàng Việt Nam thịnh
vượng, ngân hàng thương mại cổ phần công thương….Các ngân hàng sẽ có hình
thức chuyển tiền, cho vay vốn, gửi tiết kiệm khác nhau để thu hút khách hàng.
Kết luận: Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả
là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự
thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế
thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có
được trong các hình thái kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối
với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ
sáng tạo không mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.)