Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về thất nghiệp và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam - Môn Kinh tế chính trị Mác Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Đề tài: : Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về
thất nghiệp và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên SV: Trần Lê Vy
Mã SV: 11216339
Lớp: TCDN CLC 63C_ AEP(221)_38
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................2
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-LêNin về thất nghiệp..................................................................2
2. Phân loại thất nghiệp...................................................................................................................4
3. Th c tr ng thấất nghi p Vi t Nam ............................................................................................. 5
4. M t sốấ nguyên nhấn chính dấẫn đêấn tình tr ng thấất nghi p Vi t Nam ...........................8
5. Gi i pháp đốấi v i tình tr ng thấất nghi p Vi t Nam ...........................................................10
KẾẾT LU N .............................................................................................................................................13
TÀI LI U THAM KH O .....................................................................................................................13
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về việc làm và thất nghiệp luôn trong tình trạng nan giải ở nhiều
quốc gia trên toàn thế giới. Thất nghiệp tồn tại ở các nền kinh tế và chúng có
mức độ khác nhau. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách
hướng đến tăng trưởng kinh tế, ổn định các mức giá cho dịch vụ và hàng hóa,
cải thiện nguồn cung việc làm và cắt giảm tình trạng thiếu việc làm. Tuy vậy
cho đến nay do tác động của đại dịch Covid-19 đã càn quét khốc liệt trên phạm
vi toàn thế giới và chưa có dấu hiệu được dập tắt, kéo theo nhiều hệ luỵ không
nhỏ đến các nền kinh tế từ nhỏ tới lớn. Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng
phải là ngoại lệ và đã xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
Việt Nam có 10,5 triệu ca nhiễm trong đó hơn 9,4 triệu người đã khỏi
bệnh và hơn 43 nghìn đồng bào đã tử vong ( số liệu của Bộ Y tế tính đến ngày
24/05/2022). Những con số trên cũng đã một phần cho thấy được tác động của
đại dịch đến Việt Nam. Trong gần ba năm sống chung với dịch, ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... - nơi tập trung nhiều người lao động và các
khu công nghiệp đã nhiều lần phải dừng hoạt động trong thời gian dài , thực
hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Đồng thời người dân cũng phải trải qua
những đợt cách li xã hội, không được ra khỏi nhà nếu không có việc khẩn cấp.
Điều đấy đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến một vấn đề
nhức nhối - tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
Tình trạng thất nghiệp đã nảy sinh từ khi đất nước chuyển sang nền kinh
tế thị trường nhưng đặc biệt nghiêm trọng từ khi vi-rút SARS-CoV-2 xuất hiện.
Tuy vậy, vấn đề này không tự nhiên xuất hiện mà luôn có những căn nguyên
đằng sau. Để đi sâu vào hiểu thêm vấn đề, tôi đã tìm hiểu thực trạng, nguyên
nhân đồng thời đề xuất tìm ra một số giải pháp thông qua việc tìm hiểu những lý
luận của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp.
Trong bài tập lớn này, tôi xin trình bày hai vấn đề chính gồm có quan
điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp và vận dụng phân tích thực trạng
việc làm của Việt Nam hiện nay.
1
NỘI DUNG
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-LêNin về thất nghiệp
Trong lịch sử loài người, ở mọi thời đại, mọi xã hội đều bắt buộc, đảm
bảo các thành viên phải đóng góp lao động. Các nền kinh tế theo học thuyết
Marx - Lenin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ
máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất
nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận,
mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó
họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất
nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao
động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, thất nghiệp có thể được lí
giải bởi quá trình tích lũy tư bản. Về định nghĩa, tích lũy tư bản là sự chuyển
hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Còn về bản chất, đó là quá trình sản
xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành
tư bản phụ thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua
thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu,
trang bị thêm máy móc thiết bị,…
Tư bản luôn tồn tại dưới hai dạng: vật chất và giá trị. Về cấu tạo của tư
bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. Sâu hơn thì cấu tạo kỹ thuật của
tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết
để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số
lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một
thời gian nào đó. Về cấu tạo giá trị của tư bản, đó là tỷ lệ mà tư bản theo đó
phân thành tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay
giá trị của sức lao động) cần thiết để sản xuất.
Cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi, C.Mác đã
dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ
2
của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự
biến đổi của cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ
khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi
theo hướng ngày càng tăng lên. Điều này biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất
biến (c) tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến (v), tư bản bất biến tăng tuyệt
đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại
giảm xuống một cách tương đối. Marx-Lenin lí luận rằng chính sự biến đổi này
trong chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối
(đội quân thất nghiệp).
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đó
chính là mục tiêu, động lực và động cơ của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Marx từng nói rằng: “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Qua đó thấy được
doanh nghiệp muốn tối ưu hoá lợi nhuận và tăng doanh thu thì sẽ tìm cách gia
tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để thúc đẩy quá trình tích
lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất. Việc này của các nhà tư bản đóng vai
trò trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp. Theo
đó, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào một trong hai hay cả hai yếu tố: tỷ lệ
phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng, khối lượng giá trị thặng dư.
Nếu nhân tố tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích
luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư có thể lý giải trực tiếp tình trạng thất
nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Bình thường khi các nhà tư bản
muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, họ phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị và
nhân lực. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các nhà tư bản không tuyển thêm công
nhân mà lại áp dụng biện pháp như: cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng
cường độ lao động,…; đồng thời tận dụng triệt để số máy móc đang sở hữu.
Qua đó, giá trị thặng dư tăng lên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng được
mở rộng nhưng điều không đồng nghĩa là việc làm được tạo ra nhiều hơn hay số
lượng công nhân được thuê tăng lên mà ngược lại còn có dẫn đến trình độ bóc
lột của nhà tư bản tăng cao hơn. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 thì điều này
diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp.
3
Thứ hai. năng suất lao động. Nếu năng suất lao động xã hội tăng thì giá
cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả
cho tích lũy: một là, với khối lượng giá trị thặng dư không đổi, phần dành cho
tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản
không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị
thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối
lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Sự tiến bộ của khoa học kĩ công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong
quá trình gia tăng năng suất lao động xã hội. Khi doanh nghiệp chuyển sang sử
dụng máy móc tiên tiến hơn thì sẽ dẫn đến số lượng công nhân cần lao động sẽ
giảm đi hơn trong sản xuất các mặt hàng thiết yếu trên thị trường. Trong một hệ
thống tư bản chủ nghĩa, công nghệ "tiết kiệm lao động" nhất định sẽ mang tới sự
đe doạ đến công việc của một số công nhân. Đó chính là điều kiện mà chủ nghĩa
tư bản cần. Các nhà tư bản cần một nhóm công nhân mà Marx gọi là "đội quân
dự trữ công nghiệp" - những người có thể được cần đến và cũng có thể bị đào
thải ra ngay theo yêu cầu của các nhà tư bản. Trong lúc nền kinh tế đang được
cải thiện, họ muốn có công nhân để tăng năng suất sản xuất số lượng sản phẩm
thì sẽ thuê những người đang thất nghiệp; ngược lại, nếu kinh doanh bị giảm
xuống, cần tiết kiệm tiền thì bắt buộc phải cắt bớt những người đó đi. Marx chỉ
ra rằng: " Đội quân dự trữ công nghiệp là trung tâm mà theo đó luật về nhu cầu
và cung ứng lao động có hiệu quả. Nó giới hạn luật này trong những giới hạn
hoàn toàn thuận tiện cho sự khai thác và thống trị của giới tư bản." và thời kỳ
đình trệ ở đây có thể nói tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
2. Phân loại thất nghiệp
Trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một
cách đa dạng và bài bản hơn, bao gồm:
- Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà
tiền công thực tế trả cho người lao động cao hơn mức tiền công thực tế
bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao
động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn
được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.
- Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động vẫn
đang trong thời gian chờ để tìm được việc làm mà họ mong muốn chứ
không phải không thể tìm được việc làm nào.
4
- Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại
thời điểm mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp buôvj
thu hẹp sản xuất và phải giảm đi thuê lao động. Dạng thất nghiệp này còn
được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về
tổng cầu - tổng cung.
- Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê
lao động không tìm thấy nhau vì những lý do như khác nhau về nơi làm
việc, thiếu thông tin.
- Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động
không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng toàn bộ kỹ năng.
Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm
nhàn rỗi (đôi khi những người này được tách riêng thành những người
thất nghiệp theo thời vụ).
- Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp chưa được báo cáo.
3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Bối cảnh chung
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 01/2022 của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) nhận định rằng biến thể vi-rút Omicron đang là một trở ngại lớn
đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến tốc độ tăng trưởng bị chậm lại. Trong lĩnh
vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng khả năng
phục hồi của thị trường lao động năm 2022 chậm và không chắc chắn do đại
dịch sẽ tiếp tục tác động đáng kể đến thị trường lao động toàn cầu. Tỷ lệ thất
nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn trước đại dịch Covid-19 ít
nhất cho đến năm 2023. Ước tính thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu
người, so với 186 triệu năm 2019.
Ở Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp
với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đã phát huy
tác động, hiệu quả giúp nước ta trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt được nhiều kết
quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng
trở lại.
Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm
5
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15
tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã
giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh
nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch
Covid-19.
Trong hơn 16,9 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, thì có 0,9
triệu người bị mất việc, chiếm 1,2%; 5,1 triệu người buộc phải tạm ngưng hoạt
động kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc
phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6% và 13,7 triệu lao động bị giảm
thu nhập, chiếm 18,3%.
Tình hình việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong quý I năm 2022
Lực lượng lao động tiếp tục phục hồi ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19
trong cả nước không ngừng gia tăng.
Lực lượng lao động trong 3 tháng đầu năm 2022 51,2 triệu người, tăng
hơn 0,4 triệu người so với quý IV năm 2021 và tăng 0,2 triệu người so với cùng
kỳ năm trước. So với quý trước, cả hai khu vực nông thôn thành thị lực
lượng lao đô ng đều tăng khoảng 0,2 triệu, trong đấy nam tăng nhiều hơn so với
nữ (0,3 triệu lao động của nam so với gần 0,2 triệu lao động của nữ).
6
Nhờ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết
của Nhà nước với các giải pháp cụ thể, như hỗ trợ người lao động quay trở lại
thị trường lao động, số lượng công nhân tại doanh nghiệp đã làm cho thị trường
lao động quý I năm 2022 đã có khởi sắc, tiếp nối với thành quả phục hồi đã ghi
nhận được ở quý IV năm 2021. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý
I năm 2022 là khoảng 1,3 triệu người, đã giảm 135,2 nghìn người so với quý
trước và tăng 357,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi 3 tháng đầu năm năm 2022 là 3,01%, giảm 0,36% so
với quý trước và tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của
người lao động ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương
ứng là 2,39% và 3,40%). Tình hình thiếu việc làm đã quay trở lại với thực trạng
thường được quan sát ở nước ta với xu hướng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn
thường cao hơn khu vực thành thị, sau khi chứng kiến 3 quý liên tiếp từ quý II
đến quý IV năm 2021 với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ
thiếu việc làm ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
Trong quý I năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi là
7,93%, giảm 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,49 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
9,3%, cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
7
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, theo quý, giai đoạn
2020-2022
4. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Thiếu định hướng nghề nghiệp
Khi sinh viên không xác định rõ được nghề nghiệp sau này sẽ dẫn đến
việc chọn nghề không phù hợp với bản thân. Điều đó có thể gây ra tình trạng
chán nán, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết công việc gì là thích hợp
và tốt nhất cho bản thân.
TS. Trịnh Văn Tùng và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH &
NV - ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và
nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh
viên ĐHQGHN. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn sinh viên
sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào
môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ
thể cho nghề nghiệp của mình.
Cũng như theo kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm nghiên cứu của TS.
Tùng cho thấy rằng một bộ phận sinh viên ngay từ lúc phải lựa chọn ngành học
và trong quá trình học tập đã không có sự định hướng cụ thể cũng “không được
ai khuyên" về các nghê nghiệp gắn với ngành của chính mình. Việc sinh viên
tiếp cận và theo học chuyên ngành hiện tại đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu
8
nhiên, từ kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc chỉ có nhu cầu đáp ứng nhu cầu “có
bằng đại học”
Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp
Ở nước ta, nguồn lao động tuy vô cùng dồi dào nhưng chất lượng lại chưa
được cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đồng thời khoa học công nghệ phát triển
thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chưa đạt yêu
cầu. Có những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên
môn cao và một bộ phận lớn người lao động của nước ta vẫn chưa đáp ứng
được. Nhìn chung lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về
luật pháp và văn hóa của quốc gia đến làm việc. Đây cũng là nguyên nhân vì
sao tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn. Bởi lẽ thị trường lao
động ở khu vực thành thị phát triển sâu rộng nên đòi hỏi phải có chất lượng lao
động cao.
Thiên tai, dịch bệnh
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại
những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian
dài. Ví dụ như: Lũ lụt khiến cho người dân không thể tiếp tục công việc, thậm
chí mất cả nhà cửa; Hạn hán làm ảnh hưởng đến những công việc thuộc lĩnh
vực nông nghiệp.
Còn dịch bệnh thì chắc chắn không còn xa lạ, Covid-19 là một dịch bệnh
nguy hiểm, lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu. Đây là một loại vi-rút có
thể lây qua đường hô hấp nên tất cả đều phải hạn chế tiếp xúc và thực hiện giãn
cách xã hội. Tình hình này diễn ra trong gần ba năm nay khiến cho nhiều người
lao động bị mất việc, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp phải phá sản vì
không thể cầm cự.
Máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người
Trong thời đại công nghệ 4.0, không ít người lao động đã bị thay thế bởi
những máy móc hiện đại. Khi áp dụng và sử dụng máy móc, các doanh nghiệp
sẽ không phải quản lý quá chặt chẽ như khi sử dụng nhân công là con người,
không phải thưởng thêm, chi trả bảo hiểm,… Trên hết, năng suất mà máy móc
9
tạo ra chắc chắn sẽ cao hơn con người. Đó là vấn đề mà đa số doanh nghiệp
quan tâm. Vì thế khi có công đoạn nào có thể thay thế bằng máy móc thì doanh
nghiệp sẽ thay, điều đấy dẫn đến một bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn
lao động
Với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi yêu cầu cao hơn trong công tác giáo
dục và đào tạo, vì thế cần phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung
cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt là giáo dục ở bậc
đại học và dạy nghề sao cho phù hợp với thực tế. Đào tạo nghề cần căn cứ trên
định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo
các trình độ.
Để học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kiến thức còn cần phải
không ngừng mở rộng giao lưu với các quốc gia phát triển vì hiện nay người lao
động không chỉ cần hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề duy nhất mà còn
cần phải biết các kiến thức cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm,
Để người lao động hiểu rõ được rằng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp vừa là yêu cầu đảm bảo cho việc làm, vừa là quyền lời cho chính
bản thân mình để nâng cao thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất
lượng sản phẩm cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động. Điều đó
còn góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đấy còn phải có công tác giúp định hướng nghề nghiệp cho các học
sinh ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường và phân vân hướng đi cho
mình khi chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Có văn phòng giúp định
hướng, tư vấn kĩ càng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ở mọi khu vực. Kéo
dài thời gian học nghề và nâng cao trình độ trung bình. Đào tạo và nâng cao
năng lực hệ thống quản lý lao động- việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời.
Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật
10
Một cách nữa có thể giúp người lao động tăng cao cơ hội tìm kiếm việc làm
giúp thăng tiến trong công việc, nâng thu nhập cá nhân lên chính là tự chủ động
học hỏi thêm, cập nhật những kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn
và tay nghề của chính bản thân.
Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 42 Luật việc làm năm. 2013, bảo hiểm thất nghiệp giúp hỗ trợ
người lao động một khoản tiền nhỏ để có thể trang trảng trong cuộc sống, hỗ trợ
học nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật nghề nghiệp, chính
vì vậy mà người lao động nên tham gia bảo hiếm thất nghiệo để khi họ mất việc
làm sẽ được tạo nhiều điều kiện giúp duy trì việc làm. Điều kiện để được hưởng
bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên
trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động theo quy định của pháp luật.
Kích cầu
Cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước kích cầu tiêu dùng và cầu kinh
tế nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế hiện nay do sự sụt giảm của tổng
cầu chính là nguyên do gây lên khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất và người lao động bị thất nghiệp. Trong học thuyết của
Keynest, ông đã nhấn mạnh tới các công cụ và chính sách kinh tế mà Nhà nước
có thể sử dụng để tác động tới nền kinh tế nhằm nâng cầu, bao gồm các công cụ
và chính sách kinh tế như: chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và
chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ cũng như chính sách tiền tệ và lãi suất của
Chính phủ.
Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm
Để giúp ngừoi lao động có thể rút ngắn được thời gian tìm việc làm cũng
như là thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp trên cả nước thì Nhà nước
nên tiếp tục mở rộng thêm các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cũng
với cầu lao động.
Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội
11
Năm 2020 vừa qua,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
15/2020/QĐ-TT về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do
đại dịch Covid-19, hỗ trợ lao động bị giảm sâu thu nhập, có mức sống dưới mức
sống thiểu với 62 nghìn tỷ. Hỗ trợ này của Chính phủ đã giúp hơn 20 triệu đối
tượng lao động bị ảnh hưởng do Covid-19.
Do điều kiện làm việc trong môi trường không gian kín với số người tập
trung quá đông nên dẫn đến bùng phát các ca bệnh F0 và F1 đều là công nhân
của các khu công nghiệp lớn, điển hình là ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Chính vì
vậy, Chính phủ và chính quyền địa phương phải cho tạm dừng hoạt động các
khu công nghiệp, giãn cách xã hội một số đia bàn, đồng nghĩa lao động ở đó sẽ
rơi vào tình trạng không có việc làm. Tuy nhiên với những diễn biến phức tạp
của bệnh dịch có lẽ sẽ còn kéo dài, Chính phủ phải tiếp tục đề ra các chính sách
hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng lao động trong vùng tâm dịch để đảm
bảo nền kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức ổn định sau khi hết dịch
12
KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội nan giải, là thách thức lớn
trong sự phát triển của mọi quốc gia. Nó thường tác động đến các mặt của đời
sống xã hội. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp này chắc chắn là điều không thể
trong thời gian ngắn hay chỉ bằng một chính sách, một biện pháp mà phải thực
hiện đồng bộ cả hệ thống các giải pháp trong quá trình thực thi chiến lược tổng
thể của quốc gia, đặc biệt là trong thời đại dịch bệnh hoành hành như hiện nay.
Tuy rằng tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao nhưng Nhà nước đã và đang cố gắng
hết sức thực hiện tốt vai trò của mình khi đề ra các chính sách giải quyết để
giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp một cách tối đa cũng như hỗ trợ tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
Với vai trò là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi
muốn thông qua bài luận này để có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài này, từ đó
không ngừng nhắc nhở bản thân và tuyên truyền tới các bạn sinh viên luôn luôn
học hỏi, trau dồi những kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Thực
tế cho thấy rằng có bằng cấp thôi là chưa đủ, mà còn phải kết hợp rèn luyện kĩ
năng mềm và kinh nghiệm thực hành công việc để có phong thái tự tin nhất khi
đối mặt với sự đổi mới không ngừng trong công tác tuyển dụng nhân sự của các
doanh nghiệp, đồng thời cũng để bản thân không bị rơi vào tình trạng thất
nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lenin - Bộ giáo dục và đào tạo (2019)
- Nhiều chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm
https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/nhieu-chuong-trinh-de-an-ho-tro-tao-
viec-lam-624802/
- Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề, từ
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/sinh-vien-that-nghiep-do-
thieu-dinh-huong-nghe-1324101414.htm
- Miễn thuế, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, từ http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Mien-thue-giam-thue-
TNDN-doi-voi-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe/422066.vgp
- https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04
13
14
| 1/17

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Đề tài: : Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về
thất nghiệp và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên SV: Trần Lê Vy Mã SV: 11216339
Lớp: TCDN CLC 63C_ AEP(221)_38
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................2
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-LêNin về thất nghiệp..................................................................2
2. Phân loại thất nghiệp...................................................................................................................4 3. Th c tr ng thấất nghi ệp Vi t Nam
............................................................................................. 5 4. M t sốấ nguy
ên nhấn chính dấẫn đêấn tình tr ng thấất nghi p Vi t Nam
...........................8
5. Gi i pháp đốấi v i tình tr ng thấất nghi p Vi t Nam
...........................................................10
KẾẾT LUẬN.............................................................................................................................................13
TÀI LI U THAM KH O
Ả .....................................................................................................................13 LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về việc làm và thất nghiệp luôn trong tình trạng nan giải ở nhiều
quốc gia trên toàn thế giới. Thất nghiệp tồn tại ở các nền kinh tế và chúng có
mức độ khác nhau. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách
hướng đến tăng trưởng kinh tế, ổn định các mức giá cho dịch vụ và hàng hóa,
cải thiện nguồn cung việc làm và cắt giảm tình trạng thiếu việc làm. Tuy vậy
cho đến nay do tác động của đại dịch Covid-19 đã càn quét khốc liệt trên phạm
vi toàn thế giới và chưa có dấu hiệu được dập tắt, kéo theo nhiều hệ luỵ không
nhỏ đến các nền kinh tế từ nhỏ tới lớn. Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng
phải là ngoại lệ và đã xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
Việt Nam có 10,5 triệu ca nhiễm trong đó hơn 9,4 triệu người đã khỏi
bệnh và hơn 43 nghìn đồng bào đã tử vong ( số liệu của Bộ Y tế tính đến ngày
24/05/2022). Những con số trên cũng đã một phần cho thấy được tác động của
đại dịch đến Việt Nam. Trong gần ba năm sống chung với dịch, ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... - nơi tập trung nhiều người lao động và các
khu công nghiệp đã nhiều lần phải dừng hoạt động trong thời gian dài , thực
hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Đồng thời người dân cũng phải trải qua
những đợt cách li xã hội, không được ra khỏi nhà nếu không có việc khẩn cấp.
Điều đấy đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và dẫn đến một vấn đề
nhức nhối - tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
Tình trạng thất nghiệp đã nảy sinh từ khi đất nước chuyển sang nền kinh
tế thị trường nhưng đặc biệt nghiêm trọng từ khi vi-rút SARS-CoV-2 xuất hiện.
Tuy vậy, vấn đề này không tự nhiên xuất hiện mà luôn có những căn nguyên
đằng sau. Để đi sâu vào hiểu thêm vấn đề, tôi đã tìm hiểu thực trạng, nguyên
nhân đồng thời đề xuất tìm ra một số giải pháp thông qua việc tìm hiểu những lý
luận của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp.
Trong bài tập lớn này, tôi xin trình bày hai vấn đề chính gồm có quan
điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin về thất nghiệp và vận dụng phân tích thực trạng
việc làm của Việt Nam hiện nay. 1 NỘI DUNG
1. Lý luận của chủ nghĩa Marx-LêNin về thất nghiệp
Trong lịch sử loài người, ở mọi thời đại, mọi xã hội đều bắt buộc, đảm
bảo các thành viên phải đóng góp lao động. Các nền kinh tế theo học thuyết
Marx - Lenin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ
máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất
nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận,
mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó
họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất
nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao
động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, thất nghiệp có thể được lí
giải bởi quá trình tích lũy tư bản. Về định nghĩa, tích lũy tư bản là sự chuyển
hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Còn về bản chất, đó là quá trình sản
xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành
tư bản phụ thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua
thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu,
trang bị thêm máy móc thiết bị,…
Tư bản luôn tồn tại dưới hai dạng: vật chất và giá trị. Về cấu tạo của tư
bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị. Sâu hơn thì cấu tạo kỹ thuật của
tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết
để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số
lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một
thời gian nào đó. Về cấu tạo giá trị của tư bản, đó là tỷ lệ mà tư bản theo đó
phân thành tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay
giá trị của sức lao động) cần thiết để sản xuất.
Cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi, C.Mác đã
dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ 2
của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự
biến đổi của cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ
khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi
theo hướng ngày càng tăng lên. Điều này biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất
biến (c) tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến (v), tư bản bất biến tăng tuyệt
đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại
giảm xuống một cách tương đối. Marx-Lenin lí luận rằng chính sự biến đổi này
trong chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối
(đội quân thất nghiệp).
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đó
chính là mục tiêu, động lực và động cơ của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Marx từng nói rằng: “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư
bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Qua đó thấy được
doanh nghiệp muốn tối ưu hoá lợi nhuận và tăng doanh thu thì sẽ tìm cách gia
tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để thúc đẩy quá trình tích
lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất. Việc này của các nhà tư bản đóng vai
trò trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp. Theo
đó, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào một trong hai hay cả hai yếu tố: tỷ lệ
phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng, khối lượng giá trị thặng dư.
Nếu nhân tố tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích
luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư có thể lý giải trực tiếp tình trạng thất nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động. Bình thường khi các nhà tư bản
muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, họ phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị và
nhân lực. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các nhà tư bản không tuyển thêm công
nhân mà lại áp dụng biện pháp như: cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng
cường độ lao động,…; đồng thời tận dụng triệt để số máy móc đang sở hữu.
Qua đó, giá trị thặng dư tăng lên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng được
mở rộng nhưng điều không đồng nghĩa là việc làm được tạo ra nhiều hơn hay số
lượng công nhân được thuê tăng lên mà ngược lại còn có dẫn đến trình độ bóc
lột của nhà tư bản tăng cao hơn. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 thì điều này
diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp. 3
Thứ hai. năng suất lao động. Nếu năng suất lao động xã hội tăng thì giá
cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả
cho tích lũy: một là, với khối lượng giá trị thặng dư không đổi, phần dành cho
tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản
không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị
thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối
lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Sự tiến bộ của khoa học kĩ công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong
quá trình gia tăng năng suất lao động xã hội. Khi doanh nghiệp chuyển sang sử
dụng máy móc tiên tiến hơn thì sẽ dẫn đến số lượng công nhân cần lao động sẽ
giảm đi hơn trong sản xuất các mặt hàng thiết yếu trên thị trường. Trong một hệ
thống tư bản chủ nghĩa, công nghệ "tiết kiệm lao động" nhất định sẽ mang tới sự
đe doạ đến công việc của một số công nhân. Đó chính là điều kiện mà chủ nghĩa
tư bản cần. Các nhà tư bản cần một nhóm công nhân mà Marx gọi là "đội quân
dự trữ công nghiệp" - những người có thể được cần đến và cũng có thể bị đào
thải ra ngay theo yêu cầu của các nhà tư bản. Trong lúc nền kinh tế đang được
cải thiện, họ muốn có công nhân để tăng năng suất sản xuất số lượng sản phẩm
thì sẽ thuê những người đang thất nghiệp; ngược lại, nếu kinh doanh bị giảm
xuống, cần tiết kiệm tiền thì bắt buộc phải cắt bớt những người đó đi. Marx chỉ
ra rằng: " Đội quân dự trữ công nghiệp là trung tâm mà theo đó luật về nhu cầu
và cung ứng lao động có hiệu quả. Nó giới hạn luật này trong những giới hạn
hoàn toàn thuận tiện cho sự khai thác và thống trị của giới tư bản." và thời kỳ
đình trệ ở đây có thể nói tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
2. Phân loại thất nghiệp
Trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một
cách đa dạng và bài bản hơn, bao gồm:
- Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà
tiền công thực tế trả cho người lao động cao hơn mức tiền công thực tế
bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao
động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn
được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế.
- Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động vẫn
đang trong thời gian chờ để tìm được việc làm mà họ mong muốn chứ
không phải không thể tìm được việc làm nào. 4
- Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại
thời điểm mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp buôvj
thu hẹp sản xuất và phải giảm đi thuê lao động. Dạng thất nghiệp này còn
được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu - tổng cung.
- Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê
lao động không tìm thấy nhau vì những lý do như khác nhau về nơi làm việc, thiếu thông tin.
- Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động
không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng toàn bộ kỹ năng.
Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm
nhàn rỗi (đôi khi những người này được tách riêng thành những người
thất nghiệp theo thời vụ).
- Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp chưa được báo cáo.
3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam ● Bối cảnh chung
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 01/2022 của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) nhận định rằng biến thể vi-rút Omicron đang là một trở ngại lớn
đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến tốc độ tăng trưởng bị chậm lại. Trong lĩnh
vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng khả năng
phục hồi của thị trường lao động năm 2022 chậm và không chắc chắn do đại
dịch sẽ tiếp tục tác động đáng kể đến thị trường lao động toàn cầu. Tỷ lệ thất
nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn trước đại dịch Covid-19 ít
nhất cho đến năm 2023. Ước tính thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu
người, so với 186 triệu năm 2019.
Ở Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp
với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đã phát huy
tác động, hiệu quả giúp nước ta trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt được nhiều kết
quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.
● Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm 5
Trong quý I năm 2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15
tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng con số này đã
giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh
nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Trong hơn 16,9 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, thì có 0,9
triệu người bị mất việc, chiếm 1,2%; 5,1 triệu người buộc phải tạm ngưng hoạt
động kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc
phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6% và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%.
● Tình hình việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong quý I năm 2022
Lực lượng lao động tiếp tục phục hồi ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19
trong cả nước không ngừng gia tăng.
Lực lượng lao động trong 3 tháng đầu năm 2022 là 51,2 triệu người, tăng
hơn 0,4 triệu người so với quý IV năm 2021 và tăng 0,2 triệu người so với cùng
kỳ năm trước. So với quý trước, ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị lực
lượng lao đô ‡ng đều tăng khoảng 0,2 triệu, trong đấy nam tăng nhiều hơn so với
nữ (0,3 triệu lao động của nam so với gần 0,2 triệu lao động của nữ). 6
Nhờ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết
của Nhà nước với các giải pháp cụ thể, như hỗ trợ người lao động quay trở lại
thị trường lao động, số lượng công nhân tại doanh nghiệp đã làm cho thị trường
lao động quý I năm 2022 đã có khởi sắc, tiếp nối với thành quả phục hồi đã ghi
nhận được ở quý IV năm 2021. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý
I năm 2022 là khoảng 1,3 triệu người, đã giảm 135,2 nghìn người so với quý
trước và tăng 357,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi 3 tháng đầu năm năm 2022 là 3,01%, giảm 0,36% so
với quý trước và tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của
người lao động ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương
ứng là 2,39% và 3,40%). Tình hình thiếu việc làm đã quay trở lại với thực trạng
thường được quan sát ở nước ta với xu hướng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn
thường cao hơn khu vực thành thị, sau khi chứng kiến 3 quý liên tiếp từ quý II
đến quý IV năm 2021 với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ
thiếu việc làm ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
Trong quý I năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi là
7,93%, giảm 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,49 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
9,3%, cao hơn 2,1 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. 7
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, theo quý, giai đoạn 2020-2022
4. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
● Thiếu định hướng nghề nghiệp
Khi sinh viên không xác định rõ được nghề nghiệp sau này sẽ dẫn đến
việc chọn nghề không phù hợp với bản thân. Điều đó có thể gây ra tình trạng
chán nán, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết công việc gì là thích hợp
và tốt nhất cho bản thân.
TS. Trịnh Văn Tùng và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐH KH XH &
NV - ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và
nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh
viên ĐHQGHN. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn sinh viên
sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào
môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ
thể cho nghề nghiệp của mình.
Cũng như theo kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm nghiên cứu của TS.
Tùng cho thấy rằng một bộ phận sinh viên ngay từ lúc phải lựa chọn ngành học
và trong quá trình học tập đã không có sự định hướng cụ thể cũng “không được
ai khuyên" về các nghê nghiệp gắn với ngành của chính mình. Việc sinh viên
tiếp cận và theo học chuyên ngành hiện tại đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu 8
nhiên, từ kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc chỉ có nhu cầu đáp ứng nhu cầu “có bằng đại học”
● Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp
Ở nước ta, nguồn lao động tuy vô cùng dồi dào nhưng chất lượng lại chưa
được cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đồng thời khoa học công nghệ phát triển
thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chưa đạt yêu
cầu. Có những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên
môn cao và một bộ phận lớn người lao động của nước ta vẫn chưa đáp ứng
được. Nhìn chung lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về
luật pháp và văn hóa của quốc gia đến làm việc. Đây cũng là nguyên nhân vì
sao tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn. Bởi lẽ thị trường lao
động ở khu vực thành thị phát triển sâu rộng nên đòi hỏi phải có chất lượng lao động cao. ● Thiên tai, dịch bệnh
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại
những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian
dài. Ví dụ như: Lũ lụt khiến cho người dân không thể tiếp tục công việc, thậm
chí mất cả nhà cửa; Hạn hán làm ảnh hưởng đến những công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Còn dịch bệnh thì chắc chắn không còn xa lạ, Covid-19 là một dịch bệnh
nguy hiểm, lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu. Đây là một loại vi-rút có
thể lây qua đường hô hấp nên tất cả đều phải hạn chế tiếp xúc và thực hiện giãn
cách xã hội. Tình hình này diễn ra trong gần ba năm nay khiến cho nhiều người
lao động bị mất việc, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp phải phá sản vì không thể cầm cự.
● Máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người
Trong thời đại công nghệ 4.0, không ít người lao động đã bị thay thế bởi
những máy móc hiện đại. Khi áp dụng và sử dụng máy móc, các doanh nghiệp
sẽ không phải quản lý quá chặt chẽ như khi sử dụng nhân công là con người,
không phải thưởng thêm, chi trả bảo hiểm,… Trên hết, năng suất mà máy móc 9
tạo ra chắc chắn sẽ cao hơn con người. Đó là vấn đề mà đa số doanh nghiệp
quan tâm. Vì thế khi có công đoạn nào có thể thay thế bằng máy móc thì doanh
nghiệp sẽ thay, điều đấy dẫn đến một bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
5. Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
● Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động
Với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi yêu cầu cao hơn trong công tác giáo
dục và đào tạo, vì thế cần phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung
cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt là giáo dục ở bậc
đại học và dạy nghề sao cho phù hợp với thực tế. Đào tạo nghề cần căn cứ trên
định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo các trình độ.
Để học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kiến thức còn cần phải
không ngừng mở rộng giao lưu với các quốc gia phát triển vì hiện nay người lao
động không chỉ cần hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề duy nhất mà còn
cần phải biết các kiến thức cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, …
Để người lao động hiểu rõ được rằng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp vừa là yêu cầu đảm bảo cho việc làm, vừa là quyền lời cho chính
bản thân mình để nâng cao thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất
lượng sản phẩm cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động. Điều đó
còn góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đấy còn phải có công tác giúp định hướng nghề nghiệp cho các học
sinh ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường và phân vân hướng đi cho
mình khi chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Có văn phòng giúp định
hướng, tư vấn kĩ càng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ở mọi khu vực. Kéo
dài thời gian học nghề và nâng cao trình độ trung bình. Đào tạo và nâng cao
năng lực hệ thống quản lý lao động- việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời.
● Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật 10
Một cách nữa có thể giúp người lao động tăng cao cơ hội tìm kiếm việc làm
giúp thăng tiến trong công việc, nâng thu nhập cá nhân lên chính là tự chủ động
học hỏi thêm, cập nhật những kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn
và tay nghề của chính bản thân.
● Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 42 Luật việc làm năm. 2013, bảo hiểm thất nghiệp giúp hỗ trợ
người lao động một khoản tiền nhỏ để có thể trang trảng trong cuộc sống, hỗ trợ
học nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật nghề nghiệp, chính
vì vậy mà người lao động nên tham gia bảo hiếm thất nghiệo để khi họ mất việc
làm sẽ được tạo nhiều điều kiện giúp duy trì việc làm. Điều kiện để được hưởng
bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên
trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động theo quy định của pháp luật. ● Kích cầu
Cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước kích cầu tiêu dùng và cầu kinh
tế nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế hiện nay do sự sụt giảm của tổng
cầu chính là nguyên do gây lên khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất và người lao động bị thất nghiệp. Trong học thuyết của
Keynest, ông đã nhấn mạnh tới các công cụ và chính sách kinh tế mà Nhà nước
có thể sử dụng để tác động tới nền kinh tế nhằm nâng cầu, bao gồm các công cụ
và chính sách kinh tế như: chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và
chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ cũng như chính sách tiền tệ và lãi suất của Chính phủ.
● Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm
Để giúp ngừoi lao động có thể rút ngắn được thời gian tìm việc làm cũng
như là thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp trên cả nước thì Nhà nước
nên tiếp tục mở rộng thêm các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cũng với cầu lao động.
● Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội 11
Năm 2020 vừa qua,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
15/2020/QĐ-TT về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do
đại dịch Covid-19, hỗ trợ lao động bị giảm sâu thu nhập, có mức sống dưới mức
sống thiểu với 62 nghìn tỷ. Hỗ trợ này của Chính phủ đã giúp hơn 20 triệu đối
tượng lao động bị ảnh hưởng do Covid-19.
Do điều kiện làm việc trong môi trường không gian kín với số người tập
trung quá đông nên dẫn đến bùng phát các ca bệnh F0 và F1 đều là công nhân
của các khu công nghiệp lớn, điển hình là ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Chính vì
vậy, Chính phủ và chính quyền địa phương phải cho tạm dừng hoạt động các
khu công nghiệp, giãn cách xã hội một số đia bàn, đồng nghĩa lao động ở đó sẽ
rơi vào tình trạng không có việc làm. Tuy nhiên với những diễn biến phức tạp
của bệnh dịch có lẽ sẽ còn kéo dài, Chính phủ phải tiếp tục đề ra các chính sách
hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng lao động trong vùng tâm dịch để đảm
bảo nền kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức ổn định sau khi hết dịch 12 KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội nan giải, là thách thức lớn
trong sự phát triển của mọi quốc gia. Nó thường tác động đến các mặt của đời
sống xã hội. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp này chắc chắn là điều không thể
trong thời gian ngắn hay chỉ bằng một chính sách, một biện pháp mà phải thực
hiện đồng bộ cả hệ thống các giải pháp trong quá trình thực thi chiến lược tổng
thể của quốc gia, đặc biệt là trong thời đại dịch bệnh hoành hành như hiện nay.
Tuy rằng tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao nhưng Nhà nước đã và đang cố gắng
hết sức thực hiện tốt vai trò của mình khi đề ra các chính sách giải quyết để
giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp một cách tối đa cũng như hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Với vai trò là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi
muốn thông qua bài luận này để có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài này, từ đó
không ngừng nhắc nhở bản thân và tuyên truyền tới các bạn sinh viên luôn luôn
học hỏi, trau dồi những kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Thực
tế cho thấy rằng có bằng cấp thôi là chưa đủ, mà còn phải kết hợp rèn luyện kĩ
năng mềm và kinh nghiệm thực hành công việc để có phong thái tự tin nhất khi
đối mặt với sự đổi mới không ngừng trong công tác tuyển dụng nhân sự của các
doanh nghiệp, đồng thời cũng để bản thân không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lenin - Bộ giáo dục và đào tạo (2019)
- Nhiều chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm
https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/nhieu-chuong-trinh-de-an-ho-tro-tao- viec-lam-624802/
- Sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề, từ
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/sinh-vien-that-nghiep-do-
thieu-dinh-huong-nghe-1324101414.htm
- Miễn thuế, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, từ http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Mien-thue-giam-thue-
TNDN-doi-voi-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe/422066.vgp
- https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04 13 14