Trình bày lý luận của Chủ Nghĩa Mác Lênin về tiền công và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Trình bày lý luận của Chủ Nghĩa Mác Lênin về tiền công và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của Chủ Nghĩa Mác Lênin về tiền công
và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Khánh Linh Mã SV: 11232709 Lớp tín chỉ:
Kinh tế chính trị Mác – Lênin_Kinh
tế quốc tế CLC65B_AEP(223)_18 Số thứ tự: 26 Hà Nội, 04/2024 lOMoAR cPSD| 44879730 lOMoAR cPSD| 44879730 lOMoAR cPSD| 44879730 Mục lục
A. Mở đầu ......................................................................................................................... 2
B. Nội dung ...................................................................................................................... 2
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề tiền công ............................................................... 2
1.1 Hàng hoá sức lao động ............................................................................................................................ 2
1.2 Các khái niệm cơ bản của tiền công (tiền công danh nghĩa, thực tế) ...................................................... 3
1.3 Bản chất của tiền công theo tư bản chủ nghĩa ........................................................................................ 3
1.4 Hai hình thức trả công (theo thời gian, theo sản phẩm) .......................................................................... 3
2. Tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam .................................................................................. 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trong ngành F&B ..................................................... 7
3.1 Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự ...................................................................................................... 7
3.2 Vị trí và quy mô cửa hàng ....................................................................................................................... 7
3.3 Chính sách của nhà nước ......................................................................................................................... 7
4. Khuyến nghị, giải pháp về tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam ...................................... 8
4.1 Đối với người lao động ............................................................................................................................ 9
4.2 Đối với doanh nghiệp .............................................................................................................................. 9
C. Kết luận ........................................................................................................................ 9
D. Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................... 10 Mục lục
A. Mở đầu ......................................................................................................................... 2
B. Nội dung ...................................................................................................................... 2
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề tiền công ............................................................... 2
1.1 Hàng hoá sức lao động ............................................................................................................................ 2
1.2 Các khái niệm cơ bản của tiền công (tiền công danh nghĩa, thực tế) ...................................................... 3
1.3 Bản chất của tiền công theo tư bản chủ nghĩa ........................................................................................ 3
1.4 Hai hình thức trả công (theo thời gian, theo sản phẩm) .......................................................................... 3
2. Tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam .................................................................................. 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trong ngành F&B ..................................................... 7
3.1 Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự ...................................................................................................... 7
3.2 Vị trí và quy mô cửa hàng ....................................................................................................................... 7
3.3 Chính sách của nhà nước ......................................................................................................................... 7
4. Khuyến nghị, giải pháp về tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam ...................................... 8
4.1 Đối với người lao động ............................................................................................................................ 9
4.2 Đối với doanh nghiệp .............................................................................................................................. 9
C. Kết luận ........................................................................................................................ 9 lOMoAR cPSD| 44879730
D. Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................... 10 A. Mở đầu
Tiền công luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Nó thể
hiện giá trị cả của sức lao động, cũng vì thế mà luôn đi cùng với mọi phương thức sản
xuất và các hình thức khác nhau của kinh tế.
Ngành F&B (food and beverage) đóng vai trò quan trọng trong đời sống khi phục
vụ nhu cầu tối thiểu của con người là ăn uống. Đặt trong bối cảnh của Việt Nam, F&B
phát triển mạnh mẽ, đa dạng về mô hình và quy mô kéo theo sự phát triển của kinh tế
nói chung và các ngành liên quan nói riêng như du lịch, công nghiệp thực phẩm và nông
nghiệp. Tuy là ngành quan trọng và yêu cầu nguồn nhân lực lớn, tiền công của ngành
F&B tại Việt Nam được đánh giá là khá thấp so với mặt bằng chung. Điều này làm ảnh
hưởng xấu đến cả người lao động lẫn doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ tập trung phân tích tiền công, điều kiện lao động, chính sách nhà
nước về mức lương ngành F&B ở Việt Nam dưới góc nhìn của Kinh tế chính trị Mác
Lênin. Mục tiêu bài viết là để hiểu được bản chất tiền lương trong ngành, nguyên nhân
dẫn đến mức lương chưa phù hợp, từ đó đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp để có thể
bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành sau này.
Bài tiểu luận sẽ được chia làm 4 phần chính: - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Nội dung - Phần 3: Kết luận -
Phần 4: Danh mục tài liệu tham khảo B. Nội dung 1.
Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề tiền công 1.1 Hàng hoá sức lao động
C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi người lao động được tự do về thân thể,
không bị bóc lột, ép buộc làm việc; người lao động không có đủ tư liệu sản xuất để tự
tạo ra hàng hoá bán mà phải bán sức lao động của bản thân.
Giống với hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động cũng có giá trị và giá
trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng
giá trị các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động
là do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, phí tổn đào tạo
nhân lực và giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động tạo thành.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của 2 lOMoAR cPSD| 44879730
người mua nhưng khác với hàng hoá thông thường thì hàng hoá sức lao động trong khi
sử dụng sẽ tạo ra được lượng giá trị lớn hơn theo thời gian. Đây là loại hàng hoá đặc
biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử của con người.
1.2 Các khái niệm cơ bản của tiền công (tiền công danh nghĩa, thực tế)
1.2.1 Tiền công danh nghĩa
Theo Kinh tế chính trị Mác Lênin, tiền công danh nghĩa được hiểu là số lượng
tiền tệ mà người lao động nhận được để đổi lấy sức lao động của họ. Tiền công này chưa
thể hiện được giá trị thực tế của nó và bị phụ thuộc vào mức giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động nên tiền công danh nghĩa
cần được chuyển thành tiền công thực tế.
1.2.2 Tiền công thực tế
Theo Kinh tế chính trị Mác Lênin, tiền công thực tế là số lượng hàng hóa và dịch
vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền công danh nghĩa. Nó thể hiện mức
sống của người lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của họ.
Tiền công thực tế trả đúng theo hao phí sức lao động, có khả năng tái sản xuất
sức lao động và là động lực trực tiếp cho người lao động. Nó thúc đẩy người lao động
làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiền công thực tế phản ánh chính xác mức sống của công nhân.
1.3 Bản chất của tiền công theo tư bản chủ nghĩa
Tiền công là giá cả của hàng hoá sức lao động. Nó được hiểu là bộ ohaanj của giá
trị mới do chính hao phí sức lao động của người làm thuê tạo ra nhưng lại thường được
hiểu là do người mua sức lao động trả cho người lao động.
Quan điểm của tư bản cho rằng: “Tiền công là giá cả của lao động”, đây là một
nhận định sai vì lao động không phải là một loại hàng hoá. Lao động không tồn tại trước
khi đem bán, không có giá trị và không được trao đổi ngang giá vì như thế sẽ không tạo
ra lợi nhuận. Vì vậy đây là nhận định sai, lao động không phải hàng hoá mà sức lao động
mới là hàng hoá. Hiểu lầm này khiến cho người làm thuê tưởng rằng mình được tư bản
trả công cho thời gian lao động nhưng thực chất chính người lao động đang trả công cho chính họ.
1.4 Hai hình thức trả công (theo thời gian, theo sản phẩm)
1.4.1 Tiền công theo thời gian
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc
vào thời gian lao động của công nhân có thể tính theo giờ, ngày, tháng hay một khoảng
thời gian nhất định nào đó. Tiền công theo thời gian còn thiếu công bằng và thiếu sự
chính xác trong việc đánh giá sự đóng góp của người lao động.
1.4.2 Tiền công theo sản phẩm
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tính tiền công mà số lượng cauur nó
được quy định bởi số sản phẩm hay sản lượng mà người lao động tạo ra hoặc số công
việc người lao động hoàn thành. Mỗi sản phẩm được quy định ở một mức giá nhất định
thông qua thoả thuận của người lao động và tư bản. Tiền công theo sản phẩm khiến công lOMoAR cPSD| 44879730
nhân phải tăng cường độ lao động, làm ra nhiều sản phẩm hơn để có tiền công cao hơn,
dẫn đến kiệt sức lao động. 2.
Tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam
Từ F&B là một từ gốc Anh, đã tồn tại từ lâu trên thế giới và đến khoảng thế kỉ
XXI mới được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy chưa có định nghĩa chính thức trong
tiếng Việt nhưng F&B (viết tắt của Food and beverage, dịch sang tiếng Việt là “thức ăn
và đồ uống”) được hiểu là ngành dịch vụ liên quan đến ẩm thực bao gồm các hình thức
khác nhau như quán ăn, quán cà phê hay khách sạn….
Ngành F&B mang đến cho con người sự thoả mãn khi được thực hiệu nhu cầu tất
yếu là ăn uống, đồng thời cũng tạo ra việc làm cho nhiều người lao động phổ thông ở
Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích như trên, F&B còn góp phần thúc đẩy sự phát triển
của các ngành khác như du lịch, nông nghiệp hay công nghiệp thực phẩm. Rõ ràng nhất
là ở ngành du lịch, F&B bảo tồn những giá trị ẩm thực trong nước, tạo ra nhiều địa điểm
ăn uống, giải trí như nhà hàng, cà phê, góp phần giới thiệu nước ta với các du khách
quốc tế. Minh chứng cho điều này là Việt Nam nhận được Giải thưởng
Du lịch thế giới (World Travel Awards) về “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” vào
năm 2019. Về nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, ngành F&B phát triển gắn liền
với sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm khi trực tiếp sử dụng sản phẩm của 2 ngành này.
Nền kinh tế thế giới năm 2023 tương đối ảm đạm, hầu hết các nước đều dự báo
tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do nhiều nguyên nhân như lượng cầu giảm (ảnh hưởng từ
Covid-19 khiến người dân chưa sẵn sàng mua sắm nhiều), thay đổi khí hậu, xung đột
giữa Nga và Ukraine,.... Trái ngược lại với tình hình của thế giới, nền kinh tế Việt Nam
dù gặp không ít khó khăn nhưng vẫn tương đối ổn định và giữ được mức tăng trưởng
ước tính 5.05% theo Tổng cục thống kê. Nhìn chung, với những chính sách phù hợp,
đúng đắn, nền kinh tế Việt Nam khá khả quan, tiếp tục phục hồi sau dịch. Cùng với sự
ổn định và tích cực của kinh tế vĩ mô, doanh thu ngành F&B cũng có những thay đổi đáng mong chờ.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi doanh thu ngành F&B
từ năm 2017 đến năm 2023 700 590.9 600 577.14 542.09 505.16 529.3 513.2 500 442.2 400 300 200 100
0 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Doanh thu 4 lOMoAR cPSD| 44879730
Nguồn: Virac, Euromonitor
Doanh thu ngành dịch vụ F&B năm 2023 đạt 590,9 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong
7 năm tính từ 2017. Mức tăng doanh thu năm 2023 đạt 11,6% tuy ít hơn so với năm 2022
(khoảng 19,7%) nhưng vẫn đủ để cho thấy sự phát triển, hồi phục nhanh chóng tính từ
mức doanh thu thấp chạm đáy vào năm 2021.
Chứng kiến tín hiệu tiêu cực từ sự đóng cửa một số chi nhánh bán hàng chưa đạt
hiệu quả mong muốn để tập trung vào những vị trí cửa hàng chiến lược của các chuỗi
F&B lớn như Golden Gate, Highlands hay Phúc Long, số lượng cửa hàng dịch vụ ẩm
thực tăng tương đối khiêm tốn (khoảng 1,26%). Thay vào đó, một số lượng lớn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, những mô hình bán hàng theo trend như cà phê muối, bánh
đồng xu đã mang đến tín hiệu tích cực cho sự tăng trưởng về số lượng cửa hàng tham
gia ngành F&B. Điều này dự báo tương lai phát triển mạnh mẽ của ngành này.
Biểu đồ thể hiện số lượng cửa hàng dịch vụ ẩm thực
tại Việt Nam năm 2018-2023 330 325.4 320 317.6 314.5 317.3 310 307.8 300 293.4 290 280 270 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Cửa hàng
Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor
Trái ngược với tầm quan trọng và sự phát triển tiềm năng của ngành F&B, tiền
công của ngành được đánh giá là chưa đủ thu hút đối với người lao động. Theo khảo sát
gần 3000 doanh nghiệp F&B trên 63 tỉnh thành Việt Nam của iPOS.vn, 48.5% doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nhân viên. Doanh nghiệp trong ngành phải chứng
kiến sự phụ thuộc vào người lao động phổ thông và sự ra vào liên tục của nhóm người
lao động này. Đối với những lao động có kinh nghiệm thì mức lương thưởng và phúc
lợi được nhận xét là chưa đủ hấp dẫn.
Đối với các vị trí cho lao động phổ thông, tham khảo bảng lương nhân viên của
một số chuỗi F&B lớn (theo Vnexpress năm 2022) có thể thấy mức lương đang dao động
trong khoảng 15,000 đồng đến 30,000 đồng. Hai nhóm lao động chính trong này là nhóm
lao động được cho chỗ ăn ở và nhóm lao động bán thời gian, sinh viên. Nhóm lao động
được cho chỗ ăn ở không còn thiết tha với việc làm nhân viên mảng F&B ở khu vực
thành thị mà có xu hướng ở lại quê làm việc với mức chi phí sống thấp hơn. Nhóm lao
động đến từ lực lượng sinh viên giờ cũng có xu hướng chọn những công việc có liên
quan đến ngành học của mình hơn hoặc chọn tham gia làm shipper với mức lương cao
hơn và thời gian làm linh hoạt hơn. lOMoAR cPSD| 44879730
Bảng 1: Lương nhân viên tại một số thương hiệu F&B Đơn vị: nghìn đồng Theo giờ Thương hiệu 21-23 Phúc Long 23-27.5 Highlands Coffee 25 Starbucks 17-22 Laika Cafe 18-20 Chè Chang Hi 22,5-26 Gong Cha 21 Koi Thé 18-20 Katinat 15-17 Bobapop 17+ Tocotoco 18-23 E-Coffee 19-23 Đậu Homemade 30-39 Haidilao 25-30 Kichi Kichi 21-30 Kinh BBQ 25 Lotteria 24 McDonald’s 25.5 KFC 21-22 Mỳ cay Sasin 18-20 Chick Garden
Nguồn: Vnexpress (2022)
Với nhóm lao động có tri thức và kinh nghiệm, công việc trong ngành F&B có
lương và phúc lợi không đủ hấp dẫn. Thêm vào đó, sau Covid-19 cùng với sự đi xuống
trong kinh doanh của các chuỗi F&B, mức lương của những nhân lực này cũng giảm và 6 lOMoAR cPSD| 44879730
không có dấu hiệu tăng lại. Điều này đồng thời cũng khiến những nhân lực có tri thức
và kinh nghiệm trong ngành chọn công việc khác. 3.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trong ngành F&B 3.1
Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự
Mức lương trong ngành được phân hoá tương đối phù hợp theo vị trí tuỳ vào trình
độ của nhân sự. Đối với nhân sự có năng lực tri thức, trình độ cao thường sẽ khan hiếm
do thiếu cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Trong khi đấy các doanh nghiệp
trong ngành F&B cũng cần thiết thu hút và giữ những nhân sự này trong doanh nghiệp
vì họ có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và hiểu biết thị trường (những thứ mà khó tìm
thấy ở nhân sự ở các vị trí thấp hơn đến từ lao động phổ thông). Bảng 2: Mức lương
cho các vị trí ngành F&B Chức vụ Mặt bằng mức lương Nhân viên phục vụ 4,000,000đ – 6,000,000đ Nhân viên thu ngân 5,000,000đ – 7,000,000đ Nhân viên bếp, pha chế 6,000,000đ – 8,000,000đ Quản lý quán cafe 8,000,000đ – 10,000,000đ Bếp trưởng, quản lý 15,000,000đ – 20,000,000đ 3.2
Vị trí và quy mô cửa hàng
Nếu vị trí của nhà hàng, cà phê được đặt ở các thành phố lớn hay những vùng có
ngành du lịch phát triển kéo theo ngành F&B phát triển thì mức lương trả cho nhân viên
phải cao hơn so với những tỉnh lẻ. Thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
tập trung nhiều bạn nhân viên trẻ và sinh viên xa nhà phải trả những khoản chi tiêu đắt
đỏ nên nhân sự ở đây cũng yêu cầu mức lương cao hơn để chi trả cho cuộc sống.
Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn với mức doanh thu lớn hơn cũng có mức lương
đãi ngộ tốt hơn cho nhân viên so với những hàng quán có quy mô nhỏ hơn. Đồng thời
với những thương hiệu lớn, mức lương sẽ có tính đồng bộ không kể vị trí của doanh
nghiệp đi kèm với đó là những yêu cầu có phần khắt khe hơn và đào tạo bài bản hơn với nhân sự. 3.3
Chính sách của nhà nước
Mức trả cho nhân viên trong ngành F&B được nhận xét là tương đối thấp, không
đủ để lao động chi trả cho cuộc sống của mình, gây thiếu động lực cho người lao động
và khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp. Hiểu được
thực trạng khó khăn này, nhà nước đã đưa ra chính sách mức lương tối thiểu phù hợp
theo cuộc sống ở các vùng miền khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương
nhân viên trong ngành F&B
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP: Quy định mức lương tối
thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử
dụng lao động theo vùng như sau: lOMoAR cPSD| 44879730 Vùng
Mức lương tối thiểu tháng Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/tháng) (Đơn vị: đồng/giờ) Vùng I 4,680,000 22,500 Vùng II 4,160,000 20,000 Vùng III 3,640,000 17,500 Vùng IV 3,250,000 15,600
Nghị định này ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương cho lao động phổ thông trong
ngành F&B, ví dụ như việc mức lương nhân viên phục vụ ở các quận nội thành Hà Nội
(tức vùng I) trước đây có thể trải dài từ 15,000 đồng/giờ đến 30,000 đồng/giờ thì bây
giờ người lao động này sẽ được nhận mức lương tối thiểu là 22,500 đồng/giờ. Nhà nước
cũng đưa ra những quy định liên quan để hạn chế việc trả lương thấp hơn mức tối thiểu
cho lao động bằng cách xử phạt người sử dụng lao động thông qua khoản 3 Điều 17
Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả
lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây: a)
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10người lao động; b)
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50người lao động; c)
Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trởlên.
Quy định về mức lương tối thiểu của nhà nước đã tăng mức lương cho lao động
sao cho phù hợp với cuộc sống theo vùng, đồng thời cũng tăng số lượng lao động muốn
tham gia và giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội để chọn ra lao động phù hợp. Đặt trong
ngành F&B nói riêng (ngành được đánh giá là phụ thuộc nhiều vào lao động phổ thông),
số lượng người có nhu cầu tìm việc làm trong ngành sẽ tăng lên đi cùng với động lực
làm việc của người lao động cũng tăng, giúp doanh nghiệp và ngành F&B có cơ hội phát triển tốt hơn. 4.
Khuyến nghị, giải pháp về tiền công trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam
Việc cải thiện, khuyến nghị giải pháp cho vấn đề tiền công chưa bao giờ dễ dàng
trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc nâng cao mức lương
cho người lao động, đưa ra giải pháp để có thể trung hoà lợi nhuận giữa nhóm người lao
động và người sử dụng lao động trong ngành F&B là cực kì cần thiết vì đây là ngành
cung cấp cho xã hội một lượng lớn việc làm và ngược lại cũng phụ thuộc nặng vào lực lượng lao động. 8 lOMoAR cPSD| 44879730
4.1 Đối với người lao động
Giống với hầu hết ngành nghề khác, mỗi người lao động cần phải hiểu rõ tầm quan
trọng của việc cẩn trọng và có tính kỷ luật, đi kèm với đó là sự tập trung cao với công
việc. Từ đó có thể giảm thiểu các sai sót và tránh gây ảnh hưởng đến mức thu nhập của bản thân.
Đồng thời, việc quan sát, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cũng vô cùng quan trọng và
ảnh hưởng lớn đến tiền lương trong ngành F&B khi có sự phân hoá lương rõ ràng giữa
các vị trí cho lao động phổ thông và lao động có kiến thức cùng kinh nghiệm. Người lao
động cần phải cố gắng nỗ lực học hỏi vì theo C.Mác và Ăngghen thì lao động phức tạp
cũng chỉ là lao động giản đơn được nâng lên luỹ thừa.
Ngoài ra, người lao động cần phải trang bị hiểu biết đầy đủ về tiền công dưới góc
nhìn của Kinh tế chính trị Mác Lênin và luật pháp hiện hành của Việt nam để có thể bảo
vệ quyền lợi của bản thân.
4.2 Đối với doanh nghiệp
Áp dụng góc nhìn của Kinh tế chính trị Mác Lênin, doanh nghiệp cần phải có trách
nhiệm với người lao động của mình và thống nhất mức lương phù hợp với quan hệ lợi
ích thống nhất giữa hai bên.
Đối với doanh nghiệp trong ngành F&B, cần phải thiết kể mức lương, phụ cấp,
thưởng hợp lý hơn để có thể thu hút những lao động phù hợp hơn và giữ chân những lao
động có trình độ cao hơn. Và để đạt được điều này thì việc nâng cao khả năng quản lý
lợi nhuận, doanh thu cũng cần được chú trọng. C. Kết luận
Lý luận về tiền công cảu C.Mác không chỉ đúng trngchur nghĩa tư bản mà còn có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường của nướ ta hiện nay. Việc
hiểu được lý luận của C.Mác và vận dụng đúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
cải thiện mức lương của người lao động.
Bài viết đã liên hệ thực tiễn và nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền công
trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam. Những phân tích chỉ ra rằng việc cải thiện tiền công
trong lĩnh vực đang là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phát triển.
Vì vậy, việc nâng cao mức lương cho người lao động là vô cùng cấp bách. Và từ đó, đưa
ra các đề xuất, khuyến nghị và giải pháp để giải quyết những vấn đề xoay quanh tiền
công của người lao động trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam. lOMoAR cPSD| 44879730
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác và Ăngghen: Toàn tập
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin
3. Nghị định 38/2022/NĐ-CP
4. Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023 - iPOS
5. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 - Tổng cục thống kê 10