-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trình bày yếu tố môi trường văn hóa- xã hội?
Trình bày yếu tố môi trường văn hóa- xã hội?
Marketing căn bản (MCB1) 4 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Trình bày yếu tố môi trường văn hóa- xã hội?
Trình bày yếu tố môi trường văn hóa- xã hội?
Môn: Marketing căn bản (MCB1) 4 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI I. Khái niệm:
-Văn hóa là một hế thống các giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mức
hành vi được cả một cộng đồng cùng chia sẻ.
-Con người sống trong bất kỳ xã hội nào cũng cũng mang một bản sắc văn hóa
tương ứng với xã hội đó. Bản sắc văn hóa khác nhau sẽ hình thành nên các quan
điểm khác nhau về các giá trị và chuẩn mực. Thông qua những quan điểm về giá
trị và chuẩn mực đó, văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định marketing. Vậy nên
các nhà quản trị marketing nếu hiểu được, nhân thức đúng về các quan niệm giá trị
và chuẩn mực họ sẽ có quyết định marketing đúng và ngược lại họ sẽ có thể phạm
phải những sai lầm đáng tiếc.
II. Tác động của môi trường văn hóa.
-Văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định marketing rất đa dạng và đa chiều.
Văn hóa có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh.
Chẳng hạn những quan niệm về các sản phẩm tiêu dùng trong các dịp lễ
tết đã tạo thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều sản phẩm truyền thống.
-Văn hóa có thể đòi hỏi những điều mang tính chất cấm kị mà nhà kinh
doanh nên tránh, nếu không họ dễ bị phạm huý, mà kết cục là sản phẩm
không thể tiêu thụ được. Văn hóa có thể đưa ra những qui ước bất thành
văn mà ngay khi đặt tên cho một sản phẩm các nhà quản trị marketing phải tránh.
-Văn hóa cũng có thể gợi ra ý tưởng về thiết kế, về lựa chọn màu sắc cho
một sản phẩm, về tạo dựng một hình ảnh cho Logo.
-Văn hóa cũng có thể đòi hỏi tính chất (trừu tượng hay cụ thể), dùng ngôn
ngữ hay dùng hình ảnh khi truyền đạt ý tưởng về một thông điệp quảng
cáo. Văn hóa có thể tạo ra một xu hướng hay trào lưu tiêu dùng một sản phẩm...
- Ví dụ: 0 những năm qua, ở Việt Nam ta thấy xuất hiện những trào lưu và
xu hướng tiêu dùng mà trước đây chưa hề có: hình thành những nhà nghỉ
cuối tuần hay những trang trại, mua sắm xe hơi, chơi tennis, đi câu cá,…
biểu hiện trực tiếp của những xu hướng đó là sự giàu sang hơn, nhưng sâu
xa thầm kín thì xu hướng đó có yếu tố văn hóa
III. Căn cứ vào mức độ ổn định hoặc thay đổi của các chuẩn mực giá trị có
liên quan, văn hóa được chia làm theo 3 mức độ: 1. Nền văn hóa: - Khái niệm:
+Là những chuẩn mực giá trị phản ảnh bản sắc văn hóa của một đất nước,
của một vùng miền hoặc của một dân tộc.
+Những chuẩn mực giá trị ấy được lưu giữ trung thành theo thời gian và hoàn cảnh.
- Ví dụ: Vào những ngày Lễ, Tết, đầu tháng và giữa tháng … người Việt
Nam luôn thờ cúng tổ tiên, ông bà.
Giá trị cốt lõi bền vững, đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Và các giá trị văn
hóa được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với
người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, đối
với tự nhiên và vũ trụ. 2. Nhánh văn hóa:
- KN: Đây là những chuẩn mực giá trị mà được một nhóm, một bộ phận
người, do có điều kiện và hoàn cảnh sống giống nhau, có quan niệm giống
nhau trong khi vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa cốt lõi – truyền thống.
- VD: + Giới ca sĩ có đặc điểm tự do phóng khoáng chung trong việc lựa
chọn trang phục... khi đó, họ có thể trở thành thị trường mục tiêu của một số nhà tạo mốt.
+ Việt nam là một nền văn hóa, còn các nhánh văn hóa có thể là văn
hóa của 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có 1 đặc trưng riêng, bản sắc riêng, hành
vi tiêu dùng riêng. Với mỗi nhánh văn hóa đó thì chúng ta cần phải có
những chiến lược riêng để thõa mãn từng nhánh văn hóa đó. Đó chính là
cơ hội thị trường để chúng ta có thể hoạt động kinh doanh.
-So với những chuẩn mực giá trị gắn với nền văn hóa, thì những chuẩn mực
giá trị do nhánh văn hóa tạo ra có thể biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh
3. Sự biến đổi văn hóa:
- Khái niệm: Là cách thức tồn tại của một nền văn hóa trong sự biến đổi
không ngừng của môi trường tự nhiên và xã hội - Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của các nền văn hóa khác
+ Bắt nguồn từ nội tại mỗi nền văn hóa - Ý nghĩa:
+ Một số chuẩn mực giá trị văn hóa có thể thay đổi nhanh theo tình huống,
điều này có thể tạo ra cơ hội Marketing rất lớn.
+ giúp Hình thành, bổ sung tư tưởng , quan điểm, lối sống mới…; thay thế
những gì không còn phù hợp. - Nguyên tắc:
+ Nghiên cứu văn hóa để xác định thị trường mục tiêu
+ Coi trọng giá trị văn hóa truyền thống
+ Cập nhật biến đổi, điiều chỉnh chiến lược để tăng khả năng thỏa mãn khách hàng - VD:
+ Trang phục khi chơi thể thao sẽ được thị trường ưa chuộng khi có các
giải phong trào được tổ chức.
+ Văn hóa ngày Tết làm cho mọi người ưa chuộng các loại cây cảnh hơn
so với dịp bình thường. IV. Kết luận:
-Tóm lại, các giá trị văn hóa cốt yếu của một xã hội diễn đạt thành mối
quan hệ với chính nó, với người khác, với các định chế, với xã hội,… Điều
đó đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm rõ sự biến đổi của những giá trị văn
hóa để có những chính sách phù hợp với các biến đổi theo thời gian.