-
Thông tin
-
Hỏi đáp
“Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản, tiến lên chủn ghĩa xã hội”. Liên hệ vấn đề này với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Chủ nghĩa xã hội khoa học (POLI106) 49 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
“Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản, tiến lên chủn ghĩa xã hội”. Liên hệ vấn đề này với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (POLI106) 49 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Bùi Thị Hải Ly CNXHKH-NV4
Quan điểm của Lênin: “Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải
bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản, tiến lên chủ
nghĩa xã hội”. Liên hệ vấn đề này với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng
định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó là một quy luật khách quan của lịch sự và thời
đại ngày này chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: “Theo quy luật tiến
hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”
1. Giải thích tính đúng đắn của quan điểm
Trước hết, ta phải khẳng định quan điểm trên của Lênin là hoàn toàn đúng đắn. BỞI:
Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin : sự ra đời và phát triển của các hình thái kinh tế-
xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên. Sự thay thế của một hình thái kinh tế- xã
hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ lịch sử xã
hội trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thuỷ-> chiếm hữu nô lệ
->phong kiến -> tư bản chủ nghĩa -> cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn đầu là chế dộ
CNXH). Mặc dù sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờ cũng trải qua một quá trình
biến đổi, chuyển đổi lâu dài. Đó là thời kỳ quá độ
Thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH là một tất yếu khách quan:
Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất CNTB được xây dựng trên cơ
sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất,dựa trên chế độ áp bức bóc
lột. Còn CNXH xây dựng trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không
còn các giai cấp đối kháng, không còn chế độ áp bức, bóc lột. muốn có được xã
hội như vậy thì ta cần phải có một khoảng thời gian nhất định
Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ
cao. CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng
muốn tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại.
Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong
lòng chế độ TBCN mà là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Dù sự
phát triển của CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất –
kỹ thuật. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.
Bốn là: Xây dựng CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần
phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc
đó tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia.
Sau những năm 50 của thế kỉ XIX, khi trung tâm CM thế giới chuyển từ phương Tây
sang phương Đông thì Mác và Ăngghen đã rất quan tâm đến tiền đồ phát triển của các
nước phương Đông lạc hậu và nhận định rằng các nước kinh tế lạc hậu, nhất là ở
phương Đông thì vẫn còn ở giai đoạn tiền tư bản, hơn nữa vẫn còn bảo tồn chế độ công
xã nông thôn tương đối hoàn chỉnh thì có 3 khả năng về tiền đồ phát triển:
1) Bị phương Tây tiến hành thuộc địa, công xã tan rã và đi lên phát triển TBCN.
2) Chế độ tư hữu trong nội bộ công xã chiến thẳng chế độ công hữu và điều này diễn ra từ từ.
3) Chế độ công hữu chiến thắng chế độ tư hữu, bỏ qua chế độ TBCN nhưng
vẫn kế thừa những thành quả đã được khẳng định do CNTB sáng tạo ra để tiến thẳng lên CNCS.
Và đây là khả năng dễ xảy ra nhất.
Như vậy, cả Mác- Ăngghen và sau này là Lê-Nin đều khẳng định khả năng phát
triển rút ngăn của các quốc gia lạc hậu, kém phát triển đi lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN.
Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kì tất yếu trên con đường phát
triển của hình thái kinh tế- xã hội CNCS.
2. Liên hệ vấn đề này với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Quan điểm trên của Lê nin hoàn toàn phù hợp với con đường phát triển của Việt Nam.
2.1. Cơ sở cho sự ra đời quá trình quá độ lên CNXH ở VN
Đảng ra đời năm 1930 đã tạo nên những chuyển biến quan trọng. Cùng năm ấy,
Cương lĩnh của Đảng chỉ rõ: sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng
đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân, phản ánh
xu thế phát triển của thời đại, phù hợp vs quan điểm khoa học, cách mạng và
sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm xuyên tạc cho rằng việc đi lên CNXH ở VN là 1
sai lầm và đi theo con đường CNTB thì mới hợp thời,rằng chủ nghĩa xã hội đã
“cáo chung”, chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời và không ít kẻ đòi Đảng ta,
Nhân dân ta phải từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, họ cho rằng đó là
“con đường sai lầm”, là đi vào vết xe đổ của Liên Xô và Đông Âu. Mục đích
của chúng là lái nước ta chệch khỏi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cho
quần chúng nhân dân hoài nghi, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Nhưng chúng ta có quyền khẳng định và luôn khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã
hội là sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng
và Nhân dân ta! Bằng thực tiễn những năm tháng Bác Hồ bôn ba tìm đường cứu
nước, đến với chủ nghĩa xã hội khoa học và tìm ra con đường phát triển cho dân
tộc Việt Nam; từ thực tiễn lịch sử hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã
minh chứng rõ tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Sự sụp đổ của
Liên Xô và Đông Âu là do chậm cải tổ các khiếm khuyết, do tư tưởng chủ quan,
duy ý chí và nhất là sự sai lầm khi thực hiện chế độ đa đảng chứ k phải là sự sụp
đổ của 1 hình thái kinh tế.
Đảng vẫn chủ trương “nắm vững ngọn cờ độc lập và CNXH”.
2.2. Công cuộc quá độ đi lên xây dựng CNXH ở VN là đúng đắn
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của
cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách
mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc
rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để
vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh
phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
- Với sự lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân ta làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh bại
hai đế quốc Pháp và Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; và sau đó tiếp
tục lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Đó là
những bằng chứng thực tế chứng minh tính đúng đắn của con đường cách mạng
vô sản mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người đã tìm đường, mở lối và
dẫn đường cho dân tộc Việt Nam. Qua mỗi bước ngoặt lịch sử, chúng ta luôn
khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ
nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và 35 năm
đổi mới: “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử,
phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh
tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện
rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm
tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức,
tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh
và bền vững đất nước”
CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN đang ngày càng hoàn thiện và từng
bước được hiện thực hóa”.
- Việc đi theo CNTB theo tuần tự thực tế sẽ đem đến nhiều bất cập hơn:
Thực tế chỉ có 4 nước đi theo con đường XHCN (VN, Lào, TQ, Cuba) và
còn lại hơn 190 quốc gia đang theo CNTB hoặc các hình thái kinh tế khác nhau.
Chỉ có 1 vài quốc gia theo TBCN là trở thành các nước phát triển mà sự
giàu có đến tư việc xâm lược thuộc địa, bóc lột lao đông,… còn lại là các
nước đói nghèo và kém phát triển.
Khoảng cách giàu nghèo ở các nước TB ngày càng gia tăng, 1% dân số
nhưng lại chiếm phầm lớn về TLSX, của cải xã hội,…nên nắm quyền chi
phối xã hội. Mâu thuẫn xã hội thì ngày càng gay gắt…..
- Hiện nay, VN mới đang trong quá trình quá độ đi lên CNXH chứ chưa đạt được
mục tiêu CNXH hoàn chỉnh. Vì thế, toàn Đảng và toàn dân cần:
Có những nhận thức đúng đắn về thời kì quá độ lên CNXH ở VN, có bản
lĩnh vững vàng trước các thông tin sai lệch và xuyên tạc về CNXH ở VN.
Giữ vững vị trí độc tôn của ĐCSVN, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của
Đảng và nhà nước đề ra.
Nêu cao tinh thần, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi khả năng trí tuệ và
tận dụng thời cơ để thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng và nhân dân đã đề ra
Đi lên chủ nghĩa xã hội sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta