Trung Quốc Thời cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Trước khi người Trung Quốc xây dựng nhà nước của mình, tổ tiên của họ đã đến và sống định cưthành những chòm xóm trên lưu vực sông Hoàng Hà. Họ sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt.
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc 3. Kinh tế 3.1. Thời cổ đại
Trước khi người Trung Quốc xây dựng nhà nước của mình, tổ tiên của họ đã đến và sống định cư
thành những chòm xóm trên lưu vực sông Hoàng Hà. Họ sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt.
Đến thiên niên kỉ III TCN, sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến sự phân hoá tài sản và xuất hiện
giai cấp, xã hội thị tộc lâm vào tình trạng tan rã, nhà nước ở Trung Quốc ra đời. Thời cổ đại ở
Trung Quốc có ba vương triều nối tiếp nhau là Hạ, Thương, Chu. a. Nông nghiệp
Từ khi bước sang xã hội có nhà nước cho đến thời Chiến quốc (Đông Chu), nền nông
nghiệp của Trung Quốc ngày một phát triển, thể hiện ở các mặt: -
Về công cụ sản xuất, thời Hạ người Trung Quốc chỉ biết đến đồng đỏ nên nông cụ chủ
yếu như công cụ xới đất, cuốc, liềm, dao… vẫn làm bằng đá, gỗ, xương, vỏ trai… Thời
Thương và Tây Chu, đồ đồng thau ngày càng phát triển.
Đến thời Xuân Thu, bên cạnh đồ đồng thau vẫn được sử dụng phổ biến, đồ sắt đã bắt đầu
xuất hiện. Theo những tài liệu được ghi chép trong sử sách, ở nước Tề, vào nửa đầu thế
kỉ VII tr.CN, Quảng Trọng đã đề nghị với Tề Hoàn Công: “Kim loại đẹp để đúc gươm
giáo dung để chém chó ngựa, kim loại xấu để đúc cuốc dao dùng để xới đất”. Có lẽ “kim
loại đẹp” ở đây là đồng thau, còn “kim loại xấu” là sắt. Đến thời Chiến Quốc, công cụ
bằng sắt đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.
Bên cạnh sự tiến bộ về công cụ sản xuất, thời Xuân Thu, người Trung Quốc bắt đầu biết
sử dụng súc vật làm sức kéo. Thiên Tấn ngữ trong sách Quốc ngữ chép rằng: “Những súc
vật làm vật hiến tế ở đền miếu có thể dùng trong công việc đồng áng”. Ngoài ra, thời
Xuân Thu có nhiều người đặt tên để chữ (cày) và chữ “Canh”
“Ngưu” (trâu, bò) gần
nhau, ví dụ học trò của Khổng Tử là Nhiễm Bá Ngưu chính tên là Canh, Tư Mã Canh
hiệu là Tử Ngưu; nước Tấn có một lực sĩ tên là Ngưu Tử Canh. Việc đặt chữ Ngưu đi đôi
với chữ Canh phản ánh rằng trong thực tế xã hội, dùng trâu bò để cày ruộng đã là một việc thường thấy. -
Về vấn đề thủy lợi, từ trước khi thành lập nhà nước, cư dân Trung Quốc đã chú ý đến
việc khắc phục nạn lụt. Truyền thuyết về việc trị thủy của ông Vũ phản ánh rằng lúc bấy
giờ người Trung Quốc đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc tiêu nước lũ và dẫn
nước vào ruộng. Trong chữ giáp cốt (loại chữ viết xuất hiện từ đời Thương), chữ “điền”
(ruộng) được vẽ thành một hình vuông bên trong có những đường ngang dọc – thể hiện
cho chính những bờ vùng, bờ thửa kết hợp với hệ thống mương máng để dẫn và tháo nước.
Cuối thời Xuân Thu, các công trình thủy lợi lớn được xây dựng tại nhiều nước. Ở nước
Ngô, thời Phù Sai (thế kỉ V tr.CN) đã đào một hệ thống kênh nối Trường Giang với sông
Hoài và nối sông Hoài với một số con sông ở gần lưu vực Hoàng Hà. Đó là hệ thống
kênh đào đầu tiên ở Trung Quốc. Sang thời Chiến Quốc, nước Tần có kênh Trịnh Quốc,
đập Đô Giang; nước Ngụy có kênh Tây Mông Báo ; các nước Tề, Sở có kênh Hồng, kênh
Hàn… Các công trình thuỷ lợi ấy không những đã tưới cho ruộng đồng xanh tốt, hạn chế about:blank 1/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
nạn lụt mà còn có vai trò quan trọng trong giao thông vận tải từ Hoàng Hà đến Trường Giang. -
Về năng suất sản xuất, thời Hạ, Thương, tuy công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá, gỗ...
nhưng nhờ đất đai ở lưu vực Hoàng Hà xốp và màu mỡ nên năng suất của sản xuất nông
nghiệp đã dần dần phát triển. Giai cấp thống trị còn thu được nhiều lương thực để chất
đầy các kho lẫm. Vua Trụ (nhà Thương) thu thóc của dân để chứa vào kho Cự Kiều là
một ví dụ. Đến thời Tây Chu, tình hình ấy cũng được thơ ca phản ánh như sau: “Thóc của cháu vua Cao như nóc nhà Kho của cháu vua Như gò như núi.”
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ những tiến bộ về công cụ sản xuất và kĩ thuật sản
xuất, nhất là việc dùng cày có lưỡi bằng kim loại do súc vật kéo; đồng thời do sự phát
triển của hệ thống tưới nước, nông dân Trung Quốc càng có điều kiện khai phá thêm đất
hoang và thực hiện việc thâm canh tăng năng suất, do đó sản lượng nông nghiệp tăng hơn trước nhiều. b. Thủ công nghiệp
Từ thời Hạ, các nghề làm đồ gốm, đúc đồng đã có những tiến bộ đáng kể. Số đồng trong
xã hội ngày một nhiều. Ngoài ra, thời Hạ còn dùng đồng để làm vũ khí. Tuy nhiên, đồ
đồng thời Hạ chỉ mới là đồng đỏ.
Sang đến đời Thương, người Trung Quốc đã biết dùng đồng thau và nghề đồng thau đã
phát triển mạnh mẽ về quy mô sản xuất cũng như kĩ thuật chế tác. Công cụ sản xuất có
nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và chủ yếu là các loại công cụ của nghề thủ công như cưa, đục,
búa, dùi, dao v.v... Những dụng cụ được chế tác với trình độ nghệ thuật rất cao: hình
dáng đẹp, hoa văn tinh vi, sinh động. Trong số các đồ dùng đời Thương đã phát hiện
được, tiêu biểu nhất là đỉnh Tư mẫu Mậu. Đây là cái đỉnh vua Thương đúc để tặng mẹ tên
là Mậu, nặng 875 kg, cao 1,33m kể cả tai, dài 1,1m, rộng 0,78m. Tư mẫu Mậu là đỉnh lớn
nhất đã được phát hiện ở Trung Quốc.
Đến thời Tây Chu, số lượng đồ đồng thau lại càng tăng nhiều. Trên đồ đồng thời Chu
thường có khắc chữ mà nội dung nói về việc ban thưởng, phong tặng ruộng đất, nô lệ và
những vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội. Tiêu biểu cho đồ đồng thời Tây Chu là đỉnh
Đại Vu nặng 399 kg, có khắc 291 chữ, trong đó có những câu: “…Văn Vương nhận mệnh
lớn ở trời... được ban nhân dân và đất nước”. Điều đó chứng tỏ đây là cái đỉnh tượng
trưng cho uy quyền của nhà Chu.
Thời Xuân Thu, nghề đúc đồng thau có những cải tiến rõ rệt. Đồ đồng thời kì này có hình
dáng thanh thoát, trang trí đẹp mắt. Ngoài chuông, đỉnh, đồ uống rượu, dao v.v..., thời kì
này còn có một số sản phẩm mới như kiếm ngắn, gương đồng... Bên cạnh nghề làm đồ
đồng thau, các nghề thủ công khác như nghề làm đồ gốm, đồ đá, đồ ngọc, đồ xương, đồ
da, đồ gỗ, nghề dệt v.v... đều đạt đến trình độ khá cao.
Thời Chiến Quốc, có một nghề thủ công ra đời chưa lâu, nhưng kĩ thuật tiến bộ rất nhanh,
đó là nghề luyện sắt. about:blank 2/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
Về mặt tổ chức sản xuất, những nghề thủ công quan trọng như nghề đúc đồng, nghề làm
đỗ ngọc, nghề đóng xe, đóng thuyền, nghề làm vũ khí, nghề dệt, nghề luyện sắt... đều do
nhà nước trực tiếp quản lí. Nhà nước tổ chức thành các xưởng khác nhau để tiến hành sản xuất.
Ngoài ra, nền thủ công nghiệp tư doanh cũng ngày càng phát triển. Những nghề sản xuất
đòi hỏi phải có nhiều vốn như nghề luyện sắt, nghề làm muối thường do các nhà giàu
kinh doanh, nhưng chịu sự quản lí của nhà nước. Có nước chư hầu đã đặt chức quan
chuyên quản lí về sắt và muối. Những nhà kinh doanh phải nộp thuế bằng 3/10 số thu nhập cho nhà nước.
Hiện tượng thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Chính
bộ phận thủ công nghiệp này đã cung cấp các loại đồ dùng hàng ngày cho quần chúng
nhân dân. Riêng nghề dệt vải thì vẫn kết hợp với nông nghiệp do những người phụ nữ
tranh thủ thời gian buổi tối hoặc những dịp nông nhàn để sản xuất. c. Trao đổi và buôn bán
Sự phát triển của các ngành sản xuất làm cho việc trao đổi buôn bán cũng dần dần phát triển.
Thời Thương, Chu, các thứ được đem ra trao đổi chủ yếu là súc vật, các vật quý lạ, nô lệ v.v...
Phạm vi trao đổi cũng mở rộng. Nhiều loại hải sản hoặc một số sản phẩm của nghề thủ công ở hạ
lưu Trường Giang được tiêu thụ tận vùng trung lưu lưu vực Hoàng Hà.
Thời Xuân Thu, hoạt động thương nghiệp phát triển hơn trước. Trong số các nước chư hầu, Tề là
nước có nền thương nghiệp phát triển sớm nhất, do ở gần biển nên có nhiều hải sản để đem trao
đổi với vùng nội địa. Đến giữa thời Xuân Thu, trung tâm buôn bán giữa các nước chư hầu là
nước Trịnh, vì đây là giao điểm của các đường giao thông ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Lái buôn
nước Trịnh không những chỉ buôn bán ở trong nước mà còn đặt chân đến nhiều nước khác: nam
thì xuống Sở, bắc thì lên Tấn, đông thì sang Tề, tây thì qua Tần ... Qua tay lái buôn nước Trịnh,
thổ sản của các nước được trao đổi với nhau.
Thời Chiến Quốc, do sản xuất phát triển, rất nhiều mặt hàng về nông sản, hải sản, các sản phẩm
của nghề chăn nuôi và nghề thủ công được trao đổi trên thị trường. Nhờ buôn bán phát tài, trong
xã hội đã xuất hiện những thương nhân lớn, có số vốn lên đến hàng vạn lạng vàng, cùng một
hình thức kinh doanh mới : đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường. Trong số đó, Phạm Lãi, Bạch
Khuê là những nhân vật tiêu biểu.
Lúc đầu việc trao đổi thường được tiến hành dưới hình thức lấy vật đổi vật nhưng cùng với sự
phát triển của thương nghiệp, ở Trung Quốc đã sớm xuất hiện tiền tệ. Từ thời Thương, người
Trung Quốc đã dùng một loại vỏ ốc biển gọi là ”bối” để làm vật môi giới trong việc trao đổi. Về
sau, bối bằng vỏ ốc không đủ để đáp ứng cho việc trao đổi thì người ta đúc bối bằng đồng. Như
vậy, “bối” là loại tiền sớm nhất của Trung Quốc.
Cuối thời Xuân Thu, nhất là từ thời Chiến Quốc, số lượng tiền bằng đồng được đúc ra ngày càng
nhiều. Do đất nước chưa thống nhất nên mỗi nước có một loại tiền riêng và hình dáng cũng khác
nhau. Các nước Yên, nước Tề đúc tiền hình con dao gọi là “đao”, nước Sở vẫn dung tiền đồng
hình vỏ ốc và vẫn gọi là “bối”; còn nước Tần và Đông Chu, Tây Chu thì dùng tiền đồng hình about:blank 3/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
tròn. Tuy nhiên, có một số nước có nhiều loại tiền cùng được sử dụng, ví dụ nước Triệu ngoài
loại tiền hình lưỡi xẻng (“bố”) còn dung tiền hình con dao và tiền (“đao”) tròn.
Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, các thành phố Trung Quốc cũng ngày càng phồn
thịnh. Các thành phố lớn lúc bấy giờ chủ yếu là kinh đô của các nước như Lâm Truy của Tề,
Hàm Đan của Triệu, Đại Lương của Ngụy, Lạc Dương của Chu v.v... Những thành phố này vừa
là trung tâm chính trị vừa là trung tâm công thương nghiệp, có số dân đông đúc và giàu có.
Tóm lại, kể từ khi bước vào xã hội có nhà nước, nền kinh tế Trung Quốc đã không ngừng phát
triển. Thời Chiến Quốc tuy các cuộc chiến tranh liên minh đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế
nhưng nhờ những kinh nghiệm tích lũy được từ lâu đời, nhờ nhân dân lao động kiên trì sản xuất
ở những nơi, những lúc không có chiến sự xảy ra nên nhìn chung các ngành kinh tế đều có bước
phát triển rõ rệt. Mặt khác, nền kinh tế ở Trung Quốc thời cổ, trung đại chủ yếu là nền kinh tế tự
cấp tự túc, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu; tuy vậy công thương nghiệp cũng đã phát
triển đến mức độ đáng kể. 3.2. Thời trung đại a. Nông nghiệp
Thời phong kiến, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Ở Trung Quốc, nền kinh tế nói
chung mà trước hết là nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của tình hình chính trị.
Dưới thời Tần, nông dân liên tiếp phải bỏ sản xuất để đi làm lao dịch, tiếp đó ở Trung Quốc lại
trải qua mấy năm nội chiến, nên nông nghiệp bị suy sụp nghiêm trọng. Khi nhà Tây Hán mới
thành lập, ruộng đất phần lớn bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt, khắp cả nước đều đói khổ, đến vua
cũng không có đủ bốn con ngựa cùng màu để kéo một cỗ xe, các quan lớn thì có kẻ phải ngồi xe
bò. Vì vậy, xuất phát từ mục đích muốn khôi phục và phát triển sản xuất, làm dịu mâu thuẫn giai
cấp để chính quyền mình được vững bền, các vua đầu thời Tây Hán đã thi hành một số chính
sách nhằm nới rộng sức dân như giải phóng những người phải bán thân làm nô lệ trong thời gian
chiến tranh, kêu gọi những người lưu tán trở về làng cũ, phục viên binh lính và khuyến khích họ
về quê hương sản xuất để tăng thêm nguồn lao động nông nghiệp trong xã hội. Đồng thời, nhà
nước còn nhiều lần ban hành chính sách giảm nhẹ tô thuế, phu dịch, sửa chữa và xây dựng các
công trình thủy lợi. Trong khi đó, kĩ thuật sản xuất không ngừng được cải tiến: nông cụ bằng sắt
được sử dụng rộng rãi, việc dùng bò ngựa để kéo cày cũng phổ biến hơn, ngoài cày xới đất ra,
loại cày gieo hạt cũng bắt đầu được áp dụng. Năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp đều tăng lên rất nhiều.
Đến thời Đường, Đường Thái Tông thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt nên nông
nghiệp lại phát triển. Đặc biệt đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái Tông (năm 630), Trung
Quốc được mùa lớn, “gạo mỗi đấu bốn năm tiền, cổng ngoài mấy tháng không đóng, ngựa bò
đầy đồng, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực". Sang đầu thế kỉ
VIII, dưới thời Đường Huyền Tông, nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách toàn diện.
Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất càng được cải tiến, mạng lưới thủy lợi càng mở rộng, diện
tích canh tác tăng thêm nhiều, chẳng những ruộng hoang không còn nữa mà đất đồi núi cũng about:blank 4/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
được khai phá. Do vậy, đất nước một lần nữa lại xuất hiện cảnh thái bình, thịnh vượng. Nhưng từ
giữa thế kỉ VIII về sau, xã hội Trung Quốc có nhiều biển cố, hết loạn An - Sử lại đến chiến tranh
nông dân, tiếp đó là hơn nửa thế kỉ chia cắt và nội chiến, nên nông nghiệp bị phá hoại nghiêm
trọng, mãi đến thời Tống mới được khôi phục.
Trong thời gian chinh phục của người Mông Cổ, nền kinh tế Trung Quốc lại bị tàn phá nặng nề.
Do chính sách giết sạch để lấy đất làm bãi cỏ chăn nuôi, những người sống sót đa số bị bắt làm
nô lệ, sức lao động nông nghiệp bị giảm sút một cách nghiêm trọng, nhất là ở miền Bắc. Nhưng
sau khi triều Nguyên thành lập, Hốt Tất Liệt đã thay đổi chính sách thống trị, do vậy nông
nghiệp cũng có một số thành tựu nào đó mà điểm nổi bật là việc trồng bông càng phổ biến hơn
trước. Đến cuối đời Nguyên, nông nghiệp lại bị suy sụp do đê điều bị hỏng không được sửa
chữa, thiên tai xảy ra liên tiếp và nhất là do cuộc chiến tranh lan rộng trong cả nước, kéo dài suốt 17 năm.
Sau khi nhà Minh thành lập, qua một thời gian khôi phục, đến đầu thế kỉ XV, nông nghiệp có
nhiều tiến bộ mới về kĩ thuật sản xuất, trong đó đáng chú ý là kĩ thuật gieo mạ. Sử sách Trung
Quốc một lần nữa lại ghi kho lẫm nhà nước chứa đầy thóc lúa để hết năm này qua năm khác, đến
nỗi mục không thể ăn được. Việc trồng bông phát triển khắp cả nước, do đó đến thời kì này bông
được đặt ngang hàng với dâu và đay, là những thổ sản cổ truyền của Trung Quốc.
Trong nửa đầu thế kỉ XVII cuộc chiến tranh nông dân cuối Minh diễn ra kéo dài mười mấy năm,
đồng thời Trung Quốc lại thường xuyên bị quân Mãn Thanh xâm nhập giày xéo, cướp bóc. Sau
khi triều Thanh thành lập, cuộc chiến tranh chinh phục vẫn tiếp diễn, vì vậy cả xã hội Trung
Quốc bị xơ xác tiêu điều. Phần lớn ruộng đất bị bỏ hoang, dân cư thưa thớt. Để hòa hoãn mâu
thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, các vua đầu đời Thanh cũng tỏ ý muốn “dốc sức mưu việc
thịnh trị” nên đã thi hành một số chính sách như khuyến khích khai khẩn đất hoang, chăm lo đến
việc chống lụt, ổn định thuế khóa, tiết kiệm chi tiêu v.v.... Đến thời Càn Long, nông nghiệp được
khôi phục ngang với thời phát triển nhất của triều Minh.
Như vậy, nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc càng về càng có những thành tựu mới.
Nhưng trong quá trình đó, cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị, nông nghiệp
cũng như các ngành kinh tế khác đã phát triển hoặc suy thoái một cách tương ứng. b. Thủ công nghiệp
Trung Quốc có nền thủ công nghiệp phát triển rất sớm. Đến thời trung đại, số ngành nghề thủ
công nghiệp càng nhiều, quy mô sản xuất càng lớn, kĩ thuật sản xuất càng tinh xảo, trong đó nổi
bật nhất là các nghề luyện sắt, nghề dệt tơ lụa, nghề làm đồ sứ, nghề đóng thuyền, nghề làm giấy v.v...
Từ thời Hán, trong nghề luyện sắt, số lượng và chất lượng đều hơn hẳn trước kia. Vào khoảng
thế kỉ II, nghề luyện sắt đã có những tiến bộ mới như đã biết dùng ống bể đẩy bằng sức nước và
dùng than đá làm chất đốt. Việc phân công lao động trong dây chuyền sản xuất cũng khá tỉ mỉ:
các công việc như lấy than, làm than, quạt lò, đổ quặng vào lò v.v... đều giao cho những bộ phận khác nhau phụ trách. about:blank 5/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
Nghề dệt tơ vốn là một nghề thủ công lâu đời của Trung Quốc. Đến thời trung đại, nghề này
càng phát triển, nhiều mặt hàng mới ra đời. Thời Tam Quốc, ở nước Thục đã dệt được gấm, thời
Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đến thời Minh thì dệt được các loại lụa hoa.
Nghề làm đồ sứ chính thức ra đời từ thời Hán. Đến đời Đường, đồ sứ đã đạt đến trình độ kĩ thuật
rất cao: đồ sứ trắng, trắng như tuyết; đồ sứ xanh, xanh như ngọc bích. Đến đời Minh, đồ sứ càng
tiến bộ mà tiêu biểu là đồ sứ trắng vẽ hoa xanh. Nơi sản xuất đồ sứ nổi tiếng là Giang Tây.
Nghề đóng thuyền cũng phát triển từ rất sớm. Thời Tam Quốc, nước Ngô đã đóng được loại
thuyền lớn cao 5 tầng, có thể chứa được 3000 người. Thời Tùy, người Trung Quốc đóng được
thuyền chiến cao hơn 50 thước, có 5 tầng, chứa được 800 người, đồng thời còn đóng được
thuyền rồng cao 45 thước, rộng 50 thước, dài 200 thước, có 4 tầng. Tiến bộ mới trong nghề đóng
thuyền thời Tống là đã đóng được loại thuyền có 24 bánh xe, chứa được 1000 người và có tốc độ
khá nhanh. Đến thời Minh, những loại thuyền lớn dùng trong nghề hàng hải đã ra đời.
Nghề làm giấy cũng ra đời từ thời Hán. Đó là một nghề riêng của Trung Quốc trong mấy thế kỉ,
đã sản xuất được nhiều loại giấy tốt và đẹp cung cấp cho nhu cầu trong nước và nhiều nước khác.
Ngoài ra, các nghề khác như nghề làm đồ đồng, đồ sơn, đầu dệt vải đay v.v... cũng đều phát triển
từ rất sớm. Còn nghệ in, nghệ dệt vải bông tuy từ Đường, Tống về sau mới ra đời nhưng cũng
nhanh chóng trở thành những nghề giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Ở Trung Quốc, không những tư nhân mà nhà nước cũng kinh doanh việc sản xuất thủ công
nghiệp. Những nghề mà nhà nước kinh doanh thậm chí giữ độc quyền sản xuất là những nghề
quan trọng và đòi hỏi có nhiều vốn như khai mỏ, luyện sắt, đúc tiền, làm vũ khí hoặc những nghề
sản xuất những mặt hàng quý như dệt các loại lụa cao cấp, làm đồ sứ…
Do sự phát triển của nền thủ công nghiệp tư doanh, từ đời Đường, tổ chức phường hội đã xuất
hiện và đến đời Tống lại càng phát triển. Đứng đầu mỗi phường hội có một ông trùm gọi là
“Hàng lão”, dưới đó là thợ thủ công và thợ học việc. Hàng lão trông coi việc sản xuất trong
phường hội của mình, quyết định việc thuê thợ hoặc cho thợ mới vào học việc và chịu trách
nhiệm trước nhà nước. d. Thương nghiệp
Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, nền thương nghiệp của Trung
Quốc cũng phát triển từ rất sớm. Thời Hán không những nội thương mà ngoại thương
cũng ngày càng mở rộng. Những mặt hàng chủ yếu đem trao đổi thường xuyên trên thị
trường trong nước là sắt, muối, đồ đồng, đồ gỗ, vải lụa, lương thực, súc vật v.v... Đối với
bên ngoài, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với các nước vùng Trung Á (người Trung
Quốc gọi chung là Tây Vực). Mặt hàng được cư dân ở vùng này ưa chuộng nhất là lụa.
Lụa Trung Quốc còn được chở sang bán ở La Mã bằng “con đường tơ lụa” - một mạng
lưới các tuyến đường được các thương nhân sử dụng kể từ khi nhà Hán của Trung Quốc about:blank 6/7 22:29 5/8/24
Lịch sử văn minh thế giới - Trung Quốc
mở cửa giao thương vào năm 130 TCN. Đây là con đường vận chuyển hàng hóa thuận
tiện giữa châu Âu và Đông Á.
Từ thế kỉ VII, Trung Quốc được thống nhất trong một thời gian dài, thương nghiệp cũng
bước vào một giai đoạn phát đạt, nhất là ngoại thương. Trong thời kì này, Trung Quốc có
quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Thương nhân nước ngoài hoặc bằng
đường biển, hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc chở các hàng quý như ngọc, hổ phách, mã não,
ngà voi, sừng tê, thủy tinh v.v... đến bán ở Trung Quốc và chở về nước mình vàng bạc và
những sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc như lụa, đồ sứ, chè, đồ đồng, đồ sắt, giấy, bút...
Đến thế kỉ XVI, người phương Tây cũng đến buôn bán với Trung Quốc nhưng sang thế
kỉ XVIII, nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa biển vì vậy nền ngoại thương của Trung Quốc bị giảm sút.
Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đến thế kỉ XVI, mầm mống của quan hệ tư bản chủ
nghĩa ở Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Trong các nghề dệt, làm giấy, làm đồ sứ, luyện sắt
v.v... đã có những công xưởng thủ công tương đối lớn. Tuy mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã
ra đời nhưng còn rất nhỏ bé, chưa đủ sức để gây nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Cùng với sự phát triển của nhà nước phong kiến và của nền kinh tế công thương nghiệp, từ thế kỉ
VII về sau, thành thị ở Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều và càng phồn thịnh. Những thành
phố lớn trước hết là các kinh đô của các triều đại như Trường An, Lạc Dương thời Tùy, Đường;
Khai Phong, Lâm An thời Tống; Bắc Kinh, Nam Kinh thời Nguyên, Minh, Thanh, vừa là những
trung tâm chính trị vừa là những trung tâm kinh tế.
Ngoài các kinh đô, các thành phố lớn cũng xuất hiện ngày một nhiều mà chủ yếu tập trung ở phía
nam Trường Giang và miền ven biển Đông Nam như Tô Châu (Giang Tô), Minh Châu (tức Ninh
Ba ở Chiết Giang), Tuyền Châu (Phúc Kiến), Quảng Châu (Quảng Đông) v.v... Như vậy, từ rất
sớm ở Trung Quốc đã có khá nhiều thành phố sầm uất, nhưng phần lớn các thành phố ấy chủ yếu
là trung tâm chính trị của cả nước hoặc của địa phương. Đồng thời, các thành phố này đều bị nhà
nước quản lí chặt chẽ, nên vai trò của nó bị hạn chế rất nhiều. about:blank 7/7