-
Thông tin
-
Hỏi đáp
TRUYỀN THÔNG KHAI THÁC VỀ VĂN HOÁ - KIẾN TRÚC TÂY BẮC -Trường đại học Văn Lang
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Địa hình Tây Bắc hiểm trở.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở văn hóa việt nam (hd555) 47 tài liệu
Đại học Văn Lang 741 tài liệu
TRUYỀN THÔNG KHAI THÁC VỀ VĂN HOÁ - KIẾN TRÚC TÂY BẮC -Trường đại học Văn Lang
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Địa hình Tây Bắc hiểm trở.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555) 47 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45473628 BÀI THI GIỮA KỲ
MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
LỚP: 232_71CULT20222_09 Tiểu Luận
TRUYỀN THÔNG KHAI THÁC VỀ VĂN
HOÁ - KIẾN TRÚC TÂY BẮC THÀNH VIÊN Lương Thuý Anh Nguyễn Trần Thanh Ngân Mạch Bảo Châu Phan Đặng Hoàng Nguyên Lê Trọng Dương Đặng Thế Phương Nguyễn Đức Huy Nguyễn Anh Thy Hồ Duy Khánh Võ Thị Ngọc Trâm Thái Huỳnh Phương Lam Giảng viên
: Nguyễn Thị Thùy Trang Nhóm thực hiện : Nhóm 8 Lớp : 232_71CULT20222_09
TP. Hồ Chí Minh, 07 tháng 3 năm 2024 Mục Lục
PHẦN I. ĐỊA LÍ - KIẾN TRÚC - VĂN HOÁ
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
1.2. KIẾN TRÚC KHU VỰC TÂY BẮC
1.3. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc Thái
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc Tày 1 lOMoAR cPSD| 45473628
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc H’Mông
1. 4.VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA TÂY BẮC 1. Thịt Trâu Gác Bếp 2. Pa Pỉnh Tộp 3. Nậm Pịa 4. Bê chao Mộc Châu 1.5. VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG
Phần II. TRUYỀN THÔNG KHAI THÁC 2.1. BÁO CHÍ
2.2. PHIM ẢNH VÀ QUẢNG CÁO 2.3. INTERNET Phần III. SO SÁNH 3.1 TRANG PHỤC 3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
3.3 NHÀ SÀN TÂY BẮC-TÂY NGUYÊN
Phần IV. HẠN CHẾ VỀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC
PHẦN I. ĐỊA LÍ - KIẾN TRÚC - VĂN HOÁ 1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ -
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có
chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có
nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. -
Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao
trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên
1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là
địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ
và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy
cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ
thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. -
Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía
đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã. 2 lOMoAR cPSD| 45473628
1.2. KIẾN TRÚC KHU VỰC TÂY BẮC
1.3. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống
để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón,
khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…
Trang phục truyền thống của người dân vùng Tây Bắc.
Trong không gian văn hóa Tây Bắc, mỗi dân tộc đều có trang phục riêng trang
phục truyền thống là một biểu trưng văn hóa phản ánh sinh động phong tục, tập
quán, vẻ đẹp và bản sắc dân tộc. 3 lOMoAR cPSD| 45473628
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc Thái
Nét đẹp uyển chuyển với những hoa văn tinh tế được thể qua bộ trang phục
truyền thống với áo cóm, váy đen, thắt lưng xanh, dây xích bạc và đặc biệt là chiếc khăn Piêu.
Chiếc khăn Piêu đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, là biểu vật
thiêng liêng của người Thái. Chính vì lẽ đó mà tập tục cướp khăn Piêu của Thái
là một cách tỏ tình độc đáo mà đầy ý nhị.
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc Tày
Trang phục dân tộc Tây Bắc, trang phục dân tộc Tày khá tinh tế, được nhận xét
là trang phục đơn giản nhất trong các loại trang phục truyền thống của các dân
tộc vùng Tây Bắc nhưng trang phục dân tộc Tày thể được nét sống đơn giản
nhưng đầy cảm xúc của người dân tộc Tày.
Chất liệu để làm nên các bộ trang phục truyền thống của nam và nữ dân tộc Tày
đều được làm từ những vải sợi bông tự dệt, nhuộm màu chàm. Trang phục nam
thường gồm quần đũng ống rộng, cạp lá tọa và áo là ngắn may năm thân, cổ đứng.
Trang phục nữ là chiếc áo cánh dài 5 thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu và
hài vải. Ngoài ra họ thường mang vòng bạc như điểm tô cho bộ trang phục thêm nổi bật hơn.
Trang phục dân tộc Tây Bắc – Dân tộc H’Mông
Trang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với
nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì gồm: váy xếp thành nhiều
nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân.
Trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội
đầu. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn chủ yếu tập trung
trên lưng áo, đó là các họa tiết thổ cẩm hình chữ nhật, hình thoi,… 4 lOMoAR cPSD| 45473628
Với trang phục phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết tập trung ở vùng tay áo
và trước ngực, váy của họ là váy xòe xếp ly, thường là màu trắng, đai thắt lưng
dài có màu nổi bật như xanh, hồng,…Đi kèm với váy là xà cạp cùng các đồng
xu bạc trang trí hết sức tỉ mỉ.
1.4.VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA TÂY BẮC
- Nét đặc trưng riêng biệt nhất của văn hóa các dân tộc Tây Bắc phải kể đến
ẩm thực. Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng
đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt.
- Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày,
trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế
biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất
cứ du khách nào khi ghé thăm.
- Đến với Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức những món độc lạ. Nổi bật nhất
trong đó cần kể đến: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre,
rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác… Một trong số đó chính là
cơ hội làm mới vị giác với các món đặc sản Tây Bắc vô cùng độc đáo.
1. Thịt Trâu Gác Bếp 5 lOMoAR cPSD| 45473628
Thịt trâu gác bếp là món đặc sản được biết đến rộng rãi tại Tây Bắc nhờ hương
vị đặc trưng, khiến người ăn phải nhung nhớ. Món ăn được chế biến từ phần bắp
và thịt thăn trâu, sau khi được lấy từ thịt tươi sẽ được tẩm ướp gia vị. Thịt được
treo trên bếp lửa để hun khói đến khi chuyển từ màu đỏ tươi sang màu nâu hơi đỏ sậm. 2. Pa Pỉnh Tộp
Pa Pỉnh Tộp là cái tên khá lạ nhưng thật chất đây là món cá suối tươi ngon quen
thuộc với người dân Tây Bắc. Cá sau khi được bắt sống sẽ được sơ chế sạch sẽ
và rửa sạch. Sau đó, cá được ướp cùng mắc khén, gừng, sả và mầm măng cây sa
nhân trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó mang đi nướng chín. 3. Nậm Pịa 6 lOMoAR cPSD| 45473628
Nậm Pịa nổi 琀椀 ếng là món ăn truyền thống của người Thái, và cũng là một
trong những đặc sản Tây Bắc nổi bật được yêu thích. Đây là một công thức
chấm đồ nướng rất bắt miệng, ấn tượng khi ăn. Được chế biến từ lòng, dịch
ruột non của động vật được nấu nhừ, mang hương vị cay nhẹ, hơi mặn và đắng ban đầu.
4. Bê chao Mộc Châu
Thịt bê được chọn lọc từ thịt bê đực, được nuôi thả rông trên đồng cỏ Tây Bắc.
Thịt bê được nướng chín vàng, phồng và giòn tan khi thưởng thức lớp vỏ bên
ngoài, còn phần thịt vẫn giữ được độ mềm, cùng những loại gia vị được nêm
nếm vừa miệng giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn. Khi chấm cùng chao sẽ tăng
hương thơm và độ ngon của món ăn
1.5. VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG
Khu vực Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích khoảng 50.810 km2 là địa bàn cư
trú của hơn 30 dân tộc thiểu số. Hầu hết các dân tộc thiểu số ở khu vực này đều
theo tín ngưỡng đa thần với việc thờ cúng các vị thần như: thờ cúng Trời (người
Mông gọi là Vua Trời, người Thái gọi gọi là Phi Đẳm, người Tày gọi là Phi 7 lOMoAR cPSD| 45473628
Then, người Nùng gọi là Phi Phạ,...); thờ cúng linh hồn tổ tiên (ma nhà); thờ
cúng ma bản, mường; thờ cúng các loại ma khác, như: ma chủ đất, ma chủ nước,...
Những năm gần đây, cùng với sự mở rộng truyền giáo của các tôn giáo lớn và sự
xuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo mới, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn
giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc đã có nhiều biến động
lớn. Hiện nay, ở khu vực Tây Bắc có sự hiện diện của các tôn giáo lớn, như:
Phật giáo, Công giáo, Tin lành và khoảng 20 hiện tượng tôn giáo mới.
Phần II. TRUYỀN THÔNG KHAI THÁC 2.1. BÁO CHÍ
- Bài viết: Các bài báo thường giới thiệu về kiến trúc nhà ở của từng dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc, ví dụ như nhà sàn của người Thái, nhà trình tường
của người Mông, nhà Gươl của người Giáy,... Các bài viết thường đi kèm
với hình ảnh minh họa sinh động và chi tiết, giúp người đọc dễ dàng hình
dung về đặc điểm kiến trúc của từng loại nhà.
- Phóng sự: Các phóng sự thường đi sâu vào tìm hiểu về quá trình xây
dựng, giá trị văn hóa và ý nghĩa của kiến trúc nhà ở đối với đời sống tinh
thần của người dân Tây Bắc. Phóng sự thường sử dụng hình ảnh và video
để mang đến cho người xem trải nghiệm trực quan và sinh động hơn.
2.2. PHIM ẢNH VÀ QUẢNG CÁO
Phim tài liệu: Các phim tài liệu thường giới thiệu về kiến trúc nhà ở của Tây Bắc
trong bối cảnh văn hóa và xã hội của từng dân tộc. Phim tài liệu thường sử
dụng các kỹ thuật quay phim hiện đại để mang đến cho người xem những
thước phim đẹp mắt và ấn tượng.
Chương trình du lịch: Các chương trình du lịch thường giới thiệu về kiến trúc
nhà ở của Tây Bắc như một điểm du lịch hấp dẫn. Các chương trình thường đưa 8 lOMoAR cPSD| 45473628
người xem đến tham quan những ngôi nhà độc đáo và tìm hiểu về cuộc sống của
người dân địa phương.
Quảng cáo qua thông điệp 2.3. INTERNET
Website du lịch: Các website du lịch thường giới thiệu về kiến trúc nhà ở của
Tây Bắc. Các website thường cung cấp thông tin chi tiết về từng loại nhà, bao
gồm hình ảnh, video, bản đồ và hướng dẫn đường đi.
Mạng xã hội: Các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube... là nơi chia
sẻ những hình ảnh và video đẹp mắt về kiến trúc nhà ở của Tây Bắc. Các bài
đăng trên mạng xã hội thường thu hút được nhiều lượt thích, chia sẻ và bình
luận, giúp quảng bá hình ảnh của Tây Bắc đến với đông đảo công chúng. Phần III. SO SÁNH 3.1 TRANG PHỤC
Do vùng Tây Bắc là khu vực núi cao có thời tiết khí hậu
lạnh hơn nên quần áo thường ngày
của họ có nhiều lớp áo giúp giữ ấm cơ thể và trang phục của họ
thường đi kèm với mũ cùng hoạ tiết đậm văn hoá vùng miền nơi đó.
3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Đặc
Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc điểm
Phạm vi Tả ngạn sông Hồng (từ dãy Con Voi
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả
đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh) 9 lOMoAR cPSD| 45473628 Hướng
Chủ yếu là hướng vòng cung (cánh
Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Hoàng Liên núi
cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sơn, dãy Bạch Mã) Đông Triều) Độ cao
Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế,
Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên
độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một
2000m (đỉnh Phanxipang cao nhất Việt
số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở Nam)
thượng nguồn sông Chảy. Các - Có 4 cánh cung lớn: sông - Có 3 mạch núi chính: dạng
Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông địa hình Triều.
+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn -
Một số núi cao nằm ở thượng + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông nguồnsông Chảy.
Mã dọc biên giới Việt – Lào. -
Gíap biên giới Việt – Trung là + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn
địa hình cao của các khối núi đá vôi
các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... Hà Giang, Cao Bằng. -
Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh -
Trung tâm là vùng đồi núi Bình, Thanh Hóa. thấp 500 – 600m -
Các bồn trũng mở rộng thành các -
Giữa đồng bằng là vùng đồi cánh đồng,... trung du thấp dưới 100m. -
Nằm giữa các dãy núi là các - Các dòng sông chảy theo
thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc –
hướng cánh cung là sông Cầu, sông
Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. Thương, sông Lục Nam. Hình
Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. thái rộng
3.3 NHÀ SÀN TÂY BẮC-TÂY NGUYÊN
Nhà Rông- nhà sàn Tây Nguyên
- Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi
rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên
một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.
- Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc,
tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to
hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những
ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi
rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.
- Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây
đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng. 10 lOMoAR cPSD| 45473628 Nhà sàn Tây Bắc
- Nhà sàn bằng gỗ là kiến trúc nhà ở độc đáo của đa số dân tộc thiểu số
vùng núi, đặc biệt là ở Tây Bắc Việt Nam. Nhà sàn được thiết kế thành
nhiều gian, mỗi gian có một chức năng riêng trong tổng thể ngôi nhà.
- Nhà sàn Tây Bắc được dựng trên các cột bằng gỗ quý đặt trên mặt đất
hoặc trên mặt nước. Kiến trúc nhà sàn chủ yếu được xây dựng chủ yếu
bằng các vật liệu tự nhiên của núi rừng như: gỗ, lá cọ lợp mái, tre, nứa… 11 lOMoAR cPSD| 45473628
- Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm xây dựng riêng về kiến trúc, hoa văn
hay kiểu cách thiết kế. Tuy nhiên, các nhà sàn đều có đặc điểm chung là
có kích thước lớn và rất cao. Ngôi nhà được dựng trên những cột gỗ lớn
và sử dụng 8 cây to, thẳng và khỏe để làm cột. Mái nhà được lợp bằng lá gianh hoặc lá cọ.
- Các công trình kiến trúc nhà sàn thông thường vẫn sử dụng gỗ, do ưu
điểm và nguồn cung cấp gỗ tự nhiên dồi dào. Nó bền đẹp cho thời gian sử
dụng lâu dài, gỗ càng sử dụng lâu thì màu sắc càng tự nhiên.
- Tiểu cảnh quanh nhà sàn Tây Bắc là những chậu cây cảnh hoặc vườn cây
mang tới một không gian mát mẻ và trong lành. Có thể thấy, đây là những
công trình độc đáo mang vẻ đẹp truyền thống, giá trị văn hóa của con
người dân tộc Tây Bắc cho tới nay. -
Phần IV. HẠN CHẾ VỀ TRUYỀN THÔNG
ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC
- Chi phí phát sinh cao khi đến quay dài hạn.
- Khó tìm chỗ cư trú cho nhiều người ở thời gian dài. 12 lOMoAR cPSD| 45473628
- Không có nhiều tiện ích và bất tiện về nhiều mặt. Nguồn tham khảo:
https://www.kynghidongduong.vn/blog/ghe-tham-nha-cua-pao-giua-thung-lung-sung-la- hagiang.html
https://thanhnien.vn/ruong-bac-thang-sa-pa-chin-som-lam-say-long-lu-khach-
18523080414224349.htm https://thuvienhoasen.org/a18216/phat-giao-o-dau-tren-ban-do-vung-
tay-bac https://bandothegioikholon.com/ban-do-tay-bac-nam-o-khu-vuc-nao-cua-nuoc-ta/
https://kientrucvietas.com/kien-truc-nha-san-tay-nguyen-ban-sac-dan-toc-vung-cao 13