Truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông

Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông nội bộ. Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại VC Corp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
19 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông

Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông nội bộ. Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại VC Corp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

66 33 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP..........................10
1.1 Các khái niệm.................................................................................................................11
1.1.1 Khái niệm PR...........................................................................................................11
1.1.2 Khái niệm PR nội bộ................................................................................................11
1.1.3 Hình ảnh và phát triển hình ảnh doanh nghiệp........................................................11
1.2 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát triển hình ảnh doanh
nghiệp...................................................................................................................................12
1.2.1 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp............................................12
1.2.2 Vai trò của PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp................................12
1.3 Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông nội bộ.....................12
1.3.1 Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp 12
1.3.2 Các hoạt động truyền thông nội bộ cơ bản trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
..........................................................................................................................................13
1.3.3 Các công cụ cơ bản của truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
..........................................................................................................................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT
TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY..............................................................14
2.1 Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)......................................................14
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp).........................14
2.1.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại
VC Corp............................................................................................................................15
2.1.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của VC Corp...........................................................15
2.2 Công ty truyền thông Viettel (Viettel Media)................................................................16
2.2.1 Giới thiệu về Công ty truyền thông Viette (Viettel Media).....................................16
1
2.2.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại
Viettel Media....................................................................................................................17
2.2.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp Viettel Media.......................................................................17
2.2.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của Viettel Media...................................................17
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI
BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP.................................................18
3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................................18
3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển
hình ảnh doanh nghiệp..........................................................................................................18
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho PR và PR nội bộ...........................19
3.2.2 Nâng cao nhận thức một cách toàn diện về PR và PR nội bộ trong phát triển hình
ảnh doanh nghiệp..............................................................................................................19
3.2.3 Mạnh dạn đầu tư các nguồn lực cho PR nội bộ.......................................................19
3.2.4 Xây dựng chiến lược đồng bộ, dài hạn, xuyên suốt, phù hợp với định hướng phát
triển chung của doanh nghiệp...........................................................................................19
3.2.5 Ứng dụng những hoạt động PR nội bộ phù hợp với tiềm lực và khả năng doanh
nghiệp................................................................................................................................19
3.2.6 Lựa chọn, phối hợp các phương tiện và công cụ PR nội bộ một cách hiệu quả......19
3.2.7 Kết hợp hài hòa giữa PR nội bộ và PR bên ngoài trong phát triển hình ảnh doanh
nghiệp................................................................................................................................19
KẾT LUẬN..............................................................................................................................20
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho mình
trở nên nổi bật, để có một chỗ đúng vững chắc và lâu dài nhất có thể. Cuộc chiến tìm chỗ
đứng cho riêng mình của mỗi doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ hiện nay tại nước ta, khi ngày càng
nhiều các loại hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trước tình hình đó,
mỗi doanh nghiệp dù mới bước chân vào thị trường hay đã có một vị trí khá vững chắc đều
nhận thấy rằng, những sản phẩm của họ về cơ bản đều không phải là duy nhất, mà luôn phải
cạnh tranh thường xuyên với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Vì vậy, điều có
thể khiến doanh nghiệp tồn tại và không bị nhạt nhòa chính là tạo ra được nét khác biệt. Sự
khác biệt của doanh nghiệp ở đây cần phải là cả yếu tố khác biệt của bên trong và bên ngoài.
Để làm được điều đó, một công cụ không thể không nhắc tới, đó là truyền thông nội bộ hay
quan hệ công chúng nội bộ (PR nội bộ).
Nét khác biệt tạo nên hình ảnh riêng cho mỗi doanh nghiệp không chỉ nằm ở sản
phẩm của công ty trong mắt khách hàng của họ mà còn ở hình ảnh nằm trong tâm trí, trái tim
của khách hàng, của chính nhân viên doanh nghiệp đó. Hình ảnh là một phần được tạo ra
bằng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, là phần được hiện diện trong tâm trí và tình cảm của
khách hàng khi nhắc tới một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù muốn hay không thì đều
cần có một hình ảnh nhất định nào đó trong lòng công chúng. Hình ảnh đó chính là sự phản
ánh những gì doanh nghiệp đã nói, đã làm, đã đạt được và là những gì người khác nói về
doanh nghiệp. Không phải tự nhiên mà công chúng có những ấn tượng và hình ảnh đẹp về
doanh nghiệp, mà doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh cho chính mình và để công
chúng biết đến.
Truyền thông là một trong những công cụ đắc lực giúp xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nói đến truyền thông, các doanh nghiệp lại thường tập trung
cho truyền thông tiếp thị, nhắm đến việc xây dựng thương hiệu cho đối tượng bên ngoài (bao
gồm khách hàng, đối tác, nhà đầu tư hay các phương tiện truyền thông) mà rất ít quan tâm
đến truyền thông tới các nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp. Sự thành công của doanh
nghiệp chắc chắn sẽ bị hạn chế nếu như ngay chính nhân viên của doanh nghiệp cũng chưa
3
hiểu về công ty mình, nếu chỉ chú trọng đến các hoạt động truyền thông tiếp thị bên ngoài mà
bỏ qua việc truyền thông thương hiệu cho nhân viên, thì hiệu quả truyền thông chung sẽ hạn
chế. Các doanh nghiệp dường như không chú ý rằng, mỗi nhân viên chính là một hình ảnh
thu nhỏ của doanh nghiệp, là những “đại sứ thương hiệu” sáng giá nhất cho doanh nghiệp và
vì thế, truyền thông nội bộ là nền tảng cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển hình ảnh.
Trên thực tế, việc truyền thông nội bộ tại nhiều doanh nghiệp chưa được tổ chức và
quản trị một cách bài bản và chuyên nghiệp. Các kế hoạch truyền thông và các tài liệu văn
bản như tài liệu cẩm nang hướng dẫn truyền thông, những thủ tục hay công cụ truyền thông
vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh thành quy trình, chính sách, đối với cả nhân viên bên
trong, và khách hàng hay đối tác bên ngoài. Hầu hết việc giao tiếp và truyền thông tổ chức
chủ yếu dựa trên “bản lĩnh” của ban lãnh đạo hay người quản lý. Chính vì thế nhân viên
không nhận được sự hướng dẫn và huấn luyện một cách đầy đủ và bài bản, tất yếu dẫn tới
việc chính nhân viên cũng gặp khó khăn khi tiếp nhận và tương tác với thông điệp của lãnh
đạo. Khả năng tương tác và ra quyết định của nhân viên thường bị tuân theo sự áp đặt một
chiều từ lãnh đạo hoặc lệ thuộc nhiều vào “thiện chí” và năng lực cá nhân. Hậu quả là việc
truyền thông nội bộ và bên ngoài không thể liên kết chặt chẽ với nhau; thông điệp truyền
thông không nhất quán và kém hiệu quả; các yếu tố nền tảng chiến lược và mục đích doanh
nghiệp không được hiện thực hóa vào thực tiễn công việc. Một vướng mắc khác mà nhiều
doanh nghiệp gặp phải là phương pháp và kỹ năng PR nội bộ để lôi cuốn mọi nhân viên tham
gia truyền thông nhất quán từ đặc tính và lợi ích sản phẩm đến thông điệp, hình ảnh, giá trị,
lời hứa thương hiệu hay các khái niệm chiến lược khá trừu tượng như sứ mệnh, tầm nhìn...
Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý quan hệ giao tiếp tương
hỗ giữa các đối tượng cá nhân, phòng ban, đội nhóm và doanh nghiệp. Trong rất nhiều doanh
nghiệp, sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng marketing vì mục tiêu
doanh số đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng trong khi bộ phận thực hiện không thể
đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện và rồi khi khách hàng phàn nàn thì lại đổ
lỗi cho nhau ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay đã có một số doanh nghiệp nhần thức được tầm quan trọng của
PR nội bộ đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn
khiêm tốn và chưa có chiến lược, kế hoạch dài lâu nên không thu được nhiều kết quả. Và
phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò thực sự của PR nội bộ, đôi khi chính
doanh nghiệp cũng không nhận ra những hoạt động họ đang làm chính là PR nội bộ, vì đó mà
xem nhẹ vai trò của PR nội bộ, gần như không quan tâm hoặc thực hiện rất hời hợt, với tâm
lý “thích làm thì làm, không làm cũng chẳng sao”.
4
Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, hay xây dựng thương hiệu nội bộ và
văn hóa doanh nghiệp nhất thiết phải bắt đầu từ bên trong doanh nghiệp, dựa trên nền tảng
giao tiếp nội bộ và PR nội bộ. Đây cũng là một phương thức mới để lãnh đạo doanh nghiệp
chia sẻ ước mơ, chiến lược và thương hiệu nhằm gia tăng niềm tin và trung thành của nhân
viên đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, thương hiệu doanh nghiệp được đưa vào cuộc sống thông
qua những hoạt động thường ngày của nhân viên và mỗi nhân viên sẽ trở thành một nhà quản
lý thương hiệu cho chính doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Truyền thông nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp” để nghiên cứu về truyền thông nội bộ trong chiến
lược phát triển hình ảnh của doanh nghiệp, thông qua tiến hành khảo sát thực trạng truyền
thông nội bộ trong vấn đề phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại ba doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực truyền thông là Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp) và Công ty
truyền thông Viettel từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về PR tiêu biểu có thể kể đến như: "PR Lý luận
và ứng dụng” và “PR –Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” do PGS.TS Đinh Thị Thúy
Hằng chủ biên. Một số lý luận về PR nội bộ (Trang 210) đã được nhắc đến khi đề cập tới các
hoạt động của PR trong cuốn “PR – Lý luận và ứng dụng”. Tác giả cuốn sách đã cung cấp
những hiểu biết cơ bản về PR, các hoạt động PR và kỹ năng hoạch định chiến lược PR. Đặc
biệt trong phần PR nội bộ, tác giả đã phân tích vai trò cụ thể của PR nội bộ nhằm phát triển
hình ảnh, các hoạt động của PR nội bộ và các công cụ của PR nội bộ. Cũng về vấn đề này,
cuốn “Effective Internal Communication” của Lyn Smith & Pamela Mounter đã chỉ ra rằng
PR nội bộ thực sự đang bị xem nhẹ cả về lý thuyết và trong thực tế, nhưng các doanh nghiệp
đã ngày càng nhận ra vai trò thực sự quan trọng của nó trong hoạt động truyền thông của
doanh nghiệp mình cũng như những hiệu quả bất ngờ mà nó có thể đem đến cho các hoạt
động khác của doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn thông tin giúp người nghiên cứu có thêm
nhận định về một thực tế rằng PR nội bộ nhìn chung còn chưa được đánh giá đúng tầm và
chưa được áp dụng một cách có bài bản. Cuốn “Healthcare Public Relations, Marketing &
Internal Communications” (năm 2009) lại đề cập tới việc truyền cảm hứng cho nhân viên
thông qua podcast, truyền hình nội bộ và trò chuyện tương tác trên web. Cuốn sách gợi mở
thêm cho người nghiên cứu một số công cụ để thực hiện PR nội bộ. Đây cũng là nguồn tài
liệu lý luận hiếm hoi mà tác giả có thể tham khảo để nghiên cứu về PR nội bộ.
5
Trong khi đó, đề tài thương hiệu lại được rất nhiều tác giả viết sách quan tâm đến. Có
thể kể tới một số cuốn sách như: Brand Royalty – Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng
đầu thế giới của tác giả Matt Haig, Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng & phát triển
thương hiệu của tác giả An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu, cuốn Thương hiệu với nhà quản
lý (năm 2009) của tác giả Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, cuốn Xây dựng
Thương hiệu của TS. Lý Quý Trung, 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu
công ty của tác giả Ronald J.Alsop, dịch giả Trần Thị Bích Nga, cuốn Quản trị thương hiệu
101 của tác giả Mainak Dhar, ... Hầu hết các cuốn sách đều đã đưa ra những khái niệm cơ bản
về thương hiệu, những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới thương hiệu và hình ảnh doanh
nghiệp, là những cơ sở lý luận đã giúp người nghiên cứu làm rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Gần đây, tại khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện báo chí và tuyên
truyền, tác giả Lê Huyền Giang đã bảo vệ thành công luận văn “Truyền thông nội bộ trong
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu
Petrolimex PG Bank”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng
như thực tiễn vai trò của PR nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài
văn hóa doanh nghiệp, PR nội bộ còn có những tác động tới nhiều mặt khác của doanh
nghiệp để cùng với văn hóa doanh nghiệp tạo nên hình ảnh cho doanh nghiệp và giúp phát
triển thương hiệu doanh nghiệp. Vấn đề này vẫn chưa được tác giả nhắc tới.
Từ lịch sử nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề PR nội bộ và thương hiệu là những vấn đề
đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến. Những tài liệu nghiên cứu đi trước
đã cung cấp nền tảng lý luận cơ bản để từ đó làm căn cứ để tìm hiểu thực trạng sử dụng PR
nội bộ trong thực tiễn phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
nghiên cứu về PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp dưới góc nhìn của một người
làm truyền thông vẫn chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên ngành nào tập trung vào vai
trò và khả năng ứng dụng PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên hệ thống lý thuyết về truyền thông và PR nội bộ trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp và kết quả khảo sát thu thập được, người nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm
đạt những mục đích sau:
- Phản ánh và đánh giá bức tranh về nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của PR
nội bộ trong việc phát triển hình ảnh của doanh nghiệp
- Chỉ ra thực trạng về việc ứng dụng PR nội bộ trong việc phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp mình hiện nay tại Việt Nam
6
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao vai trò và tính hiệu quả của PR nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
Để thực hiện những mục đích trên, người nghiên cứu xác định những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến truyền thông nội bộ, bình ảnh doanh
nghiệp và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
- Phân tích, thu thập các tài liệu và số liệu khảo sát để tiến hành đánh giá thực trạng
về các hoạt động truyền thông nội bộ tại các doanh nghiệp đã lựa chọn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc sử dụng truyền thông nội bộ trong
xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng khảo sát, phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài
Truyền thông là một lĩnh vực khá rộng lớn và thực hiện các hoạt động truyền thông
cũng không tách rời nhau, càng không chỉ áp dụng trong việc phát triển hình ảnh doanh
nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này, người nghiên cứu chỉ đề cập đến hoạt động
PR nội bộ là công cụ quan trọng nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Đối tượng nghiên
cứu của đề tài này là các hoạt động truyền thông nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh
nghiệp tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam. Đề tài
cũng đi sâu nghiên cứu về kế hoạch hoạch định chiến lược, các hoạt động và công cụ của PR
nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Luận văn này cũng tập trung vào nghiên cứu
và phân tích các hoạt động PR nội bộ tại một số doanh nghiệp là Công ty cổ phần truyền
thông Việt Nam (VC Corp) và Công ty truyền thông Viettel trong hai năm gần đây, từ tháng
6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, đây là khoảng thời gian PR đã có bước phát triển nhất
định tại Việt Nam, và PR nội bộ cũng đã được chú ý hơn. Do hạn chế về thời gian, trong luận
văn này, tác giả đặc biệt đi sâu vào việc nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện các hoạt động
PR nội bộ nhằm phát triển hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố liên quan như
nhận thức của lãnh đạo, nhân sự trực tiếp tham gia làm truyền thông, và các nhân viên là
người trực tiếp nhận tác động từ các hoạt động PR nội bộ. Luận văn cũng sử dụng những
thông tin thu thập được từ các báo cáo, số liệu cập nhật, internet và các thông tin trao đổi với
một số lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp truyền thông nêu trên để thực hiện luận văn
này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu)
7
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp được sử dụng trong quá trình thực hiện này bao gồm các
phương pháp phân tích – tổng hợp nội dung tài liệu bao gồm các thông tin, số liệu, kết
hợp với việc nghiên cứu sách báo, tra cứu Internet; thu thập từ những tài liệu và nghiên
cứu có sẵn như bản tin, báo cáo hàng năm của công ty, những trang web hoặc những bài
báo trong lĩnh vực quản lí cũng như các tạp chí marketing, kinh doanh,..; phương pháp
thống kê, phân loại tài liệu; phương pháp quan sát và tìm hiểu thực trạng chung về việc sử
dụng PR nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi (300 mẫu)
Người nghiên cứu thực hiện điều tra bảng hỏi với mẫu là nhân viên ba doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn Hà Nội từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, bao gồm cả
những câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tư duy. Do đó, các thông tin số liệu được tiến hành
thu thập, xử lý và phân tích bởi chính người nghiên cứu và đảm bảo tính chính xác, khách
quan.
Phương pháp phỏng vấn sâu (7 người)
Người nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn nhanh với một số đại diện của ba doanh
nghiệp được chọn làm mẫu của khảo sát bảng hỏi. Nguồn thông tin thu được trong quá
trình phỏng vấn bao gồm những câu trả lời của người trả lời, cũng như hành vi, thái độ
của người trả lời trong quá trình phỏng vấn.
6. Đóng góp mới
Nghiên cứu đề tài giúp tạo cơ hội cho người nghiên cứu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng
và toàn diện hơn những lý thuyết về truyền thông nội bộ. Việc nghiên cứu đề tài có thể
giúp bổ sung lý thuyết về truyền thông nội bộ từ chính kinh nghiệm nghiên cứu thực tế
của người nghiên cứu. Do đó, luận văn sẽ cung cấp những lý luận về truyền thông nội bộ
một cách đầy đủ và có hệ thống hơn. Đồng thời, luận văn sẽ là cung cấp sự đối chiếu giữa
lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh của
chính các doanh nghiệp truyền thông, mà trước đây chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu
về vấn đề này, từ đó ứng dụng truyền thông nội bộ có hiệu quả trong sự phát triển chung
của doanh nghiệp. Tác giả hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho tất cả các doanh
nghiệp khi xây dựng hoạt động truyền thông nội bộ để phát triển hình ảnh cho doanh
nghiệp mình.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
8
Theo cơ sở kết quả khảo sát về nhận thức và việc tiến hành các hoạt động PR nội bộ
tại hai doanh nghiệp truyền thông trên địa bàn Hà Nội, người nghiên cứu nhận thấy rằng,
với mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách lựa chọn các hoạt động PR nội bộ khác nhau,
tùy thuộc vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và khẩu hiệu chung của doanh nghiệp đó.
Điều này có thể lý giải vì đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu, ngân quỹ, quy mô của mỗi
doanh nghiệp là khác nhau, không thể áp nguyên cách thực hiện của doanh nghiệp này
vào doanh nghiệp khác. Sự thành công của doanh nghiệp là tổng hòa của nhiều chiến dịch
hoạt động khác nhau, mỗi chiến dịch lại có những điểm trọng tâm và cách lực chọn
phương tiện thích hợp. Nhưng nhìn chung, có doanh nghiệp vẫn thực hiện PR nội bộ một
cách hời hợt, không có kế hoạch bài bản, không có lộ trình, mà chỉ mang tính phong trào,
tạo hiệu quả tạm thời chứ không có mục tiêu cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện
PR nội bộ cũng vẫn do các bộ phận hành chính nhân sự thực hiện chứ chưa có bộ phận
chuyên trách. Đây là những mặt hạn chế chung làm cản trở sự phát triển của PR cũng như
PR nội bộ tại Việt Nam, doanh nghiệp vì vậy cũng chưa thể gặt hái được trọn vẹn những
ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại. Do đó, việc phân tích và chỉ ra những yếu kém cụ
thể về công tác này trong các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng bởi nó sẽ giúp doanh
nghiệp nhìn nhận chính xác hơn tầm quan trọng của công cụ quan hệ công đồng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và hoạt động truyền thông nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh
nghiệp hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển
hình ảnh doanh nghiệp
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN
THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI
BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH
NGHIỆP
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm PR
PR được viết tắt bởi cụm từ Public Relations tạm dịch là quan hệ công chúng. Đây là quá
trình xây dựng chiến lược quản lý và phổ biến thông tin cá nhân hay tổ chức đến với mọi
người. Mục đích của nó là tạo dựng thương hiệu với ý nghĩa tích cực trong nhận thức và suy
nghĩ của mọi người, hướng đến mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
1.1.2 Khái niệm PR nội bộ
PR nội bộ trong tiếng Anh gọi là Internal Public Relations. hay PR nội bộ quan hệ công
chúng nội bộ là chức năng quản lí của một tổ chức, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt
đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ tổ chức; trên cơ sở đó hoàn thành
tốt nhất mục tiêu và đảm bảo sự thành công của tổ chức.
1.1.3 Hình ảnh và phát triển hình ảnh doanh nghiệp
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là ấn tượng của mỗi khách hàng về thương hiệu doanh
nghiệp. Tùy vào sự trải nghiệm của mỗi người mà khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng
khác nhau. Hình ảnh thương hiệu được đánh giá là hoàn thiện khi đạt được sự nhất quán
trong các khía cạnh (slogan, bảng hiệu quảng cáo, logo, phong cách,…) và được khách hàng
đón nhận khi ra mắt trên thị trường.
10
1.2 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
- Truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường
làm việc lành mạnh, gắn kết các nhân viên một cách hiệu quả.
- 4 vai trò chính của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò của PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận đánh giá uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh
nghiệp trong con mắt của công chúng bên ngoài tổ chức đó.
1.3 Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông
nội bộ
1.3.1 Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh
nghiệp
Chiến lược truyền thông nội bộ rất quan trọng với các doanh nghiệp. Truyền thông nội bộ tốt
làm tăng sức mạnh và sự gắn kết của bộ máy nhân sự. Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển.
11
1.3.1.1 Phân tích tình hình thực tế
1.3.1.2 Đánh giá mục đích và mục tiêu
1.3.1.3 Xác định đối tượng công chúng mục tiêu
1.3.1.4 Xây dựng thông điệp chính
1.3.1.5 Các chiến dịch nhằm đạt mục đích và mục tiêu
1.3.1.6 Lực chọn phương thức và công cụ
1.3.1.7 Phân bố nguồn lực và kinh phí
1.3.1.8 Đánh giá, đo lường hiệu quả
1.3.2 Các hoạt động truyền thông nội bộ cơ bản trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp
1.3.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
1.3.2.2 Theo dõi, giám sát và cập nhật thông tin đầy đủ trên các kênh truyền
thông đã xây dựng
1.3.2.3 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
1.3.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
1.3.2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
12
1.3.3 Các công cụ cơ bản của truyền thông nội bộ trong phát triển hình
ảnh doanh nghiệp
1.3.3.1 Phương tiện in ấn
1.3.3.2 Phương tiện giao tiếp
1.3.3.3 Phương tiện truyền thông trực tuyến
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN
THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH
DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
2.1 Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)
Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp) được thành lập vào năm 2006. Sau 17
năm phát triển, VC Corp là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và
công nghệ cao ở Việt Nam. VCCorp đã xây dựng và ứng dụng thành công hạ tầng cloud
computing có khả năng lưu trữ và tính toán lượng dữ liệu lớn (Big Data, Data mining) hỗ trợ
cho nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro, phục vụ trên 50 triệu người dùng
(chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam) với hơn 200 website uy tín, gần
30 website trong số đó thuộc sở hữu độc quyền, phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng. Ngoài
ra, VCCorp nằm trong top 3 công ty phát hành game trên nền tảng di động với thương hiệu
Sohagame, và mới đây hệ sinh thái chuyển đổi số Bizfly đang được VCCorp phát triển và
triển khai mạnh mẽ. Đồng thời VCCorp cũng là đơn vị xây dựng Lotus - mạng xã hội do
người Việt Nam làm chủ.
13
2.1.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp tại VC Corp
2.1.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
2.1.2.2 Theo dõi, giám sát và cập nhật thông tin đầy đủ trên các kênh truyền
thông đã xây dựng
2.1.2.3 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
2.1.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
2.1.2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.1.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội bộ trong
phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại VC Corp
2.1.3.1 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển chung của doanh
nghiệp
2.1.3.2 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp
2.1.3.3 Nhận thức và đánh giá về tầm quan trọng của các công cụ, phương
thức truyền thông nội bộ trong việc phát triển doanh nghiệp
2.1.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của VC Corp
2.1.4.1 Điểm mạnh
2.1.4.2 Điểm hạn chế
14
2.2 Công ty truyền thông Viettel (Viettel Media)
2.2.1 Giới thiệu về Công ty truyền thông Viette (Viettel Media)
Công ty Truyền thông Viettel – Viettel Media là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn
thông Quân đội Viettel. Viettel Media đang 1 trong những công ty top đầu trong ngành
công nghiệp giải trí số Việt Nam.
Hiện tại Viettel Media sở hữu tổ hợp giải trí số với rất nhiều lĩnh vực như: Truyền thông
Quảng cáo, Phát hành game, sản xuất game show, TV show, sản xuất hợp tác sản xuất
phim (phim chiếu rạp, phim truyền hình, phim sitcom…), mạng lưới các trang tin điện tử,
kênh TikTok, Youtube, Facebook…
15
2.2.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp tại Viettel Media
2.2.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
2.2.2.2 Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
2.2.2.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.2.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
2.2.2.5 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
2.2.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp Viettel Media
2.2.3.1 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển chung của doanh
nghiệp
2.2.3.2 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp
2.2.3.3 Nhận thức và đánh giá về tầm quan trọng của các công cụ, phương
thức truyền thông nội bộ trong việc phát triển doanh nghiệp
2.2.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của Viettel Media
2.2.4.1 Điểm mạnh
2.2.4.2 Điểm hạn chế
16
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG
PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP
3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp
Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về nhận thức và việc tiến hành các hoạt động PR nội bộ tại
hai doanh nghiệp truyền thông trên địa bàn Hà Nội, người nghiên cứu nhận thấy rằng, với
mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách lựa chọn các hoạt động PR nội bộ khác nhau, tùy
thuộc vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và khẩu hiệu chung của doanh nghiệp đó. Điều
này có thể lý giải vì đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu, ngân quỹ, quy mô của mỗi doanh
nghiệp là khác nhau, không thể áp nguyên cách thực hiện của doanh nghiệp này vào doanh
nghiệp khác.
17
3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho PR và PR nội bộ
3.2.2 Nâng cao nhận thức một cách toàn diện về PR và PR nội bộ trong
phát triển hình ảnh doanh nghiệp
3.2.3 Mạnh dạn đầu tư các nguồn lực cho PR nội bộ
3.2.4 Xây dựng chiến lược đồng bộ, dài hạn, xuyên suốt, phù hợp với
định hướng phát triển chung của doanh nghiệp
3.2.5 Ứng dụng những hoạt động PR nội bộ phù hợp với tiềm lực và khả
năng doanh nghiệp
3.2.6 Lựa chọn, phối hợp các phương tiện và công cụ PR nội bộ một cách
hiệu quả
3.2.7 Kết hợp hài hòa giữa PR nội bộ và PR bên ngoài trong phát triển
hình ảnh doanh nghiệp
18
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, mọi doanh nghiệp luôn tìm cách giành cho mình một
vị trí trong thị trường và đặt được hình ảnh, dấu ấn của mình trong lòng công chúng. Để thực
hiện được điều đó, trước nay doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đến việc thực hiện PR ra bên
ngoài mà quên mất PR bên trong hay PR nội bộ. Rút ra bài học từ nhiều doanh nghiệp khi rơi
vào các tình huống xấu, hay đứng trước những cơn lốc tố của thị trường, thì chỉ có sự nhất trí
một lòng giữa lãnh đạo và toàn thể công ty mới giúp công ty trụ vững và tứng bước chèo lái
con thuyền doanh nghiệp mình từng bước vượt qua khó khăn. Hiểu được điều đó, các doanh
nghiệp đã ngày càng chú trọng hơn đến việc thực hiện các hoạt động PR nội bộ, nhằm xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp, thấu hiểu và tin tưởng giữa lãnh đạo và các nhân viên. Thêm vào
đó, hình ảnh mỗi nhân viên chính là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp
càng chú trọng hơn đến vai trò của PR nội bộ trong việc góp phần tạo dựng và phát triển hình
ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng nhân viên, trong lòng mọi đối tượng công chúng bên
ngoài. Bên cạnh đó, PR nội bộ cũng góp phần không nhỏ trong việc tư vấn các chiến lược
tổng thể của công ty, phát hiện vấn đề, xử lý khủng hoảng.
19
| 1/19

Preview text:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP..........................10
1.1 Các khái niệm.................................................................................................................11
1.1.1 Khái niệm PR...........................................................................................................11
1.1.2 Khái niệm PR nội bộ................................................................................................11
1.1.3 Hình ảnh và phát triển hình ảnh doanh nghiệp........................................................11
1.2 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát triển hình ảnh doanh
nghiệp...................................................................................................................................12
1.2.1 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp............................................12
1.2.2 Vai trò của PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp................................12
1.3 Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông nội bộ.....................12
1.3.1 Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp 12
1.3.2 Các hoạt động truyền thông nội bộ cơ bản trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
..........................................................................................................................................13
1.3.3 Các công cụ cơ bản của truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
..........................................................................................................................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT
TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY..............................................................14
2.1 Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)......................................................14
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp).........................14
2.1.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại
VC Corp............................................................................................................................15
2.1.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của VC Corp...........................................................15
2.2 Công ty truyền thông Viettel (Viettel Media)................................................................16
2.2.1 Giới thiệu về Công ty truyền thông Viette (Viettel Media).....................................16 1
2.2.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại
Viettel Media....................................................................................................................17
2.2.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp Viettel Media.......................................................................17
2.2.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của Viettel Media...................................................17
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI
BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP.................................................18
3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................................18
3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển
hình ảnh doanh nghiệp..........................................................................................................18
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho PR và PR nội bộ...........................19
3.2.2 Nâng cao nhận thức một cách toàn diện về PR và PR nội bộ trong phát triển hình
ảnh doanh nghiệp..............................................................................................................19
3.2.3 Mạnh dạn đầu tư các nguồn lực cho PR nội bộ.......................................................19
3.2.4 Xây dựng chiến lược đồng bộ, dài hạn, xuyên suốt, phù hợp với định hướng phát
triển chung của doanh nghiệp...........................................................................................19
3.2.5 Ứng dụng những hoạt động PR nội bộ phù hợp với tiềm lực và khả năng doanh
nghiệp................................................................................................................................19
3.2.6 Lựa chọn, phối hợp các phương tiện và công cụ PR nội bộ một cách hiệu quả......19
3.2.7 Kết hợp hài hòa giữa PR nội bộ và PR bên ngoài trong phát triển hình ảnh doanh
nghiệp................................................................................................................................19
KẾT LUẬN..............................................................................................................................20 2 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho mình
trở nên nổi bật, để có một chỗ đúng vững chắc và lâu dài nhất có thể. Cuộc chiến tìm chỗ
đứng cho riêng mình của mỗi doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ hiện nay tại nước ta, khi ngày càng
nhiều các loại hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trước tình hình đó,
mỗi doanh nghiệp dù mới bước chân vào thị trường hay đã có một vị trí khá vững chắc đều
nhận thấy rằng, những sản phẩm của họ về cơ bản đều không phải là duy nhất, mà luôn phải
cạnh tranh thường xuyên với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Vì vậy, điều có
thể khiến doanh nghiệp tồn tại và không bị nhạt nhòa chính là tạo ra được nét khác biệt. Sự
khác biệt của doanh nghiệp ở đây cần phải là cả yếu tố khác biệt của bên trong và bên ngoài.
Để làm được điều đó, một công cụ không thể không nhắc tới, đó là truyền thông nội bộ hay
quan hệ công chúng nội bộ (PR nội bộ).
Nét khác biệt tạo nên hình ảnh riêng cho mỗi doanh nghiệp không chỉ nằm ở sản
phẩm của công ty trong mắt khách hàng của họ mà còn ở hình ảnh nằm trong tâm trí, trái tim
của khách hàng, của chính nhân viên doanh nghiệp đó. Hình ảnh là một phần được tạo ra
bằng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, là phần được hiện diện trong tâm trí và tình cảm của
khách hàng khi nhắc tới một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù muốn hay không thì đều
cần có một hình ảnh nhất định nào đó trong lòng công chúng. Hình ảnh đó chính là sự phản
ánh những gì doanh nghiệp đã nói, đã làm, đã đạt được và là những gì người khác nói về
doanh nghiệp. Không phải tự nhiên mà công chúng có những ấn tượng và hình ảnh đẹp về
doanh nghiệp, mà doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh cho chính mình và để công chúng biết đến.
Truyền thông là một trong những công cụ đắc lực giúp xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nói đến truyền thông, các doanh nghiệp lại thường tập trung
cho truyền thông tiếp thị, nhắm đến việc xây dựng thương hiệu cho đối tượng bên ngoài (bao
gồm khách hàng, đối tác, nhà đầu tư hay các phương tiện truyền thông) mà rất ít quan tâm
đến truyền thông tới các nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp. Sự thành công của doanh
nghiệp chắc chắn sẽ bị hạn chế nếu như ngay chính nhân viên của doanh nghiệp cũng chưa 3
hiểu về công ty mình, nếu chỉ chú trọng đến các hoạt động truyền thông tiếp thị bên ngoài mà
bỏ qua việc truyền thông thương hiệu cho nhân viên, thì hiệu quả truyền thông chung sẽ hạn
chế. Các doanh nghiệp dường như không chú ý rằng, mỗi nhân viên chính là một hình ảnh
thu nhỏ của doanh nghiệp, là những “đại sứ thương hiệu” sáng giá nhất cho doanh nghiệp và
vì thế, truyền thông nội bộ là nền tảng cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển hình ảnh.
Trên thực tế, việc truyền thông nội bộ tại nhiều doanh nghiệp chưa được tổ chức và
quản trị một cách bài bản và chuyên nghiệp. Các kế hoạch truyền thông và các tài liệu văn
bản như tài liệu cẩm nang hướng dẫn truyền thông, những thủ tục hay công cụ truyền thông
vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh thành quy trình, chính sách, đối với cả nhân viên bên
trong, và khách hàng hay đối tác bên ngoài. Hầu hết việc giao tiếp và truyền thông tổ chức
chủ yếu dựa trên “bản lĩnh” của ban lãnh đạo hay người quản lý. Chính vì thế nhân viên
không nhận được sự hướng dẫn và huấn luyện một cách đầy đủ và bài bản, tất yếu dẫn tới
việc chính nhân viên cũng gặp khó khăn khi tiếp nhận và tương tác với thông điệp của lãnh
đạo. Khả năng tương tác và ra quyết định của nhân viên thường bị tuân theo sự áp đặt một
chiều từ lãnh đạo hoặc lệ thuộc nhiều vào “thiện chí” và năng lực cá nhân. Hậu quả là việc
truyền thông nội bộ và bên ngoài không thể liên kết chặt chẽ với nhau; thông điệp truyền
thông không nhất quán và kém hiệu quả; các yếu tố nền tảng chiến lược và mục đích doanh
nghiệp không được hiện thực hóa vào thực tiễn công việc. Một vướng mắc khác mà nhiều
doanh nghiệp gặp phải là phương pháp và kỹ năng PR nội bộ để lôi cuốn mọi nhân viên tham
gia truyền thông nhất quán từ đặc tính và lợi ích sản phẩm đến thông điệp, hình ảnh, giá trị,
lời hứa thương hiệu hay các khái niệm chiến lược khá trừu tượng như sứ mệnh, tầm nhìn...
Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý quan hệ giao tiếp tương
hỗ giữa các đối tượng cá nhân, phòng ban, đội nhóm và doanh nghiệp. Trong rất nhiều doanh
nghiệp, sự liên kết lỏng lẻo giữa các phòng ban dẫn tới việc phòng marketing vì mục tiêu
doanh số đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn với khách hàng trong khi bộ phận thực hiện không thể
đáp ứng được, đặc biệt là về mặt tiến độ thực hiện và rồi khi khách hàng phàn nàn thì lại đổ
lỗi cho nhau ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay đã có một số doanh nghiệp nhần thức được tầm quan trọng của
PR nội bộ đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn
khiêm tốn và chưa có chiến lược, kế hoạch dài lâu nên không thu được nhiều kết quả. Và
phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò thực sự của PR nội bộ, đôi khi chính
doanh nghiệp cũng không nhận ra những hoạt động họ đang làm chính là PR nội bộ, vì đó mà
xem nhẹ vai trò của PR nội bộ, gần như không quan tâm hoặc thực hiện rất hời hợt, với tâm
lý “thích làm thì làm, không làm cũng chẳng sao”. 4
Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, hay xây dựng thương hiệu nội bộ và
văn hóa doanh nghiệp nhất thiết phải bắt đầu từ bên trong doanh nghiệp, dựa trên nền tảng
giao tiếp nội bộ và PR nội bộ. Đây cũng là một phương thức mới để lãnh đạo doanh nghiệp
chia sẻ ước mơ, chiến lược và thương hiệu nhằm gia tăng niềm tin và trung thành của nhân
viên đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, thương hiệu doanh nghiệp được đưa vào cuộc sống thông
qua những hoạt động thường ngày của nhân viên và mỗi nhân viên sẽ trở thành một nhà quản
lý thương hiệu cho chính doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Truyền thông nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp” để nghiên cứu về truyền thông nội bộ trong chiến
lược phát triển hình ảnh của doanh nghiệp, thông qua tiến hành khảo sát thực trạng truyền
thông nội bộ trong vấn đề phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại ba doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực truyền thông là Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp) và Công ty
truyền thông Viettel từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về PR tiêu biểu có thể kể đến như: "PR Lý luận
và ứng dụng” và “PR –Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” do PGS.TS Đinh Thị Thúy
Hằng chủ biên. Một số lý luận về PR nội bộ (Trang 210) đã được nhắc đến khi đề cập tới các
hoạt động của PR trong cuốn “PR – Lý luận và ứng dụng”. Tác giả cuốn sách đã cung cấp
những hiểu biết cơ bản về PR, các hoạt động PR và kỹ năng hoạch định chiến lược PR. Đặc
biệt trong phần PR nội bộ, tác giả đã phân tích vai trò cụ thể của PR nội bộ nhằm phát triển
hình ảnh, các hoạt động của PR nội bộ và các công cụ của PR nội bộ. Cũng về vấn đề này,
cuốn “Effective Internal Communication” của Lyn Smith & Pamela Mounter đã chỉ ra rằng
PR nội bộ thực sự đang bị xem nhẹ cả về lý thuyết và trong thực tế, nhưng các doanh nghiệp
đã ngày càng nhận ra vai trò thực sự quan trọng của nó trong hoạt động truyền thông của
doanh nghiệp mình cũng như những hiệu quả bất ngờ mà nó có thể đem đến cho các hoạt
động khác của doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn thông tin giúp người nghiên cứu có thêm
nhận định về một thực tế rằng PR nội bộ nhìn chung còn chưa được đánh giá đúng tầm và
chưa được áp dụng một cách có bài bản. Cuốn “Healthcare Public Relations, Marketing &
Internal Communications” (năm 2009) lại đề cập tới việc truyền cảm hứng cho nhân viên
thông qua podcast, truyền hình nội bộ và trò chuyện tương tác trên web. Cuốn sách gợi mở
thêm cho người nghiên cứu một số công cụ để thực hiện PR nội bộ. Đây cũng là nguồn tài
liệu lý luận hiếm hoi mà tác giả có thể tham khảo để nghiên cứu về PR nội bộ. 5
Trong khi đó, đề tài thương hiệu lại được rất nhiều tác giả viết sách quan tâm đến. Có
thể kể tới một số cuốn sách như: Brand Royalty – Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng
đầu thế giới của tác giả Matt Haig, Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng & phát triển
thương hiệu của tác giả An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu, cuốn Thương hiệu với nhà quản
lý (năm 2009) của tác giả Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, cuốn Xây dựng
Thương hiệu của TS. Lý Quý Trung, 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu
công ty của tác giả Ronald J.Alsop, dịch giả Trần Thị Bích Nga, cuốn Quản trị thương hiệu
101 của tác giả Mainak Dhar, ... Hầu hết các cuốn sách đều đã đưa ra những khái niệm cơ bản
về thương hiệu, những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới thương hiệu và hình ảnh doanh
nghiệp, là những cơ sở lý luận đã giúp người nghiên cứu làm rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Gần đây, tại khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện báo chí và tuyên
truyền, tác giả Lê Huyền Giang đã bảo vệ thành công luận văn “Truyền thông nội bộ trong
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu
Petrolimex PG Bank”. Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng
như thực tiễn vai trò của PR nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài
văn hóa doanh nghiệp, PR nội bộ còn có những tác động tới nhiều mặt khác của doanh
nghiệp để cùng với văn hóa doanh nghiệp tạo nên hình ảnh cho doanh nghiệp và giúp phát
triển thương hiệu doanh nghiệp. Vấn đề này vẫn chưa được tác giả nhắc tới.
Từ lịch sử nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề PR nội bộ và thương hiệu là những vấn đề
đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến. Những tài liệu nghiên cứu đi trước
đã cung cấp nền tảng lý luận cơ bản để từ đó làm căn cứ để tìm hiểu thực trạng sử dụng PR
nội bộ trong thực tiễn phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
nghiên cứu về PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp dưới góc nhìn của một người
làm truyền thông vẫn chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên ngành nào tập trung vào vai
trò và khả năng ứng dụng PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên hệ thống lý thuyết về truyền thông và PR nội bộ trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp và kết quả khảo sát thu thập được, người nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm
đạt những mục đích sau:
- Phản ánh và đánh giá bức tranh về nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của PR
nội bộ trong việc phát triển hình ảnh của doanh nghiệp
- Chỉ ra thực trạng về việc ứng dụng PR nội bộ trong việc phát triển hình ảnh của
doanh nghiệp mình hiện nay tại Việt Nam 6
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao vai trò và tính hiệu quả của PR nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
Để thực hiện những mục đích trên, người nghiên cứu xác định những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến truyền thông nội bộ, bình ảnh doanh
nghiệp và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
- Phân tích, thu thập các tài liệu và số liệu khảo sát để tiến hành đánh giá thực trạng
về các hoạt động truyền thông nội bộ tại các doanh nghiệp đã lựa chọn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc sử dụng truyền thông nội bộ trong
xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng khảo sát, phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài
Truyền thông là một lĩnh vực khá rộng lớn và thực hiện các hoạt động truyền thông
cũng không tách rời nhau, càng không chỉ áp dụng trong việc phát triển hình ảnh doanh
nghiệp. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này, người nghiên cứu chỉ đề cập đến hoạt động
PR nội bộ là công cụ quan trọng nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Đối tượng nghiên
cứu của đề tài này là các hoạt động truyền thông nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh
nghiệp tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam. Đề tài
cũng đi sâu nghiên cứu về kế hoạch hoạch định chiến lược, các hoạt động và công cụ của PR
nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp. Luận văn này cũng tập trung vào nghiên cứu
và phân tích các hoạt động PR nội bộ tại một số doanh nghiệp là Công ty cổ phần truyền
thông Việt Nam (VC Corp) và Công ty truyền thông Viettel trong hai năm gần đây, từ tháng
6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, đây là khoảng thời gian PR đã có bước phát triển nhất
định tại Việt Nam, và PR nội bộ cũng đã được chú ý hơn. Do hạn chế về thời gian, trong luận
văn này, tác giả đặc biệt đi sâu vào việc nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện các hoạt động
PR nội bộ nhằm phát triển hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố liên quan như
nhận thức của lãnh đạo, nhân sự trực tiếp tham gia làm truyền thông, và các nhân viên là
người trực tiếp nhận tác động từ các hoạt động PR nội bộ. Luận văn cũng sử dụng những
thông tin thu thập được từ các báo cáo, số liệu cập nhật, internet và các thông tin trao đổi với
một số lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp truyền thông nêu trên để thực hiện luận văn này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu) 7
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp được sử dụng trong quá trình thực hiện này bao gồm các
phương pháp phân tích – tổng hợp nội dung tài liệu bao gồm các thông tin, số liệu, kết
hợp với việc nghiên cứu sách báo, tra cứu Internet; thu thập từ những tài liệu và nghiên
cứu có sẵn như bản tin, báo cáo hàng năm của công ty, những trang web hoặc những bài
báo trong lĩnh vực quản lí cũng như các tạp chí marketing, kinh doanh,..; phương pháp
thống kê, phân loại tài liệu; phương pháp quan sát và tìm hiểu thực trạng chung về việc sử
dụng PR nội bộ nhằm phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 
Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi (300 mẫu)
Người nghiên cứu thực hiện điều tra bảng hỏi với mẫu là nhân viên ba doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn Hà Nội từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, bao gồm cả
những câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tư duy. Do đó, các thông tin số liệu được tiến hành
thu thập, xử lý và phân tích bởi chính người nghiên cứu và đảm bảo tính chính xác, khách quan. 
Phương pháp phỏng vấn sâu (7 người)
Người nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn nhanh với một số đại diện của ba doanh
nghiệp được chọn làm mẫu của khảo sát bảng hỏi. Nguồn thông tin thu được trong quá
trình phỏng vấn bao gồm những câu trả lời của người trả lời, cũng như hành vi, thái độ
của người trả lời trong quá trình phỏng vấn. 6. Đóng góp mới
Nghiên cứu đề tài giúp tạo cơ hội cho người nghiên cứu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng
và toàn diện hơn những lý thuyết về truyền thông nội bộ. Việc nghiên cứu đề tài có thể
giúp bổ sung lý thuyết về truyền thông nội bộ từ chính kinh nghiệm nghiên cứu thực tế
của người nghiên cứu. Do đó, luận văn sẽ cung cấp những lý luận về truyền thông nội bộ
một cách đầy đủ và có hệ thống hơn. Đồng thời, luận văn sẽ là cung cấp sự đối chiếu giữa
lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh của
chính các doanh nghiệp truyền thông, mà trước đây chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu
về vấn đề này, từ đó ứng dụng truyền thông nội bộ có hiệu quả trong sự phát triển chung
của doanh nghiệp. Tác giả hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho tất cả các doanh
nghiệp khi xây dựng hoạt động truyền thông nội bộ để phát triển hình ảnh cho doanh nghiệp mình.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8
Theo cơ sở kết quả khảo sát về nhận thức và việc tiến hành các hoạt động PR nội bộ
tại hai doanh nghiệp truyền thông trên địa bàn Hà Nội, người nghiên cứu nhận thấy rằng,
với mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách lựa chọn các hoạt động PR nội bộ khác nhau,
tùy thuộc vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và khẩu hiệu chung của doanh nghiệp đó.
Điều này có thể lý giải vì đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu, ngân quỹ, quy mô của mỗi
doanh nghiệp là khác nhau, không thể áp nguyên cách thực hiện của doanh nghiệp này
vào doanh nghiệp khác. Sự thành công của doanh nghiệp là tổng hòa của nhiều chiến dịch
hoạt động khác nhau, mỗi chiến dịch lại có những điểm trọng tâm và cách lực chọn
phương tiện thích hợp. Nhưng nhìn chung, có doanh nghiệp vẫn thực hiện PR nội bộ một
cách hời hợt, không có kế hoạch bài bản, không có lộ trình, mà chỉ mang tính phong trào,
tạo hiệu quả tạm thời chứ không có mục tiêu cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện
PR nội bộ cũng vẫn do các bộ phận hành chính nhân sự thực hiện chứ chưa có bộ phận
chuyên trách. Đây là những mặt hạn chế chung làm cản trở sự phát triển của PR cũng như
PR nội bộ tại Việt Nam, doanh nghiệp vì vậy cũng chưa thể gặt hái được trọn vẹn những
ích lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại. Do đó, việc phân tích và chỉ ra những yếu kém cụ
thể về công tác này trong các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng bởi nó sẽ giúp doanh
nghiệp nhìn nhận chính xác hơn tầm quan trọng của công cụ quan hệ công đồng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và hoạt động truyền thông nội bộ trong phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN
THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI
BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm PR
PR được viết tắt bởi cụm từ Public Relations tạm dịch là quan hệ công chúng. Đây là quá
trình xây dựng chiến lược quản lý và phổ biến thông tin cá nhân hay tổ chức đến với mọi
người. Mục đích của nó là tạo dựng thương hiệu với ý nghĩa tích cực trong nhận thức và suy
nghĩ của mọi người, hướng đến mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
1.1.2 Khái niệm PR nội bộ
PR nội bộ trong tiếng Anh gọi là Internal Public Relations. PR nội bộ hay quan hệ công
chúng nội bộ là chức năng quản lí của một tổ chức, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt
đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ tổ chức; trên cơ sở đó hoàn thành
tốt nhất mục tiêu và đảm bảo sự thành công của tổ chức.
1.1.3 Hình ảnh và phát triển hình ảnh doanh nghiệp
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là ấn tượng của mỗi khách hàng về thương hiệu doanh
nghiệp. Tùy vào sự trải nghiệm của mỗi người mà khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng
khác nhau. Hình ảnh thương hiệu được đánh giá là hoàn thiện khi đạt được sự nhất quán
trong các khía cạnh (slogan, bảng hiệu quảng cáo, logo, phong cách,…) và được khách hàng
đón nhận khi ra mắt trên thị trường. 10
1.2 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp và việc phát
triển hình ảnh doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp -
Truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường
làm việc lành mạnh, gắn kết các nhân viên một cách hiệu quả. -
4 vai trò chính của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò của PR nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận đánh giá uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh
nghiệp trong con mắt của công chúng bên ngoài tổ chức đó.
1.3 Phương thức phát triển hình ảnh doanh nghiệp bằng truyền thông nội bộ
1.3.1 Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
Chiến lược truyền thông nội bộ rất quan trọng với các doanh nghiệp. Truyền thông nội bộ tốt
làm tăng sức mạnh và sự gắn kết của bộ máy nhân sự. Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. 11
1.3.1.1 Phân tích tình hình thực tế
1.3.1.2 Đánh giá mục đích và mục tiêu
1.3.1.3 Xác định đối tượng công chúng mục tiêu
1.3.1.4 Xây dựng thông điệp chính
1.3.1.5 Các chiến dịch nhằm đạt mục đích và mục tiêu
1.3.1.6 Lực chọn phương thức và công cụ
1.3.1.7 Phân bố nguồn lực và kinh phí
1.3.1.8 Đánh giá, đo lường hiệu quả
1.3.2 Các hoạt động truyền thông nội bộ cơ bản trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
1.3.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
1.3.2.2 Theo dõi, giám sát và cập nhật thông tin đầy đủ trên các kênh truyền thông đã xây dựng
1.3.2.3 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
1.3.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
1.3.2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 12
1.3.3 Các công cụ cơ bản của truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
1.3.3.1 Phương tiện in ấn
1.3.3.2 Phương tiện giao tiếp
1.3.3.3 Phương tiện truyền thông trực tuyến
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN
THÔNG NỘI BỘ TRONG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
2.1 Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp)
Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp) được thành lập vào năm 2006. Sau 17
năm phát triển, VC Corp là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và
công nghệ cao ở Việt Nam. VCCorp đã xây dựng và ứng dụng thành công hạ tầng cloud
computing có khả năng lưu trữ và tính toán lượng dữ liệu lớn (Big Data, Data mining) hỗ trợ
cho nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro, phục vụ trên 50 triệu người dùng
(chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam) với hơn 200 website uy tín, gần
30 website trong số đó thuộc sở hữu độc quyền, phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng. Ngoài
ra, VCCorp nằm trong top 3 công ty phát hành game trên nền tảng di động với thương hiệu
Sohagame, và mới đây hệ sinh thái chuyển đổi số Bizfly đang được VCCorp phát triển và
triển khai mạnh mẽ. Đồng thời VCCorp cũng là đơn vị xây dựng Lotus - mạng xã hội do
người Việt Nam làm chủ. 13
2.1.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại VC Corp
2.1.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
2.1.2.2 Theo dõi, giám sát và cập nhật thông tin đầy đủ trên các kênh truyền thông đã xây dựng
2.1.2.3 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
2.1.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
2.1.2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.1.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội bộ trong
phát triển hình ảnh doanh nghiệp tại VC Corp
2.1.3.1 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển chung của doanh nghiệp
2.1.3.2 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển hình ảnh của doanh nghiệp
2.1.3.3 Nhận thức và đánh giá về tầm quan trọng của các công cụ, phương
thức truyền thông nội bộ trong việc phát triển doanh nghiệp
2.1.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của VC Corp 2.1.4.1 Điểm mạnh 2.1.4.2 Điểm hạn chế 14
2.2 Công ty truyền thông Viettel (Viettel Media)
2.2.1 Giới thiệu về Công ty truyền thông Viette (Viettel Media)
Công ty Truyền thông Viettel – Viettel Media là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn
thông Quân đội Viettel. Viettel Media đang là 1 trong những công ty top đầu trong ngành
công nghiệp giải trí số Việt Nam.
Hiện tại Viettel Media sở hữu tổ hợp giải trí số với rất nhiều lĩnh vực như: Truyền thông –
Quảng cáo, Phát hành game, sản xuất game show, TV show, sản xuất và hợp tác sản xuất
phim (phim chiếu rạp, phim truyền hình, phim sitcom…), mạng lưới các trang tin điện tử,
kênh TikTok, Youtube, Facebook… 15
2.2.2 Khảo sát hoạt động truyền thông nội bộ trong phát triển hình ảnh
doanh nghiệp tại Viettel Media
2.2.2.1 Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
2.2.2.2 Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
2.2.2.3 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
2.2.2.4 Tổ chức các hoạt động, sự kiện dành cho nhân viên
2.2.2.5 Tổ chức hội thảo tư vấn, cuộc thi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên
môn với sự tham gia của các nhân vật có ảnh hưởng
2.2.3 Khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp đối với vai trò của PR nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp Viettel Media
2.2.3.1 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển chung của doanh nghiệp
2.2.3.2 Nhận thức về vai trò của PR nội bộ với sự phát triển hình ảnh của doanh nghiệp
2.2.3.3 Nhận thức và đánh giá về tầm quan trọng của các công cụ, phương
thức truyền thông nội bộ trong việc phát triển doanh nghiệp
2.2.4 Đánh giá thực trạng PR nội bộ của Viettel Media 2.2.4.1 Điểm mạnh 2.2.4.2 Điểm hạn chế 16
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG
PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP
3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp
Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về nhận thức và việc tiến hành các hoạt động PR nội bộ tại
hai doanh nghiệp truyền thông trên địa bàn Hà Nội, người nghiên cứu nhận thấy rằng, với
mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách lựa chọn các hoạt động PR nội bộ khác nhau, tùy
thuộc vào giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và khẩu hiệu chung của doanh nghiệp đó. Điều
này có thể lý giải vì đặc điểm doanh nghiệp và mục tiêu, ngân quỹ, quy mô của mỗi doanh
nghiệp là khác nhau, không thể áp nguyên cách thực hiện của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp khác. 17
3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng truyền thông nội
bộ trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho PR và PR nội bộ
3.2.2 Nâng cao nhận thức một cách toàn diện về PR và PR nội bộ trong
phát triển hình ảnh doanh nghiệp
3.2.3 Mạnh dạn đầu tư các nguồn lực cho PR nội bộ
3.2.4 Xây dựng chiến lược đồng bộ, dài hạn, xuyên suốt, phù hợp với
định hướng phát triển chung của doanh nghiệp
3.2.5 Ứng dụng những hoạt động PR nội bộ phù hợp với tiềm lực và khả năng doanh nghiệp
3.2.6 Lựa chọn, phối hợp các phương tiện và công cụ PR nội bộ một cách hiệu quả
3.2.7 Kết hợp hài hòa giữa PR nội bộ và PR bên ngoài trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp 18 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, mọi doanh nghiệp luôn tìm cách giành cho mình một
vị trí trong thị trường và đặt được hình ảnh, dấu ấn của mình trong lòng công chúng. Để thực
hiện được điều đó, trước nay doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đến việc thực hiện PR ra bên
ngoài mà quên mất PR bên trong hay PR nội bộ. Rút ra bài học từ nhiều doanh nghiệp khi rơi
vào các tình huống xấu, hay đứng trước những cơn lốc tố của thị trường, thì chỉ có sự nhất trí
một lòng giữa lãnh đạo và toàn thể công ty mới giúp công ty trụ vững và tứng bước chèo lái
con thuyền doanh nghiệp mình từng bước vượt qua khó khăn. Hiểu được điều đó, các doanh
nghiệp đã ngày càng chú trọng hơn đến việc thực hiện các hoạt động PR nội bộ, nhằm xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp, thấu hiểu và tin tưởng giữa lãnh đạo và các nhân viên. Thêm vào
đó, hình ảnh mỗi nhân viên chính là đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp
càng chú trọng hơn đến vai trò của PR nội bộ trong việc góp phần tạo dựng và phát triển hình
ảnh đẹp của doanh nghiệp trong lòng nhân viên, trong lòng mọi đối tượng công chúng bên
ngoài. Bên cạnh đó, PR nội bộ cũng góp phần không nhỏ trong việc tư vấn các chiến lược
tổng thể của công ty, phát hiện vấn đề, xử lý khủng hoảng. 19