-
Thông tin
-
Quiz
Truyền thông quốc tế trong thời đại internet - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Truyền thông quốc tế trong thời đại internet - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đại cương truyền thông quốc tế 39 tài liệu
Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Truyền thông quốc tế trong thời đại internet - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Truyền thông quốc tế trong thời đại internet - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế 39 tài liệu
Trường: Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngoại giao
Preview text:
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ---------- TIỂU LUẬN
Môn học: Đại cương Truyền thông quốc tế Đề Tài
TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TRONG THỜI ĐẠI INTERNET
Giảng viên : PGS.TS. Lê Thanh Bình Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp LQT44 A&B
Hà Nội, 03/2020 MỤC LỤC
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3 I.
Định nghĩa, kiến thức tổng quan về Truyền thông quốc tế trong thời đại
Internet..........................................................................................................4 1.
Khái quát chung về Truyền thông quốc tế... .... ....... ....................................4 1.1.
Truyền thông................................................................................................4 1.2.
Truyền thông quốc tế...................................................................................5 2.
Sự hình thành và phát triển của Internet.......................................................8 2.1.
Các giai đoạn lịch sử...................................................................................8 2.2.
Thành tựu kết nối đặc trưng........................................................................9 2.3.
Những thay đổi của Truyền thông quốc tế kể từ khi Internet xuất hiện........9
3. Tương quan giữa Truyền thông quốc tế và Internet.............................................11 II.
Các sự kiện nổi bật thu hút Truyền thông quốc tế....................................12
1. Cuộc biểu tình ở Hongkong................................................................................12 1.1.
Bối cảnh chính trị - xã hội và Vấn đề dân tộc - dân chủ ở Hongkong.......12 1.2.
Tóm tắt cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ ở Hongkong........................13 1.3.
Tình hình mạng xã hội và Truyền thông ở Hongkong...............................13 1.4.
Vai trò của Truyền thông trong thời đại Internet với sự kiện quốc tế........14
2. Sự kiện U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30...................................................17 1.1.
Đôi nét về U22 Việt Nam và chiến thắng vang dội tại SEA Games 30.......17 1.2.
Vai trò của Internet trong sự kiện..............................................................18 III.
Đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp cho Truyền thông quốc tế tại Việt
Nam..............................................................................................................20
1. Đánh giá tác động Truyền thông quốc tế tại Việt Nam........................................20
2. Đề xuất ứng dụng cho Việt Nam..........................................................................22
KẾT LUẬN..................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................24 2
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là Internet đã tạo ra sự bùng nổ thông
tin trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của báo chí trên cơ sở đó là tất yếu và là một thực
tế khách quan, làm thay đổi nhanh trong cả về hình thức và nội dung của các loại hình
báo chí truyền thống. Đó là tiền đề cho sự ra đời của phương thức Truyền thông quốc tế.
Truyền thông quốc tế vừa là trung tâm của tất cả các tương tác quốc tế và, thực sự,
tất cả các tương tác của con người, vừa là công cụ thông tin quan trọng, có vai trò thiết
lập các chương trình nghị sự trong đời sống chính trị quốc gia. Ranh giới cho vấn đề
truyền thông quốc tế rất khó thiết lập, và nội dung thực chất bao gồm nhiều luồng nghiên
cứu đa dạng. Trong thế kỷ XXI, trong khi Internet đang làm thay đổi quan niệm về lãnh
thổ, chủ quyền quốc gia thì Truyền thông xuyên quốc gia lại mở ra cho hàng triệu cộng
đồng mạng những cơ hội vừa tiêu cực vừa tích cực tác động đa tầng, đa nội dung, đa đối tượng.
Trong một thế giới ngày càng “phẳng”, công chúng ngày càng có những nhu cầu cao
hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Phương thức truyền thông mới cho
phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản; từ đó làm thay
đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ nhạy bén
nhất đổi với khoa học và công nghệ, tạo ra sự phát triển của một lớp công chúng mới của
truyền thông. Tương tự như các nước khác, Việt Nam đòi hỏi ngành Truyền thông phải
phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình trong lĩnh vực căn hóa tư tưởng, góp phần bình
ổn các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đưa đất nước vượt qua những khó
khăn hiện nay, hội nhập với khu vực và thế giới
Bài tiểu luận nhằm mục tiêu tìm hiểu kiến thức tổng quan về sự phát triển của Truyền
thông quốc tế trong thời đại Internet; so sánh mối tương quan giữa Truyền thông quốc tế
và Internet; đồng thời đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp cho Truyền
thông quốc tế tại Việt Nam.
Nhóm thực hiện hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ góp phần mở rộng thông tin,
kiến thức về Truyền thông quốc tế trong thời đại Internet, đồng thời nhóm cũng góp phần
đề xuất những biện pháp ứng dụng các kinh nghiệm quốc tế cho thực tiễn Truyền thông quốc tế ở Việt Nam. 3
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Sinh viên thực hiện I.
Định nghĩa, kiến thức tổng quan về Truyền thông quốc tế trong thời đại Internet.
1. Khái quát chung về Truyền thông quốc tế I.1. Truyền thông
Tất cả các sinh vật trên trái đất đều đã phát triển cách để truyền đạt cảm xúc và suy
nghĩ của mình cho nhau. Về bản chất, Truyền thông đã là một khái niệm không xa lạ với
con người. Truyền thông ăn sâu vào mọi hoạt động trong đời sống con người, gia tăng
nhịp sống và kết nối con người lại với nhau. Con người sử dụng từ ngữ và ngôn ngữ để
chuyển những ý nghĩ, thông điệp cụ thể khiến chúng ta trở nên khác biệt hơn với vương
quốc động vật. Nhà phê bình và nhà lý luận truyền thông James Carey định nghĩa truyền
thông là ‘‘một quá trình mang tính biểu tượng, theo đó thực tế được sản xuất, duy trì, sửa
chữa và biến đổi’’ trong cuốn sách ‘‘Giao tiếp như văn hóa’’ xuất bản năm 1992 của ông.
Ông cho rằng chúng ta cần xác định thực tế thông qua cách chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác.
Trong cuốn Giáo trình Đại cương TTQT, PGS.TS Lê Thanh Bình nhận xét: ‘‘Theo
nghĩa hẹp, Truyền thông là sự truyền tải thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng và đạt
được hiệu quả giao tiếp nhất định. Rộng hơn, truyền thông là một quá trình chia sẻ thông
tin, giao tiếp tương tác giữa các đối tượng chủ thể không chỉ tìm đến những đặc điểm
chung, tương đồng của nhau, mà đồng thời còn thể hiện, xây dựng hình ảnh riêng của
chính mình’’. Có thể nói, Truyền thông ra đời, phát triển cùng với quá trình hình thành và
phát triển của xã hội loài người. Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố
động lực kích thích sự phát triển của xã hội; đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ phát
triển, chỉ số thể hiện diện mạo văn hóa mỗi con người, cộng đồng con người và mỗi quốc gia.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung
truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên
hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như
động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác
hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.Việc truyền thông điệp
từ người gửi đến người nhận có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các điều. Chúng bao gồm 4
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
cảm xúc của chúng ta, tình huống văn hóa, phương tiện được sử dụng để giao tiếp và
thậm chí là vị trí của chúng ta. I.2.
Truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế (viết tắt TTQT) (còn được gọi là nghiên cứu về truyền thông
toàn cầu hoặc truyền
thông xuyên quốc gia) là thông lệ giao tiếp xảy ra xuyên biên giới
quốc tế, thông qua sự phát triển và chia sẻ thông tin, truyền tải các thông điệp bằng lời
nói và không bằng lời nói, trong các bối cảnh quốc tế. Nhu cầu liên lạc quốc tế là do
những tác động và ảnh hưởng ngày càng tăng của toàn cầu hóa. Vì vậy, trong vai trò là
một lĩnh vực nghiên cứu, truyền thông quốc tế là một nhánh của nghiên cứu truyền thông,
liên quan đến phạm vi ‘‘chính phủ với chính phủ’’, ‘
‘doanh nghiệp với doanh nghiệp’’ và
‘‘tương tác giữa người với người’’ ở cấp độ toàn cầu. PGS.TS Lê Thanh Bình nhận định:
‘‘Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia chủ yếu bằng các
phương tiện truyền thông đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tế chuyên
nghiệp/nhà truyền thông quốc tế’’1.
I.2.1. Chủ thể và đối tượng của Truyền thông quốc tế
Chủ thể của TTQT rất đa dạng, có thể là một tổ chức có chức năng gắn với truyền
thông như Bộ Ngoại giao, Đài Truyền hình quốc gia hay Tập đoàn Truyền thông xuyên
quốc gia; có thể của các hội đoàn chính trị - xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ,
cũng có thể là nhà báo thuần tuý hay nhà báo quốc tế, nhà truyền thông quốc tế tác
nghiệp TTQT hoặc có thể là bất kì ai từ chính khách, doanh nghiệp học giả, nhà văn hoá,
nhà ngoại giao cho đến sinh viên, công dân bình thường...
Điều kiện tham gia vào truyền thông quốc tế đơn giản chỉ là sự liên kết chặt chẽ của
đối tượng và chủ thể với cộng đồng quốc tế và sự có mặt của các phương tiện truyền tải
thông tin ở những địa bàn mà đối tượng công chúng sinh sống.
Đối tượng ở đây rất rộng lớn và đa dạng. Đó là công chúng của nước đối tác hay của
nước đối tượng, kẻ thù đối với quốc gia là chủ thể; là công chúng của khu vực, liên quốc
gia hay toàn thế giới khi quốc gia có chủ thể truyền thông muốn hướng tới. Người nước
ngoài sinh sống, làm việc, công tác, du lịch… trên quốc gia đang tiến hành truyền thông
quốc tế cũng thuộc diện công chúng được các nhà báo quốc tế của quốc gia đó ngắm đến.
1.2.2. Vị trí, vai trò và chức năng của Truyền thông quốc tế
1 PGS.TS Lê Thanh Bình (2012), Giáo trình Đại cương Truyền thông quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr 24-25. 5
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Ở mức độ khái quát tổng thể, truyền thông nói chung là một công cụ thúc đẩy hoạt
động quan hệ công chúng (PR), tăng giao lưu văn hoá, đóng vai trò làm cầu nối để giao
tiếp giữa các nhóm công chúng. TTQT phát triển và trở thành một thể chế quan trọng
trong xã hội; đồng thời cũng là một nguồn lực mạnh mẽ, phương thức điều hành, quản lý
và đổi mới trong xã hội mà có thể thay thế cho những nguồn lực khác. TTQT tạo ra một
sân chơi lớn cho việc chia sẻ thông tin, phân tích, trao đổi từ những sự kiện không chỉ
trong phạm vi một quốc gia mà ngày nay nhiều sự kiện còn được đưa thành vấn đề cho
nhiều quốc gia cùng tham gia tranh luận, giải quyết.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vai trò và ảnh hưởng của truyền thông trong
xã hội quốc gia, hay quốc tế đã và đang thay đổi theo một chiều hướng khác. Về mặt
quan hệ, đó vẫn là sự tác động qua lại giữa ba nhân tố: quyền lực chính trị, truyền thông
và công luận, nhưng trong những điều kiện hoàn toàn khác. Thế giới ngày nay bất ổn hơn
về mọi mặt. Với truyền thông, công chúng dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào mọi thứ.
Điều này giải thích một phần sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, không chỉ nảy sinh từ
đói nghèo, bất bình đẳng mà cả từ đụng độ văn hóa, đối kháng về lòng tin, vượt khỏi
những khái niệm truyền thống đặc trưng quốc gia dân tộc và quan hệ quốc tế truyền
thống: chủ quyền, lãnh thổ, quốc gia, chủ thể chủ yếu của quan hệ quốc tế, thậm chí cả chiến tranh và hòa bình.
1.2.3. Lịch sử phát triển của Truyền thông quốc tế
Lịch sử phát triển của TTQT nói riêng, và Truyền thông nói chung có thể chia ra làm
2 giai đoạn chính: thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Giai đoạn phát triển thứ nhất của truyền thông được kể đến là thông qua ngôn ngữ
lời nói. Ngôn ngữ lời nói giúp gắn kết các cá thể trong một cộng đồng người (cùng với
ngôn ngữ lời nói, các công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ xuất hiện và được sử dụng một cách tích cực và hiệu quả)
- Giai đoạn thứ hai của truyền thông là chữ viết. Chữ viết ra đời đã không những mở
ra khả năng truyền thông, cố định hóa các tri thức kinh nghiệm của loài người mà còn
truyền tải, nhân rộng nó. Cụ thể:
Chữ viết ra đời, cùng với kỹ thuật in chữ rời, in hoạt bản chính là điều kiện để báo in ra đời
Năm 1920: Báo phát thanh đã ra đời và phát triển nhanh chóng. Vì vậy nhận thức
cộng đồng và sự quan tâm của học giả đối với hiện tượng truyền thông đại chúng
và trong các vấn đề liên quan đến tác động đối với dư luận cũng được nâng 6
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
cao. Việc sử dụng rộng rãi tuyên truyền như một công cụ chính sách của tất cả các
bên trong Thế chiến I, và sự tham gia của các nhà khoa học xã hội trong việc phát
triển công cụ này, đã tạo động lực cho sự phát triển của cả nghiên cứu truyền
thông đại chúng và truyền thông quốc tế. Có một sự nhấn mạnh về hiệu ứng vi mô,
quá trình thuyết phục. Những cân nhắc chiến lược trước và trong Thế chiến II đã
củng cố sự nhấn mạnh này.
Những năm 1930: truyền hình ra đời và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950.
Năm 1967: Mỹ nối thử nghiệm thành công 10 máy vi tính, hơn 10 năm sau hệ
thống máy vi tính toàn cầu được khai sinh.
Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông mới vào những năm 1990 đã
truyền cảm hứng cho một tài liệu rộng lớn về tác động của chúng đối với nền kinh
tế toàn cầu, chính sách đối ngoại, nhà nước quốc gia và rộng hơn là tác động của
chúng đối với các cấu trúc quyền lực và thay đổi xã hội. Đầu thế kỷ 21 đánh dấu
một bước chuyển tiếp khi học bổng bắt đầu đáp ứng với nhiều hình thức giao tiếp
mới và theo hướng mới được thực hiện bởi các công nghệ phát triển và lan rộng
trong phần sau của thế kỷ trước.
Đến nay các phương tiện truyền thông được kết nối thành một hệ thống liên hoàn, có
thể tạo ra một sự bùng nổ trong tương lai mà không ai có thể dự đoán được.
1.2.4. Dòng chảy của thông tin và tác động của chúng tới Truyền thông, Truyền thông quốc tế.
Theo quan điểm triết học, thông tin được coi là cái đa dạng được phản ánh. Về mặt
bản thể luận, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan
của thế giới vật chất, đồng thời thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Căn cứ vào
mức độ chính xác của thông tin, người ta phân nó ra 4 bậc, tương đương với quá trình
phát triển từ thấp đến cao của nhận thức là dữ liệu (data), thông tin theo nghĩa hẹp
(information), tri thức (knowledge) và trí tuệ (wisdom). Đây được gọi là “tháp thông tin”.
Tri thức của nhà truyền thông nói chung và nhà Truyền thông quốc tế nói riêng phải
được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông, truyền thông đại chúng kịp thời và các
nhà xử lý thông tin đó với tư cách được xã hội, cộng đồng tin cậy đã truyền đến cho đông
đảo nhân dân những tin tức - tri thức nào đó - món ăn tinh thần mà công chúng cần thiết.
Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên, người ta coi thông tin, tri thức, truyền thông là
sức mạnh mềm, là tiền bạc, là văn hoá, là quyền lực thông minh. 7
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Các sự kiện được truyền thông quốc tế đẩy lên, tô đậm không phải lúc nào cũng đem
lại hiệu quả cao do đó không nên quá lạm dụng. Bên cạnh đó, cần phân tích nhiều yếu tố
để đưa ra các khuyến nghị về tác động, ảnh hưởng của sự kiện. Có rất nhiều sự kiện bị
chính khách, lãnh đạo kiểm soát nhiều mặt, nhà báo quốc tế tác nghiệp ở đó dễ lâm vào bị
động, bị lấn át, dễ mất khả năng bình luận khách quan về sự kiện và tác động của nó.
Cũng có trường hợp những nước lớn ngầm dùng những tờ báo không chính thống để gây
căng thẳng vì thế các nhà báo quốc tế cần tỉnh táo, có biện pháp bảo vệ lẽ phải. Ngoài ra,
khi truyền thông quốc tế về tôn giáo cần phải đặc biệt thận trọng vì đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. 2.
Sự hình thành và phát triển của Internet
Cùng với sự phát triển chung của đời sống xã hội là sự vươn lên của thế hệ công
nghệ thông tin số - thế hệ thông minh (S-mart). Từ đó cũng kéo theo sự đa dạng hóa của
truyền thông và các phương tiện truyền thông.
Đặc biệt với việc xuất hiện của Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền
thông nói chung và truyền thông quốc tế nói riêng.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu được truy nhập công cộng gồm các mạng
máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo hình thức nối chuyển
gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP).
2.1. Các giai đoạn lịch sử
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET, do cơ quan quản lý dự án
nghiên cứu phát triển (ARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào
tháng 7 năm 1969, là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây
dựng như một mạng lưới liên lạc dùng để kết nối các nhánh quốc phòng và dân sự hàng
đầu của chính quyền Hoa Kỳ trong trường hợp bị Liên Xô tấn công hạt nhân.
Internet đã “suýt” được ra đời từ năm 1934, khi nhà khoa học người Bỉ – Paul Olet đã
đề nghị kết nối điện thoại với màn hình ti vi để tạo ra một kết cấu tương tự như mạng
toàn cầu sẽ ra đời sau đó. Tuy nhiên, bài thuyết trình của ông đã bị bác bỏ và dự án bị bỏ
quên tới 30 năm sau cho tới khi Vinton và Bob Kahn sáng tạo ra giao thức TCP/IP – giao
thức chuẩn giúp các máy tính trong một mạng kết nối với nhau, mở ra thời đại Internet.
Internet được phát triển vào cuối những năm 1960 tại California - Hoa Kỳ. Năm 1960,
AT&T cho ra mắt dataphone và MODEM đầu tiên. Năm 1967, Donald Davies tạo ra
mạng lưới gói NPL 1-node (1 nút). Năm 1972, Ray Tomlinson đã phát minh ra E-mail để 8
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
gửi thông điệp trên mạng, tới năm 1981 mạng CSNET ra đời (Computer Science
NETwork) và đến năm 1982 TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn. Vào năm 1983, với sự
phát triển của Internet tại thời điểm đó, APRANET được chia ra hai mảng quân sự và dân
sự. Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập.
Đáng chú ý nhất là thời điểm năm 1989, khi Tim Berners Lee phát minh ra World
Wide Web (WWW) là một mạng lưới các máy chủ sử dụng một bộ giao diện chung và
được phát triển bởi một chuyên gia tin học người Anh Tim Berners-Lee của CERN ở
Geneva đã tạo ra một bước ngoặt lớn với ngành truyền thông.
Trong lịch sử truyền thông, phải mất gần 50 năm để đài phát thanh tiếp cận được 50
triệu khán giả và 15 năm để truyền hình đạt được 50 triệu người xem - nhưng WWW chỉ
mất hơn ba năm để đạt được 50 triệu người dùng đầu tiên. Cuối cùng, vào năm 1996,
triển lãm Internet World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet bắt
đầu tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp lớn. 2.2.
Thành tựu kết nối đặc trưng
Sự ra đời của mạng không dây được xem như là một cuộc cách mạng mới về viễn
thông. Thông tin vệ tinh cũng mang lại nền tảng khách hàng lớn, điều này được chứng
mình qua phần trăm khách hàng ở những nơi mà có lượng người dùng mạng dây lớn như
châu Âu và Bắc Mỹ, con số này chiếm đến khoảng 30%. Đến năm 2003 sẽ có hàng nghìn
vệ tinh thấp, trung bình và quỹ đạo địa kỹ thuật là những thiết bị cung cấp dữ liệu giọng
nói, đa phương tiện toàn cầu và dịch vụ ‘‘mạng lưới trên không’’ trải khắp địa cầu.
Sự tăng trưởng chưa từng thấy về khối lượng truyền thông quốc tế và khả năng gia
tăng thương mại thông qua Internet đã khiến các tập đoàn xuyên quốc gia yêu cầu phải có
sự hài hòa các tiêu chuẩn của thiết bị và tần số để thiết bị viễn thông và truyền hình có thể
sử dụng xuyên biên giới quốc gia. Hoa Kỳ đã hợp tác với Liên minh Viễn thông Quốc tế
ITU (xác định các tiêu chuẩn viễn thông toàn cầu) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế
ISO có trụ sở tại Geneva, đang tạo ra một hệ thống liên lạc toàn cầu.
Theo báo cáo thống kế có khoảng 4.156.932.140 người dùng Internet tính đến năm
2017, trong đó Châu Á chiếm gần một nửa số người dùng internet trên thế giới. Phân
khúc phát triển nhanh nhất của Internet là số lượng người sử dụng các phương tiện truyền
thông xã hội trên thiết bị di động. 2.3.
Những thay đổi của Truyền thông quốc tế kể từ khi Internet xuất hiện
2.3.1. Sức mạnh của thông tin và truyền thông trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 9
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Sự tập hợp của dịch vụ viễn thông và máy tính cùng khả năng di chuyển tất cả các
loại dữ liệu - hình ảnh, chữ viết, âm thanh - qua Internet đã cách mạng hóa quá trình trao
đổi thông tin quốc tế. Số hóa tất cả các loại dữ liệu - văn bản, âm thanh, video, từ ngữ, âm
thanh và hình ảnh - đã tăng tốc độ và âm lượng truyền dữ liệu so với các hệ thống tương
tự. Những phương tiện truyền thông mới dần thay thế những nền tảng lâu đời, từ điện
thoại thông minh đến máy tính bảng máy tính cá nhân đều có thể kết nối mạng. Điều này
không những hình thành nên một cộng đồng online mà còn kiến tạo nên một châu lục
‘‘ảo’’ nơi mọi người có thể kết nối với nhau2.
Nhờ có sự xuất hiện của Internet mà Truyền thông đang trong một quá trình thay
đổi mạnh mẽ. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các loại hình báo chí truyền thống
như báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối với nhau với những đặc
thù và thế mạnh riêng. Có thể nhận thấy sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ
đến đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ thống báo chí thế giới
nói chung. Trước hết, với sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông tin được
cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn. Trong
tiếng Anh, “multimedia” được
dịch là “Truyền thông đa phương tiện”, là sự truyền tải
một thông điệp bằng sự kết hợp của các loại hình ngôn ngữ viết, hình ảnh, video, âm
thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác; các hình thức thể hiện đa diện
góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh đầy đủ thông tin và có sức thuyết phục cao.
Các cách truyền thông truyền thống trong kinh doanh cũng dần được lược bỏ, thay vào đó
là cách truyền thông trực tiếp qua các trang mạng xã hội, không chỉ nhanh chóng tiện lợi,
mà số lượng người tiếp cận được với thông tin cũng nhiều và hiệu quả hơn hẳn3.
2.3.2. Các phương tiện truyền thông khi Internet xuất hiện
Với sự xuất hiện của Internet đưa đến sự đa dạng hơn của các loại hình phương
tiện truyền thông. Trong đó phải kể đến phương tiện truyền thông “quyền năng” bậc nhất
là mạng xã hội (social media).
Các trang mạng xã hội phổ biến toàn cầu như Facebook, Youtube, Twitter hay
Snapchat thu hút một số lượng “khủng” người dùng. Lý giải về việc mạng xã hội được ưa
chuông, nhiều ý kiến cho rằng bởi nhờ những công cụ hấp dẫn và tiện ích mà mạng xã
hội (MXH) cung cấp cho người sử dụng, bất kỳ người dùng MXH nào cũng có thể tạo ra
một “cơ quan truyền thông” của cá nhân mình, sản xuất tin, bài như một “tòa soạn thu
nhỏ” với đầy đủ các loại hình tích hợp “báo in”, “báo nói” và “báo hình”. Đồng thời,
mạng xã hội còn trở thành “cánh tay nối dài” của báo chí truyền thống bởi đây là nguồn
2 Zafar, International Communication in Internet age, lecture 43.
3 Zafar, International Communication in Internet age, lecture 43. 10
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
cung cấp thông tin rộng lớn cho các nhà báo, với nhiều tiếng nói khác nhau, từ chính trị
gia cho đến người dân bình thường, từ miền xuôi cho đến miền ngược, người giàu người
nghèo đều có thể đưa thông tin, và trở thành nguồn tin của nhà báo cũng như sự truyền tải
thông tin rộng khắp của mạng xã hội giúp các nhà báo đưa thông tin đến người đọc, và
thu hút người đọc đến các trang báo mạng của mình.
Bên cạnh đó, truyền hình là cũng là phương tiện truyền thông phổ biến, sự có mặt
của truyền hình là một thay đổi lớn của nhân loại trong thế kỷ 20 và hiện vẫn là một công
cụ quan trọng của truyền thông. Đồng thời, sự xuất hiện của loại hình báo điện tử cũng là
một công cụ đắc lực của truyền thông quốc tế, cho phép sự tiếp cận nhanh chóng và lan tỏa toàn cầu. 3.
Tương quan giữa Truyền thông quốc tế và Internet
Mối tương quan giữa truyền thông và Internet là một mối quan hệ tương hỗ mà có thể
nhận thấy trong nhiều mặt của đời sống xã hội, gắn liền với các phương thức truyền
thông đại chúng thông dụng. Hiểu rõ mối tương quan mật thiết giữa các phạm trù này sẽ
giúp người dùng có được góc nhìn tổng thể hơn về TTQT trong thời đại Internet.
Bàn về sự ảnh hưởng của Internet nói chung lên TTQT, ngày này, dễ dàng nhận ra
con người đã tiếp cận thông tin một cách tự tin hơn với sự giúp sức của mạng lưới kết nối toàn cầu.
Thứ nhất, trên phương diện tiếp cận tin tức, Internet mở ra một thế giới ảo diệu kì nơi
mọi thông tin chỉ mất chưa đến một giây để truy cập. Những phương tiện thông tin đại
chúng truyền thống dần bộc lộ những điểm yếu trước sự bùng nổ của công nghệ. Hiện tại,
chỉ với một chiếc máy tính xách tay, điện thoại di động thông minh hay một chiếc máy
tính bảng, cùng với một cú nhấp chuột, con người hoàn toàn thấy được những gì xảy ra bên kia đại dương.
Thứ hai, với sự đa dạng của nhiều nguồn thông tin khác nhau cũng như cách tiếp
nhận và truyền đạt thông tin phần nào cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những yếu tố
bên ngoài khác. Lượng thông tin quá lớn đôi khi làm cho người đọc cảm thấy quá tải, vì
vậy thay vì đọc hết, họ chọn những nguồn thông tin mà họ quan tâm hơn cả. Chính những
điều hướng vô hình này hình thành nên văn hóa sử dụng kết nối mạng và cuối cùng người
bị điều chỉnh lại chính là người đọc.
Mặt khác, truyền thông quốc tế cũng tác động và điều hướng cách thức tiếp cận thông
tin người sử dụng qua internet. 11
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Các nền tảng từ các mạng xã hội đến các trang web chính thống của các tổ chức dần
trở thành công cụ truyền thông hữu hiệu và hướng tới người dùng một cách trực tiếp nhất.
Những người dùng quan tâm đến một mảng thông tin nào đó sẽ được hệ thống lưu trữ lại
và sử dụng thông tin đó để tiếp tục giới thiệu người dùng đến những nội dung tương tự
hoặc có liên quan. Điều này mang đến sự thuận tiện cho người dùng tuy nhiên cũng tiềm
ẩn những nguy cơ bị sử dụng thông tin cá nhân vào những mục đích của nhà cung cấp.
Hơn thế, truyền thông quốc tế cũng đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các cá nhân và
công ty thực hiện hoạt động kinh doanh. Quảng cáo cũng như những phương thức đưa
sản phẩm tiếp cận người dùng đã trở nên nhanh chóng, linh hoạt và tiện lợi hơn bao giờ hết. II.
Các sự kiện nổi bật thu hút Truyền thông quốc tế
1. Cuộc biểu tình ở Hongkong 1.1.
Bối cảnh chính trị - xã hội và Vấn đề dân tộc - dân chủ ở Hongkong
Hongkong là một trong hai đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Năm 1842 Hongkong được cắt vĩnh viễn cho Anh như một chiến lợi phẩm sau Chiến
tranh nha phiến theo thỏa thuận tại Điều ước Nam Kinh, tuy có vùng Tân Giới mà Anh
nhận lại được theo hợp đồng thuê đất 99 năm được ký vào năm 1898. Khi hợp đồng thuê
đất sắp hết hạn, Trung Quốc bắt đầu đàm phán với Anh vào những năm 1980 về việc trả
lại lãnh thổ này và quyết định các thỏa thuận chính trị trong tương lai. Đến năm 1997,
Hongkong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc.
Tất cả các bên, bao gồm cả Trung Quốc đều đã công nhận việc áp đặt chính sách
“một quốc gia - hai chế độ4” cho Hongkong. Theo đó, chính sách này cho phép
Hongkong giữ nguyên tình trạng ban đầu như khi còn là thuộc địa của Anh với hệ thống
pháp luật và lực lượng cảnh sát độc lập. Về cơ bản cấu trúc chính trị sẽ thay đổi không
đáng kể ngoại trừ việc Đặc khu trưởng được bổ nhiệm bởi thực dân cũ sẽ thay bằng
người địa phương thông qua Bầu cử. Tuy nhiên thỏa thuận này chỉ có giá trị trong vòng 50 năm.
Sau 30 năm kể từ ngày Hongkong được trao trả lại cho Trung Quốc, các đảng chính
trị ở đây gần như được chia thành hai phe: Phe Dân chủ và phe thân Chính phủ. Phe
những người ủng hộ dân chủ lập luận rằng chỉ có hệ thống dân chủ mới có thể bảo vệ
được quyền tự do dân sự mà Hongkong từng được hưởng dưới thời bảo hộ của Anh. Phe
4 là một ý tưởng được Đặng Tiểu Bình - lãnh tụ tối cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề xuất trong quá trình
tái thống nhất Trung Quốc vào đầu thập niên 1980. 12
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
dân chủ là những người có tư tưởng chống lại những chính trị gia thuộc phe “thân Chính
phủ” hoặc “thân Bắc Kinh”. Trong khi đó, những người thuộc phe thân Chính phủ lại
thường tự cho mình là đồng minh yêu nước với những người của Đảng Cộng sản và có
xu hướng coi trọng mối quan hệ thuận lợi với Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh hơn là một cuộc bầu cử dân chủ. 1.2.
Tóm tắt cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ ở Hongkong
Trong nửa cuối năm 2019 vừa qua, dư luật khu vực và quốc tế liên tục nóng hổi bởi
thông tin về cuộc biểu tình của nhóm người được cho là thuộc phe dân chủ tại Hongkong
nhằm phản đối Dự luật dẫn độ do Chính phủ Hongkong đề xuất vào năm 2019. Nếu dự
luật này được ban hành sẽ cho phép chính phủ địa phương giam giữ và dẫn độ những
người bị truy nã hình sự ở những vùng lãnh thổ mà Hongkong có thỏa thuân, bao gồm cả
Trung Quốc đại lục và Đài Loan (thực tế đề xuất ban đầu của dự luật này chỉ bao gồm Đài Loan).
Sự ra đời của Dự luật này đã gặp phải sự chỉ trích rộng rãi trong và ngoài nước.
Người dân ở đây vốn dĩ đã không thích sự dính líu tới Trung Quốc đại lục nay lại thêm
Dự luật này khiến họ trở nên lo lắng về tương lai quyền dân chủ của mình. Họ lo ngại
rằng sẽ sớm bị kiểm soát bởi Trung Quốc và làm tiêu tan chính sách “một quốc gia - hai
chế độ”, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân Hongkong.
Chính vì thế, để bảo vệ quyền dân chủ của mình, các cuộc biểu tình đã nổ ra với yêu
cầu hủy bỏ Dự luật dẫn độ. 1.3.
Tình hình mạng xã hội và truyền thông ở Hongkong
Về lý thuyết, chính quyền Trung Quốc cho phép Hongkong có một hệ thống pháp luật
riêng và không đặt dưới “Tường lửa” - dự án kiểm duyệt Internet và mạng xã hội của
chính quyền Trung Quốc. Nhưng thực tế, việc sử dụng mạng xã hội hay internet tại
Hongkong cũng có sự can thiệp ít nhiều của Trung Quốc đại lục với sự hậu thuẫn của bà
Lâm - đặc khu trưởng Hongkong - người được cho có tư tưởng thân Đảng Cộng sản.
Khi cuộc biểu tình nổ ra, lo ngại sự bùng nổ các cuộc biểu tình tràn lan qua mạng xã
hội nên Trung Quốc đã chặn đứng toàn bộ các mạng xã hội quốc tế tại lãnh thổ nước này,
chính thức đưa mạng xã hội Instagram vào danh sách cấm Twitter, Facebook, Youtube và Snapchat.
Những người biểu tình thay vào đó đã chuyển toàn bộ sang sử dụng ứng dụng
Firechat. Đây là một ứng dụng chat nội bộ được thiết kế bởi công ty Open Garden cho
phép người dùng trong vòng bán kính 70 mét không cần kết nối internet. 13
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet 1.4.
Vai trò của truyền thông trong thời đại internet với sự kiện quốc tế
1.4.1. Vai trò của mạng xã hội trong sự kiện
a. Mạng xã hội lan truyền thông điệp của người biểu tình
Trong các cuộc biểu tình, điện thoại di động và mạng xã hội được xem là công cụ
hữu hiệu để duy trì liên lạc, cập nhật thông tin và làm truyền thông của những người tham gia.
Những người biểu tình đã sử dụng những mạng xã hội quốc tế như Instagram hay
Twitter (chủ yếu là Instagram) để bày tỏ nguyện vọng và truyền đạt thông điệp truyền
thông của mình. Hàng loạt những hình ảnh tàn bạo trong cuộc đụng độ trực tiếp giữa
cảnh sát Hongkong với những người biểu tình được đăng tải. Những từ khóa phổ biến
nhất được tìm thấy trên Instagram bao gồm #Hongkongprotests #Freehongkong
#Carrielamstepdown #Standwithhongkong #Prayforhongkong #Polyu #Savepolyu với số
lượng truy cập với mỗi từ khóa lên tới hàng trăm nghìn lượt .5 Tìm kiếm với những từ
khóa kể trên, những hình ảnh cảnh sát đàn áp lực lượng biểu tình bằng súng cao su hoặc
hơi cay, thậm chí là bắn người biểu tình bằng đạn thật sẽ hiện ra. Không chỉ đàn áp và tấn
công những người biểu tình, cảnh sát Hongkong còn bắt bớ cả những sinh viên vô tội bị
mắc kẹt tại trường Đại học Bách khoa Hongkong (PolyU) đang cố thoát khỏi vụ hỗn loạn
và những nhà báo hay những người làm truyền thông tại hiện trường. Thông qua những
hình ảnh đó, phe biểu tình còn muốn bóc trần sự xảo trá và lật lọng của chính quyền và
cảnh sát Hongkong sau khi tuyên bố ngừng sử dụng vũ lực, kêu gọi hòa bình và để những
người biểu tình được phép rời khỏi PolyU an toàn nhưng ngay khi những người này vừa
bước ra lại phải chịu hơi cay và đạn cao su từ cảnh sát khiến họ phải quay lại trường đại học.
Những người biểu tình đã thành công trong việc sử dụng truyền thông mạng xã hội để
truyền tải thông điểm yêu cầu dân chủ của mình. Bằng chứng là họ đã tạo nên một cuộc
biểu tình mạng xã hội diện rộng không chỉ trong khu vực mà còn toàn thế giới: một làn
sóng phản đối mạnh mẽ hành động tàn bạo của lực lượng cảnh sát Hongkong đối với
những người biểu tình. Bên cạnh đóm nhiều ý kiến cho rằng, việc Thượng viện Hoa Kỳ
và Tổng thống Donald Trump đặt bút ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ giữa lúc
Hongkong đang ở thời điểm “nước sôi lửa bỏng” cũng là một minh chứng cho thấy tác
động hiệu quả của truyền thông mạng xã hội. Sự lên án gắt gao của truyền thông quốc tế
đã tạo sức ép lớn cho chính quyền bà Lâm ở Hongkong khiến phe thân Bắc Kinh phải
nhún nhường nhiều phần những người biểu tình và khiến chính phủ Trung Quốc cũng
phải dè chừng hành động.
5 Theo khảo sát thực tế trên Instagram 14
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
b. Mạng xã hội “chết” ở Trung Quốc đại lục
Tại Trung Quốc, việc sử dụng mạng xã hội đều được kiểm duyệt bởi chính quyền mà
hầu hết người dân đều không được tiếp cận với những mạng xã hội ngoại quốc. Người trẻ
ở Trung Quốc biết rất ít về Google, Twitter hoặc Facebook. Và vì thế Họ gần như không
quan tâm đến việc thông tin chính trị quốc tế. TTQT giờ đây chỉ nằm ngoài rìa mà không
thể chạm đến được công dân Hongkong.
Shen Yanan 28 tuổi, làm việc ở một phòng quản lý trang mạng bất động sản ở Bảo
Định - thành phố có gần 3 triệu dân gần Bắc Kinh nhưng không hề có bất kì sự quan tâm
gì khác ngoài niềm tin vào chính phủ Trung Quốc.
Chu Junqing, 28 tuổi, một nhân viên nhân sự, nói rằng cô thấy nhiều quốc gia bị lôi
kéo vào chiến tranh và bạo loạn. “Trung Quốc tốt hơn nhiều”, cô nói6.
Trong khi dùng “Tường lửa” để chặn các mạng xã hội tiếp cận người dân, chính phủ
Trung Quốc lại tìm cách tận dụng các mạng này và sử dụng chúng để chèo lái dư luận
xung quanh về vấn đề phản kháng tại Hồng Kông, gắn nhãn là hành động “khủng bố”, do
các thế lực “cấp tiến” và cường quốc phương Tây xúi giục. Một tin đăng trên Facebook
đã so sánh những người biểu tình Hongkong với tổ chức khủng bố của IS. Hầu hết những
tài khoản này đều nằm trong mạng lưới tài khoản có nguồn gốc từ chính phủ Trung Quốc
và mạng lưới tài khoản này đã lan truyền các thông tin sai lệch về sự phản kháng tại Hongkong7.
Chiến dịch này của chính quyền ông Tập đã để lại dấu ấn và thành công trong việc
chính trị hóa tư duy của người dân theo định hướng của chính quyền bằng việc sử dụng
mạng xã hội riêng, “cách ly” với mọi thông tin chính trị - xã hội quốc tế khỏi người dân
và xây dựng niềm tin tuyệt đối của nhân dân với Đảng Cộng sản và chính quyền Tập Cận Bình.
1.4.2. Tác động của truyền thông báo chí tới sự kiện
a. Tác động trên phạm vi quốc gia
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gây áp lực cho các công ty khác nhau, bao
gồm nhà điều hành đường sắt MTR Corporation, hãng hàng không Cathay Pacific và các
công ty kế toán Big Four để có cách tiếp cận cứng rắn đối với các nhân viên tham gia
6 Việt Hà, Thế hệ trưởng thành không Google, Facebook ở Trung Quốc, https://news.zing.vn/the-he-truong-thanh-
khong-google-facebook-o-trung-quoc-post866954.html.
7 Thu Hà, Trung Quốc lợi dụng mạng xã hội làm vũ khí để bẻ lái dư luận về vấn đề phản kháng ở Hongkong,
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-loi-dung-mang-xa-hoi-lam-vu-khi-de-be-lai-du-luan-ve-van-de-
phan-khang-tai-hong-kong-1363.html 15
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
cuộc biểu tình như sa thải những người đã tham gia biểu tình hay chặn đứng các kênh
truyền hình Mỹ trên đài quốc gia Trung Quốc89.
Trung Quốc sử dụng cả báo in và báo điện tử để tuyên truyền về sự bạo loạn quá
khích của những người biểu tình và sự vô can của Trung Quốc. Một bài xã luận của tờ
China Daily cho rằng dự luật mới là một điều luật cần thiết. Tờ báo chính phủ này cho
rằng người biểu tình đã hiểu sai về các thay đổi trong dự luật và khẳng định “Bất cứ ai
công bằng đều công nhận dự luật sửa đổi này là một văn bản lập pháp hợp pháp, hợp lý
và hợp lẽ. […]Đáng tiếc một số người dân Hong Kong đã bị dắt mũi bởi các phe đối lập
và đồng minh của họ tại nước ngoài để ủng hộ chiến dịch phản đối dẫn độ”.
Với sự khôn khéo trong truyền thông báo chí, Trung Quốc dễ dàng xây dựng niềm tin
của nhân dân đại lục với chính quyền của ông Tập.
b. Tác động trên phạm vi quốc tế
Nhằm thay đổi thái độ quốc tế đối với tình hình Hongkong và Trung Quốc, Trung
Quốc đã gửi hồ sơ dài 43 trang
10 cho hàng loạt các hãng tin để truyền thông về sự kiện này.
Chính quyền ông Tập đã có một nước đi khôn khéo với truyền thông quốc tế khi liên
tục khẳng định “không dính líu” đến vấn đề dân chủ ở Hongkong cũng như không có ý
định làm suy giảm hay xói mòn quyền dân chủ của người dân nơi đây và chĩa mũi nhọn
dư luận về phía chính quyền Donald Trump và một số quốc gia ngoại bang khác khi can
thiệp quá sâu vào nội bộ Hongkong cũng như Trung Quốc. Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ
kích động bạo lực trong bối cảnh diễn ra cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình
cùng những bằng chứng cho thấy sự hậu thuẫn và can thiệp của Mỹ với cuộc biểu tình
này. Đặc biệt sau khi Thượng viện Mỹ và Tổng thống Donald Trump ký Đạo luật Dân
chủ và Nhân quyền, Trung Quốc coi đó là bằng chứng xác đáng nhất để lên án Quốc hội
Mỹ đã can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của Trung Quốc và vi phạm luật pháp quốc tế.
8 Kharpal, Arjun (8 tháng 10 năm 2019) “Chinese state media and Tencent suspend broadcast of NBA preseason games in China”, CNBC.
https://www.cnbc.com/2019/10/08/china-state-tv-suspends-nba-broadcasts-after-morey-hong-kong-tweet.html
9 Brezski, Patrick, “'South Park' Scrubbed From Chinese Internet After Critical Episode”, The Hollywood Reporter.
https://www.hollywoodreporter.com/news/south-park-banned-chinese-internet-critical-episode-1245783
10 Hãng tin Bloomberg ngày 21-8 cho hay Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã gửi một bức thư cùng các tài liệu
liên quan dài 43 trang tới các biên tập viên cao cấp tại nhiều hãng tin quốc tế để giải thích về các cuộc biểu tình ở
đặc khu hành chính Hong Kong.
Reuters, AFP, Wall Street Journal, Bloomberg nằm trong số những hãng tin nhận được hồ sơ này. 16
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Với bước đi này, Trung Quốc đã phần nào xoay chuyển được mũi nhọn dư luận đang
hướng về phía mình trong vấn đề trách nhiệm với những cuộc biểu tình tại Hongkong. 1.5. Tổng kết
Thông qua việc phân tích vai trò và ảnh hưởng của TTQT với sự kiện chính trị có thể
thấy rằng dựa vào khả năng tiếp cận khác nhau mà mỗi bên sẽ có lựa chọn phương thức
truyền thông khác nhau để đạt được mục đích Ngoại giao mà họ cần. Đồng thời, cũng
cho thấy được sự đa dạng và góc nhìn trung tính của TTQT: không có gì hoàn toàn đúng
và cũng không có gì hoàn toàn sai. TTQT là nguồn gốc cho những cuộc tranh luận tư duy,
phân tích vấn đề và tính đúng đắn của thông tin.
TTQT còn là phương tiện giúp các quốc gia trên thế giới tiếp cận với các vấn đề
chính trị - xã hội khác nhau. Đồng thời, đây cũng là nơi để bày tỏ quan điểm, ý chí chủ
quan của mỗi quốc gia để bảo vệ lập trường của mình.
Có thể nói, TTQT là một công cụ không thể thiếu trong ngoại giao chính trị hiện nay.
2. Sự kiện U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30.
Nếu nhập dòng chữ ‘‘U22 Việt Nam’’ lên thanh công cụ tìm kiếm của Google, chúng
ta sẽ nhận được khoảng 4.170.000 kết quả trong 0,54 giây. Tương tự, nếu nhập ‘‘U22 Việt
Nam vô địch SEA Games 30’’ chúng ta sẽ nhận khoảng 1.590.000 kết quả trong 0,65 giây.
Đâu là lý do U22 Việt Nam nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng đến vậy? Và
TTQT đã có những phản ứng gì trước sự kiện này?
II.1. Đôi nét về U22 Việt Nam và chiến thắng vang dội tại SEA Games 30
Đội tuyển bóng đá U22 quốc gia Việt Nam là đội bóng dưới 22 tuổi đại diện cho Việt
Nam tại Đại hội thể thao Đông Nam Á Sea Games, Giải vô địch AFC Cup U23. Đội
tuyển được thành lập vào năm 2016 và do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý[1].
Hiệp hội : VFF (Việt Nam)
Liên đoàn khu vực : AFF (Đông Nam Á) HLV trưởng : Park Hang-seo
Đội trưởng : Nguyễn Quang Hải Mã FIFA : VIE 17
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
Thành lập chưa đến 4 năm, ‘‘Tháng 12 tươi đẹp. Tháng 12/2018, tuyển Việt Nam vô
địch AFF Cup tròn 10 năm kể từ lần đầu tiên vào 2008. Tháng 12/2019, U22 Việt Nam
tiếp nối đàn anh, mở ra trang sử mới với chiếc HCV SEA Games lần đầu có được sau 60
năm’’ [2]. Nói bóng đá Việt Nam may mắn, điều này đúng, nhưng may mắn thôi là chưa
đủ cho chức vô địch. Đó là cả một sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, là một chặng
đường dài sau 6 lần 10 năm chờ đợi, thay đổi, cống hiến của cả một đội ngũ, từ ban lãnh
đạo liên đoàn đến huấn luận viên và các lứa cầu thủ trẻ mới 22 tuổi đời của Việt Nam. Có
lẽ bởi vậy, ngay sau chiến thắng vang dội tại SEA Games 30, Truyền thông trong và
ngoài nước đã không ngớt lời ngợi ca chiến thuật của toàn đội cũng như tài nghệ của các tuyển thủ Việt Nam.
Vietnamnet.vn – một trong những trang báo trực tuyến lớn của Việt Nam có đưa tin
về sự kiện U23 Việt Nam vô địch SEA Games 30 ngay trên trang nhất với tựa đề: ‘‘Bóng
đá Việt Nam vô địch SEA Games: 60 năm cho khoảnh khắc huy hoàng’’.
LĐBĐ châu Á (AFC) cũng đăng tải bài viết hoành tráng trên trang nhất: ‘‘Việt Nam
chấm dứt 60 năm mòn mỏi chờ đợi với tấm HCV SEA Games quý giá’’.
‘‘Nếm mùi thất bại trong 5 trận chung kết SEA Games, Việt Nam cuối cùng cũng chấm
dứt kỷ lục không mong muốn đó bằng chiến thắng 3-0 trước tuyển Indonesia tại sân
Rizal, Manila’’, tờ Straits Times viết.
Tờ báo Singapore gọi các chiến binh Việt Nam là những chú rồng vàng lăn xả hết
mình trong trận tranh huy chương vàng bộ môn bóng đá nam tại kỳ SEA Games đang diễn ra ở Philippines.
Tờ SMM Sport giật tít: “U22 Việt Nam hủy diệt U22 Indonesia để giành tấm huy
chương vàng SEA Games”.
Tờ Sport Seoul đưa lên trang chủ tin thắng lợi của U22 Việt Nam với dòng tít ‘‘Sau
60 năm chờ đợi, cuối cùng Việt Nam cũng lên tới đỉnh cao bóng đá Đông Nam Á, dưới
bàn tay ma thuật của huấn luyện viên Park Hang-seo’’….
Và còn rất rất nhiều bài báo của các nhà TTQT khác. Chính điều này đã khẳng định
một điều, nhìn từ phản ứng chung của TTQT, Việt Nam ‘‘đỉnh’’ trong mắt cổ động viên
và đội tuyển nước bạn, bước lên vị trí số 1 như không thể khác.
II.2. Vai trò của Internet trong sự kiện
Internet với đặc trưng tương tác cùng việc tích hợp thể hiện nội dung qua phương
thức truyền tải “truyền thông đa phương tiện” đã không chỉ mang đến hiệu ứng mạnh mẽ 18
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
tác động làm thỏa mãn các giác quan của người đọc, mà còn giúp họ cập nhật thông tin
một cách nhanh chóng. Internet đã tạo ra một “ngôi làng toàn cầu”, kết nối mọi người từ
khắp nơi trên thế giới. “Ngôi làng toàn
cầu” này, vừa giúp con người chứng kiến những
thay đổi trong cách nhìn nhận bản thân, nhìn nhận những người khác và nhìn nhận những
gì diễn ra xung quanh; vừa cung cấp thông tin, đồng thời cũng định hình cách nhận thức
thế giới của từng người. Đơn cử, với những hình ảnh dưới dạng video về chiến thắng của
đội tuyển U22 Việt Nam tràn ngập trên các mặt báo và mạng xã hội đã tạo nên một “cơn
sốt truyền thông” tại Hàn Quốc. Các từ khóa ‘‘Chiến thắng lịch sử’’, ‘ ‘chung kết SEA Games 30’’ ‘
, ‘Việt Nam vô địch’’ hay ‘‘Park Hang-seo’’ cũng lọt top 10 danh sách từ khóa
được tìm kiếm nhiều nhất thời điểm chiến thắng lịch sử tại SEA Games 30. Có thể nói,
những hình ảnh rất Việt Nam này đã tạo nên dấu ấn đẹp và sâu sắc trong mắt bạn bè
quốc tế về nền bóng đá anh hùng, tinh thần thể thao tỏa sáng; “những chiến binh sao
vàng” với ý chí quyết tâm quật cường, đầy bản lĩnh trên sân cỏ.
Ngoài thu hẹp những giới hạn về không gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin
trên quy mô toàn thế giới thì một trong những ưu điểm mà Internet đã tạo ra để thay đổi
chính là việc tương tác thông tin đa chiều, kết nối xã hội và tìm kiếm thông tin theo nhu
cầu. Việc tương tác, trao đổi thông tin và kết nối của Internet như thế đã tạo nên sự đa
dạng phong phú trong các thông tin được truyền tải. Bởi lẽ không chỉ các tờ báo trong
nước đưa tin về chiến thắng của đội tuyển U22 Việt Nam, mà còn rất nhiều tờ báo nổi
tiếng nước ngoài khác. Chính điều này đã tạo ra góc nhìn đa chiều không chỉ cho thấy
cách nhìn nhận của quốc tế về những ghi nhận nỗ lực đối với bóng đá Việt Nam mà còn
tạo nên sự kết rối chung giữa những người yêu bóng đá trên toàn thế giới.
Internet vừa là một nguồn tài nguyên thông tin quý giá, vừa là một công cụ cần thiết
cho hoạt động truyền thông. Một đoạn trích lược trong báo Zing.vn có viết ‘‘Trước đó, ở
trận đấu giữa tuyển Malaysia và Việt Nam trên sân Bukit Jalil phát lại trên SBS Sports
thu hút khán giả với tỷ suất người xem trung bình 4,7% và chạm tới con số 7% trong hiệp
hai. Đây là rating cao nhất trong các chương trình thể thao được phát trên kênh truyền
hình cáp ở Hàn Quốc vào năm 2018, hơn cả KBO (giải bóng chày quốc gia nổi tiếng tại
Hàn Quốc), thậm chí còn cao hơn cả nhiều chương trình của các ngôi sao K-Pop’’.
Những hình ảnh đẹp về bóng đá được lan truyền trên khắp các trang báo mạng nước
ngoài đã làm gia tăng nhu cầu của công chúng quốc tế tìm kiếm thêm thông tin về đất
nước và con người Việt Nam. Đây cũng là chất xúc tác giúp cho việc quảng bá, là thời
điểm vàng để tận dụng có thể thu hút thêm sự chú ý nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Như vậy, Internet làm thay đổi hoàn toàn cách quảng bá truyền thông về các sự kiện;
tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện nội dung; xóa bỏ những rào cản không 19
Truyềền thông quôốc tềố trong th i đ ờ i Inte ạ rnet
gian và thời gian để có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Internet đã trở thành công cụ và phương tiện hữu hiệu để phát triển truyền thông nhằm
thỏa mãn nhu cầu của đại chúng. Nhìn từ sự kiện U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30,
có thể thấy nhờ TTQT trong thời đại Internet phát triển mà nguồn thông tin được chảy
trôi đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, để không ai bị bỏ lại phía sau. III.
Đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp cho Truyền thông quốc tế tại Việt Nam.
1. Đánh giá tác động Truyền thông quốc tế tại Việt Nam
Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam trở thành một quốc gia có số lượng
người sử dụng Internet tăng nhanh qua từng năm kể từ giai đoạn Internet lần đầu tiên
xuất hiện vào năm 1997. Điều đó cũng khiến cho bức tranh thông tin của Việt Nam thay
đổi rõ rệt qua các năm. Với sự phát triển của hệ thống Internet, hàng loạt sản phẩm công
nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động tích hợp các phương thức
truyền dữ liệu tốc độ cao, hay các thiết bị đầu cuối được phát triển theo xu hướng di động
hoá, cá nhân hóa cao độ tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thông truyền
thống khó cạnh tranh nổi.
Dưới góc độ truyền thông, Internet đã tạo ra một môi trường tiếp cận thông tin rộng
lớn, không giới hạn về không gian và thời gian trong giao tiếp ở nhiều cấp độ khác nhau
từ đại chúng đến cá nhân. Trong lĩnh vực thông tin, mạng xã hội không những thay đổi
gần như hoàn toàn thói quen giao tiếp của công chúng mà còn tạo nên một nền tảng xã
hội truyền thông trong không gian ảo. Sau nhiều năm cấm vận đóng cửa với thế giới,
Internet đã đem lại cơ hội lớn trong tương lai cho chính sự phát triển xã hội của Việt Nam
nói chung và truyền thông Việt Nam nói riêng.
Về tác động chính trị - xã hội, công chúng có thể tham gia và chia sẻ các thông tin về
quá trình quản lý xã hội; theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị thông qua
các trang thông tin chính thống mà chính phủ cung cấp. Cũng nhờ vậy mà tính dân chủ
tăng lên; thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Cùng với đó, thông tin liên
lạc cũng trở nên thuận lợi hơn. Công chúng có thể dễ dàng bày tỏ tâm tư, nguyện vọng
của mình tới các cấp chính quyền. Cùng với đó, chính phủ cũng thông qua cách thức
truyền thông này để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp
lý. Đơn cử, trong giai đoạn dịch Covid 19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay, chính phủ
đã gửi đến người dân các nguồn thông tin nhanh và chính xác nhất thông qua các phương
tiện truyền thông khác nhau. Việc này đã tạo ra tâm lý bình tĩnh, an tâm trong xã hội; 20