-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Truyền Thông Việt Nam - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Truyền Thông Việt Nam - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Tổn qua về đạ ịc Covi - 19
- Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng.
- Có tổng cộng 7 loại virus Corona trong đó 4 loại hoàn toàn vô hại và hai loại
khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu.
- Bên cạnh đó còn có một loại virus Corona được biết đến với tên gọi 2019 -
nCov hoặc nCov, là một chủng mới chưa từng được phân lập trên cơ thể người trước đây. -
+ Vào đầu tháng 12 năm 2019, một căn bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân đã
được báo cáo trong một nhóm bệnh nhân tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.1
+ Một tháng sau, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19, căn bệnh
do một loại coronavirus mới (SARS-CoV-2) gây ra, là tình trạng y tế khẩn cấp.
+ Sau khi nhận thấy số lượng ca bệnh được xác nhận ngày càng tăng nhanh
chóng và số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng ngày càng nhiều, COVID-19 đã
được tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020..
2. “ôn đệp 5K” ừ chín pủ Vệ Na
2.1. “Thông điệp 5K” là gì ? -
+ The Ministry of Health has officially announced a message featuring 5K (in
Vietnamese) Khau trang (facemask)- (Khu khuan) disinfection- (Khoang cach)
distance- (Khong tu tap) no gathering – (Khai bao y te) health declaration to
help citizens get used to living safely with the COVID-19 pandemic in ‘new normal’ state. Cụ thể: + Khẩu Trang: ●
Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
● Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly. + Khử khuẩn:
● Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
● Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc
● Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. + Khoảng cách:
● Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. + Không tụ tập
● Không tụ tập đông người + Khai báo y tế
● Thực hiện khai báo y tế trên các ứng dụng phòng chống
đại dịch Covid - 19 được phát hành bởi chính phủ Việt
Nam như PC - Covid, Bluezone,...
+ Thứ trưởng bộ y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh thực hành tốt thông điệp
5K chính là “lá chắn thép” để bảo vệ mỗi cá nhân trước đại dịch Covid - 19.
2.2. Các kênh truyền thông của “thông điệp 5K” + Báo chí
● Việc Bộ Y tế đưa ra “thông điệp 5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng
cách- Không tụ tập - Khai báo y tế) đã thu hút được rất nhiều sự chú ý
đến từ phía báo chí truyền thông.
● Chính việc đưa ra một thông điệp với những nội dung ngắn gọn, dễ nhớ,
dễ tiếp cận đã giúp cho quá trình truyền tải trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt
đối với những người làm báo.
● Ngay sau khi Bộ Y tế giới thiệu thành công thông điệp 5K trên cổng
thông tin điện tử của mình, báo chí trong nước đã nhanh chóng xuất bản
các bản tin, bài báo khác nhau nhằm chia sẻ những nội dung chính của
thông điệp 5K bên cạnh các thông tin cập nhật mới nhất về tình hình
Covid - 19 trong và ngoài nước.
● Không những thế, thông điệp 5K còn được chia sẻ, tuyên truyền rộng rãi
trên các cổng thông tin của của tất cả các địa phương, tỉnh thành xuyên
suốt cả nước. Điều đáng chú ý là, tất cả các bài viết đều đồng nhất về
cách thức thể hiện với nhau khi tập trung truyền tải các nội dung chính của thông điệp 5K.
● Có thể thêm các hình ảnh về các bài báo làm ví dụ, dẫn chứng (Optional). 2
+ Nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube)
● Để lan tỏa thông điệp rộng rãi, Bộ Y tế đã cập nhật khung Avatar thông điệp 5K.
● Qua đó khuyến khích người dân chia sẻ, hưởng ứng thông điệp bằng
cách thay Avatar => Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hàng nghìn
người dùng Facebook đã nhanh chóng thay thế Avatar của mình để
hưởng ứng phong trào được phát động từ Bộ y tế. Qua đó giúp nâng cao
nhận thức của người dân về các phương pháp phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
● Không những thế, “thông điệp 5K” còn được chuyển thể thành video
hoạt hình minh họa chân thực, sinh động trên nền tảng Youtube => Qua
đó giúp cho thông điệp 5K trở nên gần gũi và dễ dàng tiếp cận hơn đối
với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. + Infographic (Áp phích)
● Ngoài bản áp phích thông điệp 5K bằng tiếng việt, Bộ Y tế đã phối hợp
cùng với thông tấn xã Việt Nam xây dựng, phát triển sang các thứ tiếng
khác bao gồm: tiếng Khmer, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha.
● Các bản áp phích được thiết kế không quá cầu kỳ, thân thiện với người
đọc, các thông tin chính đều được sắp xếp theo bố cục đơn giản, lựa
chọn sử dụng “keywords” => Đảm bảo thu hút sự chú ý của người xem
đồng thời truyền tải đầy đủ những thông tin chính của thông điệp 5K. + Vũ điệu 5K
● Trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam thì ý
thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch là yếu tố quyết định để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh.
● Bên cạnh vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy nhằm khuyến cáo người dân thực
hiện các bước rửa tay đúng cách, Bộ Y tế đã phối hợp cùng với quỹ
Unilever Việt Nam thực hiện “Vũ điệu 5K”, kêu gọi người dân nghiêm
túc tuân thủ và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
để chung sức bảo vệ sức khỏe vì một Việt Nam khỏe mạnh.
● Đây chính là nội dung của “Thông điệp 5K” mà Bộ Y tế đã phổ biến
rộng rãi trong thời gian qua: Khẩu trang, Khử khuẩn, Giữ khoảng cách,
Không tụ tập, Khai báo y tế. ●
Lời bài hát được biên tập lại với những từ ngữ dễ thương, vui vẻ:
“Chịu khó đừng đi chơi 3
Khẩu trang đeo chẳng rời Tạm xa nhau 2 mét Thành thật khai báo nha
Quan trọng là nhớ trong lòng Rửa tay sạch mọi lúc Cùng thông điệp 5K”
● “Vũ điệu 5K” do nhạc sĩ trẻ tài năng Bùi Công Nam sáng tác. Ca khúc và vũ
điệu được thể hiện bởi dàn ca sĩ trẻ được yêu mến nhất hiện nay như Emma
Nhất Khanh, Lix LipB, Bongplaybang, Nguyễn Phạm Kim Hải và Đức Anh
=> Việc hợp tác cùng với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội sẽ
giúp cho chiến dịch truyền thông của Bộ y tế về thông điệp 5K nói chung và “vũ điệu
5K” nói riêng trở nên gần gũi hơn và dễ tạo ra được những ấn tượng tích cực đối với
khán giả. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
● Sở dĩ "Vũ điệu 5K" dễ dàng chạm đến trái tim giới trẻ là vì ca từ rất gần gũi, dễ
nhớ, phần vũ đạo với những động tác dễ thương và không quá phức tạp khiến
bất cứ ai cũng có thể nhảy theo.
● “Vũ điệu 5K” đã tạo ra ra xu hướng trong các bạn trẻ. Xu hướng ở đây không
chỉ là tự tin thể hiện bản thân qua màn vũ đạo mà còn là trào lưu thực hiện
thông điệp 5K để thể hiện tinh thần đồng lòng chống dịch, tinh thần yêu nước đang dâng trào khắp nơi.
● Có thể nói, “vũ điệu 5K” là một trong những sản phẩm thành công nhất trong
phong trào tuyên truyền thông điệp 5K.
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG ĐIỆP 5K TỚI NGƯỜI DÂN
Trong thời điểm Covid - 19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, chiến dịch tuyên
truyền mạnh mẽ của chính phủ về thông điệp 5K đã giúp người dân nhận thức được
vai trò quan trọng của việc thực hiện đúng các phương pháp phòng chống căn bệnh
chết người này. Các phương pháp phòng chống dịch bệnh được chính phủ đẩy mạnh
truyền thông tới tất cả mọi người cũng chính là những thông điệp chủ chốt nằm gói
gọn trong năm chữ “K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế).
Khẩu trang được biết đến là biện pháp hiệu quả trong phòng chống bệnh đường hô
hấp nói chung và Covid - 19 nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy nếu trên 95% người
dân đeo khẩu trang thì giảm được 85% nguy cơ nhiễm SARS - CoV - 2. Có thể nói,
“khẩu trang là tấm lá chắn phòng bệnh hô hấp hiệu quả nhất”. Thế nhưng, trong giai
đoạn đầu khi Covid - 19 mới xuất hiện tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp 4
rất nhiều người không hề đeo khẩu trang mỗi khi đi ngoài đường hay tụ tập tại những
nơi công cộng, tập trung đông người. Tuy nhiên, chính chiến dịch tuyên truyền thông
điệp 5K đã xóa bỏ hoàn toàn ý thức chủ quan đó của người dân. Quy tắc 5K đã giúp
người dân hiểu rõ hơn về công dụng “to lớn” của chiếc khẩu trang “nhỏ bé” trong việc
bảo vệ mỗi cá nhân khỏi sự lây nhiễm nguy hiểm của Covid-19. Kết quả là trong các
đợt bùng phát dịch sau đó với sự xuất hiện của các biến thể mới, phần lớn người dân
đều đã chủ động đeo khẩu trang tại các nơi công cộng thậm chí còn mang theo những
chiếc khẩu trang dự bị sẵn sàng thay thế mỗi khi cần. Qua đó giúp cho mỗi cá nhân
vừa có thể thoải mái tham gia các hoạt động trong ngày đồng thời bảo vệ tốt sức khỏe
của bản thân khỏi sự lây nhiễm chết người của đại dịch Covid-19.
Thông điệp 5K cũng thu hút được nhiều sự chú ý của người dân về vấn đề khử
khuẩn. Cụ thể, khi các đợt dịch bệnh liên tiếp bùng nổ và diễn biến phức tạp, tại các
nơi công cộng vốn tập trung đông người đã chứng kiến sự xuất hiện của các lọ rửa tay
miễn phí được bố trí xen kẽ nhau. Việc lắp đặt như vậy có ý nghĩa nhắc nhở người dân
luôn luôn phải rửa tay, khử khuẩn thường xuyên sau khi tham gia các hoạt động trong
ngày. Bên cạnh đó, có rất nhiều người còn ý thức chủ động mang theo những lọ nước
rửa tay cá nhân để bảo vệ bản thân mình khỏi sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh.
Ngoài ra, thông điệp 5K còn góp phần làm thay đổi các hành vi sinh hoạt hàng
ngày của người dân. Tại thời điểm lúc bấy giờ, mọi người đều ý thức chủ động giữ
khoảng cách an toàn khi giao tiếp với những người xung quanh tại các nơi công cộng,
tập trung đông người để đảm bảo an toàn sức khỏe. Thêm vào đó, trước chiến dịch
tuyên truyền mạnh mẽ từ chính phủ, các hàng quán, nhà hàng cũng sẵn sàng đóng cửa
nhằm tránh tình trạng tụ tập đông người tạo điều kiện thuận lợi cho Covid - 19 phát triển và lây lan.
Cuối cùng, sau khi thông điệp 5K được phủ sóng rộng rãi trên toàn quốc, phần lớn
người dân đều đã chủ động cài đặt những ứng dụng cần thiết để khai báo y tế cũng
như cập nhật những tin tức mới nhất từ chính phủ về đại dịch Covid 19. Không những
thế, những người đi về từ vùng dịch cũng không hề ngần ngại mà sẵn sàng khai báo
lịch sử dịch tễ của chính mình. Qua đó giúp cho chính phủ có thể dễ dàng theo dõi,
được tình hình dịch bệnh để đưa ra những phương pháp, cách thức ứng phó phù hợp
với sự chuyển biến nhanh chóng của virus. Có thể thấy, thông điệp 5K đã tạo ra những
thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động của mỗi người dân Việt Nam
trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các phương pháp phòng chống dịch bệnh. 5
3. Nữn ấ ấ truề thôn tron chế ịc tuyê truề thôn đệp 5K
Ngay từ những ngày chống dịch đầu tiên, các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài
phát thanh truyền hình cả ở trung ương lẫn địa phương đều đã chủ động nhập cuộc,
tăng thêm thời lượng phát sóng về mọi chủ đề của đời sống liên quan tới dịch bệnh,
cập nhật những thông tin mới nhất để phục vụ nhu cầu của công chúng. GS.TS
Nguyễn Thanh Long đã khẳng định rằng: “Nhờ đó mà các thông tin chính thống,
chính xác về phòng, chống dịch đã tạo ra một dòng chảy chủ đạo của truyền thông
trong phòng chống đại dịch và tạo được niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo
của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự tham gia của các cấp, các ngành”. Sau
khi quy tắc 5K được giới thiệu, báo chí với sự sắc bén, nhanh nhạy của mình đã ngay
lập tức nắm bắt được những nội dung then chốt của thông điệp mà Bộ Y tế mong
muốn truyền tải rộng rãi tới toàn bộ người dân trên cả nước. Sự thống nhất giữa các tờ
báo về hình thức đưa tin đã góp phần đảm bảo được tính minh bạch đồng thời giữ
nguyên được những giá trị cốt lõi của thông điệp 5K từ Bộ Y tế. Chính điều đó đã tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về thông điệp 5K.
Không những thế, các nền tảng mạng xã hội cũng đã được tận dụng một cách triệt
để xuyên suốt chiến dịch truyền thông. Bên cạnh hình thức truyền thống, Bộ Y tế còn
sáng tạo, chủ động đưa ra các phương thức tuyên truyền mới lạ về thông điệp 5K
(video, vũ điệu 5K,...) Với tần suất sử dụng thường xuyên cùng với mức độ phổ biến
rộng rãi, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,...cũng đã trở thành
một trong những kênh truyền thông quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch
tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế. Phát huy lợi thế về công nghệ thông tin của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chính phủ đã nhanh chóng cho ra mắt các ứng dụng
để cung cấp thông tin, khai báo y tế, hướng dẫn người dân phòng chống dịch hiệu quả
và dễ dàng cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân. Việc làm trên đã giúp cho nội
dung “Khai báo y tế” của thông điệp từng bước gắn liền với thực tiễn chống dịch để
qua đó khiến người dân cảm thấy tin tưởng hơn vào quy tắc 5K.
Bộ Y tế còn chủ động hợp tác với những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng để cùng nhau cho
ra mắt nhiều sản phẩm nghệ thuật nhằm tuyên truyền về các phương pháp phòng
chống dịch bệnh Covid - 19 mà tiêu biểu nhất chính là vũ điệu 5K. Sự kết hợp đó đã
thể hiện tinh thần đoàn kết giữa nhân dân và chính phủ trong việc đẩy lùi đại dịch
Covid-19 đồng thời mang thông điệp 5K tới gần hơn với mọi người trong xã hội. Có
thể thấy, xuyên suốt khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, truyền thông báo
chí, dựa trên quan điểm cung cấp thông tin phải đảm bảo “Kịp thời - Minh bạch - 6
Chính xác và Tin cậy”, đã trở thành một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực
góp phần vào sự thành công của thông điệp 5K. 4. Kế lậ
Đại dịch Covid - 19 với tốc độ lây lan mạnh mẽ của mình đã gieo rắc đau khổ, bất
hạnh, chết chóc trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong
khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính phủ Việt Nam đã tích cực tiến
hành các chiến dịch tuyên truyền khác nhau về phương pháp phòng chống dịch
Covid-19 hiệu quả, tiêu biểu nhất chính là thông điệp 5K từ Bộ Y tế. Lúc bấy giờ,
thông điệp 5K kết hợp cùng với sự truyền thông mạnh mẽ đã nhanh chóng mở rộng
tầm ảnh hưởng của mình và nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện
nghiêm chỉnh các phương pháp phòng chống đại dịch. Điều đó đã giúp chính phủ có
thể kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và từng bước đưa cuộc sống của nhân dân về
trạng thái “bình thường mới”. Có thể nói, truyền thông là một trong những mắt xích
vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của Việt Nam trong cuộc
chiến chống lại loại virus chết người mang tên Covid - 19.
5. Tà lệ tha kả
1. Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng. Thông điệp 5K - "Lá chắn
thép" trong phòng chống đại dịch COVID-19. Ngày xuất bản 08/09/2020. Ngày truy cập 25/05/2022.
https://vncdc.gov.vn/thong-diep-5k-la-chan-thep-trong-phong-chong-dai-dich-covid-1 9-nd15856.html
2. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đà Nẵng. 6 dấu ấn của chiến dịch truyền thông
phòng chống dịch Covid - 19. Ngày xuất bản 17/06/2020. Ngày truy cập 30/05/2022.
https://ksbtdanang.vn/phong-chong-dich-benh/6-dau-an-cua-chien-dich-truyen-thong-
phong-chong-dich-covid-19-178.html
3. Tran LTT, Manuama EO, Vo DP, et al. The COVID-19 global pandemic: a review
of the Vietnamese Government response. Journal of Global Health Reports. Ngày
xuất bản 08/04/2021. Ngày truy cập 27/05/2022.
https://www.joghr.org/article/21951-the-covid-19-global-pandemic-a-review-of-the-vi etnamese-government-response
4. Cục Quân Y - Học viện Quân Y. 100 câu hỏi đáp về dịch bệnh Covid - 19. Xuất bản
tháng năm 2020. Ngày truy cập 28/05/2022. 7
http://asttmoh.vn/wp-content/uploads/2020/03/100-cau-hoi-dap-ve-dich-Covid-19-Cu c-QY-Final.pdf
5. Bộ Y tế. Thông điệp 5K. Ngày xuất bản 26/11/2020. Ngày truy cập 29/05/2022.
https://www.youtube.com/watch?v=12_QnjCPHZ8
6. Bộ Y tế. Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh. Ngày xuất
bản 31/08/2020. Ngày truy cập 28/05/2022.
https://covid19.gov.vn/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-voi-dich-benh-171 7130215.htm
7. Báo tuổi trẻ. Thử thách “vũ điệu 5K” lan tỏa thông điệp đẩy lùi dịch bệnh Covid -
19. Ngày xuất bản 03/07/2021. Ngày truy cập 29/05/2022.
https://tuoitre.vn/thu-thach-vu-dieu-5k-lan-toa-thong-diep-day-lui-dich-benh-covid-19 -20210703102930874.htm
8. Ban Dân tộc Phú Yên. Thông điệp 5K và trách nhiệm công dân. Ngày xuất bản
22/02/2021. Ngày truy cập 30/05/2022.
https://bandantoc.phuyen.gov.vn/thong-diep-5k-va-trach-nhiem-cong-dan/ 8