Từ đồng nghĩa môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Từ đồng nghĩa môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Từ đồng nghĩa
- Khái niệm: là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm
thanh; có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
phong cách... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. - Vd: chóng, mau, nhanh… + sợ, hãi, sợ sệt…
+ chết, mất, từ trần…
Hướng thứ nhất coi từ đồng nghĩa là những từ gọi tên cho cùng
một đối tượng. VD: hùm, hổ, cọp… được coi là đồng nghĩa vì chúng gọi
tên cho cùng một đối tượng.
Hướng thứ 2 coi từ đồng nghĩa là những từ có cùng nghĩa sở thị: ngừng- dừng, help-assist
Thực ra các từ đồng nghĩa không phải là các từ trùng nhau hoàn
toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự
tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ
dàng), bởi vì chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá
trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Như vậy tính
đồng nghĩa có những mức độ khác nhau.
Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương
với nhau về số lượng nghĩa: từ này có thể có 1 hoặc 2 nghĩa nhưng từ kia
có thể có dăm bảy nghĩa hoặc nhiều hơn nữa. Thông thường những từ
được coi là đồng nghĩa với nhau chỉ tương đồng ở một nghĩa nào đó.
Như vậy 1 từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác
nhau: ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.
Vd :từ “coi” là 1 từ đa nghĩa. Tùy theo từng nghĩa được nêu lên để
tập hợp các từ, mà « coi » có thể tham gia vào các nhóm như : Coi-xem : coi hát, xem hát
Coi-giữ :coi nhà, giữ nhà
Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có 1 từ mang nghĩa chung,
được dùng phổ biến và trung hòa về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở
để tập hợp và phân tích với các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm nhóm.
Tùy theo bối cảnh giao tiếp khác nhau mà từ này hay từ kia trong
một nhóm đồng nghĩa có thể được lựa chọn để sử dụng cho chính xác,
đáp ứng các yêu cầu về ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng và phong cách…
Ví dụ, xét nhóm từ cho, tặng, biếu Cho :từ trung tâm
Tặng : (=cho + thái độ trân trọng, thân tình với người nhận,
nhìn nhận, đánh giá vật đem tặng về mặt giá trị tinh thần là chính)
Biếu : (=cho+thái độ trân trọng, tôn kính với người nhận)
Đôi khi có những từ không phải từ đồng nghĩa với nhau nhưng
trong một ngữ cảnh nhất định nào đó lại lâm thời được sử dụng như một
từ đồng nghĩa. Trường hợp này người ta gọi là đồng nghĩa lâm thời và
lúc đó các từ tương đồng với nhau ở 1 nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh nào đó. Ví dụ :
Tiếng Việt : lão đội Tuần chết rồi.
Lão đội Tuần đứt rồi.
Tiếng Anh : I must get some more books at the bookstore.
I must buy some more books at the bookstore. Có 3 kiểu đồng nghĩa:
- Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt: sợ- hãi
- Từ Hán – Việt đồng nghĩa với từ Hán – Việt: hữu nghị, bằng hữu
- Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán – Việt: cỏ- thảo, nhà - gia
Trong một loạt đồng nghĩa không những chỉ có các từ mà còn có các đơn
vị tương đương với từ : ăn, xơi, ngốn, chén…
Đồng nghĩa không xảy ra đối với toàn bộ dung lượng ý nghĩa của từ mà
chỉ xảy ra ở một nghĩa của nó mà thôi.
+ ăn chỉ đồng nghĩa với xơi, chén ở nghĩa cơ bản ( đưa thức ăn vào
miệng). có thể nói ăn ý nhưng không thể nói xơi ý, chén ý
Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều quan hệ đồng nghĩa khác nhau:
+ ăn(1): đồng nghĩa với xơi, hốc, chén…
+ăn(2): đồng nghĩa với hưởng( ăn lương – hưởng lương)
+ ăn(3) đồng nghĩa với hợp (ăn ý – hợp ý)
+ ăn(4) đồng nghĩa với thắng (ăn cuộc- thắng cuộc)
- Trong loạt đồng nghĩa có thể tách ra 1 từ mang ý nghĩa chung nhất.
Trong loạt đồng nghĩa :ăn, xơi, hốc, chén… thì ăn là từ chủ đạo
- Một từ tham gia vào nhiều loạt đồng nghĩa thì có thể trong loạt này nó là
từ chủ đạo , trong loạt khác thì không. Các thành tố trong loạt đồng
nghĩa có thể phân biệt nhau ở các mặt sau đây: + sắc thái ý nghĩa + sắc thái biểu cảm + phạm vi sử dụng
Ăn: biểu thị hoạt động sinh lí cần thiết của con người
Xơi: ăn ung dung, từ tốn, thưởng thức
Hốc: cách ăn tham lam, ngồm ngoàm
Chén: biểu thị sự hưởng lạc của việc ăn uống
Thời: cách ăn thanh bạch của nhà sư VD: cơ bản, căn bản Violet, purple 2. Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng
khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Ví dụ: rộng – hẹp Cao – thấp Dead – alive
Từ quan niệm nêu trên suy ra rằng: những từ có vẻ như đối nhau về nghĩa
nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì không phải là những từ trái nghĩa. Chẳng hạn: Nhà này tuy bé mà xinh.
Cô ấy thông minh nhưng mà lười.
Thì rõ ràng bé – xinh, thông minh – lười không phải là những cặp từ trái nghĩa
vì chúng không đối lập nhau trong quan hệ tương liên.
Trong các nhóm đồng nghĩa hoặc đồng âm có thể có 3 4 từ trở lên nhưng
trong các từ trái nghĩa thì chỉ có 2 từ, làm thành từng cặp 1 và không có từ trung
tâm như trong nhóm đồng nghĩa. Mỗi từ ở đây đều bình đẳng với nhau trong thế
đối lập và chúng đẳng cấu về nghĩa.
Mặt khác tuy 2 từ trái nghĩa trong mỗi cặp phải tương đương nhau về
dung lượng nghĩa nhưng điểu này không có nghĩa là chúng nhất thiết phải có số
lượng nghĩa bằng nhau. Quan trọng là cái nghĩa làm cho 2 từ đi vào quan hệ trái
nghĩa, phải có dung lượng tương đương nhau. Bởi vậy một từ đa nghĩa có thể
tham dự vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau và có thể có quan hệ trái nghĩa với
nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa. Ví dụ: mềm-cứng, mềm-rắn, sâu- nông, sâu- cạn…
Có một điều quan trọng ở đây khi đề cập đến quan hệ trái nghĩa của từ là
chúng ta có thể phân biệt 2 loại từ trái nghĩa: trái nghĩa đối lập theo thang độ và trái nghĩa loại trừ.
Trái nghĩa theo thang độ là những cặp trái nghĩa mà không phải lúc nào
đối lập với từ ở cực này cũng là từ ở cực bên kia, mà có thể lại là 1 từ nằm ở 1
điểm nào đó lơ lửng giữa 2 cực. VD đối lập với cao, nặng, dài, rộng, sâu…
không hẳn là thấp, nhẹ, ngắn, hẹp, nông… mà có thể là vừa. Như thế sự đối lập
thực sự và chân chính về nghĩa ở đây phải là đối lập giữa những từ ở thang độ cực đại.
Ngược lại trái nghĩa loại trừ là những cặp trái nghĩa mà đối lập với từ ở
cực này chắc chắn phải là từ ở cực bên kia, không có khả năng khác. Ví dụ đối
lập với các từ sống, sáng, nam chắc chắn sẽ là chết, tồi, nữ
Việc phân biệt 2 kiểu trái nghĩa như trên đây không phải là không hữu ích
vì thực tế đây cũng chính là 2 kiểu quan hệ về nghĩa trong tổ chức vốn từ vựng
- Có 2 kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:
+ đối lập về mức độ của các thuộc tính phẩm chất của sự vật hiện tượng: già-trẻ, thấp-cao…
+đối lập loại trừ nhau: mua-bán, vào-ra
- 1 từ có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa (từ mang nhiều sắc thái
nghĩa khác nhau: mở-đóng, mở-khép(cửa), mở-gấp(vở), mở-đậy(nút), mở-hạ(màn)
- Có 2 kiểu từ trái nghĩa: trái nghĩa từ vựng Trái nghĩa lâm thời
Trong thực tế có hiện tượng các từu vốn không trái nghĩa nhưng trong hoàn
cảnh nói năng nào đó lại được dùng như những từ trái nghĩa: đầu voi đuôi chuột (trái nghĩa lâm thời) 3. Từ đồng âm
- Khái niệm: là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: to, too, two đọc là [tu] làm thành 1 nhóm từ đồng âm
Các nhóm từ tiếng Việt dưới đây cũng là nhnugwx nhóm từ đồng âm: Cao ( nhà này cao) Cao ( cao hổ cốt) Sao (sao trên trời) Sao( sao anh lại làm thế) Sao ( sao thuốc)
Các từ đồng âm thường có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành
phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ
yếu, và đấy là nét chủ đạo, còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với
cụm từ thì rất hiếm hoi.
Chẳng hạn những loại đồng âm như the sun’s rays meet//the son raise meat
trong tiếng Anh hoặc đường kính (hình tròn), đường kính( đường) là rất ít gặp
Mỗi cụm từ hoặc từ phức đồng âm như vậy cùng lắm chỉ thành lập được
từng cặp. Trong khi đó các từ đơn giản trong một nhóm đồng âm có thể là 2, 3
hoặc dăm bảy từ thậm chí nhiều hơn nữa.
Trong các ngôn ngữ đơn lập không biến hình, vì từ không bao giờ biến
đổi hình thái nên những từ đã đồng âm thì lúc nào trong điều kiện nào cũng
đồng âm với nhau. Ngược lại trong các ngôn ngữ biến hình 1 nhóm từ có thể
đồng âm với nhau ở dạng thức này nhưng lại không đồng âm ở dạng thức khác.
Ví dụ trong tiếng anh : động từ meet nguyên dạng đồng âm với danh từ
meat nhưng dạng thức quá khứ của nó thì lại không.
Hiện tượng đồng âm có mặt trong ngôn ngữ cùng với hiện tượng đa nghĩa
đóng vai trò là nhân tố quyết định để giải quyết bài toán tiết kiệm vỏ ngữ âm cho ngôn ngữ.
Trông bề ngoài hiện tượng đa nghĩa và đồng âm có vẻ giống nhau: một
vỏ ngữ âm chứa/ ứng với 1 nghĩa. Tuy nhiên chúng ta không được nhầm lẫn
điều này: từ đa nghĩa là 1 từ có nhiều nghĩa khác nhau, còn từ đồng âm là những
từ khác nhau có vỏ ngữ âm trùng nhau. - Phân loại :
+đồng âm từ vựng: trà đá/ đá bóng, lý lẽ, môn lý…
+Đồng âm từ vựng-ngữ pháp: chỉ(dt)-chỉ(đgt), nỗ lực(dt)-nỗ lực(đgt)
- Tiếng Việt không có sự đối lập giữa đồng âm gốc từ và đồng âm phái
sinh. Tiếng Việt chỉ có đồng âm gốc từ. Nguồn gốc: +do vay mượn
+do sự phân hóa ý nghĩa của hiện tượng nhiều nghĩa
+ do hình thành các đơn vị từ vựng mới trên cơ sở chất liệu vốn có.
+ cách phát âm tiếng địa phương 4. Từ đa nghĩa
- Khái niệm: từ có 2 hoặc nhiều hơn 2 nghĩa các ý nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với nhau. - VD: Từ “tay”
+ Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm,
thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người: cánh tay, nghỉ tay ăn cơm
+ Tay của con người được coi là biểu tượng của quyền sử dụng, định đoạt:
Chính quyền về tay nhân dân, rơi vào tay bọn cướp
+ Người giỏi về 1 môn, 1 nghề nào đó: 3 tay súng giỏi, tay búa thạo - Phân loại:
* Căn cứ sự hình thành, phát triển, quan hệ tầng bậc giữa các nghĩa:
+ Nghĩa gốc (original meaning): nghĩa cơ bản ban đầu, nội dung khái
niệm nguyên thủy mà từ được dùng để biểu thị.
+ Nghĩa phái sinh ( derivational meaning): nghĩa được mở rộng từ nghĩa
gốc; sau đó lại có thể bổ sung thêm nghĩa khác trên cơ sở nghĩa mở rộng đó
* Căn cứ vào mức độ phụ thuộc vào ngữ cảnh:
+ Nghĩa chính: nghĩa mà người sử dụng NN có thể nhận ra ngay mà ko cần phải có ngữ cảnh
+ Nghĩa mở rộng: nghĩa cần phải có ngữ cảnh mới có thể xác định được
+ Nghĩa đen - nghĩa bóng: thực chất là nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng
+ Nghĩa bóng: Thường có nội hàm hẹp hơn nghĩa mở rộng
+ Gọi là nghĩa bóng trong trường hợp nghĩa mở rộng gợi ra sự liên tưởng
nước đôi hay hiệu quả văn học
- VD: xem các nghĩa của tính từ "bạc" sau đây:
+Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc,đời bạc...(1)
+Ít ỏi, sơ sài (trái với hậu): Lễ bạc lòng thành,...(2)
+Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau
như một: Ăn ở bạc với bố mẹ,...(3)
+Nghĩa (1) của tính từ "bạc" là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán.
+Nghĩa (2) và (3) của nó đều được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng
trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến nhất[1]. Dựa
vào nghĩa gốc, ta phát hiện các nghĩa phái sinh và các quy tắc chuyển nghĩa của chúng.