Từ ghép đẳng lập là gì? Ví dụ & Cách phân biệt từ ghép chính phụ

Từ ghép là một dạng của từ phức, là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có tác dụng bổ nghĩa hay làm thay đổi ngữ nghĩa cho phong phú hơn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.8 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Từ ghép đẳng lập là gì? Ví dụ & Cách phân biệt từ ghép chính phụ

Từ ghép là một dạng của từ phức, là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có tác dụng bổ nghĩa hay làm thay đổi ngữ nghĩa cho phong phú hơn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
1/4
Từ ghép đẳng lập là gì? Ví dụ & Cách phân biệt từ ghép
chính phụ
1. Cách nhận biết và tác dụng từ ghép
1.1. Từ ghép là gì?
Từ ghép là một dạng của từ phức, là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có tác dụng bổ nghĩa
hay làm thay đổi ngữ nghĩa cho phong phú hơn. Các tiếng để tạo nên từ ghép khi đọc thì đều có nghĩa
và là những từ phức đặc biệt được tạo nên bằng cách ghép các từ có mối liên hệ cùng nghĩa với nhau.
Về nguyên tắc, các từ không nhất thiết phải có sự giống nhau về vần thì mới được gọi là từ ghép.
Ví dụ, từ "bố mẹ" là một từ ghép được tạo nên bởi hai từ có nghĩa, đó là từ "bố" và từ "mẹ".
+ "Bố" là một danh từ chỉ người, là từ mà đứa trẻ dùng để gọi người nam giới sinh ra mình hoặc nuôi
nấng mình
+ "Mẹ" là một danh từ chỉ người, là từ mà đứa trẻ dùng để gọi người nữ giới trực tiếp sinh ra mình hoặc
nuôi dưỡng mình
Hai từ "bố" và "mẹ" tạo thành một từ ghép có nghĩa chung là những người sinh thành và chăm sóc con
cái trong gia đình của mình. Xem thêm:
1.2. Cách nhận biết từ ghép
Căn cứ vào khái niệm từ ghép đã nêu ở phần trên, chúng ta có thể xác định từ ghép bằng cách kiểm tra
về mặt ngữ nghĩa của từng tiếng ở trong từ. Chúng ta có thể dùng nhiều cách để kiểm tra như sử dụng
từ điển, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay đặt ra các câu hỏi...
1.3. Tác dụng của từ ghép trong câu
Từ ghép là một từ và là thành phần để cấu tạo nên một câu. Chính vì vậy, từ ghép là một yếu tố để tạo
nên câu trong tiếng Việt. Từ ghép có tác dụng để xác định được nghĩa của các từ trong văn nói hay văn
viết một cách chính xác. Có nghĩa là khi đọc lên người đọc, người nghe sẽ hiểu được nghĩa của từ, của
câu mà không phải suy nghĩ hay lắp ghép chúng với nhau.
Bên cạnh đó, từ ghép sẽ khiến cho câu trở nên logic hơn về hình thức cũng như nội dung. Điều này sẽ
tạo nên sự mạch lạc và rõ ràng về ý nghĩa. Tham khảo ngay:
2. Phân loại từ ghép
Việc phân loại từ ghép được dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố để tạo nên
một từ ghép có nghĩa. Có bốn loại từ ghép thường được sử dụng, đó là: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính
phụ, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
2/4
2.1. Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép mà những từ thành tố tạo nên nó là có sự bình đẳng với nhau về mặt
ngữ nghĩa. Loại từ ghép này có đặc trưng đó chính là các tiếng của từ đều có nghĩa, tuy nhiên không
phải lúc nào tất cả các tiếng này cũng đều rõ nghĩa cả. Bởi vậy, trong cuộc sống cũng như các văn bản
ta sẽ thường thấy từ ghép đẳng lập trong hai trường hợp sau:
- Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa: bố mẹ, quần áo, ăn ở....
- Một tiếng rõ nghĩa, một tiếng không rõ nghĩa: chợ búa, bếp núc....
2.2. Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ ghép được tạo ra bởi một tiếng chính và một tiếng phụ sẽ bổ trợ cho
tiếng chính đó. Trong từ ghép chính phụ thuần Việt, trật tự các từ sẽ thường là tiếng chính đứng trước và
tiếng phụ đứng sau. Tiếng chính trong từ ghép này sẽ thể hiện ý chính của cả từ và tiếng phụ sẽ đóng
vai trò phân loại, sắc thái hoá cho tiếng chính. Tuy nhiên, khi mang sự phân cấp như vậy thì từ ghép
chính phụ lại có ngữ nghĩa khá là hạn chế.
Ví dụ: bàn học, đỏ rực, xanh thẳm, hoa hồng, tàu hoả, ......
2.3. Từ ghép tổng hợp
Từ ghép tổng hợp cũng là một trong những loại từ ghép hay được nhắc tới và sử dụng cả trong văn nói
lẫn văn viết. Loại từ này thường có cấu tạo mang ý nghĩa tổng quát hơn so với những từ cấu tạo nên nó,
như thể hiện một địa danh hay hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ: võ thuật, phương tiện, môn học, trang phục,....
2.4. Từ ghép phân loại
Từ ghép phân loại là những từ ghép được tạo thành để giúp cho người nghe, người đọc có thể nhận biết
được các loại hay các kiểu dáng của một sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: nước ép cam, nước ép táo, nước ép dưa hấu... là những từ ghép để phân loại nước ép hoa quả.
Xem thêm:
3. Cách phân biệt về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
3.1. Các loại từ ghép chính phụ
Trong từ ghép chính phụ, ta có thể chia ra thành từ ghép dị biệt và từ ghép sắc thái hoá. Cụ thể:
- Từ ghép chính phụ dị biệt là những từ ghép mà ở đó thì tên gọi của tiếng chính sẽ được làm cụ thể
bằng cách thêm tiếng phụ làm cho những sự vật cùng loại sẽ được phân biệt với nhau nhờ từ phụ. Loại
từ ghép chính phụ dị biệt này thường kết hợp bởi một danh từ với một danh từ và có cấu trúc như sau:
+ Tiếng chính đứng trước - tiếng phụ đứng sau: xe lửa, dưa chuột, dưa hấu....
3/4
+ Tiếng phụ đứng trước + tiếng chính (gốc Hán): nhiệt kế, toán học, hội viên, đoàn viên...
- Từ ghép chính phụ sắc thái hoá là những từ ghép mà tiếng phụ đóng vai trò bổ sung một sắc thái ý
nghĩa nào đó, khiến cho từ ghép khác với tiếng chính khi đứng một mình. Điều này sẽ tạo nên sự phân
biệt với các từ ghép sắc thái hoá khác về mặt ý nghĩa. Loại từ ghép này cả tiếng chính và tiếng phụ đều
có nghĩa, tuy nhiên tiếng phụ có thể rõ nghĩa hoặc phai nghĩa. Ví dụ: xanh lè, xanh biếc, thẳng thắp,
thẳng đuột....
3.2. Các loại từ ghép đẳng lập
Dựa vào vai trò của các tiếng cấu tạo nên từ trong việc tạo nghĩa của từ, từ ghép đẳng lập thường được
phân loại thành ba kiểu, đó là: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa và từ ghép đơn nghĩa.
- Từ ghép gộp nghĩa là những tiếng để cấu tạo nên từ khi kết hợp cùng với nhau sẽ biểu thị ý nghĩa
chung của cả từ ghép đó.
Ví dụ: giày dép, xăng dầu, tàu xe, ăn uống, ....
- Từ ghép lặp nghĩa là những tiếng đồng nghĩa hay gần nghĩa được gộp lại với nhau để biểu đạt ý
nghĩa của từ ghép.
Ví dụ: núi non, sửa chữa, đào bới...
- Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa là những từ ghép mà nghĩa của chúng trùng với ý nghĩa của một từ để
cấu tạo nên từ ghép này
Ví dụ: ăn nói, ăn mặc, bếp núc, ....
3.3. Phân biệt giữa từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ nhìn chung đều là các từ ghép, thế nhưng mỗi kiểu từ ghép lại
có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
- Từ ghép đẳng lập
+ Mối quan hệ giữa các âm tiết: các âm tiết trong từ ghép đẳng lập là bình đẳng với nhau, không có sự
phân biệt âm tiết chính và âm tiết phụ
+ Về ngữ nghĩa: từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của nó thường sẽ có sự khái quát hơn
so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó
- Từ ghép chính phụ
+ Mối quan hệ giữa các âm tiết: các âm tiết trong từ ghép chính phụ không bình đẳng, sẽ có âm tiết
chính và âm tiết phụ
+ Về ngữ nghĩa: thường có tính chất phân nghĩa, nghĩa của nó sẽ thường hẹp hơn so với nghĩa của
tiếng chính.
4. Một số bài tập về từ ghép
4/4
Bài 1: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
"Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai,
cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy
lộc, mỗi hôm trông thấy một khác.
...Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp."
Đáp án:
- Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu,
cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu
Bài 2: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ: làm ...., mưa ....., ăn
....., trắng ....., vui ....., nhát ...., bút ....., thước ......
Đáp án:
làm quen, mưa phùn, ăn bám, trắng tinh, vui vẻ, nhát gan, bút mực, thước kẻ
| 1/4

Preview text:

Từ ghép đẳng lập là gì? Ví dụ & Cách phân biệt từ ghép chính phụ
1. Cách nhận biết và tác dụng từ ghép
1.1. Từ ghép là gì?
Từ ghép là một dạng của từ phức, là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có tác dụng bổ nghĩa
hay làm thay đổi ngữ nghĩa cho phong phú hơn. Các tiếng để tạo nên từ ghép khi đọc thì đều có nghĩa
và là những từ phức đặc biệt được tạo nên bằng cách ghép các từ có mối liên hệ cùng nghĩa với nhau.
Về nguyên tắc, các từ không nhất thiết phải có sự giống nhau về vần thì mới được gọi là từ ghép.
Ví dụ, từ "bố mẹ" là một từ ghép được tạo nên bởi hai từ có nghĩa, đó là từ "bố" và từ "mẹ".
+ "Bố" là một danh từ chỉ người, là từ mà đứa trẻ dùng để gọi người nam giới sinh ra mình hoặc nuôi nấng mình
+ "Mẹ" là một danh từ chỉ người, là từ mà đứa trẻ dùng để gọi người nữ giới trực tiếp sinh ra mình hoặc nuôi dưỡng mình
Hai từ "bố" và "mẹ" tạo thành một từ ghép có nghĩa chung là những người sinh thành và chăm sóc con
cái trong gia đình của mình. Xem thêm:
1.2. Cách nhận biết từ ghép
Căn cứ vào khái niệm từ ghép đã nêu ở phần trên, chúng ta có thể xác định từ ghép bằng cách kiểm tra
về mặt ngữ nghĩa của từng tiếng ở trong từ. Chúng ta có thể dùng nhiều cách để kiểm tra như sử dụng
từ điển, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay đặt ra các câu hỏi...
1.3. Tác dụng của từ ghép trong câu
Từ ghép là một từ và là thành phần để cấu tạo nên một câu. Chính vì vậy, từ ghép là một yếu tố để tạo
nên câu trong tiếng Việt. Từ ghép có tác dụng để xác định được nghĩa của các từ trong văn nói hay văn
viết một cách chính xác. Có nghĩa là khi đọc lên người đọc, người nghe sẽ hiểu được nghĩa của từ, của
câu mà không phải suy nghĩ hay lắp ghép chúng với nhau.
Bên cạnh đó, từ ghép sẽ khiến cho câu trở nên logic hơn về hình thức cũng như nội dung. Điều này sẽ
tạo nên sự mạch lạc và rõ ràng về ý nghĩa. Tham khảo ngay:
2. Phân loại từ ghép
Việc phân loại từ ghép được dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố để tạo nên
một từ ghép có nghĩa. Có bốn loại từ ghép thường được sử dụng, đó là: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính
phụ, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. 1/4
2.1. Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép mà những từ thành tố tạo nên nó là có sự bình đẳng với nhau về mặt
ngữ nghĩa. Loại từ ghép này có đặc trưng đó chính là các tiếng của từ đều có nghĩa, tuy nhiên không
phải lúc nào tất cả các tiếng này cũng đều rõ nghĩa cả. Bởi vậy, trong cuộc sống cũng như các văn bản
ta sẽ thường thấy từ ghép đẳng lập trong hai trường hợp sau:
- Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa: bố mẹ, quần áo, ăn ở....
- Một tiếng rõ nghĩa, một tiếng không rõ nghĩa: chợ búa, bếp núc....
2.2. Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ ghép được tạo ra bởi một tiếng chính và một tiếng phụ sẽ bổ trợ cho
tiếng chính đó. Trong từ ghép chính phụ thuần Việt, trật tự các từ sẽ thường là tiếng chính đứng trước và
tiếng phụ đứng sau. Tiếng chính trong từ ghép này sẽ thể hiện ý chính của cả từ và tiếng phụ sẽ đóng
vai trò phân loại, sắc thái hoá cho tiếng chính. Tuy nhiên, khi mang sự phân cấp như vậy thì từ ghép
chính phụ lại có ngữ nghĩa khá là hạn chế.
Ví dụ: bàn học, đỏ rực, xanh thẳm, hoa hồng, tàu hoả, ......
2.3. Từ ghép tổng hợp
Từ ghép tổng hợp cũng là một trong những loại từ ghép hay được nhắc tới và sử dụng cả trong văn nói
lẫn văn viết. Loại từ này thường có cấu tạo mang ý nghĩa tổng quát hơn so với những từ cấu tạo nên nó,
như thể hiện một địa danh hay hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ: võ thuật, phương tiện, môn học, trang phục,....
2.4. Từ ghép phân loại
Từ ghép phân loại là những từ ghép được tạo thành để giúp cho người nghe, người đọc có thể nhận biết
được các loại hay các kiểu dáng của một sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: nước ép cam, nước ép táo, nước ép dưa hấu... là những từ ghép để phân loại nước ép hoa quả. Xem thêm:
3. Cách phân biệt về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
3.1. Các loại từ ghép chính phụ
Trong từ ghép chính phụ, ta có thể chia ra thành từ ghép dị biệt và từ ghép sắc thái hoá. Cụ thể:
- Từ ghép chính phụ dị biệt là những từ ghép mà ở đó thì tên gọi của tiếng chính sẽ được làm cụ thể
bằng cách thêm tiếng phụ làm cho những sự vật cùng loại sẽ được phân biệt với nhau nhờ từ phụ. Loại
từ ghép chính phụ dị biệt này thường kết hợp bởi một danh từ với một danh từ và có cấu trúc như sau:
+ Tiếng chính đứng trước - tiếng phụ đứng sau: xe lửa, dưa chuột, dưa hấu.... 2/4
+ Tiếng phụ đứng trước + tiếng chính (gốc Hán): nhiệt kế, toán học, hội viên, đoàn viên...
- Từ ghép chính phụ sắc thái hoá là những từ ghép mà tiếng phụ đóng vai trò bổ sung một sắc thái ý
nghĩa nào đó, khiến cho từ ghép khác với tiếng chính khi đứng một mình. Điều này sẽ tạo nên sự phân
biệt với các từ ghép sắc thái hoá khác về mặt ý nghĩa. Loại từ ghép này cả tiếng chính và tiếng phụ đều
có nghĩa, tuy nhiên tiếng phụ có thể rõ nghĩa hoặc phai nghĩa. Ví dụ: xanh lè, xanh biếc, thẳng thắp, thẳng đuột....
3.2. Các loại từ ghép đẳng lập
Dựa vào vai trò của các tiếng cấu tạo nên từ trong việc tạo nghĩa của từ, từ ghép đẳng lập thường được
phân loại thành ba kiểu, đó là: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa và từ ghép đơn nghĩa.
- Từ ghép gộp nghĩa là những tiếng để cấu tạo nên từ khi kết hợp cùng với nhau sẽ biểu thị ý nghĩa
chung của cả từ ghép đó.
Ví dụ: giày dép, xăng dầu, tàu xe, ăn uống, ....
- Từ ghép lặp nghĩa là những tiếng đồng nghĩa hay gần nghĩa được gộp lại với nhau để biểu đạt ý nghĩa của từ ghép.
Ví dụ: núi non, sửa chữa, đào bới...
- Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa là những từ ghép mà nghĩa của chúng trùng với ý nghĩa của một từ để
cấu tạo nên từ ghép này
Ví dụ: ăn nói, ăn mặc, bếp núc, ....
3.3. Phân biệt giữa từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ nhìn chung đều là các từ ghép, thế nhưng mỗi kiểu từ ghép lại
có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
- Từ ghép đẳng lập
+ Mối quan hệ giữa các âm tiết: các âm tiết trong từ ghép đẳng lập là bình đẳng với nhau, không có sự
phân biệt âm tiết chính và âm tiết phụ
+ Về ngữ nghĩa: từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của nó thường sẽ có sự khái quát hơn
so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó
- Từ ghép chính phụ
+ Mối quan hệ giữa các âm tiết: các âm tiết trong từ ghép chính phụ không bình đẳng, sẽ có âm tiết chính và âm tiết phụ
+ Về ngữ nghĩa: thường có tính chất phân nghĩa, nghĩa của nó sẽ thường hẹp hơn so với nghĩa của tiếng chính.
4. Một số bài tập về từ ghép 3/4
Bài 1: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
"Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai,
cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy
lộc, mỗi hôm trông thấy một khác.
...Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp." Đáp án:
- Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu,
cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu
Bài 2: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ: làm ...., mưa ....., ăn
....., trắng ....., vui ....., nhát ...., bút ....., thước ...... Đáp án:
làm quen, mưa phùn, ăn bám, trắng tinh, vui vẻ, nhát gan, bút mực, thước kẻ 4/4