Tự luận đúng sai và giải thích - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Hàng hoá X có cầu co giãn theo giá nhiều hơn nên khi chính phủ đánh thuế thì người bán chịu thuế nhiều hơn người mua:Đúng.Do cầu co giãn theo giá nhiều nên người mua sẽ chịu thuế ít hơn vì nếu người bán để người mua chịu thuế cao thì họ sẽ dễ dàng chuyển sang mua các hàng hoá khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐÚNG SAI VÀ GIẢTHÍCH NGĂĂN GỌN
Câu 1: Hàng hoá X có cầu co giãn theo giá nhiều hơn nên khi chính phủ đánh thuế
thì người bán chịu thuế nhiều hơn người mua:
Đúng.Do cầu co giãn theo giá nhiều nên người mua sẽ chịu thuế ít hơn vì nếu người bán
để người mua chịu thuế cao thì họ sẽ dễ dàng chuyển sang mua các hàng hoá khác.
Câu 2: Hàng hoá X có cầu co giãn theo giá ít hơn nên khi chính phủ đánh thuế thì
người bán chịu thuế nhiều hơn người mua:
Sai.Do cầu co giãn theo giá ít nên giá tăng thì lượng cầu giảm không đáng kể.Do đó khi
CP đánh thuế thì người bán có thể để cho người mua chịu phần lớn khoản thuế.
Câu 3: Khi CP đặt ra mức giá trần thấp hơn giá cân bằng sẽ gây ra dư thừa:
Sai.Khi mức giá trần thấp hơn giá cân bằng thì người mua sẽ muốn mua nhiều hơn, và
người bán muốn bán ít đi.Do đó gây ra hiện tượng thiếu hụt.
Câu 4: Khi CP đặt ra mức giá sàn cao hơn giá cân bằng sẽ gây ra dư thừa:
Đúng. Khi mức giá sàn cao hơn giá cân bằng thì người mua sẽ muốn mua ít hơn, và
người bán muốn bán nhiều hơn.Do đó gây ra hiện tượng dư thừa.
Câu 5: Khi CP đặt ra mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng sẽ gây ra dư thừa:
Sai.Khi giá sàn thấp hơn giá cân bằng sẽ không gây ra tác động gì vì thị trường sẽ tự
điều chỉnh ( tăng giá) về mức giá và sản lượng cân bằng.Do lúc này giá cân bằng vẫn
đang cao hơn so với sàn nên vẫn không bị vi phạm quy định về giá sàn.
Câu 6: Khi chính phủ đặt ra mức giá sàn sẽ gây ra dư thừa:
Đúng. Vì giá sàn THƯỜNG cao hơn giá cân bằng thì mua sẽ muốn mua ít hơn, và người
bán muốn bán muốn bán nhiều hơn. Do đó gây ra mẹ hiện tượng dư thừa.
Câu 7: Khi chính phủ đặt ra mức giá trần sẽ gây ra thiếu hụt:
Đúng. Giá trần THƯỜNG thấp hơn giá cân bằng thì người mua sẽ muốn mua nhiều hơn,
và người bán muốn bán ít đi.Do đó gây ra hiện tượng thiếu hụt.
Câu 8: Đối với hàng hoá xa xỉ,khi chính phủ đánh thuế thì người mua sẽ chịu phần lớn khoản thuế:
Sai.Hàng hoá xã xỉ có cầu co giãn (nhiều) theo giá (Edp|>1) nên khi chính phủ đánh thuế
thì phần lớn khoản thuế sẽ do người bán chịu
Câu 9: Đối hàng hoá thiết yếu,khi chính phủ đánh thuế thì người mua sẽ chịu phần lớn khoản thuế:
Đúng. Hàng xa xỉ có cầu không co giãn ( co giãn ít) theo giá (Edp|<1) nên khi chính phủ
đánh thuế thì phần lớn khoản thuế sẽ do người mua chịu.
Câu 10: Khi giá thị trường tăng thì tổng thặng dư tiêu dùng tăng.
Sai. Vì thăng dư tiêu dùng giá sẵn lòng trả - giá thị trường nên giá tăng thì thặng dư tiêu dùng càng giảm.
11: Khi giá thị trường tăng thì tổng thặng dư sản xuất tăng.
Đúng.Vì thăng dư sản xuất= giá thị trường – chi phí sản xuất nên giá càng tăng thì thặng dư sản xuất càng tăng.
Câu 12: Khi chi phí áp đặt giá trần hoặc giá sàn thì sẽ làm tăng phúc lợi xã hội.
Sai.Tổng thặng dư chỉ đạt cao nhất tại mức giá và sản lượng cân bằng thị trường.Khi
chính phủ can thiệp thì làm cho tổng thặng dư giảm do gây ra tổn thức vô ích.
Câu 13:Người mua cận biên là sẽ rời khỏi thị trường nếu mức giá thấp hơn giá sẵn
lòng trả của họ.
Sai. Gía sẵn lòng mua là mức giá cao nhất người mua chấp nhận chi trả, mức giá thấp
hơn giá sẵn lòng trả của họ thì họ vẫn ở lại thị trường.
Câu 14: Người bán cận biên là sẽ rời khỏi thị trường nếu mức giá thấp hơn chi phí
sản xuất của họ.
Đúng. nếu mức giá thấp hơn chi phí sản xuất thì người bán sẽ chịu lỗ, nên họ sẽ rời khỏi thị trường.
Câu 15: Lợi nhuận kế toán luôn lớn hơn lợi nhuận KT.
Đúng. Lợi nhuận kinh tế là doanh thu đã trừ đi chi phí kế toán và cp cơ hội còn lợi
nhuận kế toán chỉ mới trừ đi cp kế toán, nên lợi nhuận kế toán luôn lớn hơn.
Câu 16: Chi phí kế toán luôn lớn hơn chi phi phí kinh tế.
Sai. Cp kinh tế gồm cp kế toán và cp cơ hội, nên cp kế toán ko thể lớn hơn cp cơ hội.
Câu 17:Trong ngắn hạn,thông thường vốn thay đổi còn lao động sẽ cố định.
Sai. Lao động là yếu tố dễ thay đổi trong ngắn hạn còn vốn là yếu tố thay đổi trong dài hạn.
Câu 18:Hiệu suất tăng theo quy mô là khi các yếu tố đầu vào tăng lên n lần thì sản
lượng đầu ra cũng tăng lên n lần.
Sai. Hiệu suất tăng theo quy mô là khi yếu tố đầu vào tăng thì sản lượng tăng, không có tỷ lệ nhất định.
Câu 19: Trong dài hạn,chi phí không phân chia ra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Đúng. Vì tất cả các yếu tố đều thay đổi trong dài hạn.
Câu 20: Nếu chi phí biên (MC) đang có xu hướng tăng lên thì các loại chi phí trung
bình cũng đều tăng.
Sai. Cp cố định trung bình chỉ giảm chứ không tăng lên. Còn FC thì không đổi.
Câu 21: Doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đều là
những doanh nghiệp phải chấp nhận mức giá của thị trường.
Sai. DNĐQ có quyền quyết định giá.
Câu 22:Doanh nghiệp độc quyền không bao giờ lỗ vốn vì đây là doanh nghiệp duy
nhất trên thị trường nên có sức mạnh thị trường rất lớn.
Sai. DNĐQ sẽ chịu lỗ ở mức giá PCâu 23: Doanh nghiệp độc quyền tận dụng sức mạnh thị trường của mình để đặt
giá luôn ở mức cao ngay cả khi sản phẩm đang bị dư thừa.
Sai. Do DNĐQ chiếm lĩnh thị trường nên đường cầu của DNĐQ cx là đường cầu thị
trường và tuân theo quy luật cầu, vì vậy khi sp dư thừa thì mức giá cho sản phẩm sẽ
giảm xuống, nếu DNĐQ vẫn đặc mức giá cao thì sp sẽ ko tiêu thụ được.
Câu 24:Doanh nghiệp độc quyền mang lại nhiều phúc lợi cho xã hội hơn vì có khả
năng áp đặt giá ở mức cao.
Sai. DNĐQ bán sp với mức sản lượng thấp hơn mức cân bằng để tối đa lợi nhuận và
chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng, gây tổn thất vô ích.
Câu 25:Nếu chi phí cận biên cao hơn doanh thu cận biên thì doanh nghiệp độc
quyền nên duy trì mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận.
Sai. MC>MR thì DNĐQ nên giảm sản lượng đến mức MC=MR để tối đa hoá lợi nhuận.
Câu 26:Tại mức sản lượng làm MR=MC=P thì doanh nghiệp độc quyền sẽ tối đa được lợi nhuận.
Sai. MR của DNĐQ luôn thấp hơn P do đường cầu của DNĐQ dốc xuống. DNĐQ tối đa lợi nhuận tại MR=MC.
Câu 27:Để tối đa lợi nhuận/tối thiểu lỗ, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất tại
mức sản lượng sao cho MC=P.
Sai. DNĐQ sản xuất tại mức sản lượng MR=MC mới tối đa lợi nhuận/tối thiểu lỗ.
Câu 28:Để tối đa lợi nhuận tối thiểu lỗ, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản
xuất tại mức sản lượng sao cho MC=P.
Đúng. Do doanh nghiệp luôn bán hết sp tại mức giá thị trường nên MR=P, khi dn tối thiểu lỗ khi MC=MR=P.
Câu 29:Khi doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo bán
thêm một sản phẩm thì phần doanh thu biên sẽ bằng với mức giá thị trường.
Sai. Trong DNĐQ thì MR khác P.
Câu 30: Doanh nghiệp đang có độc quyền tự nhiên khi doanh nghiệp sỡ hữu một
nguồn tài nguyên mà không ai khác có được.
Sai. DNĐQ tự nhiên là DN bằng khả năng tăng sản lượng thì CP giảm.
Câu 31:Doanh nghiệp có lợi thế độc quyền tự nhiên khi doanh nghiệp có chi phí
trung bình giảm nếu sản lượng tăng.
Đúng. DN Doanh nghiệp có lợi thế độc quyền tự nhiên khi chi phí giảm khi quy mô sx tăng.
Câu 32:Nếu chi phí biên(MC) đang lớn mức giá (P) thì doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo nên giảm sản lượng để tăng lợi nhuận. Đúng.
chi phí biên(MC) đang lớn mức giá (P) thì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo nên giảm sản lượng để tăng lợi nhuận.
Câu 33: Chiến lược phân biệt giá giúp doanh nghiệp độc quyền tăng lợi nhuận.
Đúng. Chiến lược phân biệt giá giúp dn xác định được WTP của từng đối tượng, từ đó
áp dụng chính sách giá hợp lý, chiếm tối đá thặng dư của người tiêu dùng, ko gây tổn thất vô nghĩa.
Câu 34:Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền là có đường
cầu nằm ngang trùng với giá của thị trường.
Sai. Đường cầu của DNĐQ dốc xuống.m
Câu 35: Chi phí sản xuất giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng độc quyền tự
nhiên. Đúng. ĐQTN do DN có khả năng giảm CP sx khi quy mô sx mở rộng.
Câu 36: Thị trường cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là nhiều doanh nghiệp bán
các sản phẩm tương đồng.
Sai. Thị trường CTĐQ là thị trường có nhiều DN bán các sản phẩm tương tự nhưng không đồng nhất.
Câu 37: Thị trường độc quyền nhóm có đặc điểm là khó gia nhập thị trường.
Đúng. Vì thị trường ĐQN chỉ có 1 số ít DN bán sp tương tự hoặc đồng nhất.
Câu 38:Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có đặc điểm là nhiều doanh nghiệp bán
các sản phẩm khác biệt nhau.
Sai. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều DN bán các sp giống hệt nhau.
Câu 39:Các doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm có sản phẩm không
khác biệt nhiều nên sản phẩm của chúng có thể dễ dàng thay thế cho nhau.
Sai. Các sp có sự khác biệt nhất định, đánh giá dựa trên cảm nhận của khách hàng là
khác nhau nên thay thế nhau không dễ dàng.
Câu 40:So với thị trường cạnh tranh độc quyền,sản phẩm trên thị trường cạnh
tranh hoàn hảo đa dạng hơn về chủng loại do số lượng doanh nghiệp trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo đông hơn.
Sai. SP trên thị trường là giống nhau nên không đa dạng.
Câu 41: Doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo có đường cung là đoạn MC từ ATCmin trở lên.
Sai. Đường cung của DN CTHH là đoạn MC từ AVCmin trở lên.