-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Từ quan hệ chính trị và kinh tế phân tích bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải tổ ở Liên Xô cũ, Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam | Tiểu luận chính trị học
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự cần thiết khách quan hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Qúa trình hình thành kinh tế thị trường ở nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính Trị Học 128 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Từ quan hệ chính trị và kinh tế phân tích bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải tổ ở Liên Xô cũ, Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam | Tiểu luận chính trị học
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự cần thiết khách quan hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Qúa trình hình thành kinh tế thị trường ở nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học 128 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- KHOA CHÍNH TRỊ HỌC - TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Từ quan hệ chính trị và kinh tế phân tích bài học kinh
nghiệm từ công cuộc cải tổ ở Liên Xô cũ, Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam
Học viên: Nguyễn Thu Giang
Mã sinh viên: 2055290015
Lớp: Kinh tế & Quản lý K40 HÀ NỘI - 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2/. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................7
3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................7
4/. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................8
5/. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:...............................................................................8
6/. Kết cấu của tiểu luận:.........................................................................................8
NỘI DUNG...............................................................................................................9
1.2. Bài học rút ra.................................................................................................18
Chương 2: Công cuộc cải cách – mở cửa kinh tế của Trung Quốc và................21
2.1. Tình hình Trung Quốc trước cải cách – mở cửa kinh tế.............................21
2.2. Cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc....................................................22 2.2.1.
Đường lối, chính sách cải cách kinh tế.............................................22 2.2.2.
Các giai đoạn thực hiện cải cách – mở cửa kinh tế của Trung Quốc. 23
2.3. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................27
Chương 3: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN ở Việt Nam.........................................................................................30
3.1. Sự cần thiết khách quan hình thành và phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.............................................................................30
3.2. Qúa trình hình thành kinh tế thị trường ở nước ta.....................................35
3.3. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.......................................37
3.4. Thực trạng và giải pháp của quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam................................................40
KẾT LUẬN.............................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................50 MỞ ĐẦU 1
1/. Lý do chọn đề tài.
Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga tiến hành xây dựng
đất nước theo con đường XHCN. Đến tháng 12 năm 1992, tại Đại hội Xô viết
toàn Nga quyết định thành lập Liên Bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (Liên Xô).
Cong cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả
các lĩnh vực và đã để lại dấu ấn sâu sắc cho lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, từ đầu
những năm 90, cuộc khủng hoảng toàn diện ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã
dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở khu vực này. Nhiều nhà khoa học chính trị Châu
Âu đã cho rằng sự thất bại hoàn toàn của CNXH trên phạm vi thế giới là không
thể tránh khỏi, vì nguyên nhân của sự sụp đổ này nằm trong bản chất của CNXH,
mà về bản chất CNXH là không thể đổi mới được. Nhưng từ thực tế, chúng ta
thấy rằng nhìn phạm vi toàn thế giới, những nhận xét trên là hoàn toàn không có
căn cứ xác đáng bởi ở những nước lựa chọn con đường XHCN như Trung Quốc,
Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại và phát triển. Sau quá trình đổi mới, các nước này
khong những đã thoát khỏi tình trạng khủng khoảng mà chế độ XHCN còn được
cải thiện đáng kể. Rõ ràng chúng ta không thể nhận định rằng CNXH là vô vọng,
không thể đổi mới được như nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã khẳng định.
Như vậy ta thấy ở đây toát lên vấn đề: Cái gì chi phối thành công hay thất bại
của chế độ XHCN trong điều kiện của khủng hoảng chung của CNXH vào
những năm 80 của thế kỷ XX? Theo dõi diễn biến các sự kiện diễn ra tại các
nước XNCH ở Châu Á lẫn Châu Âu trong những năm 80 cho ta thấy: Để thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, hội nhập với thế giới thì hầu hết tất cả các
nước này đều bắt tay vào công cuộc cải cách, mở cửa, đổi mới, cải tổ… đất
nước. Song đường lối cải cách, cải tổ, đổi mới,… ở các nước này đều có sự khác
biệt. Trung Quốc, Việt Nam ưu tiên hàng đầu cải cách kinh tế và coi đó là trọng
tâm của cuộc cải cách còn đổi mới cải cách chính trị về thực chất chỉ tạo điều
kiện, thúc đẩy cải cách kinh tế mà thôi. Ở Liên Xô và Đông Âu tình hình lại khác
hẳn. Sau một vài năm tiến hành cải cách kinh tế không mấy thắng lợi, các nướ
này đã quay sang tiến hành chính trị và coi đó là khâu then chốt, quyết định cho
công cuộc cải cách. Kết quả đạt được đó là Trung Quốc, Việt Nam đã thoát khỏi
tình trạng khủng khoảng và sụp đổ. Từ luận điểm này chúng ta thấy rằng nguyên
nhân thất bại của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu nằm chính trong đường
lối, bước đi của công cuộc cải tổ. 2
Chính vì vậy, nghiên cứu cong cuộc cải tổ ơ Liên Xô để có những cách
nhìn khách quan về sự thực lịch sử từ đó thấy những sai lầm và có thể rút ra
những kinh nghiệm cho các nước vẫn kiên định con đường CNXH. Mặt khác cả
Liên Xô và Việt Nam đều lựa chọn con đường đi lên XHCN. Ở Liên Xô CNXH
thường đạt được những thành tự to lớn, điển hình nhưng cuối cùng lại đi đến sụp
đổ. Còn ở Việt Nam chúng ta đang trên đường quá độ lên CNXH, Đảng và nhân
dân ta học tập rút ra được kinh nghiệm gì từ thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên
Xô và các nước Đông Âu? Nghiên cứu và tìm hiểu về công cuộc cải tổ ở Liên
Xô phần nào giúp chúng ta tránh khỏi những bước đi sai lầm và vững tin hơn
trên con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Là một sinh viên đại học khi nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tôi tự tin trong
học tập, trong việc đáng giá, nhận xét một cách khách quan hơn về sự sụp đổ của
CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tránh bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử
để chúng ta luôn có niềm tin vào CNXH và vững bước đi lên con đường XHCN
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Cho đến nay, công cuộc cải tổ đã diễn ra trên 20 năm, nhưng cho đến nay
vẫn có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề về công cuộc cải tổ ở Liên
Xô (1985-1991). Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn, cách đánh giá
riêng trong đó tiêu biểu nhất là các bài viết của các học giả đã từng là nhân
chứng sống của công cuộc cải tổ này. Học đã hồi tưởng lại và viết thành các tác
phẩm, những tác phẩm này là nguồn tài liệu khá chân thực về cong cuộc cải tổ:
(1) V.I Bô Din, sự sụp đổ của thần tượng – những nét chấm phá chân dung
M.X.Goocbachop, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002. Tác giả là người thân
cận của Goocbachop nên ông được chứng kiến trực tiếp những sự kiện diễn ra ở
thời điểm đó. Cuốn sách là những suy nghĩa của ông về Goocbachop. Lúc đầu
ông có ấn tượng tốt về Goocbachop thế nhưng dần dần thần tượng đó đã bị sụp đổ.
(2) V.A Metvedep (1996), Êkíp Goocbachop nhìn từ bên trong, NXB chính
trị Quốc gia, Hà Nội. Metvedep là một nhân vật chủ chốt trong ê kíp
Goocbachop trong thời kỳ những năm cải tổ. Thông qua các cuộc tranh luận
trong giới thân cận Goocbachop qua các cuộc luận chiến với các lực lượng chính
trị khác nhau, tác giả đã đánh giá, xem xét, lý giải những mốc chính trong thời kỳ cải tổ. 3
(3) Vichto Aphaniep – Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng thống, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Trong cuốn sách tác giả giành một phần viết
về “Goocbachop và công cuộc cải tổ”. Tác giả trình bày quan điểm của mình về
công cuộc crai tổ, về con người và phẩm chất Goocbachop.
(4) Ruscop Nhicolai Ivanovich, cải tổ: Lịch sự của những người phản bội,
Tổng cục 2, Bộ quốc phòng 1992. Là một người được được cử làm chủ tịch hội
đồng bộ trưởng Liên Xô trong 6 năm “cải tổ chính thức”, Ông có điều kiện tiếp
xúc trực tiếp với những gì đang diễn ra trong thời điểm cải tổ. Chủ đề xuyên suốt
tác phẩm là: Cải tổ, các sự kiện diễn ra trong thời kỳ cải tổ, sự phản bội của
Goocbachop, qua đó tác giả dưa ra một loạt hệ thống quan điểm của mình.
(5) Trong cuốn, Sự phản bội của Goocbachop, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội năm 1978. Do tập thể các tác giả biên soạn trong đó có phần “Sự phản
bội của Goocbachop” ở đây tác giả dường như lần theo các sự kiện bắt đầu từ
tháng 3 năm 1985 khi Goocbachop chính thức làm tổng bí thư tiến hành cải tổ và
đến tháng 8 năm 1991 thì cải tổ bị sụp đổ, qua quá trình đó cuối cùng đi đến kết
luận về sự phản bội của Goocbachop.
(6) V.Paplop, A.Lakianop, V.Criuscop: Goocbachop – Bạo loạn, sự kiện
tháng Tám nhìn từ bên trong, NXB Chính trị Quốc gia, 1994. Ba tác giả là những
thành viên của ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham gia công
cuộc cải tổ, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những tư liệu về nguyên nhân dẫn
đến công cuộc cải tổ đi chệch quỹ đạo XHCN, các tư liệu văn bản, chứng cứ, lập
luận có tính phản biện xung quanh sự liện 19/8/1991.
(7) A.Dobrunhin – Đặc biệt tin cậy, vị đại sứ ở Oasington qua 6 đời tổng
thống Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia 2001. Tác giả cuốn sách nguyên là bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhà ngoại giao chuyên nghiệp kỳ cựu, cựu
đại sứ Liên Xô tại Mỹ qua 6 đời Tổng thống Mỹ. Cuốn sách chứa đựng những
thông tin tư liệu chưa hề công bố, trình bày lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Liên
Xô và Mỹ trong những năm 1960 đến năm 1990, thông qua đó trình bày đẩy đủ
mối quan hệ Xô – Mỹ đầy phức tạp
(8) Osepov.G.V – Những huyền thoại của cuộc cải tổ và hiện thực sau cải
tổ đăng trên tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 93-13, Hà Nội 1993. Tác giả là
viện sĩ, viện trưởng viện nghiên cứu chính trị thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga. 4
Bài viết là sự mổ xẻ thực tiễn, đólà sự suy ngẫm về những sự kiện có tầm quan
trọng trong xã hội về công cuộc cải tổ và sau cải tổ.
Ngoài những tư liệu trên đây còn có một số tư liệu khác của các nhà
nghiên cứu Liên Xô như Iu.N.A Phanaxiep – (1989), Không có con đường nào
khác, NXB Sự Thật, Hà Nội; X.X. Satalin – Chương trình 500 ngày chuyển sang
kinh tế thị trường, Viện Kinh tế, Viện thông tin khoa học xã hội, 1991 …
Các nhà học giả phương Tây:
(1) Suman Son có tác phẩm “Những ông chủ Kremlin, quyền lực và số
phận” trong đó giành một phần viết về Goocbachop với cái nhìn mới mẻ về con người này
(2) Peter J.Boettke, Wy perestroika failed? – NXB London and New York
1993. Tác giả lý giải tại sao công cuộc cải tổ của Goocbachop lại bị thất bại
(3) Các nhà khoa học phương Tây với công cuộc cải tổ ở các nước XHCN
là hai bài được đăng trên tạp chí “Thông tin khoa học xã hội”, số 1, số 2 1991.
Bài thứ nhất chủ yếu phản ánh ý kiến của các nhà khoa học phương Tây thuộc
nhiều khuynh hướng khác nhau về công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước
XHCN. Bài thứ hai phản ánh thái độ của Đảng Cộng sản Pháp với công cuộc cải tổ
(4) Geard Duchene – Một số ý liến đánh giá đường lối cải tổ ở Liên Xô –
Bản tin tham khảo nội bộ số 20 – 1990. Tác giả là nhà kinh tế học người Pháp đã
điểm lại treen nhiều khía cạnh tình hình phát triển kinh tế của Liên Xô từ khi
phát động công cuộc cải tổ và cũng từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá về nó
(5) A.I. ldum mob – Nền kinh tế Liên Xô dưới con mất phương Tây đăng
trên bản tin chọn lọc, số 6, 1989. Tác phẩm này trình bày tỏng quát cách nhìn
nhận về cải tổ kinh tế ở Liên Xô của các nhà Xô viết phương Tây. Trong bài này
có sử dụng tư liệu được nghe ở Quốc hội Mỹ, các thông tin đánh giá của các
chuyên gia chính phủ, các sách chuyên đề và các bài viết của các nhà nghiên cứu
nổi tiếng ở phương Tây, thông tin của các báo, tạp chí, các tư liệu qua các cuộc
thảo luận của tác giả với chuyên gia phương Tây. Các học giả Trung Quốc: 5
(1) Đào Lộc Bình – Nói chuyện về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, NXB Sự
Thật, 1988. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến các vấn đề cải tổ như vấn đề
khoa học kỹ thuật quản lý kinh tế, cải tổ nông nghiệp, dân chủ hóa xã hội, chăm
lo đời sống nhân dân. Đây là một tác phẩm viết vào thời điểm công cuộc cải tổ
đang diễn ra, được dịch năm 1987 nên chỉ dừng lại nghiên cứu ở giai đoạn một
của công cuộc cải tổ này.
(2) Năm 1988, Viện kinh tế thế giới có xuất bản thông tin chuyên đề “Cải
tổ ở Liên Xô”. Cuốn sách giới thiệu một số bài viết và trả lời phỏng vấn của các
viện sĩ, viện trưởng về công cuộc cải tổ đang diễn ra.
(3) Sóng Tùng, Vì sao chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô
sụp đổ, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 2, 1992. Bài viết có đề cập đén sự sụp đổ
của CNXH ở Liên Xô trong đó nguyên nhân trực tiếp của nó là công cuộc cải tổ (1985-1991) gây ra.
(4) Nguyễn Thị Hoa, Nhìn lại công cuôc cải tổ ở Liên Xô trước đây đăng
trên tạp chí cộng sản số 114, 2006. Bài viết tổng hợp nguyên nhân thất bại của
cải tổ và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ.
(5) Quang Lợi, tác giả của bài bút kí “Cải tổ - vùng mắt bão”. Bài viết
được ghi lại từ những cảm nhận của tác giả khi ông trực tiếp sang thăm Liên Xô
vào thời gian cuối của cuộc cải tổ, khi đất nước Liên Xô lâm vào tình trạng
khủng hoảng. Bài viết cung cấp cho ta số liệu về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985-
1991 với nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết trước đây các quan điểm đều nhằm
chỉ trích Goocbachop và cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp
đổ của CNXH ở Liên Xô là do ông. Ngày nay, sau gần 30 năm nhìn lại có lẽ mỗi
chúng ta cần có một cách nhìn, cách suy nghĩ, đánh giá khách quan hơn về tổng
thể của cuộc cải tổ này và đồng thời qua đó cũng rút ra được bài học kinh
nghiệm hết sức quý báu để đất nước ta vững bước trên con đường CNXH mà
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu
chỉ mới chú ý đề cập đến từng hiện tượng, từng khía cạnh mà chưa có sự đanh
giá một cách tổng quát. Chính vì vậy chúng tôi mong muốn được đi sâu hơn nữa trong luận văn này. 6 Trung Quốc
Lịch sử kinh tế Trung Quốc thời kỳ hiện đại để lại dấu ấn sâu đậm những
bước thăng trầm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành công nhiều
nhưng thất bại cũng không ít, thậm chí có giai đoạn Trung Quốc đã rơi vào tình
trạng hỗn loạn, cùng cực. Tuy nhiên, trong vòng ba thập kỉ trở lại đây công cuộc
cải cách và mở cửa đã khiến đất nước này đã có những bước tiến kỳ diệu trên
con đường phát triển kinh tế.
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn
hóa, kinh tế - xã hội cũng như định hướng chính trị. Do vậy, việc nghiên cứu
những thành công hay hạn chế trên đường cải cách, mở cửa của Trung Quốc sẽ
cho chúng ta những bài học sâu sắc và bổ ích.
Tiểu luận này sẽ cho chúng ta cái nhìn cận cảnh hơn về công cuộc cải
cách, mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc. Từ đó rút ra những bài học, cả về kinh
nghiệm thành công, lẫn kinh nghiệm thất bại cho quá trình kinh tế nước nhà.
2/. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu công cuộc cải tổ của Liên Xô và
Trung Quốc và bài học lịch sử sau gần 30 năm nhìn lại. Chính vì vậy cần làm rõ
hoàn cảnh ra đời của công cuộc cải tổ, quá trình thực hiện và kết quả của công
cuộc cải tổ từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình
xây dựng CNXH ở Việt Nam - Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của cuộc cải tổ
+ Qúa trình thực hiện và kết quả của công cuộc cải tổ
+ Đánh giá, nhận xét về công cuộc cải tổ và từ đó rút ra bài học
3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7
- Đối tượng nghiên cứu: Công cuộc cải tổ của Liên Xô, Trung Quốc và bài học lịch sử - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian:
+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu công cuộc cải tổ của Liên Xô và Trung Quốc
qua 3 giai đoạntrên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, đối ngoại và kết quả
của nó từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm.
4/. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật
lịch sử, phản ánh một cách trung thực quá trình cải tổ ở Liên Xô và Trung Quốc,
nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và rút ra những bài học kinh nghiệm.
5/. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Tiểu luận trình bày những nét chính về hoàn cảnh lịch sử để hình thành đường lối
cải tổ, nội dung, kết quả và những đánh giá của công cuộc cải tổ giúp người đọc có
những suy nghĩ nhìn nhận khách quan hơn về một giai đoạn lịch sử quan trọng ở
Liên Xô và Trung Quốc. Từ công cuộc cải tổ ở Liên Xô để so sánh, đối chiếu với
các nước XHCN khác. Từ đó giúp chúng ta rút ra được những sai lầm đáng tiếc
xảy ra trên con đường xây dựng XHCN ở Việt Nam.
6/. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Công cuộc cải tổ của Liên Xô 1985-1991 và bài học kinh nghiệm 8
Chương 2: Công cuộc cải cách – mở cửa kinh tế ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm
Chương 3: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam NỘI DUNG
Chương 1: Công cuộc cải tổ của Liên Xô 1985-1991 và bài học kinh nghiệm
1.1. Cải tổ và tan rã.
Năm 1982, Brezhnev qua đời. Hai người kế nhiệm ông cũng không tại vị được
lâu. Yuri Andropov lên nắm quyền vào năm 1982 và chết hai năm sau đó.
Konstantin Chernenko trở thành Tổng bí thư vào năm 1984 và qua đời chỉ sau đó
một năm. Năm 1985 Mikhail Sergeyevich Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư
mới. Gorbachev và những người cùng chí hướng với ông như Aleksandr
Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải
tổ và công khai hóa để
thúc đẩy các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng
sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự
can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị
xã hội. Theo Gorbachev hồi tưởng - trích dẫn bởi Sputnik - "Niềm tin sâu sắc
của tôi nằm ở con đường dẫn đến chủ quyền chính trị của các nước cộng hòa,
đưa đến sự độc lập kinh tế, giữ gìn bản sắc của họ, cũng như phát triển văn hóa
thông qua cải tổ liên bang, chuyển đổi thành một nhà nước liên bang dân chủ,
thực chất, hiệu quả, mà các nước cộng hòa được ủy quyền”. Nhưng những nỗ
lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Sự tích cực của dân
chúng dâng cao nhưng lại đi chệch hướng, khiến khủng hoảng chính trị trở nên
sâu sắc: các tổ chức phi chính phủ, các nhóm dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày
càng nhiều và ngày càng có xu hướng chống chính quyền trung ương, đòi ly khai độc lập.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách
không còn kiểm soát được tình hình. Nền kinh tế chưa có chuyển biến đáng kể
thì khủng hoảng chính trị đã trở nên trầm trọng: các lực lượng ly khai dần dần 9
nắm các vị trí lãnh đạo của các nước cộng hòa và ra các tuyên bố về đòi ly khai
độc lập. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu, thậm chí có nơi chính
quyền nước cộng hòa thành viên lại xung đột với các nước cộng hòa lân cận.
Mâu thuẫn dân tộc rất lớn trong lòng Liên Xô trước đây được kiềm chế thì nay
đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì
các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián
đoạn làm tình hình kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các
đảng viên cộng sản không còn chịu sự kiểm soát và không tuân thủ kỷ luật của
Đảng, nhiều người quay sang trở thành các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đòi ly
khai. Ngay cả cộng hòa Xô viết Nga, nước trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị
quyết đặt luật pháp nước cộng hòa Xô viết Nga cao hơn hiến pháp Liên Xô,
quyền lực của nhà nước trung ương Liên Xô dần dần bị tan rã.
Trong bối cảnh đó, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô lại dần bị khống chế
bởi những nhân vật do Gorbachev bổ nhiệm. Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi
các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115
ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tự viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng
đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của
những người cộng sản trung thành với các nguyên tắc Marx-Lenin trong Đảng
Cộng sản Liên Xô. Chỉ trong ba năm 1987-1989, đã có 8 ủy viên Bộ Chính trị và
Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng, 92,5% trong 150 bí thư tỉnh ủy
đã bị cách chức hoặc thay thế; khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong
quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh
bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do “tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ
cải tổ”, thay thế họ là những phần tử “cấp tiến” Sức kháng cự của những Đảng
viên trung thành dần suy yếu và cuối cùng đã tê liệt.
Năm 1988, Gorbachev cử Vadim Bakatin làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ
(MVD). Bakatin đã làm tê liệt Lực lượng Cảnh sát Liên Xô khi biệt phái nhiều sĩ
quan sang các cơ quan, tổ chức khác và xóa bỏ mạng lưới đặc tình của lực lượng
này. Sau đó, Bakatin đã hủy bỏ chính MVD, khi cho tách lực lượng này thành 15
cơ quan riêng biệt cho các nước Cộng hòa tự trị. Như vậy, về cơ bản Bakatin đã
xóa sổ lực lượng cảnh sát của Nhà nước trung ương Liên Xô.
Những nhân vật ủng hộ Gorbachev cũng được bổ nhiệm tại các cơ
quan truyền thông, báo chí tuyên truyền ,
lớn của Liên Xô. Tháng 7/1985, 10
Gorbachev bổ nhiệm A. Yakovlev làm Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô. Yakovlev có sự thù hận đặc biệt đối với Cách mạng
Tháng Mười và luôn muốn phủ định chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô. Từ 1986
đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được
Yakovlev thay thế bởi những người có tư tưởng giống như Yakovlev, mặt trận báo
chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô
liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài
chỉ trích lịch sử cách mạng, xét lại lịch sử, trong khi lại tán dương phương Tây.
Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao
động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo
tưởng về "thiên đường giàu có" ở phương Tây.. Được sự che đỡ của Yakovlev,
truyền thông Liên Xô cũng bắt đầu khai thác các mặt trái về kinh tế xã hội, gồm
điều kiện nhà ở xuống cấp, nạn nghiện rượu, sử
dụng ma tuý, ô nhiễm, các nhà
máy từ thời Stalin đã quá cũ kỹ và tình trạng tham nhũng trong bộ máy Nhà
nước, những sai lầm của chính phủ Liên Xô dưới thời Stalin, đây vốn là những
điều mà truyền thông chính thức đã cố tình bỏ qua. Hơn nữa, cuộc chiến tranh
đang diễn ra tại Afghanistan và việc xử lý kém trong thảm hoạ Chernobyl năm
1986, càng làm xấu đi hình ảnh của chính phủ Xô viết ở thời điểm sự bất mãn đang gia tăng.
Gorbachev cũng khuyến khích đẩy mạnh sự tiếp xúc giữa công dân Liên Xô và thế giới phương ,
Tây đặc biệt là với Hoa Kỳ. Hạn chế về du lịch, việc
kinh doanh và giao lưu văn hoá với nước ngoài được nới lỏng. Chính sách này
đã góp phần làm cho chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa cá nhân kiểu phương Tây
tràn vào Liên Xô dễ dàng, khiến nhiều người dân Liên Xô bị dao động về tư
tưởng, ngày càng mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội cũng như Đảng và chính
phủ Liên Xô. Hàng hóa phương Tây dần được người dân ưa chuộng hơn là hàng
hóa ở trong nước, khiến cho các ngành công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng của Liên Xô gặp nhiều khó khăn. Lối sống phương
Tây được du nhập ồ ạt thông qua phim ảnh, sách báo... đã gây ảnh hưởng ngày
càng sâu sắc về tư tưởng, đặc biệt là trong giới trẻ. Chúng đã khiến tâm lý sùng
bái phương Tây ngày càng gia tăng, làm suy yếu lý tưởng chính trị và tinh thần
phấn đấu vì tập thể của người dân, đồng thời kích động tư tưởng chống lại Đảng và nhà nước Xô viết. 11
Trong giáo dục, môn triết học Marxist bị báo chí chế nhạo và năm 1989, chính
phủ Liên Xô ra lệnh bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx - Lenin trong trường đại
học. Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại sự biến chất của báo chí,
truyền thông Liên Xô trong thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô
đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh
nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ
Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một
thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy
diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”.
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 28/6
đến 1/7/1988), Gorbachev đã giải tán 23 ủy ban trực thuộc Trung ương Đảng,
như vậy là gần như xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng
7/1990, Gorbachev công khai phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, điều lệ
Đảng chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất của Đảng mà Vladimir Ilyich Lenin đã lập ra.
Bất bình trước những chính sách của Gorbachev, ngày 19 tháng
8 năm 1991, một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội
Lukyanov, Chủ tịch KGB Kryuchkov, Phó Tổng bí thư Yanaev, Thủ tướng
Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu chấm dứt sự hỗn loạn do Gorbachev
gây ra, bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập Uỷ ban nhà nước về
tình trạng khẩn cấp, đưa quân đội vào thủ đô Moskva để phế bỏ chức vụ của
Gorbachev. Thế nhưng phe đảo chính đã thất bại khi không thể giành được sự
ủng hộ của quần chúng. Người dân Moscow đã tập trung gần Tòa nhà Quốc hội
Liên bang Nga để bày tỏ sự ủng hộ cho Yeltsin và Gorbachev, họ cùng nhau xây
các chướng ngại vật xung quanh Tòa nhà Quốc hội để chặn xe tăng của phe đảo
chính. Phe đảo chính đã cố gắng bắt giữ Yeltsin nhưng thất bại, và chính Yeltsin
đã huy động người dân tham gia chống lại cuộc đảo chính. Một đơn vị xe tăng
rời bỏ hàng ngũ quân đảo chính đến bảo vệ tòa nhà quốc hội. Hơn 200.000 người
dân ở thành phố Leningrad đã tổ chức tuần hành để phản đối cuộc đảo chính.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ryzhkov nhận xét rằng các thành
viên Ủy ban khẩn cấp đã lập kế hoạch một cách thiếu nghiêm túc: "Tất cả những
chuyện đó, có cái gì đó giống như trò chơi của trẻ thơ vậy. Không nghiêm túc...
nếu như những người đó suy nghĩ một cách nghiêm túc thì họ đã không 12
hành động như vậy. Họ đưa xe tăng vào, mọi người chắc còn nhớ rất rõ cảnh
các cô gái ngồi trên đùi các anh lính tăng và trên tháp pháo. Như thế là thế
nào? Tất cả những cái đó thật là gàn dở. Tôi biết là cùng thời gian ấy Elsin
đang ở Kazakhstan và đã uống ở đấy kha khá... Nhưng những người ở đấy (dân
Kazakhstan) là những con người thông minh và tìm cách đuổi khéo... Như vậy là
ông ta đã bay tới (Matxcova), đi đến nhà nghỉ ngoại ô, thế thì bắt ông ta đi, ai
ngăn cản anh làm việc đó? Cả một nhóm KGB ngồi trong bụi cây và nhìn Elsin
ngất ngưởng đi về nhà ngủ". Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, đại đa số
quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản đối
cuộc đảo chính, ủng hộ Yeltsin, như vậy cuộc đảo chính đã hoàn toàn thất bại.
Những người cầm đầu cuộc đảo chính bị bắt giữ. Cuộc đảo chính không đạt
được mục tiêu mà càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa thành
viên và các nhà nước trung ương.
Sau đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban
Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư và tự phong mình là "Tổng
thống Liên Xô". Ngày 29/8/1991, Gorbachev ra lệnh giải thể các cơ quan chính
trị, chấm dứt các hoạt động Đảng trong quân đội. Hồng quân Liên Xô, thành trì
quan trọng nhất bảo vệ nhà nước Xô Viết và Đảng Cộng sản Liên Xô, dù có lực
lượng hùng mạnh nhưng đã hoàn toàn bị Gorbachev vô hiệu hóa do không còn
công tác chỉ huy chính trị.
Không còn phải e ngại sự chống trả của Hồng quân Liên Xô, tổng thống
Cộng hòa Xô viết Nga là Boris Yeltsin ra sắc lệnh quốc hữu hóa tất cả các tài
sản, trụ sở của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga. Yeltsin cũng ra sắc lệnh cấm tất
cả các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga (dù bản thân ông ta cũng
từng là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô). Đầu năm 1991, chính phủ 6 nước
cộng hòa thành viên nhỏ (gồm Armenia, Estonia, Georgia, Latvia, Lithuania, và
Moldova), chiếm 3,5% dân số Liên Xô, tuyên bố tẩy chay và không tổ chức cuộc
trưng cầu dân ý về việc duy trì Liên Xô (tuy nhiên các điểm bỏ phiếu vẫn được
chính phủ Trung ương tổ chức, cử tri tại các nước này không bị cấm đi bầu cử
nếu muốn và phiếu của họ vẫn được tính, ví dụ như Moldova vẫn có 841.507 cử
tri đi bầu và 98,7% ủng hộ duy trì Liên Xô) Sau cuộc đảo chính, ngày 24/8/1991,
Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chính phủ
Liên Xô về cơ bản đã tan vỡ từ cuối tháng 8/1991. Tâm lý người dân Liên Xô và
các nước cộng hòa thành viên bị khủng hoảng dữ dội khi hệ thống chính trị đầu 13
não của đất nước đã không còn tồn tại. Ngay lập tức trong ngày hôm đó, Xô viết
tối cao Ukraine tuyên bố độc lập, đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết Ukraine. Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraine vào đầu tháng 12 năm 1991
với câu hỏi "Bạn có ủng hộ Đạo luật Tuyên ngôn Độc lập của Ukraine không?",
92.3% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập (kết quả này hoàn toàn trái ngược với
kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3 năm đó khi đa số cử
tri vẫn ủng hộ duy trì tư cách của Ukraine là một nước cộng hòa thành viên
thuộc Liên Xô). Một số nước thành viên khác cũng tổ chức các cuộc trưng cầu
dân ý về việc ly khai, kết quả là đa số đều ủng hộ độc lập và tách khỏi Liên Xô
(ở Estonia tỉ lệ ủng hộ độc lập là 78,4%, ở Litva là 93%, ở Georgia là 99,5%, ở
Latvia là 74,9%, ở Armenia là 99,5%) Liên Xô được thành lập dựa trên sự đoàn
kết các nước cộng hòa thành viên có chung ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản, khi
ý thức hệ này bị lãnh đạo các nước cộng hòa thành viên từ bỏ thì Liên Xô cũng tan rã.
Đến tháng 10, do khủng hoảng chính trị và việc chính phủ trung ương bị
giải thể, kinh tế đất nước không còn được điều phối và lâm vào đình đốn. Lương
thực thực phẩm khan hiếm trên diện rộng, nhiều nông dân từ chối thanh toán
bằng tiền rúp Liên Xô, trong khi tỉ lệ lạm phát đã lên
tới hơn 300%, các nhà máy
giờ đây không còn đủ khả năng để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự
trữ ở một số nơi thì chỉ đáp ứng 50-80% nhu cầu cho mùa đông đang đến. Ước
tính kinh tế Liên Xô đã sụt giảm 20% do cuộc khủng hoảng chính trị năm 1991.
Tổng thống Gorbachev kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước phương Tây nhưng bị từ
chối. Các tổ chức kinh tế- tài chính toàn cầu như IMF và WB cũng tuyên bố rằng
nền kinh tế của Liên Xô hiện đã tê liệt và mọi sự giúp đỡ của họ vào thời điểm
này là vô ích. Chính phủ Liên Xô đã buộc phải nhận viện trợ lương thực và
thuốc men từ Ấn Độ - một nước còn kém phát triển.
Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của ,
Belarus lãnh đạo ba nước cộng hòa , Nga Belarus và
Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các
quốc gia độc lập, chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại
Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước
cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và
mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Vào thời
điểm 19 giờ 32 phút ngày 25 tháng 12 năm 1991, lá cờ của Liên Xô trên nóc
điện Kremlin bị hạ xuống và thay bằng lá cờ của Liên Bang , Nga tiếng chuông 14
của tháp Đấng cứu thế vang lên, đánh dấu sự kiện Liên bang Xô Viết chính thức
chấm dứt tồn tại. Khi Liên bang Xô-viết tan rã, tương ứng với Công ước Viên
năm 1983, phân định tỷ lệ lãnh thổ của từng quốc gia trên cơ sở phân tích đóng
góp và phần của các nước Cộng hòa được phân chia như sau: Nga có 61,34 %,
Ukraina - 16,37%, Belarus - 4,13%, Kazakhstan - 3,86%, Uzbekistan - 3,27%,
Gruzia - 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về
việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Tổng cộng 148.574.606 cử tri
tại các nước cộng hòa thành viên đã tham gia bỏ phiếu, với kết quả là
113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Tại hai nước cộng
hòa lớn nhất là Nga và Ukraine, chiếm 70% dân số của Liên Xô, đa số cử tri vẫn
ủng hộ duy trì Liên bang. Như vậy, phần lớn người dân Liên Xô vẫn muốn đất
nước tồn tại. Nikolai Ivanovich Ryzkov, nguyên Thủ tướng Liên Xô từ năm
1985 đến 1991 cho rằng: "Sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện
của đa số nhân dân, mà thực chất nó là quyết định của giới lãnh đạo cấp cao
Liên Xô: thay vì cải cách mô hình kinh tế thì những nhà lãnh đạo này đã quay
sang đập phá hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi chính họ tự
ý ra quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng
cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng)"
Theo báo Quân đội nhân dân:"Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều
khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên
Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa
hoàng, cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây
để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân
dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại,
rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường thế giới.
Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn
công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là vì
các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô".
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan:
- Đường lối cải cách sai lầm: Những cải cách của Gorbachev đã đẩy nhanh
sự sụp đổ của Liên Xô hơn là cứu vãn tình hình. Những cải cách nới lỏng quyền 15
kiểm soát đối với người dân và cải cách chính trị và kinh tế lại khiến chính phủ
Liên Xô trở nên ngày một yếu đuối và dễ bị tổn thương do họ không còn quyền
lực mạnh mẽ như trước đây. Nhiều người Liên Xô đã sử dụng quyền hạn mới của
mình để tổ chức phê phán chính phủ và vào năm 1991, những người này đã
thành công trong việc khiến chính quyền Liên Xô tan rã. Nhóm cải cách
do Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đứng đầu đã mắc những sai lầm mới: biến
phản biện xã hội thành một quá trình không kiểm soát được, nhiều khi thành một
hoạt động bừa bãi, mang tính vô chính phủ. Không còn bị kiểm soát, các lực
lượng chống Xô Viết đã tiến hành những hoạt động "diễn biến hòa bình", gây
mâu thuẫn giữa các sắc tộc của Liên Xô. Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ
nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện
pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả. - Diễn
biến hòa bình của phương Tây: Chính sách của Gorbachev khiến
Nhà nước Liên Xô dần mất đi sự kiểm soát với truyền thông, báo chí và giới lý
luận. Xuất hiện rất nhiều bài viết xét lại lịch sử, xét lại chủ nghĩa xã hội, phủ
nhận vai trò của Cách mạng Tháng Mười trên báo chí mà không bị ngăn chặn và
xử lý. Các "tổ chức phi chính phủ" xuất hiện rất nhiều (hơn 30.000 tổ chức vào
năm 1987), trong đó nhiều tổ chức nhận tài trợ nước ngoài, vận động ngầm hoặc
công khai truyền bá tư tưởng phủ nhận Nhà nước Liên Xô. Nhiều đơn vị xuất
bản, phát thanh, truyền hình được phương Tây tài trợ đã quay sang chỉ trích lịch
sử cách mạng, khiến tư tưởng chính trị của Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở
nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng sụt giảm nghiêm trọng.
- Sự tha hóa trong nội bộ Đảng và nhà nước: những năm 1960 và 1970
chứng kiến sự tha hóa của một bộ phận Đảng viên có chức vụ cao trong Đảng
Cộng sản. Thời kỳ Lenin và Stalin, kỷ luật Đảng được thi hành nghiêm khắc,
tham nhũng bị trừng trị rất nặng nên phần lớn Đảng viên các cấp đều liêm chính.
Từ thời Khrushchev, do kỷ luật đảng bị buông lỏng nên một phận đảng viên trở
nên tha hóa, họ không còn sợ bị xử phạt nghiêm khắc nên đã tham nhũng để
sống xa hoa, gây ra sự bất bình cho người dân Liên Xô. Trong thế hệ trẻ có nhiều
người không còn cảm tình với Đảng khi thấy có những đảng viên biến chất,
không còn tư cách mẫu mực như dưới thời cha mẹ của họ. Khi Liên Xô rơi vào
khủng hoảng trong những năm 1980, những người trẻ tuổi này không muốn
đứng lên bảo vệ một nhà nước mà họ không có cảm tình. Ngay cả bộ phận Đảng
viên tha hóa này cũng muốn phá bỏ Liên Xô, gạt bỏ những Đảng viên trung kiên 16
và sự ràng buộc của điều lệ Đảng để họ có thể trục lợi được nhiều hơn. Trước khi
Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra xã hội học với
câu hỏi: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho
rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân chiếm 7%, đại diện cho
công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó,
có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho
quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước”. Theo ông Tạ Ngọc , Tấn nhiều phần
tử cơ hội, phẩm chất đạo đức kém đã xâm nhập vào hàng ngũ Đảng viên, dùng
mưu mẹo vụ lợi để thăng tiến, những Đảng viên thực sự tài năng và đạo đức thì
lại bị cản trở phát triển. Goóc-ba-chốp là một nhân vật đặc trưng cho điều đó, khi
ông ta lên tới vị trí Tổng Bí thư thì đã quay sang phản bội chế độ.
- Sức ép từ chiến tranh kinh tế của Phương Tây: Sự lãnh đạo của Ronald
Reagan đã dẫn đến sự gia tăng lớn trong chi tiêu quân sự của Mỹ, cũng như
nghiên cứu và phát triển nhiều vũ khí mới và tốt hơn. Điều này khiến cho Liên
Xô cũng phải gia tăng chi tiêu của họ dành cho quốc phòng trong bối cảnh nền
kinh tế đang dần rơi vào tình trạng trì trệ. Hoa Kỳ ủng hộ các phong trào phản
kháng ở Đông Âu cùng lực lượng Hồi giáo tại Afghanistan buộc Liên Xô phải
đưa quân can thiệp làm tăng chi phí quân sự, đồng thời họ phải tăng viện trợ cho
các chính phủ ở đây nhằm duy trì ảnh hưởng tại các nơi này. Reagan không chỉ
tấn công Liên Xô bằng chi tiêu quân sự; ông cũng tấn công nền kinh tế của
họ. Hoa Kỳ đã phối hợp với Ả Rập Saudi tăng xuất khẩu dầu mỏ sang Châu Âu
để đẩy giá dầu xuống và hạn chế sản lượng xuất khẩu của Liên Xô sang phương
Tây, bên cạnh đó họ còn hạn chế Liên Xô tiếp cận công nghệ cao của phương
Tây. Không có nguồn thu từ dầu mỏ, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu lâm vào trì trệ.
- Các sự kiện trong nước và ngoài nước: cuộc chiến tại Afghanistan của
Liên Xô cũng là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. Hồng
quân Liên Xô, đội quân từng đánh bại phát xít Đức trong Thế chiến II, từng dập
tắt thành công các cuộc nổi dậy tại Hungary và Tiệp Khắc, đã sa lầy trong cuộc
chiến khốc liệt tại đây. Có tới một triệu binh lính Liên Xô đã tham gia cuộc
chiến, với khoảng 14.000 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị
thương, đồng thời đã khiến ngân sách Liên Xô hao tổn nhiều cho cuộc chiến này.
Đến năm 1986, vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl xảy ra cũng khiến Liên Xô bị tổn thất nặng về kinh tế. 17
- Chính sách kinh tế cứng nhắc: Nền kinh tế của Liên Xô tập trung quá
nhiều vào công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, mà không chú trọng phát
triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt
hàng hóa tiêu dùng, điều kiện để duy trì mức sống cao. Trong những năm 1960-
1970, kinh tế tăng trưởng nhanh, sức mua của người dân Liên Xô tăng mạnh,
nhưng công nghiệp nhẹ không tăng đủ nhanh, nên đến thập niên 1980 các mặt
hàng tiêu dùng như quần áo hay giày dép bị thiếu nguồn cung, nhiều công dân
của Liên Xô có tiền nhưng lại không có hàng để mua. Sự thiếu hụt đã dấy lên
những nghi ngờ về tính ưu việt của hệ thống Xô viết, khiến cho nhiều người mất
niềm tin vào chính phủ và hi vọng về một sự thay đổi về hệ thống chính trị. - Chủ
nghĩa dân tộc và phong trào ly khai: Năm 1989, phong trào dân tộc
chủ nghĩa ở Đông Âu đã mang lại sự thay đổi chế độ ở Ba Lan và phong trào này nhanh chóng lan sang T iệp Khắc
,Nam Tư và các nhà nước vệ tinh của Liên Xô
ở Đông Âu. Điều này đã thúc đẩy các phong trào ly khai ở nhiều nước Cộng hòa
thuộc Liên Xô, đặc biệt là ở Ukraina, Belarus và các nước vùng Baltic. Khi các
nước Cộng hòa Xô viết này tuyên bố độc lập và tách khỏi Liên Xô, quyền lực
của nhà nước trung ương bị suy yếu nghiêm trọng và đến năm 1991, Liên Xô bị giải thể.
1.2. Bài học rút ra.
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò
cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với
nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn
gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng
đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực
hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành
với lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng
để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để
lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy
chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được 18
sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân,
mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần
chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.
Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể
hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ
quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh
đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân
sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối
của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng
đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn
trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính
quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ
lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì
mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt
chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh
đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công
tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng
những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng
lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo
đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng
và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư
tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm.
Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc
của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các
phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc
lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển
vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển 19