Tư tưởng chính trị Nho gia và sự tác động đến đời sống chính trị Việt Nam | Tiểu luận chính trị học
Tư tưởng chính trị của phái Nho gia. Khái lược lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng chính trị Nho gia của Khổng tử. Tư tưởng chính trị Nho gia của Mạnh tử. Sự tác động của Nho giáo tới đời sống chính trị Việt Nam. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC TIỂU LUẬN MÔN:
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI
SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Họ và tên: Hoàng thị Minh Oanh
Lớp: QHCT & TTQT K40 MSV: 2056110036 HÀ NỘI – 2021 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...................................................4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...........................................................................4
6. Kết cấu của tiểu luận......................................................................................4 NỘI DUNG
Chương I – Tư tưởng chính trị của phái Nho gia............................................5
1.1. Khái lược lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại.......................5
1.2. Tư tưởng chính trị Nho gia của Khổng tử..............................................6
1.3. Tư tưởng chính trị Nho gia của Mạnh tử...............................................9
Chương II – Sự tác động của Nho giáo tới đời sống chính trị Việt Nam........11
2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam......................................................11
2.2. Tác động tích cực...........................................................................................12
2.3. Tác động tiêu cực...........................................................................................16
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới đời sống chính trị Việt
Nam.........................................................................................................................21
Chương III – Một số giải pháp nhằm khai thác những giá trị tích cực và hạn
chế những tác động tiêu cực của tư tưởng Nho giáo ..........................................23
3.1. Giải pháp về nhận thức..................................................................................23
3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện.....................................................................24
KẾT LUẬN...........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................27 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Bao đời từng là hệ tư tưởng thống trị phong kiến, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc
đến con người và xã hội, chính trị và văn hóa, hệ tư tưởng và phong tục tập quán
Việt Nam. Nho giáo đã trở thành một bộ phận của truyền thống dân tộc, vẫn đang
chi phối xã hội Việt Nam ngày nay. Truyền thống văn hóa của dân tộc bao gốm
sách vở, đền đài, phong tục tập quán mang sắc thái Nho giáo vẫn còn đó. Mặc dù
cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo đã bị thủ tiêu, nhưng những tàn dư của nó đã và
đang tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị ở nước ta.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo
đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh sự tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cũng như là tinh thần cho nhân dân, Tuy
nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ
xã hội: suy thoái về phẩm chất đạo đức, việc chạy theo lợi nhuận một cách mù
quáng làm cho một bộ phận xa rời lý tưởng; tham nhũng, buôn lậu, và các tệ nạn xã
hội khác đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này một phần là bị ảnh hưởng
bởi Nho giáo, vì tư tưởng này đã tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm, để lại những
căn bệnh như: bệnh bảo thủ, giáo điều,...Đến tận ngày nay những căn bệnh đó vẫn
tồn tại dưới nhiều biểu hiện khác nhau.
Đường lối đổi mới ở Viêt Nam sốngvà triển vọng lớn lao của nó khổng thể tách rời
việc khắc phục những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của Nho giáo và sau đó khai
thác những nhân tố tích cực để biến thành truyền thống Việt Nam trên nhiều lĩnh
vực đời sống. Nghiên cứu tư tưởng chính trị Nho giáo để nhìn nhận, đánh giá rõ
hơn những yêu stoos không còn phù hợp, những giá trị cần gạt bỏ, đồng thời kế
thừa những tinh hoa của nó trong sự nghệp chính trị ở Việt Nam hiện nay. Chính vì
vậy, tôi đã chọn đề tài “ Tư tưởng chính trị Nho gia và sự tác động đến đời sống
chính trị Việt Nam” làm đề tài tiểu luận 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Bài tiểu luận làm rõ tư tưởng chính trị của Nho giáo và ảnh hưởng của
nó tới đời sống chính trị nước ta, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các
giá trị tinh hoa và loại bỏ những hạn chế của tư tưởng này trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ : phân tích, đánh giá các tư tưởng chính tri Nho gia. Đồng thời chỉ rõ
những tác động tích cực/ tiêu cực tới đời sống chính trị Việt Nam, đưa ra các biện
pháp củng cố các giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung làm rõ tư tưởng chính trị của phái Nho gia và tác động của tư
tưởng này đến đời sống chính trị ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Leenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phê phán
và vận dụng những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, sử
dụng những kiến thức liên ngành chính trị - văn hóa – lịch sử và quan sát thực tế.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Là tài liệu củng cố kiến thức chính trị học đại cương, nội dung chủ yếu là tư tưởng
Nho giáo. Góp phần giải đáp một số vấn đề chính trị đang đặt ra hiện nay, đó là kế
thừa và loại bỏ những gì trong tư tưởng chính trị Nho giáo 6. Kết cấu tiểu luận.
Tiểu luận có 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
gồm 3 chương và 9 tiết. 4 NỘI DUNG
Chương I – Tư tưởng chính trị của phái Nho gia
1.1. Khái lược lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại
Các trưởng phái tư tưởng chính trị Trung Quốc xuất hiện chủ yếu trong thời kỳ
Xuân Thu – Chiến quốc ( 770 – 221 TCN). Đây là giai đoạn với những biến động
xã hội to lớn, có ý nghĩa vạch đường, đặt nền móng cho tư tưởng Trung Quốc phát triển.
Thời kỳ này, Trung Quốc đang nằm trong sự chuyển giao hình thái kinh tế - xã hội
từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến, sự thống trị của chế độ Tông pháp nhà Chu
đang suy tàn. Chu thiên tử trên danh nghĩa thống trị toàn Trung Quốc nhưng đã mất
hết thực quyền. Các nước chư hầu vốn được nhà Chu lập nên đến lúc này quay
sang chế độ cát cứ, thôn tính lẫn nhau, tranh giảnh quyền bá chủ để thống trị các
nước chư hầu khác. Chiến tranh nổ ra liên miên, đạo đức, trật tự xã hội suy thoái.
Tình trạng xã hội “ tôi giết vua, con giết cha, em giết anh,..” trở nên phổ biến. Nhân
dân bị đói khổ vì chiến tranh, vì bị áp bức, bóc lột nặng nề. Một nhu cầu xã hội bức
thiết được đặt ra là phải có những học thuyết chính trị phản ánh được xu thế thời
cuộc, thỏa mãn được lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau. Vì vậy,
những người có học đua nhau đưa ra học thuyết của mình nhằm tìm nguyên nhân
loạn lạc và đưa ra phương án giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Họ đi du
thuyết khắp nơi với hy vọng được các nhà cầm quyền sử dụng để cứu vãn tình
trạng bi đát đương thời. Từ đó tạo nên cao trào tư tưởng “ trăm hoa đua nở, trăm
nhà đua tiếng”. Các trường phái tiêu biểu của giai đoạn này là : Nho gia, Mặc gia và Pháp gia.
Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng chính trị
Trung Quốc. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và
các nước láng giềng trong suốt hơn hai nghìn năm lịch sử. Hai nhân vật tiêu biểu
của phái Nho gia là Khổng Tử và Mạnh Tử. 5
1.2. Tư tưởng chính trị Nho gia của Khổng Tử
Khổng Tử ( 511 – 479 TCN) là người sáng lập trường phái Nho gia. Ông tên là
Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ ở nước Lỗ. Thời trẻ,
ông đã mở trường dạy học, sau đó làm chức quan nhỏ, quản lý và trông coi trâu, dê,
sau đó là Trung đô tể, quan Tư khấu, Vì không được trọng dụng, ông dẫn các học
trò đi chu du các nước hơn 10 năm. Cuối đời, ông trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học
và chỉnh Lý, san định các thư tịch cỗ ngữ như ngũ kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch
và viết kinh Xuân Thu. “Luận ngữ” là bộ sách do các học trò của Khổng Tử ghi lại.
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử trước hết là vì sự bình ổn xã hội – một xã hội “
thái bình thịnh trị”. Theo ông, đạo của người làm chính trị phải ngay thẳng, phải lấy
chính trị để dẫn dắt nhân dân, nhà nho phải tham chính... Từ nhậ thức đó, Khổng
Tử cho rằng, xã hội loạn lạc là do mỗi người không ở đúng vị trí của mình, Lễ bị
xem nhẹ. Để thiên hạ có “ Đạo”, quay về Lễ, Phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ
nghĩa, mỗi người phải hành động trong khuôn khổ của mình, từ đó xã hội sẽ ổn
định. Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông đề ra học thuyết “ Nhân – Lễ - Chính Danh”. Nhân
Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nó là thước
đo, là chuẩn mực quyết định thành hay bại, tốt hay xấu của chính trị. Nội dung điều
Nhân rất rộng, bao hàm các vấn đề đạo đức, luân lý của xã hội. Trong chính trị,
điều Nhân thể hiện ở các nội dung sau:
- Thương yêu người ( ái nhân), trong đó thương yêu người thân của mình hơn
( thân thân) và yêu người nhân đức hơn ( thân nhân). Từ thương người đi đến
hai nguyên tắc: “ Điều mình không muốn thì đừng (đem ra) đối xử với
người” ( Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân) và “ Mình muốn thành đạt thì làm
cho người thành đạt” ( Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân).
- Tu dưỡng bản thâ, sử mình theo Lễ và Nhân ( khắc kỷ phục lễ vi nhân)
- Tôn trọng và sử dụng người hiền
Như vậy, nội dung của “Nhân” là nhân đạo, thương yêu người, coi người như mình,
giúp đỡ nhau. Khi điều “Nhân” đã bao trùm thì khonng còn mâu thuẫn, xung đột.
Chu được phục tùng, xã hội sẽ tự ổn định. Theo Khổng Tử, đạo “Nhân” Không
phải để cho tất cả mọi người mà chỉ có người “quân tử” ( quý tộc, trí thức thuộc 6
giai cấp thống trị), còn kẻ “tiểu nhân” ( người lao động, giai cấp bị trị) thì không
bao giờ có. Để đạt được điều Nhân, cần phải có Lễ. Lễ
Lễ vốn là những quy định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử đã lý luận hóa, biến
Lễ thành những quy định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, được thể hiện
trong phong cách sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa,...
Lễ là chuẩn mực đạo đức, là khuôn mẫu cho mọi hành động của cá nhân và các
tầng lớp trong xã hội. Lúc này, Lễ mang tính pháp lý, có tác dụng khống chế cá
hành động thái quá. Ai ở địa vị nào thì chỉ được dùng Lễ ấy, tùy vào tính chất công
việc khác nhau mà dùng những Lễ khác nhau. Lễ là bộ phận của Nhân. Lễ là ngọn,
Nhân là gốc. Người có đưucs Nhân là người “ không nhìn cái không hợp Lễ, không
nghe các không hợp Lễ, không nói điều không hợp Lễ, không làm điều không hợp
Lễ” ( phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động).
Lễ tạo cho con người biết phân biệt trên dưới, biết thân phận, vai trò, địa vị của
mình trong xã hội, biết phục tùng, làm theo điều lành (hợp Lễ) và xa rời điều ác ( trái Lễ)
Theo Khổng Tử, Lễ quy định chuẩn mực cho các mối quan hệ cơ bản: vua tôi, cha
con, vỡ chồng, anh em, bạn bè. Các quan hệ này đều có hai chiều, phụ thuộc vào
nhau. “ Vua sai khiến bề tôi phải theo Lễ, bề tôi thờ vua theo đạo Trung; cha đối
với con phải nhân từ, con thờ cha phải hiếu thảo...”. Nhưng ông cũng coi việc bề
dưới lật đổ bề trên là hợp lý, khi bề trên không xứng đáng với danh vị của mình
nữa. Khi vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương bị lật đổ là hợp mệnh trời, vì đó là
những ông vua ác, thất nhân tâm.
Khổng Tử xem Lễ như luật lệ. “ Một ngày sửa mình theo Lễ thì thiên hạ sẽ theo
về”. Lễ không phải là cái dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng với
những người có Nhân vì “ người không có Nhân thì giữ Lễ làm sao đưuọc”. “ Kẻ
tiểu nhân mà có Lễ là điều chưa hề có”. 7 Chính danh
Chính danh là phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Chính
danh là xác định và phân biệt quan hệ danh phận, đẳng cấp giữa các giai cáp, thực
chất là khẳng định tính hợp lý của giai cấp quý tộc trong việc thực thi quyền lực
của mình. Nó vừa là điều kiện, vừa là mục đích của chính trị. Chính danh thể hiện ở các nội dung sau:
- Xác định danh phận, đẳng cấp và vị trí của từng cá nhân, tầng lớp trong xã
hội. Ai ở vị trí nào thì làm tròn bổn phận ở vị trí ấy “ quân quân, thần thần,
phụ phụ, tử tử” ( vua phải giữ đúng đaoh vua, tôi phải giữu đúng đạo tôi, cha
phải giứ đúng đạo cha, con phải giữ đúng đạo con), không được “việt vị”,
làm vượt quá chức năng, bổn phận của mình ( bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính).
- “Danh” phải phù hợp với “thực”, nội dung phải phù hợp với hình thức.
Trong chính trị, lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Đặt con người vào đúng vị trí và chức năng. Phải xác định “danh” ( tên gọi)
trước khi có “thực” ( thực tài) vì “danh là điều kiện để thi hành “thực”. Khi
có danh thì thực mới có ý nghĩa “ danh không chính thì ngôn không thuận,
ngôn không thuận thì việc không thành...”
Giữa Chính danh và Lễ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: muốn “danh” được
“chính” ( đúng đắn, phù hợp với thực) thì phải thực hiện Lễ. CHính danh là điều
kiện để thực hiện, trau dồi Lễ.
Chính danh là một biện pháp quy định và giúp mọi người nhận rõ cương vị, quyền
hạn và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với chức vụ và đằng cấp tương ứng. Có
xác định được danh phận thì mới điều hòa được các mối quan hệ. Đây là vấn đề căn
bản của cách cư xử chính trị.
Học thuyết chính trị của Khổng Tử được xây dựng trên ba phạm trù cơ bản: nhân –
lễ - chính danh. Nhân là cốt lõi của vấn đề, vừa là điểm xuất phát nhưng cũng là
mục đích cuối cùng của hệ thống. Do vậy, có thể gọi học thuyết chính trị của
Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc, hay “nhân trị” ( chính trị dùng để
điều nhân). Điều nhân được biểu hiện thông qua lễ, chính danh là con đường để đạt
đến điều nhân. Ba yếu tố đó có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên tính chặt chẽ
của học thuyết. Về bản chát, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và phản
động, vì nó không tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác yếu tố 8
tinh thần (đạo đức). Mục đích của học thuyết là bảo về chế độ đẳng cấp, củng cố
địa vị thống trị của giai cấp quý tộc đã lỗi thời, đưa xã hội trở về thời Tây Chu.
1.3. Tư tưởng chính trị Nho gia của Mạnh Tử
Mạnh Tử ( 372 – 289 TCN) là người nước Trâu. Ông đã kế thừa và phát triển sáng
tạo những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết “Nhân chính” của mình.
Thuyết tính thiện: Theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện (nhân
chi sơ tính bản thiện). Con người có lòng trắc ẩn thì tự nhiên có lòng tu ố ( biết xấu
hổ), tử nhượng ( nhường nhịn), thị phi ( biết phải trái). Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu
ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lòng thị phi là trí. Nhân, nghã, lễ, trí là bốn “đầu
mối” vốn có ở tâm ta. Con người có thể trở thành ác vì không biết “tồn tâm”,
“dưỡng tính”, để cho vật dục chi phối, chạy theo lợi ích cá nhân.
Quan niệm về vua – tôi, dân: Mạnh Tử cho rằng, Thiên tử là mệnh trời trao cho
thánh nhân và mệnh trời nhất trí với ý dân. Trời ngấm ngầm trao quyền cho người
có đức, hợp lòng dân. Quan hệ vua – tôi là quan hệ 2 chiều: “ Vua coi bầy tôi như
chân tay thì bầy tôi coi vua như ruột thịt, vua coi bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi
coi vua như người dưng, vua coi bầy tôi như cỏ rác thì bầy tôi coi vua như cừu
địch”. Tiến thêm một bước, ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ,
vua mà tàn ác thì phải gọi là thằng: “ Ta phải hiểu là giết thằng Trụ chứ không nên
hiểu là giết vua vậy”. Mạnh Tử đề xuất tư tưởng “nhường ngôi” ( thiện nhượng).
Thiên tử có thể nhường ngôi cho vua chư hầu, căn cứ vào đức hạnh và khả năng
thực hành nhân chính của ông ta
Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra luận điểm tôn trọng dân: “ Dân là quý nhất, quốc
gia đứng thứ hai, vua là không đáng trọng” ( dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh ). Nhưng dân ở đây chỉ là thần dân, kẻ phụ thuộc, bị thống trị. Côi trọng dân
chỉ là thủ đoạn chính trị để thống trị tốt hơn mà thôi.
Quan niệm về quân tử - tiểu nhân: “Quân tử” là hạng người lao tâm, cai trị người
và được người cung phụng. “Tiểu nhân “ là hạng người lao lực, bị cai trị và phải
cung phụng người. Mạnh Tử đề xuất chủ trương “thượng hiền”, dùng người hiền tài
để thực hành “nhân chính”. Trị nước là nghề cao quý và quan trọng nhất, nên người
cai trị phải được tuyển chọn công phu, chu đáo. Nhưng bất đắc dĩ mới để cho có
ngoại lệ “ kẻ hèn vượt người tôn quý” 9
Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phải đối “bá đạo” ( chiến tranh, bạo lực),
nguồn gốc của mọi rối ren, loạn lạc. Chính trị “ vương đạo” là nhân chính, lấy dân
làm gốc. “Vương đạo” chỉ nhằm vào nhân nghĩa để mỗi người “ tự nuôi lấy bản
tính mà chờ số mệnh” thì thiên hạ sẽ bình yên vô sự. Muốn cho tâm trí dân chúng
ổn định không làm loạn ( hằng tâm), thì phải tạo điều kiwnwj cho họ có một mức
sống vật chất tối thiểu ( hằng sản). Thực chất của “ vương đạo” là người cai trị phải
giáo dục dân tuyệt đối phục tùng bề trên, thực hiện “ tam cương, ngũ thường”, trói
buộc ý thức nông dân và luân lý Nho giáo để dễ bề cai trị họ.
Học thuyết “ Nhân chính” của Mạnh Tử có nhiều nhân tố tiến bộ hơn so với Khổng
Tử. Tuy vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, nhưng ông đã nhìn thấy
được sức mạnh của nhân dân, chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo. Đó là
những yếu tố dân chủ, tiến bộ. Điểm hạn chế của ông là còn tin vào mệnh trời và
tính thần bí trong lý giải vấn đề quyền lực.
Tiểu kết chương I: Tư tưởng chính trị Nho giáo ra đời trong bối cảnh xã hội loạn
lạc của thời Xuân Thu – Chiến Quốc nhằm vãn hồi trật tự đương thời. Nội dung
của tư tưởng trị quốc trong Nho Giáo thể hiện qua những quan niệm về mục tiêu,
đường lối và chủ thể trị quốc cho thấy, nó hướng đến một mô hình xã hội lý tưởng,
một xã hội tốt đẹo, ổn định, có trật tự và phải thống nhất về một mối. Trong xã hội,
dân đưuọc coi trọng, được quan tâm, chăm lo, làm cho giàu lên cả về vật chất và
tinh thần. Để xây dựng đất nước như trên, Nho giáo chủ trương trị quốc bằng đạo
đức ( đức trị), với chủ thể trị quốc phải là những người có phẩn chất của những
mẫu hình lý tưởng như kẻ sĩ, đại trượng phu, quân tử, thánh nhân. Người trị quốc
phải là những người có đạo đưucs, phải vì dân, biết dưỡng dân và có khả năng bình
ổn xã hội, đảm đương được các công ciệ của quốc gia, xã tắc.
Tuy nhiên các nhà nho cũng nhận thấy bên cạnh đạo đức cần phải có pháp luật để
phân định ngôi thứ và khi cần thiết phải dùng hình phạt để duy trì trật tự xã hội
trong vòng của lễ giáo đạo Nho. Tư tưởng trị quốc Nho giáo bên cạnh những giá trị
mang tính lịch sử cần được ghi nhận cũng chứa đựng những mặt lỗi thời, hạn chế
nhất định như: xã hội lý tưởng mà các nhà nho hướng tới mang tính ảo tưởng, xa
rời thực tế, chưa có cơ sở kinh tế xã hội hiện thực. 10
Chương II – Sự tác động của Nho giáo tới đời sống chính trị việt Nam
Đời sống chính trị là một lĩnh vực của đời sống tinh thần bao gồm ý thức chính trị,
hành vi chính trị, quan hệ chính trị ( quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các
dân tộc về mặt nhà nước) của con người, phản ánh các quan hệ xã hội mà trước
hết là quan hệ kinh tế và thái độ của giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Khi nhà nước chưa xuất hiện, nghĩa là chưa xuất hiện chính trị, đạo đức đóng vai
trò là phương thức cơ bản, chủ yếu điều tiết các mối quan hệ xã hội. Khi nhà nước
xuất hiện thì các quan hệ chính trị xuất hiện và phát triển dẫn tới ý thức chính trị
ngày càng đóng vai trò điều tiết chủ đạo các quan hệ xã hội. Nhưng điều đó không
có nghĩa là đạo đức mất đi vai trò xã hội và tính độc lập của mình. Ở đây đạo đức
với tư cách là một quan hệ tinh thần sâu sắc luôn luôn tồn tại và giữ vai trò điều tiết
tất cả các quan hệ xã hội.
Sự ảnh hưởng, tác động của đạo đức đến chính trị là rất lớn. Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu, tiểu luận chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống
chính trị ở Việt Nam hiện nay theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo được truyền vào nước ta từ những năm dầu công nguyên trong quá trình
đô hộ của chính quyền phương Bắc. Khi mới truyền vào Việt Nam, mặc dù lúc đầu
sự thâm nhập và ảnh hưởng của nó có phần khó khăn hơn so với các học thuyết
khác. Nhưng, trong quá trình phát triển của lịch sử, nó đã từng bước chiếm ưu thế
và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội
và con người Việt nam, góp phần hình thành các giá trị truyền thống của dân tộc.
Từ thời Lê, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, ảnh hưởng sâu đậm đến
đời sống tinh thần, tư tưởng ở nước ta. Lúc ấy, nó đã trở thành công cụ phục vụ đắc
lực để trị nước, tổ chức nahf nước và quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tư tưởng trị quốc Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã có những biến đổi nhất định
là do nhiều nguyên nhân. Yếu tố đầu tiên chi phối, làm biến đổi nội dung tư tưởng
trị quốc của Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam chính là thực tiễn xây dựng, phát
triển của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử. Thứ hai là sự lan truyền, ảnh hưởng tác 11
động qua lại giữa các trào lưu tư tưởng trong lịch sử nhân loại là vấn đề mang tính
quy luật. Tri thức, văn hoám tư tưởng của con người luôn mang tính phổ biến,
không hề bị giới hạn trong một phạm vi nào đó. Ba là, sự tiếp thu và bổ sung, lược
bỏ, vận dụng của các nhà nho trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng là nhân tố quan
trọng làm nên những biến đổi của tư tưởng trị quốc Nho giáo khi vào Việt Nam.
Do sự tác động đan xen của các yếu tố trên mà Nho giáo nói chung, tư tưởng trị
quốc Nho giáo nói riêng khi du nhập vào Việt Nam đã có sự biến đổi, làm cho tư
tưởng đó ở Việt Nam có những nét riêng biệt nhất định chứ không hoàn toàn là vay
mượn, sao chép,.. như nhiều người nhận định. 2.2. Tác động tích cực
Một là, nếu gạt bỏ yếu tố duy tâm, bảo thủ thì tư tưởng đức trị trong Nho giáo có
ảnh hưởng tích cực đối với việc ổn định trật tự xã hội ở nước ta hiện nay dựa trên
việc điều chỉnh hành vi của con người bằng đạo đức bên cạnh hệ thống pháp luật.
Ra đời trong bối cảnh loạn lạc của xã hội Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu – Chiến
quốc, đưuòng lối chính trị mà Nho giáo đưa ra nhằm ổn định trật tự, đưa xã hội từ “
vô đạo” trở về “ hữu đạo” là đức trị ( đức trị là dùng luân lý đao đức để điều hành
guồng máy xã hội, từ vua đến dân đều thấm nhuần đạo đức Nho giáo thì xã hội sẽ thái bình thinh trị)
Khổng Tử quan niệm, đạo đức gắn với chính trị, chính trị chẳng qua là sự mở rộng
của đạo đức. Đến đây, Nho giáo đã chính trị hóa đạo đức, bắt đạo đức phải gánh
vác cả chức năng chủ yếu của chính trị. Vì vậy chính trị phải lấy đức làm gốc và
nhà chính trị trước hết phải là nhà đạo đức. Thực tế, mô hình xã hội lý tưởng mà
Nhi giáo đề cập là xã hội thái bình, thịnh trị, con người đối xử với nhau thân ái, hòa
thuận theo các chuẩn mực nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Xã hội không có chiến tranh, một
xã hội mà con người được giáo dục, có cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ. Nho
giáo cũng cho rằng, chỉ khi nhà cầm quyền dùng đức để trị dân mới khiến cho dân
phục, dân tin và dân tình nguyện đi theo. Nghĩa là, muốn tranh thủ được thiên hạ
thì trước hết phải tranh thủ được nhân tâm. Nhất quán quan điểm về đường lối trị
nước, các nhà nho Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Quý Đôn, Minh
Mệnh,... cũng đều khẳng định rằng: nhân trị, đức trị là cách thức hiệu quả nhất để
cai trị đất nước, thu phục nhân tâm.
Tư tưởng đức trị của Nho giáo nói chung và Nho giáo Việt Nam nói riêng hiện nay
vẫn còn có những ảnh hưởng tích cực đối với đời sống chính trị oqr nước ta. Điều 12
này thể hiện ở chỗ, mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng tới xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhưng trong đó luôn là sự kết hợp chặt
chẽ và nhuần nhuyễn giữa đức trị và
pháp trị trong việc quản lý xã hội. Nhận thức
được những ảnh hưởng tích cực mà đường lối đức trị của Nho giáo mang lại, trong
việc đề ra những chủ trương, chính sách để ổn định trật tự xã hội, bên cạnh việc sử
dụng những hình phạt, những định chế pháp luật, bên cạnh “lý” thì yếu tố về “tình”
vẫn được xem xét, được đan xen một cách hợp lý hợp tính khiến cho người tâm
phục mà thực hiện theo. Bên cạnh hệ thống quy phạm pháp luật, cách thức điều
chỉnh hành vi con người bằng đạo đức vẫn được nhà nước quan tâm và khuyến
khích sử dụng đặc biệt tring các quan hệ mà pháp luật chưa vươn tới. Với cách thức
ổn định trật tự xã hội như vậy, ngoài việc răn đe bằng các hình phạt, có thể phát
huy tính tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc tuân thủ các quy chuẩn
đạo đức nhằm xây dựng một xã hội có trật tự ổn định, bền vững và lâu dài.
Hai là. Đường lối đức trị của Nho giáo với quan niệm lấy con người làm cơ sở xuất
phát cho các chủ trương chính trị đang có những ảnh hưởng tích cực trong việc xây
dựng nền chính trị vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
Nho giáo sơ kỳ cho rằng, một quốc gia muốn ổn định, thịnh trị và vững bền thì
người cầm quyền phải đưuọc lòng dân, phải trọng dân, phải chăm lo đến việc
dưỡng dân, giáo dân. Xuất phát từ chủ trương đó, Khổng Tử cho rằng, trong ba thứ
thiết yếu cho sự trường tồn của một quốc gia bao gồm: lương thực, binh lywcj và
lòng tin của nhân dân, nếu bất đắc dĩ phải từ bỏ một thứ thì từ bỏ binh lực, trong
trường hợp phải bỏ một thứ nữa thì bỏ lương thực. Còn lòng tin của nhân dân, theo
Khổng Tử là cái quan trọng nhất không thể từ bỏ trong mọi hoàn cảnh. Tiếp tục
phát triển quan điểm của Khổng Từ, sau này, Mạnh Tử cho rằng: “ dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh”. Đến Tuân Tử, mặc dù tinh thần tôn quân ở ông được
chú trọng hơn ở Mạnh Tử, song ông vẫn khẳng định: “ vua là thuyền, dân là nước,
nước chờ thuyền mà nước cũng lật thuyền”. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của nền
chính trị hướng đến dân, coi trọng dân này cũng chỉ là để quay trở lại phục vụ cho
lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ sự vững chắc của chế độ phong kiến và ngai
vàng của nhà vua. Cụ thể, theo Khổng Tử, nahf cầm quyền phải có nhân với dân,
thực hiện chính sách huệ dân, thức khoan thư sức dân, sử dụng dân đúng lúc là để
dân thấy rõ ân huệ mà phục tùng. Hay Mạnh Tử, mặc dù đặt dân lên hàng đầu,
song, ông cũng khẳng định kẻ lao lực phải nuôi kẻ lao tâm, lo cho dân có hằng sản
để dân có hằng tâm mà phục vụ bề trên. 13
Trong quá khứ, những vị vua của các triều đại phong kiến Việt Nam và các nahf
nho chịu ảnh hưởng hết sức sâu sắc của đưuòng lối chính trijtreen theo hệ tư tưởng
Nho giáo. Tuy nhiên, những tư tưởng này đã đưuọc “Việt hóa” và có những biến
đổi theo hướng tích cực hơn so với tư tưởng của Nho giáo bản địa. Chẳng hạn như:
với Lý Công Uẩn đó là trên thì vâng mệnh trời, dưới thì theo ý dân, với Trần Quốc
Tuần đó là khoan thư sức dân; với Nguyễn Trãi là chờ thuyền và lật thuyền đều là
dân,... Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, song về cơ bản đưuòng lối đức trị, dưỡng
dân, giáo dân ấy của các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn là một nền chính trị
dựa vào sức dân để làm lợi cho giai cấp phong kiên sthoonsg trị cũng như bảo vệ
ngai vàng và sự vững chắc của các triều đại phong kiến.
Bởi lẽ đó, một nền chính trị hướng đến dân, vì dân khó có thể trở thành hiện thức
trong xã hội phong kiến truyền thống ở bất cứ quốc gia nào dù là Trung Quốc hay
Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét tới cái địch mà nó hướng tới và tạm gạt sang một bên
những hạn chế mang tính lịch sử của nó thì tư tưởng cai trị đất nước dựa trên đạo
đưucs và chính sách thân dân cũng có những tác động tích cực nhất định đối với xã
hội Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà còn tới tận ngày nay.
Tro thời đại mới, đưuòng lối chính trị lấy con người làm cơ sở xuất phát cho mọi
chủ trương, chính sách của Nho giáo tiếp tục có những ảnh hưởng tích cực trong
đời sống chính trị ở nước ta hiện nay. Kế thừa tư tưởng của ông cha với những mặt
tích cực của nó, xây dựng một nền chính trị vì dân, lấy dân làm gốc đã trở thành tư
tưởng quán xuyến trong toàn bộ đường lối chính trị của chru tích Hồ Chí Minh
cũng như Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, quan niệm về việc xây dựng một nền
chính trị vì dân thực sự đã có những thay đổi về chất thể hiện rất roc nét trong quan
điểm của Hồ Chí Minh khi Người cho rằng dân không chỉ là gốc, là nền móng của
nước mà dân còn là chủ thực sự của đất nước. Mọi của cải mà dân làm ra là để
phục vụ dân. Nghĩa là, đem tải dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân chứ không
phải để phục cụ cho chính quyền, cho giai cấp thống trị như trong chế độ cũ. Ở đây,
những hạn chế trong đường lối trị dân, giáo dân, dưỡng dân của Nho giáo đã được
Hồ Chí Minh khắc phục một cách triệt để. Người cũng chỉ ra rằng, chỉ trong xã hội
mới: xã hội chủ nghĩa mới xuất hiện đầy đủ những điều kiện để thực hiện hóa một
nền chính trị thân dân theo đúng nghĩa của nó. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về
một nền chính trị vì dân, lấy dân làm gốc đã phát huy được những giá trị tích cực
cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong đường lối trị quốc. 14
Tư tưởng này tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta quán triệt một cách sâu sắc trong
toàn bộ hoạt động lãnh đạo, quan rlys của mình. Trong văn kiện Đại hội XII, Đảng
ta nhấn mạnh: “ Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền
lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính
đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến”.
Ba là, luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đạo đức và sự tu dưỡng đạo đức của
người cầm quyền, đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng tích cực đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
Khi bản đến chính danh, Nho
giáo nhấn mạnh đến tư cách người cầm quyền. Với
quan điểm cho rằng sự thay đổi của xã hội làm thiên hạ rối ren không phải “một
sớm, nột chiều” mà là một quá trình bắt nguồn từ sự xa đọa về đạo đức của giai cấp
cầm quyền khiến danh không được chính. Nếu danh không chính thì ngôn không
thuận, lời nói không thuận thì công việc không thành, khiến dân mất nơi trông cậy
và xã hội tất yếu sẽ rối loạn. Nho giáo yêu cầu người cầm quyền ( người quân tử)
muốn xã hội ổn định thì phải có đức và dùng đức để cai trị. Khổng Tử đã từng
khẳng định : “ lấy đức để làm việc chính trị xũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị
mà các ngôi sao khác đều chầu về”. Người cầm quyền muốn có đưucs thì phải tu thân.
Với hàng loạt những chuẩn mực và cách thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đưucs mà
Nho giáo đề ra cho người quân tử - những người lãnh đạo xã hội đã và đang có
những ảnh hưởng rất tích cực đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Ảnh hưởng tích cực này càng phát huy nhiều ý
nghĩa hơn nhất là trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức của một
bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của hệ thống chính
trị. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta nhận định: “
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”.
Trước thực trạng đáng báo động đó, vấn đề đặt ra là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn còn cần phải không ngững
tu dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân. Thực tế đã chứng
minh, địa vị, chức quyền của người cán bộ tự nó không làm nên quan liêu, tham
nhũng, không làm nên sự suy đồi, sự xuống cấp đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh 15
đạo, quản lý. CHỉ có những cán bộ lãnh đạp thiếu tu dưỡng, rèn kuyeenj đạo đức
cách mạng thường xuyên, liên tục mới dễ bị tiền tài cám dỗ; mới dễ dẫn đến lợi
dụng, lạm dụng chức quyền để trục lợi, đề phục vụ cho mục đích cá nhân; mới dễ
sa vào lối sống thực dụng, trụy lạc, tha hóa về đạo đức. Thiều tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng là nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn đến sự tha hóa về đạo đức
của người cán bộ trong khi những nguyên nhân khách quan chỉ tạo ra những khả
năng thì chính những nguyên nhân chủ quan này đã biến những khả năng ấy trở thành hiện thực.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lú mạnh,
gương mẫu, gắn bó mật thiết với dân, nơi đó tạo ra đưuọc môi trường xã hội lành
mạnh và thực hiện tốt đưuòng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những cán bộ lãnh đạo, quản lý ấy luôn đưuọc dân tin yêu. Đó cũng là một trong
những lý do mà Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tu dưỡng đạo đức của người cẩm quyền trong xã hội. 2.3. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng chuyên quyền, độc đoán, đầu óc gia
trưởng, địa vị, ngôi thứ,... trong đạo đức Nho giá đối với đời sống chính trị ở nước ta hiện nay.
Tư tưởng địa vị, đẳng cấp phong kiến trên nền tảng Nho giáo có cơ sở kinh tế - xã
hội mạnh mẽ do những đặc quyền, đặc lợi mang lại từ địa vị chính trị của cá nhân,
gia đình, dòng họ. Xét đến cùng, mọi tư tưởng địa vị đều có nguồn gốc và được
kích thích bở lợi ích do địa vị đem lại, nhưng đối với tư tưởng địa vị phong kiến thì
tính chất đặc quyền, đặc lợi là yếu tố đặc thù, giữ vai trò chủ đạo.
Chế độ phụ quyền, gia trưởng – sản phẩm của đạo đức Nho giáo nói chung mà cụ
thể ở đây là đạo đức Nho giáo Việt Nam, từng thống trị trong xã hội Việt Nam qua
nhiều thế kỉ cùng những hệ quả tất yếu của nó như tư tưởng địa vị, ngôi thứ, phân
biệt kẻ trên, người dưới, tác phong gia trưởng, độc đoán chuyên quyền, mất dân
chủ... đang có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống chính trị ở nước ta hiện
nay. Chính một bộ phận không nhỉ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay chịu
ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, đầu óc địa vị, ngôi thứ đã tự coi mình là người
đứng trên tập thể. Những cán bộ này thưởng coi đơn vị mình lãnh đạo như “giá
đình” theo nghĩa họ tự cho mình là “cha”, là người giữ vị trí làm chủ, có quyền ra
lệnh, quyết định mọi công việc của tập thể theo ý muốn chủ quan của cá nhân. Còn 16
cấp dưới, người dân chỉ giống như “ con” phải tuyệt đối tuân thủ và phục tùng
những mệnh lệnh của thủ trưởng.
Mặt khác, hoạt động ở nhiều cơ quan, đơn vị bị đầu óc gia trưởng, địa vị của người
lãnh đạo thao túng, lũng đoạn – có những chỗ thì dễ dãi, vô nguyên tắc, coi công
việc như việc tư, có chỗ lại thể hiện quyền hành, thiếu dân chủ, gây khó dễ... Đây
chính là những biểu hiện của thói quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tự cao tự đại,
coi thưởng tập thể, coi khinh quần chúng trong một bộ phận không nhỉ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
Thái độ cửa quyền, gia trưởng cùng đầu óc phân biệt tôn ti, trật tự đẳng cấp, phân
biệt ngôi thứ, trên dưới trong xã hội còn là “ động lực” cổ vũ cho sự lớn mạnh của
tư tưởng hám danh, trọng quan vốn cũng là những mặt trái của hệ tư tưởng Nho
giáo trong xã hội phong kiến. Bởi lẽ, cứ được làm “ quan”, đưuọc giữ vị trí lãnh
đạo trong các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước là những cán bộ với đầu óc
gia trưởng, tư tưởng phân biệt địa vị, ngôi thứ lại có cơ hội thể hiện quyền uy, thể
hiện địa vị “làm chủ” của mình với cấp dưới và với nhân dân, có cơ hội lợi dụng
chức vị kéo bè, kết cánh thâu tóm quyền lực, tham nhũng, lãng phí hạch sách nhân
dân, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ chính quyền, làm giảm uy tín của Đảng,
của Nhà nước đối với nhân dân.
Để đạt được mục đích, người ta còn luồn lách để chạy bằng cấp, chạy chức, chạy
quyền, chạy danhm chạy lợi. Họ bất chấp mọi thủ đoạn để đầu cơ, tranh giành
quyền lợi, địa vị hòng thâu tóm quyền lực chính trị. Thưởng ở họ, lời nói không đi
đôi với việc làm, mọi hoạt động của họ đều là vì cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Với
họ, sự khôn ngoan trở thành âm mưu, thông minh trở thành lưu manh chính trị,
chức quyền trở thành công cụ của chủ nghĩa các nhân. Trong công tác cán bộ, tính
trạng kéo bè, kết cánh, làm mất đoàn kết nội bộ, hình thành ê kíp xấu vẫn còn diễn
ra khá phổ biến. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu của nhiệm vụ cách
mạng đặt ra ngày càng phức tạp, đòi hỏi người cán bộ, lãnh đạo phải có tài, có đức
thì tư tưởng cục bộ, địa phương, đầu óc gia trưởng, địa vị, ngôi thứ trong công tác
cán bộ sẽ còn gây ra những hậu quả khôn lường.
Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng coi thưởng lớp trẻ, trọng cưa hơn nay
theo quan niệm của đạo đức Nho giáo đối với việc quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng
cán bộ trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. 17
Nho giáo là học thuyết không thích cái mới mà muốn con người hướng về quá khứ.
Khổng Tử cho rằng, thời đại vua Nghiêu – Thuấn và thời đại Hạ, Thương, Chu là “
lễ văn rực rỡ”, là hội tụ đẩy đủ những đặc trưng tốt đẹp nhất, thời đại đạt được đỉnh
cao của lý tưởng. Cho nên, Khổng Tử cũng như Mạnh Tử đều muốn hưỡng xã hội
quay về thời đại hoàng kim ấy và lấy đố làm mẫu mực cho những người đời sau noi
theo. Cũng bởi lẽ quá sùng bái quá khữ, quá nệ cổ, bải thủ, coi trọng kinh nghiệm
của người xưa nên lễ giáo đạo Nho thường tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm.
Nho giáo luôn quan niệm rằng, đời nay không bằng đời xưa. Đây cũng chính là chỗ
dựa vững chãi cho tư tưởng xem trọng kinh nghiệm, coi thường lý luận; đề cao
người gia, cem thường lớp trẻ. Nho giáo ở Việt Nam mặc dù chứa đựng nhiều điểm
tiến bộ hơn nhưng cũng không thoát khỏ việc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quan niệm
này của Nho giáo Trung Quốc. Những tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, không
miến “măng mọc quá tre”, “trứng khôn hơn vịt” là một trong những quan niệm
sống phổ biến của người Vueetj Nam truyền thống gắn liền với đạo đức phong
kiến, từng cản trở sự phát triển của xã hội ta và hiện nay vẫn đang tiếp tục có
những tác động tiêu cực.
Tư tưởng trọng xưa hơn nay, coi thưởng lớp trẻ theo quan niệm của đạo đức Nho
giáo nói chung, đạo đức Nho giáo tại Việt Nam nói riêng đã và đang tác động tiêu
cực đến ddwofi sống chính trị ở nước ta hiện nay, thể hiện rõ nét nhất là trong việc
quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng dội ngũ cán bộ trẻ. Chưa coi trọng và đánh giá
đúng mức vị trí, vai trò của lớp trẻ khiến nhiều cơ quan, tổ chứ trong bộ máy chính
trị xảy ra tình trạng đứt gãy, hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ khi mà cán bộ lớn tuổi
sắp về hưu nhưng không xây dựng đưuọc dội ngũ cán bộ trẻ kế cận. Chủ trương trẻ
hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nhiều địa phương, nhiều Bộ, ban, ngành
trong hệ thống chính trị nhiều khi chưa thực sự được quan tâm. Nhiều nơi chưa
mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, còn có biểu hiện thiếu tin tưởng; hoặc có quy hoạch
nhưng bố trí sử dụng vào các chức danh lãnh đọa, quản lý chưa nhiều. Tư tưởng tận
tự hoặc “ sống lâu lên lão làng” chưa được khắc phục”. Thậm chí có một số nơi cán
bộ lớn tuổi coi thường cán bộ trẻ, khiến không ít cán bộ trẻ có trình độ, năng lực bọ
mất đi động lực phấn đấu.
Những cán bộ lớn tuổi thường là những người có nhiều kinh nghiệm bởi họ đã trải
qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu lâu dài là một thực tế không thể phủ nhận.
Những kinh nghiệm đó là hết sức quan trọng và cần thiết đối với công cuộc xây
dựng đất nước. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa vai trò, uy tín của cán bộ lớn tuổi,
tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm mà xem nhẹ lý luận, kinh thường tuổi trẻ lại 18
là một sai lầm nghiêm trọng. Cán bộ trẻ tuy thiếu kinh nghiệm nhưng họ lại có sự
năng động dễ tiếp cận, tiếp thu những tri thức khoa học mới và có nhiều sự sáng
tạo. Đây là điều hết sức cần thiết nhất là khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ tích
cực, chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão và khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Trước những nhiệm vụ mới mà thực tiễn lịch sử đặt ra cho cách mạng Việt Nam rất
cần những người trẻ phát huy những khả năng vốn có của mình trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra khi đội ngũ cán bộ trẻ
đưuọc xem trọng đúng mức, được chú trọng bồi dưỡng và được trao cho những cơ
hội nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền để họ thể hiện năng
lực của mình. Cũng chỉ khi nào, đội ngũ cán bộ trẻ được bổ nhiệm ở những vị trí
công việc tương xứng với trình độ, lại được đội ngũ cán bộ lớn tuổi dìu dắt, giúp đỡ
họ mới nhanh chóng tích lũy được những kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành.
Thứ ba, ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng coi trọng giáo dục đạo đức và ít chú trọng
đến tri thức thuộc các lĩnh vực khác khi đào tạo lớp người cầm quyền theo quan
niệm của đạo đức Nho giáo.
Trong giáo dục, Nho giáo chỉ chú tâm nhiều đến giáo dục đạo đưucs mà ít khi đề
cập đến những tri thức thuộc các lĩnh vực khác với mục đích là chuyên tâm đào tạo
ra những con người thông kinh sử, thuộc lòng những lời dạy của bậc thánh hiền...
Hệ quả tất yếu của nền giáo dục thiếu toàn diện này là tạo ra lớp người quân tử
( người cầm quyền ) chỉ trọng đạo đức, chú tâm trau dồi, tu dưỡng đạo đức mà xem
thường các mặt khác. Vấn đề này đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực không
nhỏ đối với chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ ở nước ta hiện nay.
Ra đời trong bối cảnh xã hội loạn lạc, vương đạo suy si, bá đạo nổi lên lấn át vương
đạo, với chủ trương đưucs trị, muốn các nhà cầm quyền biết trọng lễ nghĩa, dùng
nhân mà sửa trị dân để dân phục, dân tin và dân theo nên Nho giáo chỉ chủ yếu chú
trọng vào việc dạy đạo đức chứ không dạu về binh, chiến trận hay kiến thức về
chồng trọt, cày cấy cho lớp người quân tử. Mặc dù có những ưu điểm nhất định
nhưng việc Nho giáo quá đề cao đạo đức cho con người, đặc biệt là người cầm
quyền và coi đó là tiêu chuẩn hàng đầu trong nội dung giáo dục mà bỏ qua những
năng lực khác của họ đặc biệt là những tri thức về khoa học tự nhiên và lao động
sản xuất lại là một thiếu sót vô cùng nghiêm trọng. Bởi lẽ, một nền giáo dục như 19
vậy chỉ có thể đào tạo ra những lớp người nhất mực đề cao vai trò của đạo đức, của
nhân, lễ, trong việc trị nước, quản lý xã hội và tuân theo lời dạy của các bậc thánh
hiền một cách máy móc, kinh viện.
Trải qua hàng nghìn năm phong kiến, nề giáo dục, khoa cử của nước ta cũng chủ
yếu là giáo dục, khoa cử dựa trên tinh thần Nho học với nội dung giáo dục thiên về
giáo dục đạo đức theo những sách kinh điển của Nho giáo như tứ thư, ngũ kinh...
Nhà Nho Ngô Thị Nhậm đã từng khẳng định: “ Học là để biết đạo, mà cửa đi đến
đạo không gì gần hơn kinh Xuân Thu. Đạo không gì khác chỉ là trung hiếu mà
thôi”. Tinh thần giáo dục ấy không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong xã hội Việt Nam
thời phong kiến mà còn ảnh hưởng tới công tác đạo tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong công tác quy hoạch, sử dụng
cán bộ, nhiều nơi, nhiều chỗ vẫn dựa trên uy tín, nhân phẩm đạo đưucs của một cá
nhân nào đó hoen là đánh giá năng lực tổ chức thực tiễn của họ. Điều này đã dẫn
đến nhiều hệ quả tiêu cực trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cần phải
thấy rằng, đạo đức chỉ góp phần tạo nên hiệu quả của công tác lãnh đạo, quản lý
chứ không hề đóng vai trò quyết định cho sự thành công của công tác này. Và rằng,
nếu người cán bộ lanhxh đạo, quản lý nào chỉ thiên về rèn luyện đạo đưucs mà
không trau dồi tri thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như không trang
bị năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề thì sẽ không thể hoàn thành tốt công
việc mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Như vậy, việc Nho giáo quá chú trọng vào mặt đạo đức trong giáo dục, đào tạo lớp
người quân tử ( người cầm quyền) chứa đựng nhiều điểm tích cực mà chúng ta cần
phải kế thừa, học tập nhưng bản thân điều đó cũng chứa đựng không ít hạn chế.
Nếu chỉ thuần túy coi trọng giáo dục đạo đức và khuyên những nhà cầm qyền chỉ
cần chú tâm tu dưỡng, trau dồi đạo đức thì lại là điều hết sức sai lầm, nhất là thứ
đạo đức ấy là đạo đức của giai cấp phong kiến thống trị, giai cấp bóc lột chủ yếu để
bảo vệ cho sự ổn định và vững chắc của chế độ phong kiến. Ngày nay, một người
cán bộ chân chính phải là người có đủ cả đức và tài. Đức ở đây là đạo đức cách
mạng, là đạo đức đưuọc giải quyết và nhận thức trên lập trường của giai cấp công
nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Đạo đức cách mạng, đạo đức mới này khác
căn bản với đạo đức cũ, đạo đức phong kiến ở chỗ, nó gắn liền với thực tiễn cách
mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. 20