Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Với niềm tin “con người” vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng con người. Cũng theo Bác có câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, trồng cây là để “ích nước lợi nhà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
3 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Với niềm tin “con người” vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng con người. Cũng theo Bác có câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, trồng cây là để “ích nước lợi nhà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

35 18 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 46988474
II. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người 1. Nội dung của chiến
lược trồng người
Với niềm tin “con người” vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng con người.
Cũng theo Bác có câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”, trồng cây là để “ích nước lợi nhà”, “trồng người” là để bồi dưỡng, phục v
cho các thế hệ cách mạng mai sau . “Trồng người” là nhằm mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội, mang tầm vóc chiến lược cơ bản, lâu dài và cũng rất cấp bách. Trong đó,
con người được đặt vào trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của quốc gia theo nghĩa rộng, vừa là chiến lược giáo dục, đào tạo
theo nghĩa hẹp. Vì vậy, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng con người có mục
tiêu và lối sống cao đẹp, ý chí bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tác phong và tinh
thần làm chủ tập thể. Cụ thể là tập trung vào bốn khía cạnh cơ bản:
- Có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi
người vì mình.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc.
- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, tác phong quần chúng, dân chủ, nêu
gương.
2. Phương pháp của chiến lược trồng người
Mỗi người cần xây dựng cho mình thói quen tu dưỡng, tự rèn luyện ý thức kết
hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy cùng với việc tạo dựng
nền dân chủ.
Việc học hỏi lẫn nhau, noi gương các cá nhân tốt, nhất là người đứng đầu cũng
đóng vai trò rất quan trọng. Bác từng nói rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng
ngày để giáo dục lẫn nhau” là việc vô cùng bổ ích và cần thiết đối với bản thân mỗi
người. Không những thế, khi bàn đến các biện pháp xây dựng con người, Người còn
nhắc nhở nhân dân cần “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”
(tức là làm những việc có ích cho nước, cho dân).
Một phương pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trồng người đó chính
là biện pháp giáo dục. Theo Bác, “hiền, dữ của con người không phải là tính sẵn. Phần
nhiều do giáo dục mà nên”. Do đó, giáo dục có ý nghĩa to lớn và đóng góp phần
không nhỏ vào quá trình xây dựng con người.
Cần chú trọng vào vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần
chúng cũng như thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”,
“Người tốt việc tốt”. Quan trọng hơn hết, cũng cần dựa vào quần chúng theo quan
điểm “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc trồng người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp cách mạng, có ý
nghĩa chiến lược và mang tính vừa cấp bách vừa lâu dài. Chiến lược phát triển đất
lOMoARcPSD| 46988474
nước đã xác định rõ được bộ phận hợp thành và nhiệm vụ trọng tâm chính là việc xây
dựng con người, việc này cũng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhiệm vụ xây
dựng chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội.
Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”. “Trồng người” là công việc vừa vì
lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa, giáo dục, đòi hỏi
phải được tiến hành một cách thường xuyên trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội và
cần đạt được những thành tựu cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng. Bên cạnh đó,
nhiệm vụ “trồng người” nên tiến hành song song với các nhiệm vụ phát triển lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Công việc “trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính
trị - xã hội, kết hợp với tính tích cực chủ động của mỗi con người.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ
nghĩa”
- Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người
xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ phải đặt ra ngay từ đầu
mà không phải chờ cho đến khi kinh tế, văn hóa đã phát triển cao hay đến khi đã xây
dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, xây dựng con người xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi gia đình và cá nhân phải đặc biệt
quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: một mặt là kế
thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, mặt khác là việc hình thành
những phẩm chất mới như: có tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản
lĩnh làm chủ; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng; là con người đi trước, làm gương lôi
cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Hơn hết, “trồng người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền
thống dân tộc, nhân loại và thời đại - tư tưởng nhân văn cộng sản. Chính lẽ đó, “trồng
người” là việc làm rất cần thiết, quan trọng và là điều tiên quyết để thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa xây dựng nước
ta ngày càng tốt đẹp hơn như những gì Bác Hồ mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Trồng cây” và “trồng người” theo lời Bác Hồ dặn. (2012, January 23).
Tạp chí Tuyên giáo. Retrieved November 12, 2023, from
https://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/trong-cay-va-trong-nguoi-theo-loi-bac-
hodan-38290
lOMoARcPSD| 46988474
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
(dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luyện chính trị). NXB. CTQG -
ST, Hà
Nội.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46988474
II. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người 1. Nội dung của chiến
lược trồng người
Với niềm tin “con người” vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng con người.
Cũng theo Bác có câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”, trồng cây là để “ích nước lợi nhà”, “trồng người” là để bồi dưỡng, phục vụ
cho các thế hệ cách mạng mai sau . “Trồng người” là nhằm mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội, mang tầm vóc chiến lược cơ bản, lâu dài và cũng rất cấp bách. Trong đó,
con người được đặt vào trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của quốc gia theo nghĩa rộng, vừa là chiến lược giáo dục, đào tạo
theo nghĩa hẹp. Vì vậy, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng con người có mục
tiêu và lối sống cao đẹp, ý chí bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tác phong và tinh
thần làm chủ tập thể. Cụ thể là tập trung vào bốn khía cạnh cơ bản:
- Có ý thức và tinh thần làm chủ tập thể, có tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc.
- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Có phương pháp làm việc khoa học, tác phong quần chúng, dân chủ, nêu gương.
2. Phương pháp của chiến lược trồng người
Mỗi người cần xây dựng cho mình thói quen tu dưỡng, tự rèn luyện ý thức kết
hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy cùng với việc tạo dựng nền dân chủ.
Việc học hỏi lẫn nhau, noi gương các cá nhân tốt, nhất là người đứng đầu cũng
đóng vai trò rất quan trọng. Bác từng nói rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng
ngày để giáo dục lẫn nhau” là việc vô cùng bổ ích và cần thiết đối với bản thân mỗi
người. Không những thế, khi bàn đến các biện pháp xây dựng con người, Người còn
nhắc nhở nhân dân cần “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”
(tức là làm những việc có ích cho nước, cho dân).
Một phương pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trồng người đó chính
là biện pháp giáo dục. Theo Bác, “hiền, dữ của con người không phải là tính sẵn. Phần
nhiều do giáo dục mà nên”. Do đó, giáo dục có ý nghĩa to lớn và đóng góp phần
không nhỏ vào quá trình xây dựng con người.
Cần chú trọng vào vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần
chúng cũng như thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”,
“Người tốt việc tốt”. Quan trọng hơn hết, cũng cần dựa vào quần chúng theo quan
điểm “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc trồng người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp cách mạng, có ý
nghĩa chiến lược và mang tính vừa cấp bách vừa lâu dài. Chiến lược phát triển đất lOMoAR cPSD| 46988474
nước đã xác định rõ được bộ phận hợp thành và nhiệm vụ trọng tâm chính là việc xây
dựng con người, việc này cũng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhiệm vụ xây
dựng chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội.
Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”. “Trồng người” là công việc vừa vì
lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa, giáo dục, đòi hỏi
phải được tiến hành một cách thường xuyên trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội và
cần đạt được những thành tựu cụ thể trong mỗi giai đoạn cách mạng. Bên cạnh đó,
nhiệm vụ “trồng người” nên tiến hành song song với các nhiệm vụ phát triển lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Công việc “trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính
trị - xã hội, kết hợp với tính tích cực chủ động của mỗi con người.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”
- Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người
xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ phải đặt ra ngay từ đầu
mà không phải chờ cho đến khi kinh tế, văn hóa đã phát triển cao hay đến khi đã xây
dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, xây dựng con người xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi gia đình và cá nhân phải đặc biệt
quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: một mặt là kế
thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, mặt khác là việc hình thành
những phẩm chất mới như: có tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản
lĩnh làm chủ; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng; là con người đi trước, làm gương lôi
cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Hơn hết, “trồng người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền
thống dân tộc, nhân loại và thời đại - tư tưởng nhân văn cộng sản. Chính lẽ đó, “trồng
người” là việc làm rất cần thiết, quan trọng và là điều tiên quyết để thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa xây dựng nước
ta ngày càng tốt đẹp hơn như những gì Bác Hồ mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
“Trồng cây” và “trồng người” theo lời Bác Hồ dặn. (2012, January 23).
Tạp chí Tuyên giáo. Retrieved November 12, 2023, from
https://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/trong-cay-va-trong-nguoi-theo-loi-bac- hodan-38290 lOMoAR cPSD| 46988474 [2]
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
(dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luyện chính trị). NXB. CTQG - ST, Hà Nội.