Ứng dụng Chuyển đổi số | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Quá trình ứng dụng công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và mang lại nhiều cơ hội phát triển mới cho các quốc gia. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức, chẳng hạn như vấn đề bảo mật thông tin, an ninh mạng và lao động kỹ thuật số. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chuyển đổi số
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47167580
Các vấn đề đương đại trong kinh tế là những vấn đề đang được quan tâm và thảo luận
rộng rãi trong giới kinh tế học, bởi các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh
nghiệp. Các vấn đề này có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
toàn cầu. Một số vấn đề đương đại trong kinh tế có thể kể đến là:
● Lạm phát:
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong
một thời gian dài. Lạm phát có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chẳng
hạn như giảm sức mua của người dân, làm tăng chi phí sản xuất và dẫn đến suy thoái kinh tế.
● Thất nghiệp:
Thất nghiệp có thể gây ra nhiều hệ lụy xã hội, chẳng hạn như gia tăng nghèo đói, bất ổn
xã hội và gia tăng tội phạm.
● Chênh lệch giàu nghèo:
Chênh lệch giàu nghèo xảy ra khi khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư khác
nhau trong xã hội ngày càng gia tăng. Chênh lệch giàu nghèo quá lớn có thể gây ra
nhiều bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
● Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia:
Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia gây ra áp lực tài chính, tăng rủi ro khủng hoảng tài
chính toàn cầu, do đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách quản lý tài chính thông
minh để đảm bảo sự ổn định và tránh những hậu quả tiêu cực trong dài hạn.
● Các chính sách xã hội và phân phối thu nhập:
Việc xử lý vấn đề phân phối thu nhập và xây dựng chính sách xã hội công bằng luôn là
một thách thức với các quốc gia. Một số chính sách phân phối thu nhập được áp dụng
trong nền kinh tế thị trường như chính sách thuế, phúc lợi xã hội và tiền lương hướng
đến tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo sự
phát triển kinh tế bền vững của quốc gia.
● Kinh tế xanh:
Trong những năm gần đây, khí hậu ở nhiều nước có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiệt
độ, lượng mưa, mực nước biển, tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của siêu bão,
lũ và áp thấp nhiệt đới… Đây được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thay đổi môi
trường, hệ sinh thái là nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội
của nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: WB (World Bank) ước tính biến đổi khí hậu sẽ làm
giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Theo cổng thông tin điện tử Viện chiến
lược và chính sách tài chính.
● Phát triển bền vững:
Bền vững là duy trì trạng thái phát triển kinh tế liên tục trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, việc duy trì nền kinh tế luôn ở mức ổn định vẫn là một vấn đề nan giải mà nhiều
quốc gia trên thế giới vẫn đang tìm ra các giải pháp thích hợp trong đó có cả Việt Nam.
● Xuất nhập khẩu hàng hóa: lOMoAR cPSD| 47167580
Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến rất nhanh, phức tạp với những yếu tố thuận lợi
và khó khăn đan xen hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới
sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cụ thể, ở Việt Nam sẽ liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa. Trong số đó chính là xu hướng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa thặng
dư ngày càng tăng cao và nhanh đã tạo ra sức ép lên việc quản lý và điều hành chính
sách tiền tệ, tỷ giá của Chính phủ bởi những biến động lớn trong cán cân thương mại
đều gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành chính sách xuất nhập khẩu
cũng như các lĩnh vực liên quan. Theo Tạp chí giáo dục Lý luận ● Sự già hóa dân số:
Với việc tốc độ già hóa đang tăng nhanh gây ra nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Bên cạnh việc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và tốc độ tăng năng suất lao
động giảm, già hóa dân số làm tăng chi phí xã hội đối với người cao tuổi cho dịch vụ y
tế và an sinh xã hội từ đó giảm đầu tư phát triển, tạo áp lực lớn tới ngân sách và giảm
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
● Thương mại và đầu tư quốc tế:
Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát
triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức,
chẳng hạn như vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, bảo hộ mậu dịch và biến động thị trường.
● Chuyển đổi số trong kinh tế:
Quá trình ứng dụng công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, hoạt
động kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và mang lại nhiều cơ hội phát
triển mới cho các quốc gia. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức,
chẳng hạn như vấn đề bảo mật thông tin, an ninh mạng và lao động kỹ thuật số.
2. Theo bạn, thế nào là chấp nhận sự khác biệt và đối xử công bằng ?
● Chấp nhận sự khác biệt chính là chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, lối sống,
tính cách hay thậm chí là xuất thân khác nhau của mỗi người để hòa hợp và sống
vui vẻ hơn. Khi chấp nhận sự khác biệt giữa người với người, ta sẽ có được sự
quý mến và tôn trọng của người khác, đồng thời cũng giúp bản thân hòa nhập
hơn với mọi người xung quanh và sống hạnh phúc hơn. Cũng như mỗi quốc gia
đều có những văn hóa và bản sắc của riêng mình, nhưng các quốc gia đã chấp
nhận sự khác biệt của nhau để tiến tới hợp tác, cùng phát triển trong kinh tế, xã
hội, hướng đến một xã hội toàn cầu hóa.
● Đối xử công bằng là việc không phân biệt đối xử hay kỳ thị bất kỳ ai vì bất kỳ
lý do gì, không đặt ra những tiêu chuẩn, yêu cầu bất công cho họ hoặc bắt nạt họ
bằng những điều họ không thể thay đổi được. Đối xử công bằng thể hiện sự hợp
tác, hỗ trợ và chia sẻ đối với mọi người là như nhau, không đối xử thiên vị với
người này mà phân biệt người kia vì lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Việc đối
xử công bằng giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn cho mọi
người, hạn chế việc tạo ra xung đột trong môi trường làm việc cũng như giúp lOMoAR cPSD| 47167580
tăng cường sự gắn bó, hợp tác và chia sẻ, nâng cao hiệu suất công việc, tạo nên
lòng tin trong lòng mọi người. Ví dụ:
- Ở Anh, không chỉ Đạo luật Bình đẳng (the Equality Act) mà còn nhiều đạo luật
khác giúp mang lại cơ hội bình đẳng và ngăn chặn sự phân biệt đối xử, ví dụ như
Đạo luật phân biệt giới tính, Đạo luật phân biệt đối xử với người khuyết tật, Đạo
luật quan hệ chủng tộc và Đạo luật nhân quyền.
- Cơ hội bình đẳng có nghĩa là tất cả mọi người phải được đối xử như nhau mà
không bị phán xét. Các quốc gia cần hiểu rõ các kỹ năng đặc trưng riêng biệt sẵn
có trong lực lượng lao động của mình. Pháp luật tồn tại để đảm bảo rằng tất cả
các cơ hội việc làm đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt liên quan đến sự bình đẳng. - Chẳng hạn:
+ Cả lao động nam và nữ đều được trả lương như nhau khi làm cùng một công việc.
+ Khuyết tật về thể chất không phải là tiêu chuẩn ngăn cản nhân viên thực
hiện vai trò của mình miễn họ có đủ khả năng.
+ Tuổi tác không được dùng làm rào cản trong tuyển dụng.
+ Việc thăng tiến là bình đẳng không liên quan tới khuyết tật, giới tính hoặc xu hướng tình dục.
+ Sự bình đẳng áp dụng cho cả người sử dụng lao động và người lao động ở
chỗ cả hai đều có thể vi phạm pháp luật nếu họ phân biệt đối xử.
- Bằng cách thúc đẩy sự bình đẳng và đa dạng, các tổ chức có thể được hưởng lợi
theo nhiều cách. Nhân viên từ các nền văn hóa hoặc quốc gia khác có thể giúp
truyền thông và tiếp thị tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
- Khi các giá trị được chia sẻ giữa người lao động, các khía cạnh công bằng, tôn
trọng và khoan dung sẽ được đề cao. Nghiên cứu cho thấy rằng khi được làm
việc trong môi trường làm việc đa dạng, hiệu suất của nhân viên sẽ được nâng
cao. Mọi người cảm thấy được đánh giá cao hơn là bị hạn chế, hiểu rằng họ sẽ
không bỏ lỡ cơ hội thăng tiến vì giới tính, chủng tộc hoặc khuyết tật. Sự tiến bộ
của cá nhân dựa trên khả năng chính họ chứ không phải dựa trên các quy chuẩn sai lệch.