Ưu điểm và hạn chế của thuyết kiến tạo môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Ưu điểm và hạn chế của thuyết kiến tạo môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Ưu điểm:
Thuyết kiến tạo cổ vũ con đường dạy học mới: con đường dạy học theo lối tư
duy phê phán, chống lại cách dạy học giáo điều theo thuyết hành vi. Dạy học
theo thuyết hành vi cho rằng, học sinh bắt chước, thực hiện các thao tác hành vi
mà giáo viên đưa ra làm mẫu.
Học sinh thụ động ngồi chờ các kiến thức mà người dạy mang đến. Có thể ví
học sinh như cái cốc chưa có nước, đang đợi sẵn để giáo viên rót nước vào.
Giáo viên rót nhiều nước thì cốc được nhiều, mà rót ít thì được ít. Như vậy, hoạt
động của học sinh mang tính dập khuôn, máy móc sẽ làm mất đi khả năng tư
duy và tính sáng tạo.
Lý thuyết kiến tạo trong dạy học đi theo hướng tích cực hoá nhận thức của học
sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và giải quyết các
vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh chiếm lĩnh tri thức thông
qua các hoạt động mà ở đó giáo viên có vai trò tổ chức, định hướng. J. Dewey,
Peaget, Vygotsky và Bruner cho rằng: phải thay đổi quan niệm học sinh chỉ là
những chiếc ly rỗng mà giáo viên muốn rót cái gì thì rót.
Với thuyết kiến tạo, chúng ta đã vượt qua các quan niệm truyền thống theo
thuyết hành vi về cơ chế của việc học; đã từ bỏ niềm tin vào khả năng điều
khiển được các quá trình học từ bên ngoài. Như vậy, cơ chế học tập ở đây
không phải là “giáo viên truyền thụ, học sinh tiếp thu” và cũng không phải là
“giáo viên thiết kế, học sinh thi công” theo nghĩa là việc học của học sinh phải
theo đúng “thiết kế” đã được giáo viên xây dựng sẵn. Việc học trong môi trường
học tập kiến tạo có những đặc trưng sau:
-Học là một quá trình chủ động, tự điều khiển và kiến tạo.
-Học dựa trên tình huống, có yếu tố cảm xúc và mang tính xã hội cao.
Hạn chế
- Dạy học theo thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn, yêu cầu cao về năng lực
giáo viên và phụ thuộc vào tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Khó khăn trong đánh giá: Việc đánh giá thành công của thuyết kiến tạo thường
khó khăn hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống, do tính linh hoạt
và đa dạng của trải nghiệm học tập.
-Có một số quan điểm cực đoan: phủ định hoàn toàn sự tồn tại của tri thức
khách quan; người học phải tự mình kiến tạo tri thức; đòi hỏi nội dung học tập
luôn phải hấp dẫn với học sinh; tuyệt đối hoá vai trò của việc trao đổi, tranh
luận trong nhóm mà ít chú trọng đến hoạt động tự lực cá nhân.
| 1/1

Preview text:

Ưu điểm:
Thuyết kiến tạo cổ vũ con đường dạy học mới: con đường dạy học theo lối tư
duy phê phán, chống lại cách dạy học giáo điều theo thuyết hành vi. Dạy học
theo thuyết hành vi cho rằng, học sinh bắt chước, thực hiện các thao tác hành vi
mà giáo viên đưa ra làm mẫu.
Học sinh thụ động ngồi chờ các kiến thức mà người dạy mang đến. Có thể ví
học sinh như cái cốc chưa có nước, đang đợi sẵn để giáo viên rót nước vào.
Giáo viên rót nhiều nước thì cốc được nhiều, mà rót ít thì được ít. Như vậy, hoạt
động của học sinh mang tính dập khuôn, máy móc sẽ làm mất đi khả năng tư duy và tính sáng tạo.
Lý thuyết kiến tạo trong dạy học đi theo hướng tích cực hoá nhận thức của học
sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và giải quyết các
vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh chiếm lĩnh tri thức thông
qua các hoạt động mà ở đó giáo viên có vai trò tổ chức, định hướng. J. Dewey,
Peaget, Vygotsky và Bruner cho rằng: phải thay đổi quan niệm học sinh chỉ là
những chiếc ly rỗng mà giáo viên muốn rót cái gì thì rót.
Với thuyết kiến tạo, chúng ta đã vượt qua các quan niệm truyền thống theo
thuyết hành vi về cơ chế của việc học; đã từ bỏ niềm tin vào khả năng điều
khiển được các quá trình học từ bên ngoài. Như vậy, cơ chế học tập ở đây
không phải là “giáo viên truyền thụ, học sinh tiếp thu” và cũng không phải là
“giáo viên thiết kế, học sinh thi công” theo nghĩa là việc học của học sinh phải
theo đúng “thiết kế” đã được giáo viên xây dựng sẵn. Việc học trong môi trường
học tập kiến tạo có những đặc trưng sau:
-Học là một quá trình chủ động, tự điều khiển và kiến tạo.
-Học dựa trên tình huống, có yếu tố cảm xúc và mang tính xã hội cao. Hạn chế
- Dạy học theo thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn, yêu cầu cao về năng lực
giáo viên và phụ thuộc vào tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Khó khăn trong đánh giá: Việc đánh giá thành công của thuyết kiến tạo thường
khó khăn hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống, do tính linh hoạt
và đa dạng của trải nghiệm học tập.
-Có một số quan điểm cực đoan: phủ định hoàn toàn sự tồn tại của tri thức
khách quan; người học phải tự mình kiến tạo tri thức; đòi hỏi nội dung học tập
luôn phải hấp dẫn với học sinh; tuyệt đối hoá vai trò của việc trao đổi, tranh
luận trong nhóm mà ít chú trọng đến hoạt động tự lực cá nhân.