Ưu điểm và hạn chế của văn hóa làng xã trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam
Ưu điểm và hạn chế của văn hóa làng xã trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Namvới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHÁNH CHI:
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VĂN HOÁ LÀNG XÃ TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Làng xã Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Nó như là những “tế bào sống”, như những
“ cấu kiện đúc sẵn” tạo nên nông thôn Việt Nam xưa. Cho đến nay, trong tâm hồn
mỗi người Việt, vẫn dành những tình cảm thân thương về làng quê xưa.
Từ buổi sơ khai của lịch sử, mỗi người dân đều là một nhân tố tạo nên cộng đồng
làng xã. Qua ngàn đời, với bao thăng trầm, biến động, bao thử thách gian truân,
làng xã Việt với những nét văn hoá độc đáo, đặc sắc được bảo tồn, gìn giữ và kế
thừa, phát huy đã trở thành bản sắc đặc trưng của văn hoá Việt Nam.
Trước những tác động của đời sống hiện đại, đặc biệt là nền công nghiệp đang
phát triển ở Việt Nam, văn hoá làng xã đang đối diện với nhiều thách thức. Không
ít những giá trị từng được xem là tiêu biểu của cộng đồng làng xã nay lại bị xem
như một trở ngại trên con đường phát triển đất nước. Sự du nhập những yếu tố văn
hoá ngoại lai cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực, làm phai nhạt nét đặc trưng của văn hoá làng.
Hai đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá làng xã Việt Nam là: tính tự trị và tính cộng
đồng. Đây là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn
tại song song như hai mặt của một vấn đề. 1. TÍNH CỘNG ĐỒNG:
- Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi
người đều hưởng tới những người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng
ngoại. Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau
tạo nên tính cộng đồng làng xã.
a) Biểu hiện tích cực của tính cộng đồng:
- Tinh thần đoàn kết tương trợ:
+ Tính cộng đồng trong phạm vi làng xã là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng
loạt lĩnh vực như đồng tộc, đồng niên, đồng hương, đồng nghiệp và tất yếu dẫn đến
sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: Đồng bào (sinh ra từ một bọc trứng). Tính
đồng nhất (cùng hội, cùng cảnh ngộ) đã giúp cho người Việt có tính đoàn kết, gắn
bó rất cao, luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồng như anh em
trong nhà: “chị ngã em nâng”; “lá lành đùm lá rách”… sự đồng nhất cũng chính 7 0
là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn.
+ Tính cộng đồng sinh ra quan niệm “ bán anh em xa, mua láng giềng gần” nên
người Việt có truyền thống đoàn kết, gắn bó yêu thương xóm làng. Tình yêu xóm
làng, quê hương được đẩy lên cao là tình yêu quốc gia, đất nước.
- Tinh thần tập thể, hoà đồng:
+ Vì đề cao sự đồng nhất nên người Việt có tinh thần tập thể cao và rất dễ hoà đồng
vào cuộc sống chung, dù là đời sống nông nghiệp hay công nghiệp.
Tính cộng đồng sinh ra từ làng xã cổ truyền lấy sản xuất nông nghiệp làm
trọng, song với sự tồn tại lâu đời, nó đã ngấm sâu vào máu của nhân dân
Việt Nam và tạo nên những đức tính, biểu hiện tích cực phù hợp với đời
sống xã hội hiện nay, đặc biệt là trong đời sống công nghiệp hoá. Con ngừoi
không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó cả bằng
những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam
khác so với phương Tây. Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có
quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần
nhiều mang tính chất xã giao. Nhà triết học người Đức K.Marx từng so sánh
một cách dí dỏm nông thôn phương Tây với “cái bao tải khoai tây” mà mỗi
gia đình trong đó là 1 củ khoai tây, các gia đình không liên kết chặt chẽ với nhau.
- Nếp sống dân chủ, bình đẳng:
+ Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú còn dựa trên quan hệ hàng ngang. Nó
là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài
thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ
làng mạc. Trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản
của phương Tây. Cho tới ngày nay nếp sống tốt đẹp đó vẫn tiếp tục được bảo tồn và phát huy.
- Làng xã không còn vận hành theo những nguyên tắc mặc định và cứng nhắc:
+ Việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển lao động nông nghiệp,
nông thôn sang lao động công nghiệp, dịch vụ ở khu công nghiệp, khu tiểu thủ 7 0
công nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Thêm vào đó,
đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động kèm theo sự di cư, tạo ra các dòng di
chuyển dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ vùng nông thôn này đến
vùng nông thôn khác. Nhiều người dân chuyển dịch đến các thị trường phi nông
nghiệp, tạo nên tính đa dạng trong sinh kế, việc làm, giảm đi sự rủi ro cho thu nhập.
+ Người dân nhanh chóng nắm bắt được xu thế, chủ động tham gia vào các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng được
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, vừa nâng cao thu nhập, vừa giải quyết việc
làm tại chỗ thường xuyên, khắc phục tình trạng “ly nông”, “ly hương”. Điều
này thể hiện sự năng động, linh hoạt của các hộ gia đình nông thôn, là nền tảng
then chốt phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững. Ví dụ:
Chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công
nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp (NQ số
14/NQ-CP ngày 5/3/2014, giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ).
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7, khóa X
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn xác định: “Giải quyết việc làm cho
nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế
hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông
dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất
khẩu lao động từ nông thôn… Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia
về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hằng năm đào tạo
khoảng một triệu lao động nông thôn; phấn đấu đến năm 2020 lao động
nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua
đào tạo đạt trên 50%” b) Biểu hiện tiêu cực:
- Thủ tiêu vai trò cá nhân:
+ Chính do sự đồng nhất mà ý thức cá nhân của con người bị thủ tiêu. Từ đó mà
người Việt luôn hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, luôn giải quyết xung đột
theo lối “hoà cả làng”, luôn “dĩ hoá vi quý” vì không muốn mất lòng ai nên ít
khi nói ra quan điểm… Điều này khác với các nước tư bản Phương Tây, nơi con 7 0
người được rèn luyện ý thức cả nhân ngay từ khi còn bé, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân.
- Thói dựa dẫm, ỷ lại tập thể:
+ Sự đồng nhất còn dẫn đến thói hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: “Nước chảy thì
bèo trôi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “cha chung không ai khóc” thờ ơ, vô
cảm với những công việc chung và luôn nghĩ đó là việc của của người khác
không liên quan đến mình… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu
an,“an phận thủ thường” và cả nể, làm gì cũng sợ “rút dây động rừng” nên
mâu thuẫn gì thường chủ trương hoà hoãn, “đóng cửa bảo nhau” và thậm chí là “nhắm mắt cho qua”…
- Thói cao bằng, đố kị:
+ Một nhược điểm lớn nữa đó là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn
mình (vì đồng nhất nên tất cả phải giống nhau): “Chết một đống còn hơn sống
một người” những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội như người khuyết
tật, tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn… thường sẽ được nhận nhiều hỗ trợ
để đảm bảo tính bình đẳng, dân chủ song nhiều thành phần lại ganh ghét, tị
nạnh, ích kỷ không người khác được hưởng quyền lợi.
Không phát huy được sáng kiến.
- Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam,
khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối. Nó khẳng định đặc điểm tính
chủ quan của lối tư duy nông nghiệp: Cái tốt, nhưng mà tốt riêng rẽ thì trở
thành xấu “khôn độc không bằng ngốc đàn” (dẫn đến nhiều người tài, người
tốt bị chà đạp, hắt hủi, ghẻ lạnh); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì
lại trở nên bình thường: “Toét mắt là tại hướng đình, Có làng cùng toét,
riêng mình đâu” (tạo điều kiện cho cái xấu tiếp tục hoành hành, bành trướng). 2. Tính tự trị:
- Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng
nào biết làng nấy, các làng tồn tại biệt lậo với nhau và phần nào đọc lâ |p với
triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “tiểu vương quốc” khép kín với pháp 7 0
luật riêng (hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (trong đó hội đồng kì mục
là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn
cụ cao tuổi nhất là “tứ trụ”). Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống “phép vua
thua lệ làng”. Đây là đặc trưng âm tính – hướng nội.
a) Biểu hiện tích cực của tính tự trị của văn hoá làng xã: - Tính tự lập:
+ Tính tự trị chú trọng sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng này
với cộng đồng khác. Sự khác biệt là cơ sở của tính tự trị, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng
- Nếp sống tự cấp, tự túc, tính cần cù:
+ Vì phải tự lo liệu nên người Việt Nam có truyền thống cần cù, đàu tắt mặt tối.
Nó tạo nên nếp sống tự cấp, tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu của làng;
mõi nhà có vườn rau, ao cá, chuồng gà…- tự đảm bảo nhu cầu lương thực, có
bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về nơi ở
- Tính tự do ngôn luận, nhân quyền, dân chủ:
+ Hương ước vốn là do người dân tự thảo luận, đề ra và cùng với chính quyền
thông qua để thực hành. Hương ước là quy định tự nguyện của người dân,
không phải do ai áp đặt -> bảo về quyền lợi nhân dân b) Biểu hiện tiêu cực: - Óc tư hữu, ích kỉ:
+ Chính do nhấn mạnh sự khác biệt mà ngừoi Việt dần hình thành thói ích kỉ,
đầu óc tư hữu “thân ai nấy lo”, “ai có bò người nấy giữ”… Óc tư hữu, ích kỷ
nảy sinh từ tính tự trị của làng xã Việt và luôn bị chính người Việt phê phán:
“của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bà nó ăn”… -> không phát huy 7 0
- Óc gia trưởng – tôn ti:
+ Tính tôn ty, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn thôn theo huyết thống tự
thân nó không phải là xấu nhưng khi gắn với tính gia trưởng tạo nên tâm ý quyền
huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình vào người khác; tạo nên thế lực vô lý
“sống lâu ra lão làng”.
- Sự biến tướng tiêu cực của hương ước làng xã: “Thà thiếu thuế vua hơn
thua tục dân”, “Phép vua thua lệ làng”, “Gông làng vừa mang vừa hát”…
- Tư duy ổn định, ngại thay đổi:
+ Tập quán sản xuất nông nghiệp theo hình thức tiểu nông đã giúp giữ cho làng
xã Việt bình ổn hàng nghìn năm lại chính là lực níu kéo sự phát triển, khi tạo
nên tư duy ổn định, ngại thay đổi. Chính những yếu tố đó đã kìm hãm sự phát
triển, không thúc đẩy được sự phát triển kinh tế nên không tạo ra tiềm lực. 7 0