Vai trò của cá nhân trong lịch sử | Tài liệu môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vai trò thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Lênin đã nói: “trong lịch sử chưa từng có một giai cấp nào giảnh được thống trị nếu không tạo ra được hàng ngũ của những lãnh tụ chính trị; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bản 1 **Vai trò của cá nhân trong lịch sử:
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể
tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vai trò
thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân.
Lênin đã nói: “trong lịch sử chưa từng có một giai cấp nào giảnh được
thống trị nếu không tạo ra được hàng ngũ của những lãnh tụ chính trị, những
đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào”
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nắm bắt xu thế vận động và phát triển của lịch sử
+ Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng
+ Tổ chức lực lượng giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và
hành động của quần chúng nhằm hướng vào giáo quyết những mục tiêu cách mang đề ra.
- Kết luận: Tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò
của các cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của các cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ
nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân đều là không biện
chứng trong nghiên cứu về lịch sử, và do đó không thể lí giải chính xác tiến
trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng
đồng dân tộc nói riêng.
Bản 2: Vai trò của cá nhân trong lịch sử.
V.I.Lenin đã khẳng định rằng “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào
giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của
mình những những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng
tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Như vậy, vai trò sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân không thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai
trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng
nhân dân. Điều này có thể được hiểu theo hai ý sau.
Thứ nhất, theo quan điểm của Mác-Lê cá nhân là những cá thể vừa mang
tính thống nhất, vừa mang tính riêng biệt trong cộng đồng. Như vậy, mỗi cá
nhân tùy theo năng lực, vị trí, chức năng, vai trò của mình mà tham gia đóng
góp vào quá trình sáng tạo lịch sử một cách khác nhau.
Thứ hai, vì mỗi cá nhân có sự đóng góp khác nhau trong quá trình sáng
tạo và phát triển lịch sử nên những người thủ lĩnh, những người lãnh tụ là những
cá nhân xuất sắc nhất sẽ là những người tạo ra những dấu ấn quan trọng, khắc
những nét sâu vào quá trình sáng tạo lịch sử. Họ sẽ là người đứng đầu xuất sắc
nhận biết được lợi ích chung mà toàn thể quần chúng nhân dân hướng đến để
tập hợp cộng đồng người dân lại, lãnh đạo họ cùng nhau thực hiện cách mạng
để đạt được lợi ích đó. Đây chính là những bước phát triển của lịch sử, ghi đấu
ấn sâu sắc nhất vào lịch sử.
Như vậy, vai trò của cá nhân và quần chúng nhân dân đổi sự sáng tạo và
phát triển của lịch sử là vô cùng quan trọng và hai vai trò này không thể tách rời
nhau. Tổng quan chung thì quần chúng nhân dân là chủ thể to lớn sáng tạo ra
lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử, nhưng chính những cá nhân-
những thành phần riêng biệt trong quần chúng to lớn ấy mới là nhân tố ghi dấu
ấn riêng biệt, tác động sâu sắc nhất đến việc sáng tạo ra bản chất, nội dung của
lịch sử và là yếu tố quyết định sự định hướng phát triển của lịch sử.