Vai trò của chủ nghĩa mác - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin trong giai đoạn hiện nay:
Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng
khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định
Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học
của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tổng kết
thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”.
Thứ nhất, tính sáng tạo, bản chất phát triển liên tục của chủ nghĩa Mác – Lênin
Một số người phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ tập trung vào C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
mà tách rời hoặc đối lập các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin với những người phát triển về
sau, muốn xóa bỏ toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong suốt hơn một thế kỷ qua
để chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, là xa rời thực tiễn. Sai lầm của quan điểm
này là ở chỗ không nhận thức được tính sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà chính tính sáng
tạo, khả năng phát triển liên tục này đã làm nên sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói cách
khác, chủ nghĩa Mác - Lênin là một chủ nghĩa phát triển và các thế hệ các nhà mácxít sau
này đã kế thừa, phát triển. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ vận dụng tài
tình chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, mà còn có cống hiến to lớn
cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do chủ nghĩa Mác - Lênin có bản chất sáng
tạo, luôn phát triển nên nó không bị lỗi thời, lạc hậu.
Thứ hai, con đường phát triển tất yếu lên chủ nghĩa xã hội
Có người cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin không còn thích hợp trong thời đại toàn cầu hóa. Rõ
ràng hiện nay chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị chủ đạo trong quá trình toàn cầu hóa, song chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn là công cụ lý luận để chúng ta nhận thức những biến động mới của
chủ nghĩa tư bản. Sau khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở phương Tây, nhiều học giả trên thế
giới đã phải tìm đọc lại bộ Tư bản. Mặc dù không có những dự báo cụ thể về những thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, song C.Mác đã bàn đến vấn đề cốt lõi, đó chính là mâu thuẫn nội tại của chủ
nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa lý luận sản xuất ngày càng cao với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác -Lênin đã tạo ra sự phát triển mang tính bước ngoặt trong
lịch sử tư tưởng nhân loại. Các phương diện triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã
hội khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin có những đóng góp vô cùng to lớn, thể hiện tập
trung nhất ở tính khoa học của thế giới quan chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, của học thuyết về quy luật vận hành và mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư
bản, của học thuyết về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội tư bản. Dù đã hơn 100 năm
qua đi, song vẫn chưa có một hệ thống học thuyết nào có thể so sánh với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Chính vì vậy, Jacques Derrida đã viết cuốn Những bóng ma của Mác , mô tả
(5)
những con người trong xã hội hiện đại đều là những bóng ma đứng dưới cái bóng của
C.Mác, ý nghĩa là chúng ta đều chịu ảnh hưởng của C.Mác, ngoài những người theo chủ
nghĩa Mác - Lênin thì bản thân những người phê phán C.Mác cũng gắn chặt với C.Mác, và
ông cho rằng sẽ không thể có tương lai nếu không có các di sản của C.Mác.
Học giả người Anh Terry Eagleton trong cuốn sách Vì sao Mác đúng đã nói, chủ nghĩa Mác
giống như bác sĩ, khi mà cơ thể khỏe thì sẽ không để ý, song một khi chủ nghĩa tư bản gặp vấn
đề nghiêm trọng thì chủ nghĩa Mác lại phát huy tác dụng phê phán vốn có của mình. Terry
Eagleton nhấn mạnh,chủ nghĩa tư bản càng ổn định thì càng chứng minh những giá trị của chủ
nghĩa Mác. Giá trị của chủ nghĩa Mác thể hiện ở bản chất sáng tạo, mỗi khi đối diện với thực tiễn
mới, vấn đề mới thì lại có năng lực sáng tạo mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là một loại khoa học thực chứng, hay là một hệ thống tri thức
cố định, mà là một hệ thống lý luận mang tính phê phán đối với các vấn đề trọng yếu của thời
đại. Đây chính là nền tảng cho tính sáng tạo và tính thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Những
vấn đề đương thời của C.Mác có rất nhiều, trong đó nổi lên là vấn đề chủ nghĩa tư bản.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay, chính là phát huy
sức mạnh động lực thị trường, đồng thời dùng giá trị ưu việt của chủ nghĩa xã hội để khống
chế mặt trái của chính thị trường. Ở đây, chúng ta đã phát huy được những giá trị đương thời
trong lập trường và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ ba, về vấn đề con người
Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù
quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người.
Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã
hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người
trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức,C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh
đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện,
không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí
tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động
của chính họ tạo ra” . Các ông cho rằng, lịch sử không phải lấy con người làm công cụ để đạt
(7)
đến mục đích, mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình, tạo ra hoàn cảnh hợp với bản chất của
mình để phát triển, để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy,thực chất của tiến trình phát
triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang
vương quốc của tự do”, thực sự giải phóng con người, phát triển con người một cách toàn diện.
Có thể thấy rằng từ giai đoạn Phục Hưng, quan điểm lịch sử mang tính thần học đã bắt đầu
chuyển sang quan điểm lịch sử mang tính nhân bản, tạo nên bước quá độ từ quan niệm thần
thánh tạo ra lịch sử sang quan niệm con người tạo ra lịch sử. Song,C.Mác và Ph.Ăngghen không
lấy quan điểm của chủ nghĩa nhân bản làm xuất phát điểm cho mình, hai ông đã không dừng lại
ở việc trừu tượng hóa việc con người trở thành con người hiện thực, dừng lại ở tầng bậc ý chí,
động cơ và hành vi cá nhân của con người, mà là thông qua hoạt động của con người, trong hoạt
động của con người để tìm ra quy luật của lịch sử.
Những luận điểm khoa học mà C.Mác đưa ra là dựa trên nền tảng bình đẳng giữa người
với người trong chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với một xã hội mà nguyên tắc cơ bản
là con người được tự do phát triển toàn diện bản thân mình. Những quan điểm này vẫn
hoàn toàn phù hợp với xu hướng và trào lưu của thời đại ngày nay. Riêng đối với khoa học
xã hội và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là hòn đá tảng, là nguồn lực vô tận cho quá
trình nghiên cứu.
(Mọi người lược bớt chữ để đưa lên PPT cho đỡ bị nhiều chữ nha)
| 1/3

Preview text:

Vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin trong giai đoạn hiện nay:
Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng
khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định

Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học
của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tổng kết
thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”.
Thứ nhất, tính sáng tạo, bản chất phát triển liên tục của chủ nghĩa Mác – Lênin
Một số người phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ tập trung vào C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
mà tách rời hoặc đối lập các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin với những người phát triển về
sau, muốn xóa bỏ toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong suốt hơn một thế kỷ qua
để chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, là xa rời thực tiễn. Sai lầm của quan điểm
này là ở chỗ không nhận thức được tính sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà chính tính sáng
tạo, khả năng phát triển liên tục này đã làm nên sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói cách
khác, chủ nghĩa Mác - Lênin là một chủ nghĩa phát triển và các thế hệ các nhà mácxít sau
này đã kế thừa, phát triển. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ vận dụng tài
tình chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, mà còn có cống hiến to lớn
cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do chủ nghĩa Mác - Lênin có bản chất sáng
tạo, luôn phát triển nên nó không bị lỗi thời, lạc hậu.

Thứ hai, con đường phát triển tất yếu lên chủ nghĩa xã hội
Có người cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin không còn thích hợp trong thời đại toàn cầu hóa. Rõ
ràng hiện nay chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị chủ đạo trong quá trình toàn cầu hóa, song chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn là công cụ lý luận để chúng ta nhận thức những biến động mới của
chủ nghĩa tư bản.
Sau khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở phương Tây, nhiều học giả trên thế
giới đã phải tìm đọc lại bộ Tư bản. Mặc dù không có những dự báo cụ thể về những thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, song C.Mác đã bàn đến vấn đề cốt lõi, đó chính là mâu thuẫn nội tại của chủ
nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa lý luận sản xuất ngày càng cao với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác -Lênin đã tạo ra sự phát triển mang tính bước ngoặt trong
lịch sử tư tưởng nhân loại. Các phương diện triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã
hội khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin có những đóng góp vô cùng to lớn, thể hiện tập
trung nhất ở tính khoa học của thế giới quan chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, của học thuyết về quy luật vận hành và mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư
bản, của học thuyết về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội tư bản. Dù đã hơn 100 năm
qua đi, song vẫn chưa có một hệ thống học thuyết nào có thể so sánh với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Chính vì vậy, Jacques Derrida đã viết cuốn Những bóng ma của Mác(5), mô tả

những con người trong xã hội hiện đại đều là những bóng ma đứng dưới cái bóng của
C.Mác, ý nghĩa là chúng ta đều chịu ảnh hưởng của C.Mác, ngoài những người theo chủ
nghĩa Mác - Lênin thì bản thân những người phê phán C.Mác cũng gắn chặt với C.Mác, và
ông cho rằng sẽ không thể có tương lai nếu không có các di sản của C.Mác.

Học giả người Anh Terry Eagleton trong cuốn sách Vì sao Mác đúng đã nói, chủ nghĩa Mác
giống như bác sĩ, khi mà cơ thể khỏe thì sẽ không để ý, song một khi chủ nghĩa tư bản gặp vấn
đề nghiêm trọng thì chủ nghĩa Mác lại phát huy tác dụng phê phán vốn có của mình. Terry
Eagleton nhấn mạnh,chủ nghĩa tư bản càng ổn định thì càng chứng minh những giá trị của chủ
nghĩa Mác. Giá trị của chủ nghĩa Mác thể hiện ở bản chất sáng tạo, mỗi khi đối diện với thực tiễn
mới, vấn đề mới thì lại có năng lực sáng tạo mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là một loại khoa học thực chứng, hay là một hệ thống tri thức
cố định, mà là một hệ thống lý luận mang tính phê phán đối với các vấn đề trọng yếu của thời
đại. Đây chính là nền tảng cho tính sáng tạo và tính thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Những
vấn đề đương thời của C.Mác có rất nhiều, trong đó nổi lên là vấn đề chủ nghĩa tư bản.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay, chính là phát huy
sức mạnh động lực thị trường, đồng thời dùng giá trị ưu việt của chủ nghĩa xã hội để khống
chế mặt trái của chính thị trường
. Ở đây, chúng ta đã phát huy được những giá trị đương thời
trong lập trường và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ ba, về vấn đề con người
Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù
quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người.
Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã
hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người
trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức,C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh
đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện,
không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí
tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động
của chính họ tạo ra”(7). Các ông cho rằng, lịch sử không phải lấy con người làm công cụ để đạt
đến mục đích, mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình, tạo ra hoàn cảnh hợp với bản chất của
mình để phát triển, để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy,thực chất của tiến trình phát
triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang
vương quốc của tự do”, thực sự giải phóng con người, phát triển con người một cách toàn diện.
Có thể thấy rằng từ giai đoạn Phục Hưng, quan điểm lịch sử mang tính thần học đã bắt đầu
chuyển sang quan điểm lịch sử mang tính nhân bản, tạo nên bước quá độ từ quan niệm thần
thánh tạo ra lịch sử sang quan niệm con người tạo ra lịch sử. Song,C.Mác và Ph.Ăngghen không
lấy quan điểm của chủ nghĩa nhân bản làm xuất phát điểm cho mình, hai ông đã không dừng lại
ở việc trừu tượng hóa việc con người trở thành con người hiện thực, dừng lại ở tầng bậc ý chí,
động cơ và hành vi cá nhân của con người, mà là thông qua hoạt động của con người, trong hoạt
động của con người để tìm ra quy luật của lịch sử.
Những luận điểm khoa học mà C.Mác đưa ra là dựa trên nền tảng bình đẳng giữa người
với người trong chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với một xã hội mà nguyên tắc cơ bản
là con người được tự do phát triển toàn diện bản thân mình. Những quan điểm này vẫn
hoàn toàn phù hợp với xu hướng và trào lưu của thời đại ngày nay. Riêng đối với khoa học
xã hội và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là hòn đá tảng, là nguồn lực vô tận cho quá trình nghiên cứu.

(Mọi người lược bớt chữ để đưa lên PPT cho đỡ bị nhiều chữ nha)