-
Thông tin
-
Quiz
Vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống | Tiểu luận cuối kỳ Quan hệ quốc tế đại cương
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng mà các quốc gia phải đối mặt. Những mối đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và nền kinh tế của đất nước, mà còn trực tiếp đe dọa độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống | Tiểu luận cuối kỳ Quan hệ quốc tế đại cương
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng mà các quốc gia phải đối mặt. Những mối đe dọa này không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và nền kinh tế của đất nước, mà còn trực tiếp đe dọa độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ---- ----
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG TRONG XỬ LÝ
CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Họ và tên: Vũ Tú Uyên
Lớp: Truyền thông Marketing A2 K43
Mã sinh viên: 2356160089
Giảng viên: TS. Lưu Thúy Hồng
Mã học phần: QT51001_TN_1 Hà Nội – 2024 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP
TÁC ĐA PHƯƠNG TRONG VIỆC XỬ LÍ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG......................................................................................................
1.1. Các khái niệm cơ sở...........................................................................................
1.2. Bối cảnh nảy sinh an ninh phi truyền thống....................................................
1.3. Các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay...............................................
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG
TRONG VIỆC XỬ LÍ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG.........
2.1. Thực tiễn công cuộc thực hiện vai trò của hợp tác đa phương trong việc
xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.............................................................
2.2. Vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi
truyền thống.............................................................................................................
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG TRONG XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ AN
NINH PHI TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM..............................
3.1. Một số thách thức của hợp tác đa phương trong xử lý các vấn đề trong
an ninh phi truyền thống tại Việt Nam..................................................................
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đa phương trong xử lý an
ninh phi truyền thống tại Việt Nam........................................................................
KẾT LUẬN................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 2 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành một trong những thách thức
nghiêm trọng mà các quốc gia phải đối mặt. Những mối đe dọa này không chỉ
ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và nền kinh tế của đất nước, mà còn trực tiếp
đe dọa độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tình hình thế
giới hiện nay cho thấy, bên cạnh những nguy cơ truyền thống, an ninh quốc gia
còn bị đe dọa bởi các yếu tố mới, đòi hỏi một cách tiếp cận tổng thể và linh hoạt
hơn trong việc giải quyết. Sự phát triển nhanh chóng và tinh vi của các vấn đề
này đã làm thay đổi cách thức nhận thức và ứng phó của các quốc gia, dẫn đến
việc cần thiết phải khẳng định vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các
vấn đề an ninh phi truyền thống.
Hợp tác đa phương đã trở thành một giải pháp quan trọng trong việc xử lý
các vấn đề ANPTT. Trong bối cảnh các vấn đề an ninh không còn giới hạn trong
phạm vi một quốc gia, sự hợp tác giữa nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế là cần
thiết để phát huy sức mạnh tổng hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng
thời tạo ra các cơ chế phối hợp ứng phó hiệu quả. Hợp tác đa phương không chỉ
giúp các quốc gia tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức an ninh, mà
còn thúc đẩy sự ổn định và phát triển bền vững trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, những mối đe dọa an ninh phi truyền thống có xu hướng lan
tỏa và tác động sâu rộng, vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Điều này tạo ra yêu
cầu cấp thiết về việc xây dựng một khung hợp tác quốc tế linh hoạt và hiệu quả,
nhằm đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng của
tình hình an ninh. Các diễn đàn quốc tế và tổ chức khu vực có thể đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược ứng phó chung, tạo điều kiện cho
các quốc gia cùng hợp tác trong các lĩnh vực như đào tạo, chia sẻ thông tin và
phát triển các công nghệ mới để giải quyết các vấn đề an ninh.
Từ thực tiễn hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai, việc nghiên
cứu vai trò của hợp tác đa phương trong xử lý các vấn đề an ninh phi truyền 3
thống không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao, đóng góp
vào việc nâng cao khả năng ứng phó và bảo vệ an ninh thế giới nói chung và an
ninh quốc gia nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Điều
này sẽ góp phần tạo ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả, nâng cao khả năng
ứng phó của cộng đồng quốc tế trước các thách thức ngày càng nghiêm trọng trong lĩnh vực an ninh.
Với những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của hợp tác đa phương
trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống” làm đề tài tiểu luận, nhằm
phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra hạn chế, thách thức và từ đó nhấn mạnh vai
trò quan trọng của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hợp tác đa phương
xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, tiểu luận sẽ trình bày sự cần thiết phải
tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế và các diễn đàn đa
phương để ứng phó hiệu quả với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống,
cũng như đề xuất một số giải pháp để Việt Nam có thể hợp tác đa phương hiệu quả về vấn đề này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tiểu luận có nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác đa phương
trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn và vai trò quan trọng của hợp tác đa
phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.
- Chỉ ra thách thức và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả
của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu 4
Hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống.
- Về không gian: toàn cầu
- Thời gian nghiên cứu: 2019-2030 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP
TÁC ĐA PHƯƠNG TRONG VIỆC XỬ LÍ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1.1. Các khái niệm cơ sở
1.1.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ an ninh phi truyền thống
(ANPTT) bắt đầu được nhắc đến, và cho đến các thập niên đầu của thế kỷ
XXI thì cụm từ này dần dần được sử dụng rộng rãi. Thuật ngữ này xuất hiện
thường xuyên tại các hội nghị, diễn đàn khu vực và quốc tế cũng như trong
các hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về
ANPTT. Các quan điểm này có sự khác biệt tùy thuộc vào góc nhìn, lĩnh vực
nghiên cứu, cũng như bối cảnh cụ thể của từng học giả.
Tổng Thư ký Liên minh các cơ sở nghiên cứu về ANPTT tại châu Á -
Giáo sư Mely Caballero Anthony cho rằng: ANPTT nhấn mạnh sự chuyển đổi
khỏi mô hình an ninh truyền thống dựa trên nhà nước và quân sự. Thay vào
đó, ANPTT tập trung vào những thách thức từ các yếu tố phi quân sự đe dọa
đến sự tồn tại và phát triển của con người và nhà nước như biến đổi khí hậu,
cạn kiệt tài nguyên, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư trái phép, thiếu hụt
lương thực, buôn bán ma túy bất hợp pháp và tội phạm xuyên quốc gia.
Những mối đe dọa này thường vượt ra khỏi biên giới của từng quốc gia, đòi
hỏi sự phối hợp toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội và trong một số trường
hợp, sự tham gia của quân đội với vai trò nhân đạo. 6
ANPTT sau đó được chính thức đề cập trong Tuyên bố chung ASEAN
- Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ sáu giữa các nước ASEAN và
Trung Quốc vào ngày 01/11/2002. Tuyên bố này khẳng định các vấn đề như
buôn bán ma túy, mua bán người (bao gồm phụ nữ và trẻ em), cướp biển,
khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm
mạng đã trở thành các yếu tố quan trọng gây mất ổn định, ảnh hưởng đến an
ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình và ổn định.
Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, ANPTT bao gồm 10 mối đe dọa
chính: khủng bố, ma túy, hải tặc, rửa tiền, tấn công mạng, thảm họa môi
trường, dịch bệnh, buôn người, di cư trái phép, và chủ nghĩa cực đoan về sắc tộc và tôn giáo.
Ngày nay, ANPTT đã trở thành một chủ đề được thảo luận rộng rãi
trong các diễn đàn quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, và xã
hội. Các vấn đề ANPTT ngày càng gia tăng, bao gồm ô nhiễm môi trường,
thiên tai, dịch bệnh, di cư tự do, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy,
buôn bán người, buôn lậu vũ khí, rửa tiền và tội phạm công nghệ cao.
Ở Việt Nam, mặc dù chưa chính thức sử dụng khái niệm ANPTT trước
Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra nhiều vấn đề liên quan. Đại
hội VIII đã nhấn mạnh: “Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu
(bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi
những bệnh tật hiểm nghèo...), không một quốc gia nào có thể tự giải quyết,
mà phải có sự hợp tác đa phương”. Đại hội IX và X đã bổ sung các vấn đề về
tội phạm quốc tế, khoảng cách giàu nghèo, tăng dân số và các vấn đề về tài
nguyên, môi trường và dịch bệnh. 7
Đến Đại hội XI, Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm ANPTT với các
vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh
hiểm nghèo. Đại hội XII của Đảng chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như: An ninh
tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến
đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
khủng bố. Đồng thời, có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với
hàm ý khả năng chuyển hóa giữa ANPTT và an ninh truyền thống.
Theo Đại tướng Tô Lâm: “ANPTT là việc bảo đảm an toàn, không có
hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại trước
các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài
chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng
bố.” “ANPTT và ANTT là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện. ANPTT
và ANTT cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, bảo đảm
ổn định và phát triển của quốc gia”.
Tổng hợp và kế thừa các quan niệm trên, tóm lại: ANPTT là một loại
hình an ninh mới khác với an ninh truyền thống bởi các yếu tố phi chính trị và
phi quân sự gây ra như biến đổi khí hậu, an ninh tài chính, tội phạm xuyên
quốc gia, khủng bố... có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển bền
vững và an ninh ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. ANPTT là an ninh
tổng hợp gồm các mối đe dọa đến con người và xã hội một cách toàn diện về
chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, môi trường..., và các vấn đề
đó mang tính chuyển hóa, liên kết, xuyên quốc gia.
1.1.2. Khái niệm hợp tác đa phương
Hợp tác đa phương được hiểu là một hình thức hợp tác, trong đó có sự
tham gia của ít nhất ba chủ thể trong quan hệ quốc tế, chủ yếu là các quốc gia
và dân tộc. Các chủ thể này cùng nhau tham gia vào quá trình thương lượng,
đàm phán và ra quyết định về một vấn đề cụ thể trong cùng một thời điểm,
nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau. 8
Các mô hình hợp tác đa phương phổ biến hiện nay bao gồm tổ chức
quốc tế, với nhiều loại hình khác nhau từ những tổ chức mang tính cộng đồng
chung và liên minh đến những tổ chức hợp tác với các cam kết đơn giản. Các
tổ chức này hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau như khu vực, liên khu vực và
toàn cầu, trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Bên
cạnh đó, còn có các diễn đàn, hiệp hội với tính chất và quy mô đa dạng nhưng
thường có ràng buộc lỏng lẻo hơn. Ngoài ra, các phong trào, hội nghị, cuộc
họp, và hội thảo cũng là những hình thức hợp tác đa phương, với quy mô khác
nhau và ít ràng buộc, thường nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề cụ thể,
có thể mang tính ngẫu hứng hoặc diễn ra hàng năm. 9
Thêm vào đó, hoạt động hợp tác đa phương còn được coi là quá trình
vận hành hoặc xây dựng những thể chế đa phương. Từ đó góp phần vào quá
trình hình thành luật chơi (luật quốc tế) của hệ thống quan hệ quốc tế. Ví dụ
như việc tiến hành đàm phán đa phương để ký kết các hiệp định quốc tế trong
khuôn khổ Liên hợp quốc chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện Liên hợp
quốc, đồng thời cũng là quá trình hình thành luật chơi chung cho sân chơi
quốc tế. Hợp tác đa phương còn có khả năng tập trung ý chí và sức mạnh tập
thể trong việc tận dụng nguồn nhân, vật lực khác nhau để giải quyết những
công việc chung của toàn nhân loại. Các công việc đó có thể là các vấn đề
toàn cầu, khủng hoảng kinh tế hay đơn giản chỉ là một vấn đề mới nảy sinh
như việc khai thác một nguồn lực chung hay giải quyết một loại dịch bệnh nào đó.
Ngoài ra, tham gia hợp tác đa phương bao gồm cả việc cắt giảm một số
quyền tự chủ về chính sách' vì các chủ thể phải tuân thủ luật chơi là các
nguyên tắc và quy định của sân chơi hợp tác đa phương mà họ đã lựa chọn và
chấp nhận. Cuối cùng, hợp tác đa phương có mối quan hệ biện chứng với hợp
tác song phương. hợp tác đa phương là sự tiếp nối của hợp tác song phương,
đồng thời hợp tác đa phương cũng tạo môi trường cho hợp tác song phương phát triển.
1.2. Bối cảnh nảy sinh an ninh phi truyền thống
Sau Chiến tranh Lạnh, sự biến đổi cục diện quốc tế đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức, với mục tiêu hàng
đầu là chấm dứt sự đối đầu kéo dài nhiều thập kỷ giữa Liên Xô và Mỹ, cũng như
giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Kết quả của quá trình
này là sự sụp đổ của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông
Âu, cùng với việc giải tán Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Trong bối cảnh mới này,
các quốc gia buộc phải xem xét lại tình hình an ninh của mình và điều chỉnh
chiến lược an ninh cho phù hợp. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ từ
các vấn đề an ninh phi truyền thống. Việc tiên phong trong các lĩnh vực như
không gian mạng và không gian vũ trụ có thể mang lại những lợi thế chiến lược 10
đáng kể, giúp các quốc gia thích ứng với thực tiễn mới và nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau
trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư và thông tin, tạo
điều kiện cho các yếu tố tiêu cực như khủng hoảng tài chính lan rộng. Điều này
gia tăng tính nhạy cảm của an ninh quốc gia, trong khi tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy, kinh tế và môi trường, ngày càng
phức tạp, khó kiểm soát. Toàn cầu hóa cũng dẫn đến sự gia tăng các mạng lưới
liên kết toàn cầu, vượt qua biên giới quốc gia, xóa nhòa khác biệt văn hóa và
gây suy giảm các giá trị truyền thống của quốc gia.
Sau Chiến tranh Lạnh, các quốc gia tập trung phân bổ nguồn lực hướng
đến phát triển kinh tế - xã hội, giảm bớt chi tiêu quân sự. Họ đầu tư vào các
công nghệ mới, khai thác nguồn năng lượng mới, cải thiện chất lượng sống cho
người dân, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững
và phát triển toàn diện.
Không những thế, những tiến bộ trong khoa học và công nghệ đã tạo ra
các bước ngoặt mới, áp dụng nhanh chóng trong công tác an ninh quốc gia, nhất
là trong các lĩnh vực như không gian vũ trụ, năng lượng, hóa học, sinh học, điện
tử và phần mềm. Các quốc gia không ngừng đầu tư phát triển khoa học và công
nghệ, hình thành lực lượng tác chiến hiện đại, làm thay đổi phương thức chiến
tranh truyền thống, “số hóa chiến trường,” và xây dựng ngành công nghiệp quốc
phòng tiên tiến để nhanh chóng triển khai các hoạt động quân sự khi cần.
1.3. Các vấn đề an ninh phi truyền thống hiện nay
Các vấn đề an ninh phi truyền thống là những mối đe dọa không thuộc
phạm trù chính trị và quân sự truyền thống nhưng gây tác động tiêu cực đến an
toàn, ổn định và phát triển bền vững của cá nhân, tổ chức, quốc gia và toàn nhân
loại. Những vấn đề này có nguồn gốc từ cả thiên nhiên và con người, với phạm
vi tác động rộng và tính chất phức tạp. Dưới đây là phân tích về các vấn đề an
ninh phi truyền thống phổ biến hiện nay: 11
1.3.1. An ninh tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia
Tội phạm công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật có mục tiêu
nhằm vào cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức, gây tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp
đến danh tiếng, tài sản hoặc tinh thần của nạn nhân thông qua việc sử dụng các
công nghệ hiện đại liên quan đến mạng viễn thông như Internet và điện thoại
thông minh. Những hành vi phạm tội này đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc
gia và nền kinh tế, bao gồm các hoạt động bất hợp pháp như: vi phạm bản
quyền, các phần mềm giám sát bất hợp pháp, tống tiền và ấu dâm, chiếm dụng
và sử dụng trái phép tài nguyên máy tính (hacking), phá hoại hệ thống máy tính
bằng mã độc, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng, thu thập
thông tin tình báo, bí mật quốc gia, cũng như các hoạt động buôn bán trái phép
vũ khí, ma túy, và nô lệ tình dục.
Tội phạm buôn bán người, theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc
tế, bao gồm các hành vi “mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếp
nhận người nhằm mục đích bóc lột thông qua sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc các
biện pháp cưỡng ép như bắt cóc, lừa đảo, lạm dụng quyền lực, lợi dụng sự yếu
thế hoặc dùng tiền, lợi ích để lấy được sự đồng ý từ người kiểm soát nạn nhân”.
Các hình thức bóc lột trong hoạt động này có thể bao gồm mại dâm, bóc lột tình
dục dưới nhiều dạng khác, cưỡng bức lao động, nô lệ hay các hình thức tương
tự, khổ sai, thậm chí lấy nội tạng. Tình trạng buôn bán người ngày càng tăng
xuất phát từ các nguyên nhân như chiến tranh, xung đột, đói nghèo, bệnh tật, áp
bức, bất công, dân trí thấp và sự thiếu nghiêm minh trong thực thi pháp luật.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến tội phạm ma túy, một vấn đề đang
gia tăng trên phạm vi toàn cầu khi bước vào kỷ nguyên mới. Về lâu dài, ma túy
không chỉ tàn phá toàn bộ thế hệ mà còn đe dọa sự tồn vong của cả một quốc
gia. Tác hại của tệ nạn này không chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế mà còn gây
nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh xã hội, sinh mạng người dân và sự ổn định
chính trị. Không chỉ gây mất đi mạng sống của hàng chục nghìn con người, tội
phạm ma túy còn làm gia tăng các loại hình tội phạm khác và trở thành một
nguồn gốc quan trọng của khủng bố quốc tế. Điều này làm cho tội phạm ma túy 12
trở thành mối đe dọa mới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và là một
thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại.
1.3.2. An ninh năng lượng, môi trường, lương thực và dịch bệnh
An ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tổng thể an ninh quốc
gia, khi kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng và sử dụng năng lượng an toàn, bền
vững. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức
như sự cạn kiệt dần của các nguồn năng lượng truyền thống, nhu cầu năng lượng
ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia trong khu vực, cũng như những bất ổn
chính trị tại khu vực Trung Đông. Cùng với đó, vấn đề đảm bảo an toàn trong
vận chuyển năng lượng, đặc biệt qua đường biển và đường bộ, cũng đặt ra
những yêu cầu quan trọng và không thể xem nhẹ.
Song song với an ninh năng lượng, an ninh môi trường cũng đóng vai trò
thiết yếu trong việc đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người. Khi hệ thống
môi trường mất đi sự ổn định, nguyên nhân có thể xuất phát từ các thiên tai tự
nhiên hoặc hoạt động của con người, chẳng hạn như khai thác tài nguyên quá
mức, xả thải gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái hệ sinh thái và giảm thiểu
đa dạng sinh học. Thêm vào đó, những yếu tố như biến đổi khí hậu toàn cầu
cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này, tác động trực tiếp đến điều
kiện sống và sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là
một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Đồng thời, an ninh lương thực cũng là một vấn đề quan trọng, thể hiện
qua khả năng của mỗi quốc gia trong việc cung cấp đủ lương thực cho người
dân nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu đói và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn
cung từ nước ngoài. Tuy nhiên, an ninh lương thực đang chịu nhiều tác động bất
lợi từ biến đổi khí hậu, xung đột chiến tranh, dịch bệnh và các yếu tố khác, làm
gia tăng tình trạng thiếu hụt lương thực và đặt hàng triệu người trên toàn cầu vào
nguy cơ tử vong vì đói kém.
Cuối cùng, không thể bỏ qua mối đe dọa của các loại dịch bệnh đối với an
ninh phi truyền thống và thậm chí là an ninh truyền thống. Các căn bệnh nguy
hiểm như ung thư, AIDS và Covid-19 đang tạo ra những nguy cơ nghiêm trọng 13
đối với sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như cúm, sốt rét, lao,
SARS (2003), Ebola (2014) và dịch tả lợn châu Phi cũng không ngừng gia tăng
mối lo ngại, đặt ra những thách thức to lớn cho an ninh và ổn định xã hội.
1.3.3. An ninh kinh tế
An ninh kinh tế đóng vai trò nền tảng trong hệ thống an ninh quốc gia,
quyết định sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Lợi ích kinh tế
không chỉ là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự tồn tại mà còn là động lực cho sự phát
triển dài hạn. Nhìn lại lịch sử, các cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ gây ra
những tổn thất nghiêm trọng mà còn đe dọa sự sống còn của nhiều quốc gia. Với
sự kết nối sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, một cuộc khủng hoảng tại
bất kỳ quốc gia nào cũng có thể nhanh chóng lan rộng, dẫn đến nguy cơ suy
thoái kinh tế toàn cầu. Chính vì thế, việc đảm bảo an ninh kinh tế ngày càng trở
thành một mục tiêu quan trọng và chung của nhân loại.
Đi cùng với an ninh kinh tế, an ninh tài chính và tiền tệ là yếu tố then chốt
để duy trì sự vận hành hiệu quả, an toàn và bền vững của hệ thống tài chính
quốc gia, ngay cả khi đối diện với những biến động bất ngờ. Trong bối cảnh tài
chính của Việt Nam, sự ổn định của hệ thống ngân hàng – lĩnh vực phát triển
chính của công nghệ tài chính – giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống
tín dụng không chỉ tác động trực tiếp đến sự ổn định tài chính mà còn ảnh hưởng
sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Khả năng hấp thụ và phục hồi trước các cú sốc
của hệ thống tài chính là yếu tố thiết yếu giúp duy trì các chức năng cốt lõi mà
không gây gián đoạn, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh kinh tế cho đất nước.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa an ninh kinh tế và an ninh tài chính - tiền tệ
không chỉ là nền tảng cho sự phát triển quốc gia mà còn là lá chắn vững chắc
trước những rủi ro trong bối cảnh toàn cầu hóa phức tạp ngày nay.
1.3.4. An ninh chủ nghĩa khủng bố
Trong vài thập niên gần đây, tội phạm khủng bố đã nổi lên như một vấn
đề toàn cầu, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và phát triển
của thế giới. Khủng bố là một nguy cơ an ninh phi truyền thống với khả năng
lây lan nhanh chóng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng. Những nguyên 14
nhân này bao gồm chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, sắc tộc, và dân tộc, cũng như
các yếu tố như nghèo đói, bệnh tật, bất bình đẳng, phân hóa xã hội, tranh giành
quyền lực và tài nguyên, cùng xung đột địa chính trị. Khủng bố có thể bắt nguồn
từ các chính sách quản lý xã hội thiếu sáng suốt, gây chia rẽ xã hội trong các
quốc gia, hoặc từ can thiệp quân sự của nước ngoài vào các khu vực nhạy cảm.
Bất kể nguyên nhân xuất phát từ đâu, khủng bố đang để lại những hậu quả nặng
nề cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, và ảnh hưởng sâu sắc đến tính mạng và nhân phẩm con người.
Trong số các nguy cơ thuộc an ninh phi truyền thống, khủng bố hiện là
một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an toàn toàn cầu. Các tổ chức
khủng bố thường linh hoạt trong chiến thuật, sử dụng phương thức “sói đơn
độc” với các loại phương tiện như bom, súng, dao, và xe tải để tiến công bất ngờ
vào dân thường và lực lượng chức năng. Các vụ tấn công khủng bố nổi bật như
ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Las Vegas (Mỹ) năm 2017 đã khiến nhiều người
thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Chủ nghĩa khủng bố ngày càng mở
rộng về quy mô, biến hóa thành nhiều hình thức phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm soát. 15
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG
TRONG VIỆC XỬ LÍ CÁC VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
2.1. Thực tiễn công cuộc thực hiện vai trò của hợp tác đa phương trong việc
xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống
2.1.1. Thực tiễn công cuộc thực hiện vai trò của hợp tác đa phương trong việc
xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống trên thế giới
Mặc dù đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế, nhưng các thách
thức an ninh phi truyền thống vẫn chưa được giải quyết triệt để do sự thiếu hụt
trong hành động thực tiễn và đồng bộ giữa các bên liên quan. Điều này dẫn đến
dự báo rằng tình hình sẽ càng trở nên khó lường và phức tạp hơn trong tương lai gần.
Trước tiên, tình hình an ninh phi truyền thống ngày càng trở nên nghiêm
trọng, với mức độ phức tạp và khó dự đoán cao hơn. Những thách thức này
không chỉ có quy mô rộng lớn mà còn có tác động sâu rộng và đan xen nhau, tạo
ra nguy cơ hình thành các loại hình thách thức mới. Một vấn đế nghiêm trọng
trong suốt khoảng thời gian gần đây là biến đổi khí hậu. Nhiệt độ toàn cầu có
khả năng tăng lên tới 3,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, dẫn đến sự giảm
sút đa dạng sinh học, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, cùng nhiều
hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những tình huống này có thể đẩy nhiều quốc
đảo đến nguy cơ bị xóa sổ. Theo báo cáo từ Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP), tổn thất kinh tế trực tiếp từ thiên tai trên toàn cầu ước tính
khoảng 3.000 tỷ USD trong giai đoạn 1998 - 2017, và thiệt hại gián tiếp có thể
đạt đến 1.000 tỷ USD mỗi năm. Hơn nữa, trong hai thập kỷ qua, nhiều dịch bệnh
nguy hiểm đã xảy ra, như SARS, MERS-CoV, Ebola, và gần đây nhất là
COVID-19, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
Ngoài ra, các vấn đề như an ninh nước, an ninh lương thực, an ninh biển,
tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, và di cư không chính thức đang gia
tăng mức độ nghiêm trọng và được xem là những thách thức lớn. Dự đoán rằng
đến năm 2030, khoảng 50% dân số toàn cầu sẽ sống trong tình trạng căng thẳng
về nguồn nước, với 67% dân số có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước, dẫn 16
đến nhu cầu vượt cung tới 40%. Sự thiếu lương thực đang diễn ra phức tạp toàn
cầu, ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người đang sống trong tình trạng mất an ninh
lương thực ở mức độ trung bình. Các hoạt động khủng bố và tội phạm xuyên
quốc gia như rửa tiền và buôn bán người cũng diễn biến phức tạp và gây thiệt
hại nặng nề. Theo ước tính, tội phạm công nghệ cao đã gây thiệt hại khoảng
6.100 tỷ USD vào năm 2021 và có khả năng tăng lên 10.500 tỷ USD vào năm
2025. Sự gia tăng phụ thuộc vào không gian mạng còn làm phát sinh nhiều nguy
cơ tấn công mạng với mục đích chính trị và các vấn đề như tin giả và ngôn ngữ thù địch.
Thứ hai, các thách thức an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng ngày càng
lớn đến sự phát triển của các quốc gia và nền kinh tế, đặc biệt là các nước đang
phát triển và quốc đảo nhỏ. Với vị trí địa lý bất lợi và nguồn lực hạn chế, các
quốc gia này rất dễ bị tổn thương trước các tác động của thách thức an ninh phi
truyền thống. Những thách thức này sẽ làm khó khăn thêm trong việc đạt được
các mục tiêu như xóa đói, giảm nghèo, và phát triển bền vững, đồng thời gia
tăng nguy cơ xung đột liên quan đến tài nguyên. Hơn nữa, các quốc gia vừa và
nhỏ còn phải đối mặt với nguy cơ bị các cường quốc lợi dụng vấn đề an ninh phi
truyền thống để can thiệp vào công việc nội bộ của họ.
Cuối cùng, sự cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia về các vấn đề an
ninh phi truyền thống đang diễn ra phức tạp. Mặc dù cạnh tranh chiến lược giữa
các cường quốc đang gia tăng, nhu cầu hợp tác quốc tế vẫn giữ vai trò then chốt.
Các cuộc xung đột lợi ích giữa Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc xung
quanh các vấn đề như thuế nông nghiệp đã góp phần vào sự bế tắc của vòng đàm
phán Doha và làm trầm trọng thêm tình hình an ninh lương thực. Sự phân hóa
giữa các nhóm nước phương Tây và các nước như Nga, Trung Quốc, cũng như
sự phản đối của các nước Phong trào Không liên kết về vấn đề tội phạm xuyên
quốc gia cũng đang làm khó khăn cho nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc giải
quyết các thách thức này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống đang
gia tăng, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục được xem là ưu tiên hàng đầu. 17
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan quốc tế để giải quyết những thách thức này, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí
hậu. Mỹ cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “hợp tác ở mức chưa từng
có” để đối phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có an ninh phi truyền thống.
2.1.2. Thực tiễn công cuộc thực hiện vai trò của hợp tác đa phương trong việc
xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Lý luận về các thách thức an ninh phi truyền thống tại Việt Nam đang
phát triển và điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng đối với hợp tác
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã
xác định rõ ràng chủ trương hợp tác quốc tế, bắt đầu từ việc "tham gia giải quyết
các vấn đề toàn cầu" và dần dần tiến đến "tích cực tham gia giải quyết các vấn
đề toàn cầu". Điều này được thể hiện qua các đại hội của Đảng, như Đại hội VIII
(1996), IX (2001), XI (2011) và XII (2016), trong đó nhấn mạnh vai trò quan
trọng của việc tham gia các diễn đàn đa phương và hợp tác với cộng đồng quốc
tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Đặc biệt, tại Đại hội XIII (2021), Đảng đã xác định nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó
hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo đảm
an ninh kinh tế, an ninh mạng và an ninh xã hội. Chính sách này không chỉ giúp
Việt Nam tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu mà còn tạo
điều kiện để bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc.
Để thực hiện các chủ trương này, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã
ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi
truyền thống. Những quy định này tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tham
gia của Việt Nam vào hợp tác quốc tế. Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế
hợp tác song phương và đa phương, tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý tập trung của Nhà nước, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng kể trong
việc ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Đầu tiên, hội nhập 18
quốc tế trong lĩnh vực này đã đóng góp quan trọng vào hoạt động đối ngoại của
Việt Nam, bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho phát triển. Thứ hai, Việt
Nam đã khai thác được nhiều nguồn lực từ quốc tế thông qua hợp tác với các
quốc gia phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như an ninh mạng và biến đổi khí
hậu. Ví dụ, trong lĩnh vực an ninh mạng, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ
các đối tác quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đóng góp vào
sự phát triển của nền kinh tế số.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp phải một số thách thức trong hợp tác quốc
tế ứng phó với an ninh phi truyền thống. Đầu tiên, nhận thức về các thách thức
này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là về tính chất và khía cạnh an ninh của các vấn đề
như ô nhiễm môi trường, di cư bất hợp pháp và tội phạm xuyên quốc gia. Thứ
hai, còn thiếu tính chủ động trong việc xác định mục tiêu và biện pháp tham gia
tại các diễn đàn đa phương. Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn
hạn chế, dẫn đến việc thiếu hụt đội ngũ chuyên gia có kỹ năng cần thiết. Cuối
cùng, trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng phức tạp, Việt Nam phải đối mặt
với áp lực trong việc cân bằng các mối quan hệ quốc tế và giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Tóm lại, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc hợp tác quốc tế
ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, Việt Nam cần tiếp tục nỗ
lực để cải thiện nhận thức, nâng cao khả năng tham gia và tăng cường hợp tác để
đảm bảo an ninh bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.2. Vai trò của hợp tác đa phương trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống
2.2.1. Vai trò của hợp tác đa phương trong xử lý vấn đề tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia
Hợp tác đa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vấn đề an
ninh phi truyền thống, đặc biệt trong lĩnh vực tội phạm có tổ chức và tội phạm
xuyên quốc gia. Những loại tội phạm này thường không giới hạn trong biên giới
quốc gia, dẫn đến việc các quốc gia đối mặt với những thách thức an ninh phức
tạp mà không thể giải quyết đơn lẻ. 19
Hợp tác đa phương trong lĩnh vực tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia
giúp tăng cường khả năng phát hiện và điều tra thông qua việc chia sẻ thông tin
giữa các quốc gia. Các lực lượng thực thi pháp luật có thể cung cấp và nhận
thông tin về các hoạt động tội phạm, từ đó nâng cao nhận thức và sự cảnh giác
đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc hợp tác trong các cuộc
điều tra đa quốc gia cũng tạo ra cơ hội để các lực lượng này chia sẻ kinh
nghiệm, chiến lược và tài nguyên, góp phần tăng cường hiệu quả trong việc truy bắt tội phạm.
Một trong những vai trò quan trọng của hợp tác đa phương là phát triển
các khung pháp lý chung giữa các quốc gia, giúp thống nhất các quy định và
biện pháp xử lý tội phạm xuyên quốc gia. Hợp tác này không chỉ tạo điều kiện
cho việc thực thi pháp luật mà còn thúc đẩy việc thực hiện các công ước quốc tế
như Công ước Liên Hợp Quốc chống tội phạm có tổ chức (UNTOC). Sự thống
nhất trong khung pháp lý giúp các quốc gia dễ dàng phối hợp và tương tác hơn
trong việc điều tra và truy tố tội phạm.
Hợp tác đa phương không chỉ giúp các quốc gia chia sẻ thông tin mà còn
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của các lực lượng thực thi
pháp luật. Các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng có thể được tổ chức,
giúp nhân viên thực thi pháp luật học hỏi và áp dụng các phương pháp mới trong
đấu tranh chống tội phạm có tổ chức. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế có thể
cung cấp nguồn lực và công nghệ cho các quốc gia, từ đó cải thiện khả năng của
họ trong việc điều tra và xử lý tội phạm.
Hợp tác đa phương thúc đẩy việc thiết lập các mạng lưới hợp tác quốc tế
giữa các cơ quan thực thi pháp luật, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan
khác. Những mạng lưới này cho phép chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, tạo ra
một môi trường hợp tác mạnh mẽ trong việc chống tội phạm có tổ chức. Đồng
thời, việc xây dựng các đối tác công - tư cũng góp phần nâng cao khả năng và
nguồn lực cho cuộc chiến chống lại các hoạt động tội phạm.
Tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia thường liên quan đến nhiều vấn
đề an ninh phi truyền thống, như buôn lậu, ma túy và tội phạm mạng. Hợp tác đa 20