Vai trò của người thủ lĩnh chính trị | Tiểu luận chính trị học
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị. Vai trò tích cực của thủ lĩnh biểu hiện ở những điểm sau. Những điều kiện để trở thành thủ lĩnh. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THU HÀ MÃ SV: 2156100020
LỚP: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K41
LỚP TÍN CHỈ: ĐC_CTH11 Hà Nội, 2021 LỜI CẢM ƠN
Đề tài này ngoài nỗ lực bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Tiến sĩ Trần Thị Hoa Lê đã giúp đỡ em trong quá trình học tập môn học CHÍNH TRỊ HỌC.
Do tình hình dịch bệnh Coivid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo kết
thúc học phần đánh giá kết quả học tập cho sinh viên, nhà trường và Khoa
Chính trị học đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia làm bài tiểu luận thay
cho kỳ thi chung như bình thường, dù có nhiều thay đổi song bản thân em vẫn
cố gắng nắm bắt và tiếp thu kiến thức hết sức. Tuy nhiên do thời gian làm bài
còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong nhận
được sự đánh giá, góp ý của cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thu Hà 2 MỤC LỤC
Vai trò của thủ lĩnh chính trị
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................4 1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...........................................................................................................4 2.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:.............................................................................4 3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..............................................................................5 4.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...............................................................5 5.
KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN:...................................................................................................5
NỘI DUNG...........................................................................................................................6
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ:............................................................................6 1.
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị:.........................................................................6 1.1.
Vai trò tích cực của thủ lĩnh biểu hiện ở những điểm sau:......................................6 1.2.
Những điều kiện để trở thành thủ lĩnh:....................................................................7 2.
Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:.................................................................8 2.1.
Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:...................8
PHẦN 2: VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA TỔNG THỐNG NGA TRÊN CON ĐƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA MÌNH
ĐỐI VỚI NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI.............................................................................................10 1.
Vai trò của Tổng thống Nga – Vladimir Putin đối với nước Nga:.............................10 1.1.
Xây dựng hoàn thiện, củng cố lại quyền lực chính trị của ông Putin đối với tình
hình nước Nga..................................................................................................................11 1.2.
Tiên phong tập hợp sức mạnh quần chúng, phát huy sức mạnh trong việc gầy
dựng lại nước Nga độc lập................................................................................................11 1.3.
Thực thi quyền lực chính trị, nhìn xa trông rộng, khả năng tổ chức, lãnh đạo nước
Nga vượt qua muôn vàn khó khăn....................................................................................12 2.
Vai trò của Tổng thống Nga - Vladimir Putin đối với Thế giới:................................13
PHẦN 3: VAI TRÒ TIÊU CỰC CỦA TỔNG THỐNG NGA TRÊN CON ĐƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA MÌNH
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐẤT NƯỚC...........................................................................................15 1.
Vai trò của Tổng thống Nga - Vladimir Putin đối với nước Nga:.............................15 1.1.
Trong điều kiện thế giới đầy biến động đầy phức tạp, ông Putin phải có một quyết
định sáng suốt:..................................................................................................................15 1.2.
Hiến pháp liệu có phải công cụ bảo toàn quyền lực cho Putin ?...........................16 1.3.
Nước Nga và giá dầu OPEC: Sai lầm nghiêm trọng của ông Putin......................16 1.4.
Tính toán sai lầm của Putin trước đòn đánh hội đồng từ phương Tây...................16 2.
Vai trò tiêu cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của mình và liên hệ
thực tiễn đất nước:..............................................................................................................17 2.1.
Vai trò tiêu cực của Tổng thống Nga:....................................................................17 2.2.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam:..................................................................................19
KẾT LUẬN........................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................25 3 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay, ở bất cứ đâu khi xuất hiện sự tồn tại
của nhóm người với những hoạt động mang tính tập thể đều xuất hiện thủ lĩnh.
Thủ lĩnh là một trong những dấu hiệu cơ bản của một tổ chức, hoạt động
chung. Hoạt động tâ ip thể đó đòi hỏi sự phân chia vai trò, chức năng quản lý có
tính nghiệp vụ và sự phục tùng, do đó cần sự thể chế hóa, định hình chính thức
các thủ lĩnh chính trị, xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định.
Cố Tổng thống Pháp De Gaulle từng nói: ‘’Con người không thể thiếu thủ
lĩnh chính trị, cũng như không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động
vật chính trị này cần phải trong tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh’’.
Tầm quan trọng của thủ lĩnh nói chung hay thủ lĩnh chính trị nói riêng là điều
không thể phủ nhận trong bất kỳ thời kì nào. Và vai trò của một người thủ lĩnh
chính trị trong việc dẫn dắt, kim chỉ đường trong lĩnh vực chính trị là điều
không thể thiếu được. Đây chính là lí do em chọn đề tài tiểu luận này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Vấn đề vai trò thủ lĩnh chính trị được nhiều khoa học trên thế giới nghiên
cứu. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có một số các công trình về đề
tài này và vấn đề này cũng được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học
chuyên lẫn không chuyên về chính trị. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là con số
lớn, điều này cần thời gian dài và những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong tương lai. 4
Đề tài được thực hiện với mục đích làm rõ được những vai trò mà một
người thủ lĩnh cần có. Bên cạnh đó, còn giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về Tổng
thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin - một nhà chính trị gia tài ba xuất
chúng của một đất nước đưa Nga ra khỏi sự khủng hoảng và có tầm ảnh hưởng
lớn, sâu rộng đến thế giới ở mọi mặt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề lý luận về vai trò thủ lĩnh chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu đề
tài như vai trò của một người thủ lĩnh chính trị ở mức độ tích cực lẫn tiêu cực.
Bên cạnh đó đề tài cũng sẽ khái quát tìm hiểu về vai trò của Tổng thống Nga
Vladimir Vladimirovich Putin đối với tình hình chính trị-kinh tế của nước Nga
sau hậu tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu về vấn đề này, nghiên cứu về đề tài áp
dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp tổng
hợp phân tích so sánh, quy nạp diễn dịch, thống kê.
5. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của tiểu luận gồm có 3 phần:
Phần 1: Khái quát về vai trò của người thủ lĩnh chính trị.
Phần 2: Vai trò tích cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của
mình đối với nước Nga và Thế giới. 5
Phần 3: Vai trò tiêu cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của
mình và liên hệ thực tiễn đất nước NỘI DUNG
Phần 1: Vai trò của thủ lĩnh chính trị:
Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với
những con người Chính trị khác (người công dân, người hoạt động chính trị
chuyên nghiệp), thủ lĩnh chính trị có vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển
của lịch sử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, vị thế giai cấp
hay tầng lớp xuất thân mà vai trò của thủ lĩnh chính trị có thể là tích cực hay tiêu cực.
1. Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị:
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh
ra thủ lĩnh, tiến độ hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với
tiến trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quần
chúng. Đó là lãnh tụ của quần chúng.
1.1.Vai trò tích cực của thủ lĩnh biểu hiện ở những điểm sau:
Do khi nhận thức yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ
lĩnh chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ
chức quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống
quyền lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo
động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần
chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu
tranh chính trị nhằm giành, giữ gìn và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với
nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp. 6
Thủ lĩnh chính trị của giải cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp, của dân tộc, do có khả năng nhìn xa trong rộng cho nên không những có
khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng
đưa phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi
mục tiêu chính trị đã đề ra. Trong thực tiễn lịch sử Lênin cùng Đảng Bôn-sê-
vích Nga đã đưa nước Nga thoát khỏi cuộc bao vây tấn công của 14 nước đế
quốc, thoát khỏi tình trạng kiệt quệ của thời kỳ nội chiến. Chủ tịch Hồ Chí
Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa cách mạng nước ta đi đúng quỹ đạo
cách mạng vô sản, vượt qua hiểm nghèo ‘ngàn cân treo sợi tóc’ (1946) để giành
thắng lợi trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Và ở hiện tại những thủ lĩnh
chính trị đứng đầu một đất nước đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn,
phù hợp với thực trạng đất nước để giúp nhân dân có cuốc sống ổn định, đầy
đủ. Trong đề tài Tiểu luận này em xin lấy dẫn chứng phân tích chính là Tổng
thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin, tài sản quý của nước Nga, là người
lãnh đạo lớn của Nga trong suốt hơn hai thập niên.
1.2.Những điều kiện để trở thành thủ lĩnh:
-Có một chương trình, cương lĩnh chính trị có thể mang lại một sự thay
đổi mới có lợi cho nhóm, giai cấp mình đại diện.
-Biết đấu tranh để thực hiện chương trình, cương lĩnh đó (phẩm chất cá
nhân phù hợp, có ý chí, sự cố gắng hợp lí, bản lĩnh…)
-Biết thu hút quần chúng, làm cho quần chúng biết đến
-Có thời gian trở thành một thủ lĩnh cần phải thu thập được những phẩm
chất nhất định của nhóm, của cộng đồng. Những phẩm chất này được hình
thành trong quá trình tương tác với những người khác. Nhưng không nên nhìn
nhận những phẩm chất đó một cách cơ giới. Một cá nhân muốn trở thành thủ 7
lĩnh, là nhận lấy trách nhiệm tự bản thân phải thay đổi hành vi, tính cách theo
yêu cầu của nhóm. Tuy nhiên, điều đò không làm mất đi cá tính, nhân cách độc
đáo và tính tích cực chính trị riêng có của một thủ lĩnh.
Thủ lĩnh chính trị được hình thành trong quá trình đấu tranh chính trị. Vì
vậy, có thể nói rằng, không đấu tranh chính trị, thì không có nhu cầu thực sự về
thủ lĩnh chính trị và sẽ không có thủ lĩnh chính trị.
2. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:
Thông thường ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị là do vị thế của
giai cấp sản sinh ra thủ lĩnh quyết định. Tuy nhiên, ở giai cấp tiến bộ cũng có
trưởng hợp, do người lãnh đạo thiếu tài, kém đức hoặc có tài nhưng kém đức,
cá nhân chủ nghĩa, chuyên quyền độc đoán, nên không có khả năng nhận thức
đúng đắn và vận dụng sáng tạo quy luật khách quan; hoặc nhận thức đúng mà
hoạt động trái với quy luật khách quan, trái với lợi ích của quần chúng, đi
ngược với xu thế của thời đại. Trong trường hợp này, vai trò của người thủ lĩnh
kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
2.1.Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:
Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào,
không biết ‘chớp thời cơ, vượt thử thách’ để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt
ra, đặc biệt, trước những bước ngoặc lịch sử thường tỏ ra bối rối, dễ dao động,
thậm chí còn trở nên có xu hướng phản động, lái phong trào đi ngược lại với
lợi ích của quần chúng nhân dân. Sự phản bội của Gorbachev không chỉ gây
hại tới cách mạng Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô, toàn thể nhân dân Xô
Viết, mà khiến cho chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của nhân loại trở nên phức tạp. 8 (Mikhail Gorbachev)
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng,
động cơ không trong sáng nên thường gây bè phái chia rẽ, mất đoàn kết trong
hệ thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức, hạn
chế ngăn cản khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả giải quyết những
nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đã đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyền quyền, hoặc do năng lực hạn
chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị
tước bỏ, nhân quyền bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết
định sai trái của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải
trả giá đắt, đôi khi đem lại hệ quả không thể lường trước được.
Để đánh giá đó là tích hay tiêu cực, ta thông qua 3 tiêu chí: thời đại, giai cấp, nhân cách.
Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, các vai trò của các lãnh tụ, thủ lĩnh
càng có ý nghĩa to lớn vì chính trị liên quan tới hàng triệu con người, để đấu
tranh thủ tiêu chế độ người bóc lột người và chế độ tư hữu, xây dựng đổi mới,
xã hội do chính nhân dân lao động làm chủ, thì người tổ chức, lãnh đạo có vai 9
trò cực kỳ quan trọng. Nếu không có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình, kinh
nghiệm nhìn xa trông rộng của thủ lĩnh chính trị thì sự nghiệp giải phóng con
người, xây dựng một thế giới bình đẳng sẽ khó có thể thực hiện. Leenin khẳng
định rằng: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống
trị, nếu nó không đào tạo được đội ngũ những lãnh tụ chính trị (thủ lĩnh chính
trị) có đủ khả năng, phẩm chất để tổ chức, lãnh đạo phong trào”.
Phần 2: Vai trò tích cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của
mình đối với nước Nga và Thế giới.
Vladimir Putin, vị tổng thống vĩ đại nhất lịch sử nước Nga, người đã ghi
nhiều dấu ấn lớn về kinh tế, quân sự, xã hội. Lên nắm quyền khi đất nước đang
trong thời kỳ cực kỳ khó khăn, ông không chỉ giữ cho nước Nga luôn đoàn kết
mà còn trở thành siêu cường với nền kinh tế, công nghiệp phát triển cùng một
quân đội hùng mạnh. Trong suốt hơn 2 thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của ông, Nga
một lần nữa được gọi tên và tôn trọng.
1. Vai trò của Tổng thống Nga – Vladimir Putin đối với nước Nga:
Với vai trò là người đứng đầu, “chèo lái” con thuyền nước Nga, được nhân
dân ủng hộ, tình yêu thương của nhân dân Nga đối với người “thuyền trưởng” 10
đầy gan dạ. Ông là người đầy bản lĩnh, một chính trị gia tài năng, có tầm nhìn
của một nhà cải cách có vai trò quan trọng đối với nước Nga.
1.1. Xây dựng hoàn thiện, củng cố lại quyền lực chính trị của ông Putin đối
với tình hình nước Nga.
Ngay từ khi nắm quyền, Putin liên tục thể hiện mình là một nhà lãnh đạo
cứng rắn khi tung ra hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm củng cố quyền lực và
khẳng định vị thế. Trong những năm đầu tiên, ông thẳng tay vô hiệu hóa quyền
lực của các nhà tài phiệt hưởng lợi từ hậu tan rã của Liên Xô, tích lũy được
khối tài sản khổng lồ và tìm mọi cách dùng tiền thao túng thị trường. Điển hình
vào năm 2003, bắt nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, ông chủ tập đoàn dầu
khí Yokous với tổng khối tài sản là 8 tỷ đô la cùng cáo buộc lời đảo, rửa tiền,
biển thủ công quỹ. Việc hạ bệ này đã đánh dấu thắng lợi của Putin, nhóm các
quan chức hàng đầu thuộc cơ quan an ninh, cảnh sát, quân đội Nga, trước giới
tài phiệt kinh tế Nga từ thời Yeltsin.
Chính thắng lợi này đã giúp Putin giành thắng lợi đáng kể về kinh tế-chính
trị trước các đối thủ, đồng thời giúp ông giành lại quyền kiểm soát của nhà
nước trong các lĩnh vực quan trọng.
1.2. Tiên phong tập hợp sức mạnh quần chúng, phát huy sức mạnh trong
việc gầy dựng lại nước Nga độc lập.
Lên nắm quyền trong giai đoạn nước Nga đang đương đầu với nhiều sự khó
khăn những bằng sự quyết đoán của một thủ lĩnh chính trị, ông từng bước gầy
dựng lại, khôi phục vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Ông còn thành công trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, sự đoàn kết và
niềm tự hào dân tộc của người Nga. Ông làm trỗi dậy tinh thần trong cuộc
chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô và hướng nó vào cuộc đối 11
đầu với những kẻ luôn tìm cách phá hoại nước Nga. Ông đã đưa những giá trị
tinh thần của dân tộc Nga, dù ở bất cứ nơi đâu hay bất kỳ giai đoạn lịch sử nào
vào truyền thống văn hóa dân tộc Nga, lưu giữ cho thế hệ sau. Với người Nga,
ông Putin như một biểu tượng “người cầm lái” mạnh mẽ, ổn định, cùng sự
quay trở lại của một cường quốc.
Theo lời cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin trước khi trao lại trách nhiệm
cho ông Putin vào năm 1999: “Ông ấy sẽ có thể đoàn kết lại những người
muốn làm sống lại nước Nga vĩ đại trong thế kỷ 21. Ông ấy là Thư ký Hội
đồng An ninh và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên Bang Vladimir
Vladimirovich Putin”. Trước sự tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối của người sếp
mình, ông Putin đã khẳng định rõ ràng, chắc nịch qua việc nắm quyền xuyên
suốt hơn 2 thập kỷ. Từ kết quả chưng cầu dân ý hay bầu cử, nhân dân đều cho
thấy sự ủng hộ hoàn toàn tuyệt đối với Tổng thống Putin.
1.3. Thực thi quyền lực chính trị, nhìn xa trông rộng, khả năng tổ chức,
lãnh đạo nước Nga vượt qua muôn vàn khó khăn.
Bên cạnh việc ổn định xã hội, củng cố quyền lực, Putin còn thực hiện một
loạt các cải cách mạnh tay nhằm vực dậy nền kinh tế Nga vốn đã ở trên bờ vực sụp đổ.
Trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Putin đã tập trung thực
hiện chiến lược kinh tế do Bộ trưởng Bộ Thương Mại và Phát triển Kinh tế
German Gref đưa ra nhằm thay đổi gần như toàn bộ nền kinh tế Nga trong
vòng một thập kỷ. Chiến lược này đi sâu vào các ngành nghề như thuế, đất đai, công vụ, tài chính…
Dưới thời ông, sự hình thành chính sách châu Á của Nga bắt đầu. Cùng với
Trung Quốc, nhà lãnh đạo Nga đã tìm cách phát triển quan hệ với Ấn Độ như 12
một cường quốc châu Á có thể so sánh với Trung Quốc và còn là đối tác chiến
lược truyền thống của Nga; với Nhật Bản và Hàn Quốc – làm nguồn lực đầu tư
và nhập khẩu công nghệ; với các nước ASEAN là một thị trường lớn, béo bở
và đang trong thời kỳ phát triển. Quan hệ song phương và các định dạng đa
phương, đặc biệt trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, BRICs và
RIC (Nga-Ấn Độ-Trung Quốc) đã tạo ra các điều kiện để duy trì trạng thái cân
bằng với các nước mạnh hơn hay tiên tiến hơn qua đó bảo vệ lợi ích của mình một cách hiệu quả.
Thời kỳ lịch sử nào cũng tạo ra những con người lịch sử và ở thời nào cũng
có những con người làm nên lịch sử. Với ông Putin trên cương vị lãnh đạo đất
nước cách đây 20 năm, nước Nga và người Nga có được đúng người, ở đúng
chỗ và vào đúng thời điểm. Nước Nga thay đổi cơ bản và nhanh chóng chưa
từng có trong cả kinh tế-xã hội, đối ngoại và giành lại vị trí cường quốc hàng đầu.
2. Vai trò của Tổng thống Nga - Vladimir Putin đối với Thế giới:
Tổng thống Putin khiến cả thế giới sững sờ khi là cường quốc đầu tiên chỉ
trích chính sách Ngoại giao của Mỹ và sáng kiến về một thế giới đơn cực do
Mỹ làm bá chủ tại Hội nghị an ninh Munich. Ông đã tuyên bố rằng mô hình 13
này cực kỳ nguy hiểm và không đồng nhất với nền dân chủ mà Mỹ khẳng định
trước đó. “Chúng ta luôn được dạy về sự dân chủ…nhưng vì một số lí do
nào đó, những người dạy chúng ta lại không muốn bản thân họ như vậy”,
ông Putin lên án Washington.
(Tổng thống Putin tại Hội nghị an ninh Murnich)
Tổng thống Putin còn khiến các nước trở tay không kịp khi chấp thuận
trưng cầu dân ý tại Crimea, qua đó sáp nhập bán đảo này về Nga. Sau đó, Nga
bất ngờ triển khai quân đến Syria theo lời đề nghị của thống đốc nước này
Bashar al-Assad, chỉ sau 2 năm, Nga đã giúp lực lượng vũ trang Syria giải
phóng toàn bộ lãnh thổ khỏi tay bọn khủng bố. Ngoài tài thao lược lãnh đạo đất
nước qua các thời kỳ khó khăn, ông còn đóng góp vai trò làm nhà kiến tạo hòa
bình đưa ra các sáng kiến nhằm chấm dứt nội chiến ở Trung Đông.
Thái độ đối với Putin trên thế giới là khác nhau. Nhưng không ai có thể
phủ nhận một sự thật rằng: Putin chính là chính trị gia nổi trội bậc nhất thế kỷ
21. Qua đó ta thấy được vai trò tích cực của Tổng thống Putin trên con đường
trở thành thủ lĩnh chính trị ông đã tự xây dựng cho chính bản thân mình những
đặc điểm: chính sách đúng đắn thay đổi cục diện đát nước, thu hút nhân dân, 14
nhận được sự ủng hộ, thời gian đã minh chứng rõ nét cho năng lực vực dậy lại
nước Nga độc lập, lấy lại vị thế vốn có.
Tóm lại, những thành tựu mà nước Nga đạt được sau hơn 18 năm cầm
quyền của tổng thống Vladimir Putin là rất lớn, lớn đến mức đông đảo người
dân Nga mong muốn những chính sách của ông vẫn sẽ tiếp tục, thậm chí mới
đây một số nghị sĩ Nga còn đề xuất sửa đổi Hiến pháp để Putin làm tổng thống
sau năm 2024. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thành công không thể
phủ nhận, nước Nga vẫn đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ còn đó là những
vấn đề chưa được giải quyết cũng như mục tiêu, nhiệm vụ đang dang dở.
Phần 3: Vai trò tiêu cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của
mình và liên hệ thực tiễn đất nước.
1. Vai trò của Tổng thống Nga - Vladimir Putin đối với nước Nga:
Cho dù đắc cử vẻ vang, nhận được sự đồng tình đông đảo của người
dân. Trước sự tin yêu ấy, trước mắt Putin vẫn còn khá nhiều thách thức gay go.
1.1. Trong điều kiện thế giới đầy biến động đầy phức tạp, ông Putin phải
có một quyết định sáng suốt:
Chủ động bên ngoài nhưng bất lực bên trong. Một trong 3 thách thức
lớn cho ông và Chính phủ là tình trạng khốn khó của nhân dân. Trong những
năm đầu thập niên 2000, Putin theo chính sách tự do, cải cách để kích thích
kinh tế. Nhưng khi vật giá leo thang, dân chúng phàn nàn thì chống lạm phát
được xem là ưu tiên với các biện pháp tăng thu, giảm chi, tích trữ ngoại tệ
phòng ngừa tình trạng nhiên liệu rơi giá kéo dài và lệ thuộc vào Tây phương.
Hệ quả là kinh tế Nga không phất lên được, nạn nghèo khó tăng lên, theo nhận
định của một chuyên gia của Quỹ đầu tư Nga Renaissanse Capital. 15
Tình trạng xã hội thiếu tổ chức. Trong nhiệm kỳ mới, tổng thống Putin
dự trù ban hành nhiều biện pháp mất lòng dân như là tăng tuổi về hưu, đóng
góp lập quỹ bảo hiểm xã hội cho đến nay chưa có. Đừng để nước đến chân mới
nhảy, bế tắc trong chính sách đối ngoại, người dân lo ngạo cho con em họ khi
đứng trước tương lai bất định nếu xung khắc với phương Tây còn kéo dài.
1.2. Hiến pháp liệu có phải công cụ bảo toàn quyền lực cho Putin ?
Vladimir Putin đã sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng thời hạn nhiệm kỳ tổng
thống từ bốn năm lên sáu năm. Giới chuyên gia cho rằng sau hành động này
của ông nhằm để giúp ông duy trì quyền lực. Theo ông Pascal Boniface phân
tích rằng: “Đương nhiên tổng thống Nga muốn gây ảnh hưởng, ông Putin có
thể làm được điều đó và nắm lấy chiếc ghế chủ tịch tại Hội Đồng An Ninh
Quốc Gia. Chúng ta có thể thấy được dù cho ở cương vị nào thì ông Putin vẫn
duy trì một tầm ảnh hưởng đối với người sẽ kế nhiệm ông trong tương lai. Dù
thế nào một lần nữa tôi tin rằng điều quan trọng nhất đối với Putin là chính
sách của ông phải được tiếp tục và tổ quốc Nga vẫn phải được kính trọng”.
1.3. Nước Nga và giá dầu OPEC: Sai lầm nghiêm trọng của ông Putin.
Ông đã cắt giảm sản xuất để giữ giá dầu thô trên thị trường quốc tế,
trong lúc giá dầu đi xuống do khủng hoảng Covid-19 khiến cho kinh tế bị
ngưng trệ ở Trung Quốc và nhiều nơi. Chính quyết định này ngay lập tức khiến
Nga bị thiệt hại nặng. Giá dầu xuống 34 đô la một thùng, khiến đồng rúp của
Nga mất giá ngay, xuống còn 75 rúp ăn một đô la Mỹ. Ở Nga, chỉ có tổng
thống mới có quyền quyết định giá dầu, nên ông đã làm và chọn thời điểm tồi
tệ nhất để làm chuyện đó.
1.4. Tính toán sai lầm của Putin trước đòn đánh hội đồng từ phương Tây.
Lãnh đạo của Nga có lẽ đã coi nhẹ sức ảnh hưởng của Anh và không
lường trước được nguy mô đòn đánh đáp trả phương Tây nhắm vào mình. Việc 16
28 quốc gia liên tiếp đưa ra quyết định trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga
để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc ở Anh được
cho là một "đòn hội đồng" mà phương Tây nhắm vào Moscow và là một chiến
thắng chính trị đáng kể của Thủ tướng Anh Theresa May. Mỹ cũng đồng loạt
trục xuất 60 nhân viên ngoại giao Nga, đóng cửa lãnh sự quán ở Seattle, tuyên
bố hành động này giúp nước Mỹ an toàn hơn "vì giảm khả năng hoạt động
gián điệp của Nga đối với người Mỹ cũng như năng lực thực hiện các điệp vụ
ngầm đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ". Đây không chỉ là đợt trục xuất nhà
ngoại giao Nga lớn nhất của Mỹ trong hơn 30 năm qua, mà còn là đòn trừng
phạt tập thể quy mô nhất trong lịch sử tình báo thế giới, có thể khiến nước Nga
hứng chịu hậu quả nặng nề trong thời gian dài. Đây có thể là quãng thời gian
tồi tệ nhất của các cơ quan tình báo Nga trong suốt nhiều thập kỷ qua, cũng là
thời điểm đánh dấu sự sụp đổ trong quan hệ giữa Nga với phương Tây. Nước
Nga vốn bị châu Âu cấm vận suốt 4 năm qua sẽ bị đẩy vào tình thế bị cô lập
hơn nữa, đặc biệt là khi họ tung ra các đòn đáp trả phương Tây.
Ngay cả khi căng thẳng hạ nhiệt, Nga cũng sẽ phải mất nhiều năm mới
có thể khôi phục được quan hệ với phương Tây trước khi tính tới phương án dỡ
bỏ lệnh cấm vận và tái gia nhập G7.
2. Vai trò tiêu cực của tổng thống Nga trên con đường chính trị của
mình và liên hệ thực tiễn đất nước:
2.1. Vai trò tiêu cực của Tổng thống Nga:
Với vai trò là một nhà chính khách, thủ lĩnh chính trị với tài năng lãnh đạo
tuyệt vời, Tổng thống Putin đã đưa Nga trở về lại vị trí cường quốc. Liên tục
được sự ủng hộ nhiệt tình, hoàn toàn tuyệt đối, chính sách đúng đắn, chiếm
trọn niềm tin yêu của nhân dân Nga. Thế nhưng vẫn có một sự kiện được hoài 17
nghi liên quan không hề ít là việc ông Putin trong việc điều hành giá nhiên liệu,
suýt chút nữa gây nên khủng hoảng khí đốt sưởi ấm mùa đông cho châu Âu.
Nhiều người chỉ trích cho rằng Nga và ông Putin đang thao túng dòng khí đốt
nhằm đẩy mạnh giá năng lượng lên cao. Tuy nhiên ông lại phủ định chính cáo
buộc trên và khẳng định rằng chính châu Âu đã không chuẩn bị sẵn kịch bản cho tình huống này.
Vào mùa thu năm nay, người châu Âu cuối cùng đã nhận được sự cái giá
phải trả: sự hội tụ của các sự kiện đã đẩy giá năng lượng lên mức cao kỷ lục,
đặt Tổng thống Nga vào tình thế “phải đi giải cứu”. Trước đây, Nga đã sử dụng
vai trò của mình là nhà cung cấp năng lượng quan trọng để gây sức ép với các
quốc gia riêng lẻ như Belarus, Gruzia và Ukraine. Giờ đây, căng thẳng là về
một điều gì đó hiện hữu rõ ràng hơn: tương lai mối quan hệ kinh tế quan trọng
nhất của Nga với châu Âu và đòn bẩy địa chính trị chủ chốt của Điện Kremlin.
“Nga không thể chỉ rửa sạch tay và nói rằng nó không liên quan gì đến họ. Rõ
ràng là họ có liên quan khá nhiều”, ông Sikorski nói.
Các nhà phân tích và quan chức cho biết, Nga đã và đang thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với các khách hàng châu Âu, nhưng từ chối
cung cấp nhiều hơn đáng kể khi cầu ngày càng vượt xa cung. Điều đó đã làm
trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng năng lượng được thúc đẩy bởi nhiều
yếu tố, bao gồm sự gia tăng nhu cầu khi thế giới thoát khỏi đại dịch, dự trữ
năng lượng từ cuối mùa đông 2020 ở mức thấp, nhu cầu cao hơn từ Trung
Quốc và tốc độ gió thấp ở châu Âu khiến năng lượng tái tạo bị giảm sản lượng.
Với việc Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động, khả năng nắm giữ thị
trường năng lượng của Nga ở châu Âu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, mang lại cho
ông Putin nhiều cơ hội hơn để tác động đến chính trường châu Âu. Điều này sẽ 18
làm giảm sự phụ thuộc của Nga vào Ukraine như một quốc gia trung chuyển
khí đốt xuất khẩu sang Tây Âu.
Ông Putin khẳng định, Nga không có lỗi trong tình trạng khó khăn của châu Âu
hiện nay. “Những gì chúng ta thấy bây giờ là do những hành động dai dẳng
của họ, ít nhất là do bất cẩn và điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho thị trường”.
2.2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam:
Rất nhiều người Việt Nam có tình cảm tốt đẹp đối với nước Nga, bởi đó
không chỉ là quốc gia hạt nhân của Liên Xô vĩ đại mà còn bởi tình cảm mà
người Nga đã đặc biệt giành cho Việt Nam vào những năm tháng chiến đấu và
học tập gian khổ. Học tập, liên hệ thực tiễn, đưa vào ứng dụng đặc biệt trong
thời buổi đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Ở Putin ta thấy được ông
mang trong mình trọng trách, vai trò của ông hoàn toàn mang một vị trí quan
trọng của một người thủ lĩnh chính trị. Trở thành thủ lĩnh dựa trên những nghệ
thuật tuyệt đỉnh của: Tập trung quyền lực-Mặt trận tư tưởng-Truyền thông tâm
lí. Ông đã từng nói: “Nếu không biết ơn Liên Xô là người không có nghĩa,
không thương nhớ là không có trái tim, nhưng muốn quay lại nó là người
không có đầu óc, và tôi với tư cách Tổng thống nước Nga không cho phép
nước Nga của chúng ta bị nô lệ bất kỳ một chủ thuyết nào”. Chính câu nói này
đã nói lên tố chất thủ lĩnh chính trị bên trong một con người toàn năng, nhận
được sự kính nể tuyệt đối.
Tầm nhìn mới trong thông điệp liên bang của Tổng thống Nga đã nêu rõ
những vấn đề mà Việt Nam cũng đang gặp phải. Trong tình hình đại dịch, Đảng
và Nhà nước ta cũng đang và đã có những hướng đi mới, tái thiết lập sản xuất kinh tế. 19
Đảng đã nhấn mạnh, phủ rộng việc tiêm Vaccine chống virus, mở rộng vùng
xanh. Thông qua “Ngoại giao Vaccine” ta thu được nhưng kết quả đáng mừng.
Đem về cho nước ta nguồn viện trợ vaccine lớn, ông Putin cũng chính là cầu
nối giúp thắt chặt mối quan hệ hai nước ngày càng khắng khít, hợp tác sâu rộng
về mọi mặt. Ông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mối giao hảo giữa Chính phủ hai nước.
Từ chuyến thăm chính thức Liên Bang Nga của Chủ tích nước Nguyễn
Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã góp phần nâng cao hơn nữa
sự tin cậy giữa hai bên. Đón tiếp Đoàn Ngoại giao là Tổng thống Nga-Vladimir
Putin, chứng tỏ được ông rất coi trọng đến quan hệ hợp tác Việt-Nga. Đóng
góp không nhỏ đến tình hình hợp tác, ông Putin đóng vai trò của một người thủ
lĩnh chính trị, ông nói trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước: “Năm nay, chúng
ta đã tổ chức lễ kỷ niệm Tuyên bố về Quan hệ Đối tác Chiến lược. Chúng tôi
thực sự coi trọng mức độ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Chúng ta có
quan điểm giống nhau về rất nhiều vấn đề quốc tế. Chúng ta đang làm việc
thường xuyên trên nền tảng của LHQ, các tổ chức khu vực”. 20