Vai trò của thủ lĩnh chính trị | Tiểu luận chính trị học
Thủ lĩnh chính trị là gì? Khái niệm thủ lĩnh chính trị. Những phẩm chất của thủ lĩnh chính trị. Vai trò của thủ lĩnh chính trị. Cựu tổng thống Donald Trump. Tiểu sử. Con đường học vấn, chính trị. Con đường học tập. Con đường xây dựng sự nghiệp. Một số thành tựu quan trọng đạt được có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chính trị của ông sau này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ****** TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Tên đề tài: Vai trò của thủ lĩnh chính trị
Họ tên sinh viên: QUÁCH HÀ THU
Lớp: XUẤT BẢN ĐIỆN
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Hoa Lê Hà Nội - 2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ****** TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Họ tên sinh viên: QUÁCH HÀ THU
Lớp: XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Hoa Lê Hà Nội - 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề..............................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................1
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu....................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................2
6. Kết cấu của đề tài..........................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Thủ lĩnh chính trị là gì?................................................................................4
1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị.......................................................................4
2. Những phẩm chất của thủ lĩnh chính trị....................................................5
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị......................................................................6
II. Cựu tổng thống Donald Trump.....................................................................9
1. Tiểu sử.....................................................................................................10
2. Con đường học vấn, chính trị..................................................................11
2.1. Con đường học tập............................................................................11
2.2. Con đường xây dựng sự nghiệp:.......................................................11
2.3. Một số thành tựu quan trọng đạt được có ảnh hưởng đến quá trình
hoạt động chính trị của ông sau này:..........................................................13
3. Phẩm chất................................................................................................13
3.1. Trình độ hiểu biết..............................................................................13
3.2. Phẩm chất chính trị............................................................................14
3.3. Năng lực tổ chức...............................................................................16
3.4. Đạo đức tác phong.............................................................................16
3.5. Khả năng làm việc.............................................................................18 III.
Vai trò của thủ lĩnh chính trị....................................................................19
1. Vai trò tích cực........................................................................................20
2. Vai trò tiêu cực........................................................................................21
IV. Bài học rút ra...........................................................................................21
1. Tập trung vào hiện tại..............................................................................22
2. Sự tự tin...................................................................................................22
3. Nghĩ lớn, đặt mục tiêu lớn và kiên định với mục tiêu đó đến cùng........22
4. Học hỏi bất cứ đâu, và những trải nghiệm của mình là vô giá................22
KẾT LUẬN.........................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................26 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
- Trong xã hội có giai cấp đã được tổ chức thành từng nhà nước riêng biệt.
hệ thống tổ chức quyền lực riêng. Hệ thống tổ chức quyền lực có vai trò
rất quan trọng trong việc thực thi quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.
Mỗi tổ chức đều cần có người đứng đầu, nhà nước là một thể chế đặc biệt
của quyền lực chính trị vậy nên cũng cần có bộ máy đứng đầu. Thủ lĩnh
chính trị - người đứng đầu của hệ thống, của mỗi tổ chức trong hệ thống
quyền lực đó – là đặc biệt quan trọng. Thủ lĩnh chính trị sẽ quy định cả
tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính trị
- Thủ lĩnh chính trị khi có nhận thức đúng đắn, khoa học về quy luật vận
động khách quan của xã hội sẽ có những hoạt động phù hợp, từ đó có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ngược lại, khi nhận thức không
đúng đắn, hoạt động không phụ hợp thì thủ lĩnh chính trị sẽ trở thành bức
tường ngăn chặn sự phát triến, kìm hãm sự vươn lên của quốc gia nói
chung và của toàn thế giới nói chung
- Ngoài ra, khi thủ lĩnh chính trị có những nhận thức đúng đắn sẽ có ý nghĩa
thiết thức trong việc giáo dục đức, tài cho đội ngũ các nhà lãnh đạo chính trị của giai cấp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu về thủ lĩnh chính trị
dựa trên một vị thủ lĩnh chính trị cụ thể, có thực trong lịch sử nhân loại
- Phạm vi nghiên cứu: thủ lĩnh chính trị có thực trong lịch sử nhân loại trên toàn thế giới
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: nghiên cứu về khái niệm, phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính
trị dựa trên việc phân tích một vị thủ lĩnh cụ thể. Từ đó rút ra được những 2
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của vị thủ lĩnh chính trị. Qua đó hiểu thêm
về thủ lĩnh chính trị, những điều cần có và cần tránh để trở thành một vị
thủ lĩnh chính trị tài ba
- Để đạt được mục đích đó đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Thủ lĩnh chính trị là gì?
+ Cựu tổng thống Donald Trump
+ Vai trò của cựu tổng thống Donal Trump đối với nước Mỹ và toàn thế giới
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài: đề tài dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài nghiên cứu theo phương pháp logic và
lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, … 5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu để hiểu sâu hơn về vai trò của thủ
lĩnh chính trị đối với từng quốc gia và toàn thế giới. Qua việc phân tích,
nghiên cứu vị thủ lĩnh chính trị thực tiên đó là Cựu tống thống Donal
Trump để thấy được những vai trò tích cực và tiêu cực của ông đối với
nước Mỹ và sự ảnh hướng đến thế giới
6. Kết cấu của đề tài
- Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 chương, 8 tiết I.
Thủ lĩnh chính trị là gì? 1. Khái niệm 2. Phẩm chất 3. Vai trò 3.1. Vai trò tích cực 3 3.2. Vai trò tiêu cực II.
Cựu tổng thống Donal Trump 1. Tiểu sử
2. Con đường học tập, chính trị 2.1. Con đường học tập
2.2. Con đường xây dựng sự nghiệp
2.3. Một số thành tựu quan trọng đạt được có ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động chính trị của ông sau này 3. Phẩm chất
3.1. Phẩm chất chính trị
3.2. Trình độ hiểu biết 3.3. Năng lực tổ chức 3.4. Đạo đức tác phong 3.5. Khả năng làm việc III.
Vai trò của cựu tổng thống Donal Trump 1. Vai trò tích cực 2. Vai trò tiêu cực IV. Bài học rút ra
1. Tập trung vào hiện tại 2. Sự tự tin
3. Nghĩ lớn, đặt mục tiêu lớn và kiên định với mục tiêu đó đến cùng
4. Học hỏi bất cứ đâu, và những trải nghiệm của mình là vô giá 4 NỘI DUNG I.
Thủ lĩnh chính trị là gì?
1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
- Theo nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Xênôphôn thì thủ lĩnh chính trị là người
cai trị tối cao - là người phải biết chủ huy. Thủ lĩnh chính trị sẽ làm công
việc quan trọng nhất là cai trị nhà nước trong đời sống nhân loại.
Theo Xênôphôn thì thủ lĩnh chính trị cần hội tụ đủ yếu tố sau: là người
nhận thức được chính trị, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết làm rung
cảm người nghe trong diễn thuyết, … Quan trọng nhất là thủ lĩnh chính
trị là người biết vì lợi ích chung, bởi vì thủ lĩnh chính trị được lập nên
không phải để lo cho cá nhân người đó, mà để “những người đưa anh ta
lên thấy mình được chăm sóc”
Như vậy, theo Xênôphôn thì thủ lĩnh chính trị phải là người thông
minh, nhận thức được chính trị, là một nhà tâm lý biết lôi kéo, tập hợp
và tác động đến nhiều người khác; là người biết bảo vệ lợi ích chung,
người đó phải do tự rèn luyện mà nên; anh ta là người biểu hiện ý chí
thần linh (trong thời cổ đại, thần linh luôn đứng về phía người chiến thắng)
- Nhà tư tưởng La Mã cổ đại Xixêrôn thì lại đề cao sự thông thái. Theo ông
thì phẩm chất thông thái sẽ giúp cho người thủ lĩnh chính trị sẽ tập hợp
được mọi người. cai trị được họ và thể hiện đầy đủ ý chú của thần linh
- Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, thủ lĩnh chính trị là người anắm được quy
luật chính trị được biểu hiện thông qua hoạt động có ý thức, có mục đích
của con người. Nếu như người thủ lĩnh chính trị nắm bắt và hoạt động của
họ phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy được xã hội phát triển.
Và ngược lại, khi hoạt động của họ không phù hợp với tiến trình của lịch
sử thì sẽ gây tác hại kìm hãm, tiêu cực. Trong lĩnh vực hoạt động chính trị 5
thì vai trò của thủ lĩnh càng quan trọng hơn. Lenin từng khẳng định:
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị,
nếu nó không đào tạo ra được trong hành ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị (thủ lĩnh chính trị - TG), những đại biểu tiền phong có đủ khả
năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”
Thủ lĩnh chính trị được hiểu là: đó là nhân vật xuất sắc trong lĩnh cực
hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định,
có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt
và vận dụng quy luật khách quan, có năng lực tổ chức và tập hợp quần
chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra
2. Những phẩm chất của thủ lĩnh chính trị
- Thủ lĩnh chính trị thì dù có ở bất kì chế độ xã hỗi nào và trong bất cứ thời
đại nào cũng đều phải có những phẩm chất nhất định như: có trí tuệ, có
năng lực đạt tới mục tiêu chính trị đề ra, có khả năng cai trị, … Tuy
nhiên, ở mỗi chế độ chính trị thì người thủ lĩnh sẽ có những phẩm chất riêng.
Vậy nên khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần có quan
điểm khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc
biệt phải có quan điểm giai cấp rõ ràng vì chính trị là đấu tranh cho lợi
ích giai cấp, thủ lĩnh chính trị luôn là người thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp.
- Ở mỗi khu vực, mỗi thời kì, mỗi thể chế chính trị sẽ có những yêu cầu về
thủ lĩnh chính trị khác nhau. Nên có thể khái quát về phẩm chất của người
lãnh đạo – thủ lĩnh chính trị như sau 6
+ Thứ nhất là về trình độ hiểu biết: người thủ lĩnh chính trị nhất định phải là
người thông minh, có trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực, có trình độ trí tuệ,
có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển theo hướng vận động của
quá trình chính trị, có khả năng dự báo, tiên đoán tình hình, làm chủ được khoa
học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.
+ Thứ hai, về phẩm chất chính trị: thủ lĩnh chính trị phải là người giác ngộ lợi
ích giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với
mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, có bản
lĩnh chính trị vững vàng trước những bước phát triển phức tạp, quanh co của lịch sử.
+ Thứ ba, về năng lực tổ chức: thủ lĩnh chính trị là người có khả năng về công
tác tổ chức, nghĩa là, biết đề ra mục tiêu đúng; phân công đúng chức năng cho
cấp dưới và cho từng người, biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả
năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc.
+ Thứ tư, về đạo đức, tác phong: thủ lĩnh chính trị phải là người có tính trung
thực, công bằng, không tham lam, vụ lợi; cởi mở và cương quyết; có lối sống
giản dị, có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng
nghe ý kiến của người khác, có lòng tin vào chính bản thân mình, có khả năng tự
kiểm tra bản thân, khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình; có chính kiến và
dám bảo vệ chính kiến; có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
+ Thứ năm, về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc cao, có
khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, nhạy cảm và năng động, biết
cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới. 7
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị
Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với những
con người chính trị khác (người công dân, người hoạt động chính trị chuyên
nghiệp), thủ lĩnh chính trị có vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển của lịch
sử. Nếu như một cá nhân đưa ra lựa chọn sai thì nó chỉ ảnh hưởng đến họ hoặc
vài người xung quanh, nhưng nếu một thủ lĩnh chính trị đưa ra lựa chọn, hoạt
động sai nó sẽ ảnh hưởng để cả một thể chế nhà nước, ảnh hưởng đến nền chính
trị đương thời, và ảnh hưởng đến quốc gia và toàn thế giới. Vậy nên mọi quyết
định, lựa chọn, hoạt động của thủ lĩnh chính trị đều có vai trò rất to lớn đối với
từng quốc gia và toàn thế giới. Tuy nhiên, tùy theo những điều kiện lịch sử, vị
thế của giai cấp hay tầng lớp sản sinh ra người cầm đầu mà vai trò của thủ lĩnh
chính trị có thể là tích cực hay tiêu cực 3.1. Vai trò tích cực
- Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra
thủ lĩnh tiến bộ, hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan,
với tiến trình phát triển của lịch sử, .... Chỉ như vậy thì họ mới có thể tập
hợp được quần chúng, động viên được quần chúng và được quần chúng
ủng hộ. Sức manh của họ chính là sức mạnh từ quần chúng.
Trong trường hợp này thì người thủ lĩnh chính trị sẽ thúc đẩy được sự
phát triển của toàn xã hội
- Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau:
+ Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh
chính trị có vai trò quyết định trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức
quyền lực mà chính họ là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực 8
phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu của xã hội, của giai cấp, góp phần tạo động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần
chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu
tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu
cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
+ Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của
dân tộc, do có khả năng nhìn xa, trông rộng cho nên không những có khả năng tổ
chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào
vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị
đã đề ra. Trong thực tiễn lịch sử, Lênin cùng Đảng Bìnsevich Nga đã đưa nước
Nga thoát khỏi cuộc bao vây, tấn công của 14 nước đế quốc, thoát khỏi tình trạng
kiệt quệ của thời kỳ nội chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt
Nam đưa cách mạng nước ta đi đúng quỹ đạo cách mạng vô sản, vượt qua hiểm
nghèo “nghìn cân treo sợi tóc” (1946), để giành thắng lợi trong chiến tranh chống thực dân Pháp...
+ Thủ lĩnh chính trị có vai trò thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang lại
hiệu quả cao cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi
hoàn thành nhiệm vụ của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống
trong tâm tưởng của thời đại sau. 3.2. Vai trò tiêu cực
- Thông thường, vai trò tiêu cực được nảy sinh khi thủ lĩnh của giai cấp
phản động thì tất yếu sẽ sinh ra tiêu cực. Ngoài ra còn có trường hợp, ở
giai cấp tiến bộ do người thủ lĩnh thiếu tài, kém đức, hoặc có tài nhưng
kém đức, theo chủ nghĩa cá nhân, chuyên quyền độc đoán, nên không có 9
khả năng nhận thức đúng đắc và vận dụng sáng tạo quy luật khách quan,
hoặc nhận thức đúng mà hoạt động trái với quy luật khách quan, trái với
lợi ích của quần chúng, đi ngược với xu thế của thời đại
Trong trường hợp này người thủ lĩnh sẽ trở thành bức tường chặn lại sự
phát triển, kìm hãm lại sự vân động đi lên của lịch sử
- Vai trò tiêu cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện những điểm sau:
+ Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết
“chớp thời cơ, vượt thử thách”. để hoàn thành nhiệm vụ do lịch sử đặt ra, đặc
biệt, trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động, thậm chí
trở nên phản động, lái phong trào đi ngược lại lợi ích của quần chúng. Sự phản
bội của Goócbachấp không chỉ có hại đối với cách mạng Liên Xô, Đảng Cộng
sản Liên Xô, nhân dân Xôviết, mà còn khiến chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào,
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của nhân loại trở nên quanh co, phức tạp.
+ Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, động cơ
không trong sáng nên thường gây bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết trong hệ thống tổ
chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức, hạn chế, ngăn trở
khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả việc giải quyết những nhiệm vụ,
mục tiêu chính trị đã đề ra.
+ Do phong cách làm việc độc đoán chuyển quyền, hoặc do năng lực hạn chế của
người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ,
nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
+ Trong điều kiện thế giới đầy biến động phức tạp như hiện nay, quyết định sai
trái của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả giá đắt,
đôi khi không thể lường trước được. 10 II.
Cựu tổng thống Donald Trump 1. Tiểu sử
- Bối cảnh gia đình, xã hội: Câu chuyện của gia tộc tỷ phú Trump bắt đầu
từ đời ông nội của Donald Trump là Friedrich Trump. Ông đã bỏ nghề
làm rượu gia truyền ở Kallstadt, nước Đức để đến New York chỉ với hai
bàn tay trắng vào năm 1885 khi chỉ mới 16 tuổi. Sau một thời gian làm
thợ cắt tóc ở Lower East Side thuộc Manhattan, ông đem số tiền mình
dành dụm được đến Seattle ở tuổi 21. Năm 30 tuổi, ông mở Nhà hàng và
Khách sạn Arctic tại tỉnh British Columbia, Canada trong thời kỳ Sốt
vàng Klondike. Sau đó ông trở lại New York, chuyên quản lý khách sạn
và đầu tư vào bất động sản. Cha của Donald Trump, ông Fred Trump tiếp
tục công việc kinh doanh bất động sản sau khi cha qua đời năm 1918. Mẹ
của Donald Trump gặp cha của ông khi di cư đến Mỹ từ đó trở thành
người quảng giao trong giới thượng lưu New York và tham gia rất nhiều hoạt động hảo tâm.
- Donald Trump là con thứ tư tronng số năm 5 chị em. Ông cũng bắt đầu
kinh doanh khi còn trẻ. “Tôi biết rằng đó là điều tôi muốn. Tôi đã theo
chân cha mình từ lúc còn nhỏ. … Tôi luôn đam mê nhà cửa, xây dựng và
phát triển,” (Donald Trump) 11
2. Con đường học vấn, chính trị 2.1. Con đường học tập
- Donal Trump theo học tại trường Kew-Forest từ mẫu giáo đến lớp 7. Năm
13 tuổi, ông đăng ký vào Học viện Quân sự New York, một trường nội trú
tư nhân. Năm 1964, ông nhập học tại Đại học Fordham. Hai năm sau, ông
chuyển đến trường Wharton của đại học Pennyslvania. Khi ở Wharton,
ông làm việc tại doanh nghiệp của gia đình. Ông tốt nghiệp vào tháng 5
năm 1968 với bằng cử nhân kinh tế. 12
2.2. Con đường xây dựng sự nghiệp:
- Sự nghiệp kinh doanh: Ông khởi nghiệp với số tài sản 200.000 USD tại
công ty bất động sản của cha mình là Elizabeth Trump & Son. Năm 1971,
ông tới Manhattan, tham gia vào những dự án xây dựng lớn hơn và áp
dụng các thiết kế kiến trúc hấp dân để thu hút sự chú ý của công chúng.
Nhưng vào năm 1973, Trump đã bị Bộ tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm
Đạo luật Nhà ở Công bằng trong quá trình quản lý 39 toà nhà. Nhưng ông
đã kiện ngược lại và dàn xếp xong vụ kiện vào năm 1975. Tuy ông tìm
được các khoản vay mới và gia hạn việc trả lãi nhưng công ty vẫn bị phá
sản vào năm 1991. Ông bán đi công ty hàng không làm ăn kém hiệu quả
và du thuyền dài 85m Trump Princess của mình. Những năm cuối của
thập kỉ 1990 chứng kiến sự phục hồi về mặt tài chính. Năm 1999, cha của
ông sau khi mất đã chia đều cho bốn người con còn sống của mình mỗi
người từ 250 - 300 triệu USD. Có ít nhất hai dự án bất động sản mang
thương hiệu Trump đã bị tịch biên. Forbes ước tính tài sản của Trump
năm 2015 là 4 tỉ USD. Tháng 6 năm 2015 là 8,7 tỉ USD. Trong đí 3,3 tỉ
USD đến từ "Hợp đồng cho thuê Thương hiệu Bất động sản, Thương hiệu 13
và các Phát triển gắn với Thương hiệu, mà Business Insider mô tả rằng
"Trump định giá bản thân mình 3,3 tỉ USD".
- Sự nghiệp chính trị: Trump đã từng 2 lần tham gia chiến dịch tranh cử
tổng thống Mỹ. Lần đầu tiên vào năm 2000 – là bước đệm khi ông phát
động một cuộc thăm dò và giành được chiến thắng ở cả hai cuộc bầu cử
sơ bộ của Đảng cải cách, lần thứ 2 vào năm 2016 ở Đảng Cộng hòa và đã
giành chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc đua căng thẳng với ứng viên
Hillary Clinton của Đảng Dân chủ. Khi trở thành tổng thống thứ 45 của
Hoa Kỳ, Donald Trump đồng thời cũng trở thành người cao tuổi và giàu
có nhất đảm nhiệm chức vụ này. Trong 2 năm giữ nhiệm kỳ, tổng thống
Trump đã đưa ra nhiều quyết định gây tranh cãi, đi ngược với số đông và
những gì Barack Obama đã xây dựng trước đó như: Rút khỏi TPP, Hiệp
định Paris về biến đổi khí hậu; Cấm công dân từ một số nước Hồi giáo
nhập cảnh vào Mỹ; Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel; Ngừng viện
trợ cho Cơ quan viện trợ và việc làm cho người tị nạn Palestine của Liên
Hợp Quốc UNRWA; Áp dụng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng từ
Trung Quốc, Canada, Mexico, EU…
2.3. Một số thành tựu quan trọng đạt được có ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động chính trị của ông sau này:
- Định hình lại hệ thống tư pháp liên bang (Đến nay, Tổng thống Donald
Trump đã bổ nhiệm tổng cộng 220 thẩm phán toà án liên bang, trong đó 3
Thẩm phán Tòa án Tối cao, 53 Thẩm phán Tòa Phúc thẩm liên bang); Ký
ban hành luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá 738 tỉ USD vào ngày
20/12/2019; Ký ban hành Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế do đảng
Cộng hòa khởi xướng; Tháng 12/2018, Tổng thống Donald Trump còn ký
ban hành Đạo luật “bước đi đầu tiên”, đánh dấu chiến thắng lập pháp lần 14
đầu tiên trong nhiều năm đối với những người tìm cách cải cách hệ thống
tư pháp hình sự của Mỹ,... 3. Phẩm chất
3.1. Trình độ hiểu biết
- Trình độ hiểu biết sâu rộng nhất là về kinh tế: kỹ năng đàm phán, chiến
lược khôn khéo, kỹ năng nhân sự
- Ông nổi tiếng là người coi trọng nhân tài và quan điểm riêng về quản trị nhân sự
- Nắm vững được quy luật phát triển theo hướng vận động của quá trình
chính trị: tuy về lĩnh vực chính trị ông không được đánh giá cao nhưng
qua những thành tựu đưa nước Mỹ đi lên mà ông đạt được trong 4 năm tại
vị, ta có thể thấy được ông có khả năng trong lĩnh vực này.
- Khả năng dự báo, tiên đoán tình hình, làm chủ được khoa học và công
nghệ lãnh đạo quản lý: tăng trưởng kinh tế, tăng tỉ lệ việc làm, tăng thu
nhập bình quân, giảm tỷ lệ nghèo tới mức thấp nhất, xóa bỏ các quy định
không thiết thực, giảm thuế, …
Từ đó nâng cao lợi nhuận bình quân cho lao động, đạt được nhiều thỏa
thuận thương mại, đưa ra các chính sách ngoại giao và quốc phòng có
tác động tích cực đến đất nước
3.2. Phẩm chất chính trị - Giác
ngộ và đại diện cho lợi ích giai cấp: Tổng thống Donald Trump đã
gửi đi một thông điệp về đoàn kết nội bộ, trong đó kêu gọi sự hợp tác và
đoàn kết của Quốc hội nước này trong việc thúc đẩy các mục tiêu của
nước Mỹ. Tập trung vào chủ đề “Sự trở lại của nước Mỹ vĩ đại” 15
+ Ông Trump chủ trương vào tập trung phát triển kinh tế Mỹ, tuy có phần cực
đoan nhưng những chính sách của ông tác động rất tích cực vào nên kinh tế Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ tăng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng vô cùng nhanh được ghi nhận
vào lịch sử tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì. Qua việc thực hiện các kế hoạch thì
ông đã giúp quốc gia thanh toán được nợ công vốn đã lên tới con số 19 nghìn tỷ
USD, tương đương với 104% GDP.
+ Với chủ trương tập trung phát triển kinh tế Trump đã từ bỏ nhiều hiệp đinh
toàn cầu, ông sẽ từ bỏ Hiệp ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu được ký tại
Paris hồi tháng 12 năm ngoái và ngừng các khoản đóng góp của Mỹ cho các
chương trình của LHQ về vấn đề này vì ông cho rằng nước Mỹ đã đóng góp quá nhiều cho chúng
+ Ông thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích người dân tự chọn bảo hiểm ở cách
bang, đồng thời cam kết “thỏa thuận” với những bệnh viện để cung cấp bảo hiểm
cho người nghèo. Ông nói: “Hãy hủy bỏ và thay thế Obamacare bằng một
chương trình hoàn hảo hơn”.
+ Ông Trump tuyên bố sẽ phủ quyết mọi dự luật kiểm soát súng đạn mới với lí
do để tăng tính dân chủ.
+ Ông Trump chủ trương trục xuất nhập cư bất hợp pháp và xây bức tường dài
dọc theo biên giới Mexico, Ông cho rằng nước Mỹ đã tốn quá nhiều tài nguyên
cho người nhập cư. Ông chủ trương tập trung phát triển kinh tế cho người dân Mỹ - Trung
thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn: Dấu ấn quan trọng thứ hai
của Tổng thống Trump là kinh tế.
+ Ông Trump đã đưa ra rất nhiều chính sách cắt, giảm thuế từ đó đã giúp thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm thất nghiệp xuống mức thấp