Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Trong thực tế tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo và rất khó để thống nhất được một khái niệm chính xác hoàn toàn. Dưới đây là một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu trên thế giới

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao
BÁO CÁO
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Chủ đề: Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
Giảng viên: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương
Sinh viên thực hiện: Nhóm 31
1. Lê Thị Quỳnh Trang QHQT49-C1-1452
2. Nguyễn Quỳnh Trang QHQT49-C1-1454
Ngành - Lớp: Quan hệ quốc tế
QHQT49-C1.4
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
1/12
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Họ và tên Nội dung công việc
Lê Thị Quỳnh Trang Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại
Sự ra đời của đạo Tin lành và Chủ nghĩa tư bản
Làm slide
Nguyễn Quỳnh Trang Khái niệm Tôn giáo
Vai trò của tôn giáo
Làm slide
MỤC LỤC
1. Khái ni m Tôn giáo .................................................................................................................................. 3
1.1 M t sôố đ nh nghĩa vềề tôn giáo .......................................................................................................... 3
1.2 M t sôố hình th c tôn giáo trong l ch s ...........................................................................................3
2. Diềễn trình tôn giáo qua l ch s nhân lo i ...............................................................................................4
2.1 Th i kỳ xã h i loài ng i xuâốt hi n ườ .................................................................................................. 4
2.2 Th i kì xã h i loài ng i b c vào ng ng c a văn minh ườ ướ ưỡ ..............................................................4
2.3 Th i kỳ xuâốt hi n các đềố chềố xuyền quôốc gia c a t ng khu v c ......................................................5
2.4 Th i kì xã h i công nghi p xuâốt hi n ................................................................................................ 5
2.5 Th i kỳ hi n nay - thềố gi i đang băốt đâều tềốn tri n theo xu thềố toàn câều hoá, t ng ng v i th i ươ
kỳ h u công nghi p ................................................................................................................................. 5
3 S ra đ i c a đ o Tin lành và Ch nghĩa t b n ư ................................................................................6
3.1 S ra đ i c a đ o Tin lành ................................................................................................................ 6
3.1.1 S l c vềề đ o Tin Lànhơ ượ ............................................................................................................6
3.1.2 Nguyền nhân ra đ i đ o Tin lành .............................................................................................. 6
3.1.3 Phong trào c i cách tôn giáo dâễn đềốn s ra đ i c a đ o Tin lành ............................................ 7
3.2 S ra đ i c a Ch nghĩa t b n ư ........................................................................................................7
4. Vai trò c a tôn giáo trong đ i sôống xã h i c a nhân lo i .......................................................................8
4.1 Vai trò vềề m t nh n th c .................................................................................................................. 8
4.2 Vai trò vềề m t chính tr .....................................................................................................................9
4.3 Vai trò vềề m t văn hóa, di s n ...........................................................................................................9
4.4 Vai trò đềền bù xã h i, an i cu c sôống c a con ng i ườ ......................................................................9
4.5 Vai trò liền kềốt xã h i ......................................................................................................................10
4.6 Vai trò điềều ch nh xã h i .................................................................................................................10
KẾẾT LU N .................................................................................................................................................. 11
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
2/12
1. Khái niệm Tôn giáo
1.1 Một số định nghĩa về tôn giáo
Trong thực tế tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo và rất khó để thống
nhất được một khái niệm chính xác hoàn toàn. Dưới đây là một số định nghĩa của các
nhà nghiên cứu trên thế giới:
Max Weber: Một loại hành động đặc biệt thành cộng đồng liên quan đến các sức
mạnh siêu nhiên. Và: Khuôn các mối quan hệ của nó với con người tạo thành
nh vực hoạt động “tôn giáo”
.
1
Émile Durkheim: Một tôn giáo là một hệ thống cố kết các tín tưởng và các thực
hành liên quan đến những thực thể thiêng, tức là những thực thể bị tách riêng, bị
cấm đoán, các tín tưởng và thực hành này tạo thành một cộng đồng đạo đức ở
tất cả những người tin theo, được gọi là Giáo hội
.
2
Karel Dobbelaere: “Một hệ thống thống nhất các tín tưởng và thực hành liên
quan đến một thực tế siêu - kinh nghiệm, siêu việt, mà thống nhất tất cả những
ai tin theo với mục đích tạo thành duy nhất một cộng đồng đạo đức”
.
3
Còn theo PGS.TS Hồ Tấn Sáng: “Tôn giáo hay đạo (đôi khi đồng nghĩa với tín
ngưỡng), thường được hiểu là niềm tin của con người (hay một cộng đồng người) vào
những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ
và tổ chức - một cấu trúc xã hội tập hợp các thành viên, các tổ chức này thường có tư
cách pháp nhân - cùng thực hiện các hoạt động thờ phụng, sinh hoạt tín ngưỡng liên
quan đến niềm tin đó”.
4
1.2 Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử
Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp (hay Tôn giáo nguyên thủy) thể hiện niềm tin
bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội. Tôn giáo
nguyên thủy có những hình thức như Tô tem giáo (thờ vật tổ), Ma thuật giáo, Bái vật
giáo, Vật linh giáo.
Tôn giáo trong xã hội có giai cấp
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng lãnh thổ
riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của quần chúng mà
còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc
lột của mình và thực hiện sự bành trướng, xâm lược vì vậy tôn giáo gắn liền với chính
trị và bị dân tộc hóa. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc và tôn giáo
thế giới.
Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc
của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền
1 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 37.
2 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 37.
3 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 38.
4 Hồ Tấn Sáng 2010, 143.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
3/12
lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân
tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh
giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi…
Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một
quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới
mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
2. Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại
Có thể nhận định rằng, tôn giáo gắn bó rất chặt chẽ với sự phát triển của thế giới và
con người, thay đổi đa dạng theo quá trình lịch sử nhân loại. Những nguyên lý của Các
Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định quan điểm đó, dựa trên phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Bởi vậy, qua không gian và thời gian, tôn giáo không thể
không thay đổi, mặc dù về cơ bản bản chất của nó vẫn giữ nguyên. Có 5 mốc lớn gắn
với sự tiến hóa của tôn giáo như sau:
2.1 Thời kỳ xã hội loài người xuất hiện
Hầu hết giới nghiên cứu đều cho rằng, tôn giáo chỉ xuất hiện khi con người hiện đại đã
hình thành và tập hợp với nhau thành một xã hội. Những nghiên cứu về khảo cổ học đã
phát hiện ra các hố huyệt, thi hài và đồ cúng mang tính tượng trưng từ cách đây
khoảng 35.000 - 95.000 năm. Phải sang đến sau thời kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng
10.000 - 45.000 năm, con người đã tổ chức thành những thị tộc, các mộ táng được
phát hiện rải rác ở khắp nơi trên còn đường từ Châu Âu sang miền Viễn Đông. Những
bức tranh bên trong hang động nơi những bộ lạc cổ xưa trú ngụ có những chi tiết vẽ
khiến chúng ta liên tưởng đến cách thức dâng lễ và hành lễ. Những dấu hiệu đó dẫn
các nhà nghiên cứu đến một kết luận chắc chắn về sự ra đời của tôn giáo: Tôn giáo
xuất hiện cách đây khoảng 45.000 năm với 3 hình thức tôn giáo là đạo Vật tổ (Tôtem),
ma thuật, và tang lễ.
2.2 Thời kì xã hội loài người bước vào ngưỡng cửa văn
minh
Con người ở giai đoạn này tôn thờ những biểu tượng như: thần lúa, thần ngô, thần
mỳ,... Đồng thời trong các di chỉ khảo cổ từ Châu Âu đến Bắc Á nhận thấy có sự xuất
hiện của một người phụ nữ với những nét nữ tính nổi bật, những hình vẽ hay tranh
khắc biểu tượng cho sự giao hoan giữa nam và nữ. Những chi tiết này có thể khẳng
định tầm quan trọng của sự sinh sôi giống nòi và nền nông nghiệp đối với đời sống con
người thời đó. Con người cũng đã bước vào thời kỳ hình thành tổ chức xã hội ổn định,
nghiễm nhiên cấu thành sự thay đổi trong đời sống tôn giáo. Mỗi một dân tộc gắn liền
với một vị thần, một vị thánh, hoặc một biểu tượng tâm linh huyền bí nào đó. “Tất cả
các vị thần ấy chỉ có thể tiếp tục tồn tại trong trí tưởng tượng, chừng nào dân tộc đó tạo
ra các vị thần đó cũng tiêu vong theo”.
5
5 C.Mác, Ph. Angghen: Toàn tập. Sdd, t.21, tr.445
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
4/12
2.3 Thời kỳ xuất hiện các đế chế xuyên quốc gia của từng
khu vực
Nhu cầu giao thương lớn dần đồng thời giao lưu văn hóa cũng phổ biến hơn, từ đó xuất
hiện sự phân hóa mạnh yếu giữa các quốc gia, dẫn đến sự ra đời những đế chế chinh
đi chiến ở các vùng đất khác. Theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của việc bành trướng
lãnh thổ, không còn những kiểu tôn giáo thuộc về riêng một dân tộc hay một quốc gia
nhất định nào nữa mà có sự giao thoa các loại hình tôn giáo với nhau.
Đến thời kỳ này, đối tượng được người dân tôn thờ là: các sinh vật thể tự nhiên, nhân
vật cụ thể chứ không phải là vị thần hay những thế lực siêu việt nào. Mục đích thờ cúng
chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề ở thế giới trần tục mà con người không đủ khả
năng để giải quyết mà buộc phải “nhờ cậy” vào thế giới khác.
2.4 Thời kì xã hội công nghiệp xuất hiện
Nền công nghiệp ra đời tương đương với cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử nhân
loại. Thời kỳ này, nhân loại có sự thay đổi gần như là toàn diện và tiến bộ về mọi mặt,
điều này cũng đòi hỏi một tôn giáo năng động, phóng khoáng hơn thay vì những giáo lý
cứng nhắc và phức tạp mang tính ép buộc. Những chính sách tôn giáo tự do phát triển
dần ra đời nhiều hơn, đánh dấu sự kết thúc tính độc tôn tôn giáo ở mỗi quốc gia để
hướng tới sự đa dạng tôn giáo trong cuộc sống. Những tôn giáo lớn phát triển mạnh ở
đế quốc có thể kể đến là Đạo Công giáo và Tin Lành, theo sau đó là Đạo Hồi - đạo lớn
thứ hai trên thế giới.
2.5 Thời kỳ hiện nay - thế giới đang bắt đầu tiến triển theo
xu thế toàn cầu hoá, tương ứng với thời kỳ hậu công
nghiệp
Thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, với một vận tốc nhanh đến chóng
mặt.
Sự giác ngộ về vai trò cá nhân, về thắng lợi của dân chủ, tự do và chủ nghĩa xã hội,
trình độ học vấn và hiểu biết của quần chúng nhân dân được nâng cao và đặc biệt là
những thành tựu của khoa học công nghệ đã quyết định thái độ đối với vai trò của tôn
giáo trong đời sống. Ở Châu Âu, quá trình thế tục hóa của đạo Công giáo lan rộng khi
mà số lượng người theo đạo nhưng không hành đạo và tham gia vào các tôn giáo
phương Đông tăng đột biến.
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xã hội phải đón nhận thêm nhiều loại hình tôn giáo mới,
phần lớn là tách nhánh từ một thể tôn giáo chính thống, hoặc được lắp ghép từ nhiều
tôn giáo khác nhau với số lượng ít thì vài ngàn người, nhiều thì hàng triệu người. Tuy
nhiên hầu hết đều mang tính chất tiêu cực, cực đoan nên nhìn chung điều này khiến
cho các tôn giáo chính thống phải lo ngại và có sự dè chừng sâu sắc.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
5/12
3 Sự ra đời của đạo Tin lành và Chủ nghĩa tư bản
3.1 Sự ra đời của đạo Tin lành
Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin
lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu là Martin Luther (1483 – 1546)
và Jean Calvin (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư
sản châu Âu. Martin Luther theo chủ nghĩa phản kháng những luật lệ khắt khe của
Công giáo đồng thời thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ,
bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho
phép các mục sư lấy vợ... Từ đó dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh
Vatican và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành. Nhìn chung về cơ bản,
đạo Tin lành vẫn duy trì những nét đặc thù của Công giáo nhưng về luật lệ, cách thức,
lễ nghi hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội thì có sự khác biệt lớn, ảnh hưởng khá
đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản.
3.1.1 Sơ lược về đạo Tin Lành
Đạo Tin lành ra đời thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của
Giáo hội Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức
của hàng giáo phẩm. Xét về mặt văn hóa và tư tưởng, đạo Tin lành được thúc đẩy
bằng Văn hóa phục hưng - đại diện của một chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc với
giáo lý đề cao con người và nhân quyền, đối nghịch với đạo Công giáo chỉ đề cao nhân
tính, thần quyền, dân chủ và hưởng lạc.
Có thể sự xuất hiện của đạo Tin lành đã làm thay đổi nhiều khía cạnh về văn hóa nhân
loại. Những cách nhìn mới mẻ về con người và tôn giáo được sinh ra, làm cơ sở cho
việc phát triển và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo mới. Sự ra đời này là tất
yếu, nó không chỉ thể hiện những mặt tiến bộ trong suy nghĩ của nhân loại mà đồng
thời còn là sự kế thừa tiếp nối các phong trào chống lại quyền lực Giáo hoàng và Giáo
triều Roma từ nhiều thế kỷ trước
3.1.2 Nguyên nhân ra đời đạo Tin lành
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của đạo Tin lành là do đời sống xa hoa
hưởng lạc của hàng giáo phẩm trong giáo triều Roma gây ra nhiều bức xúc dồn nén
trong đời sống nhân dân, đỉnh điểm là việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá
cho những ai dâng cúng tiền cho Giáo hội bằng cách bán “bùa xá tội”. Xét về khía cạnh
khách quan, có thể thấy sự xuất hiện của loại hình tôn giáo mới là một lẽ tất yếu của
nhân loại, bởi thế giới luôn luôn vận động và đổi thay mà tôn giáo thì gắn liền sâu sắc
với cuộc sống; sự lũng đoạn về mặt tư tưởng đó của Giáo hội sẽ cản bước những thay
đổi của khoa học và văn hóa. Đồng thời vào thời kỳ này, nền văn minh công nghiệp ra
đời từ những cuộc phát kiến địa lý và những cuộc cách mạng tư sản cũng tác động
mạnh mẽ lên đó.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
6/12
3.1.3 Phong trào cải cách tôn giáo dẫn đến sự ra đời của đạo
Tin lành
Những phong trào cải cách tôn giáo xảy ra đầu thế kỷ XVI là một trong những điều kiện
quan trọng tạo thành nên sự ra đời của đạo Tin lành, chủ yếu diễn ra ở ba nơi: Đức,
Thụy Sĩ, và Anh.
a. Cải cách tôn giáo ở Đức
Người khởi xướng ra cuộc cải cách này là Martin Luther, một giáo sư thần học ở
trường Đại học Vitenbe. Vào năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa
nhà thờ của trường đại học khi chứng kiến sự kiện các giáo sĩ đi bán giấy miễn tội
nhằm trục lợi từ tôn giáo. Trong bản luận văn, ông cho rằng những việc trao đổi mua
bán này là giả dối, phản tôn giáo và chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Đồng thời
ông cũng nếu ra quan điểm của bản thân, rằng chỉ cần có lòng tin vào Đức Chúa, thành
tâm sám hối thì tội lỗi sẽ được xóa bỏ, không cần những nghi lễ phức tạp và cầu kỳ.
Phong trào diễn ra rất quyết liệt giữa nông dân với phong kiến thế tục và giáo hội, giữa
tân giáo với cựu giáo; phần lớn đều ủng hộ tư tưởng của ông. Tuy nhiên mãi đến năm
1555, những tư tưởng của Luther mới được công nhận, các cuộc cải cách tôn giáo dần
lan sang những quốc gia khác
b. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
Đại diện cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ là Jean Calvin. Năm 1536 Calvin
cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó ông thừa nhận Thượng đế
và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm . Thuyết định mệnh
6 7
của Calvin cho rằng, số phận con người là do Chúa Trời định ra sẵn theo hai loại: “dân
chọn lọc” và “dân vứt bỏ”. “Dân chọn lọc” được sống sung sướng và sau khi chết sẽ
được cứu vớt lên thiên đường, ngược lại, “dân vứt bỏ” sẽ phải chịu khổ ải dưới địa
ngục. Như vậy, Calvin đã phủ nhận các hình thức miễn tội của giáo hội Thiên chúa, phủ
nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi thức lễ bái phiền phức của
đạo Thiên chúa.
Dưới sự lãnh đạo của Calvin, cuộc cải cách tôn giáo ở Geneve đã thành công, trở
thành trung tâm cải cách tôn giáo của Tây Âu và là một trong những cuộc cải cách cố
sức ảnh hưởng lớn nhất.
3.2 Sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản
Để cấu thành sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản, không thể không đề cập đến những cuộc
cách mạng tư bản. Sự hình thành thị trường trên quy mô thế giới đã tác động sâu sắc
đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trước hết là các nước hai bên bờ
Đại Tây Dương, dẫn đến phong trào cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
6 Tam Vị Nhất Thể là Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa “ba trong một”
7 Tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
7/12
Hà Lan với lợi thế là những mặt hàng cổ truyền như len dạ, các sản phẩm chăn nuôi,
phối hợp cùng đoàn thương thuyền hùng mạnh đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ,
bỏ xa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Từ những ưu thế về mặt kinh tế biển, những cuộc
đấu tranh với Tay Ban Nha nhanh chóng nổ ra nhằm mở rộng thêm hoạt động thương
mại, thành lập nên nhà nước cộng hoà độc lập mang tính chất tư sản đầu tiên trong lịch
sử (1581)
Giữa thế kỷ XVII, nhờ sự lãnh đạo của Oliver Cromwell mà cuộc cách mạng tư ở Anh
đã tạo ra những sự chuyển biến sâu sắc cho quốc gia này, thiết lập nên nền thống trị
của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa. Kết quả là gây ra những thay đổi
tính chất của nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn thành kinh tế hàng hóa đồng thời cũng
để lại một số tác động tiêu cực lên nông dân. Đây cũng chính là tiền đề tạo nên làn
sóng di cư sang Bắc Mỹ, tù đó mở rộng địa bàn cho Anh.
Vào thế kỷ XVIII, cuộc đấu tranh giải phóng khỏi chế độ thực dân Anh do George
Washington lãnh đạo đã thành lập ra nhà nước Liên bang Mỹ - một nhà nước tư sản,
một thị trường lớn và cũng là đối thủ đáng gờm với các cường quốc còn lại.
Như vậy, sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản và sự phát triển của công
thương nghiệp là nền tảng để các cường quốc nói riêng và cả thế giới nói chung
chuyển giao sang một thời kỳ mới, hiện đại và tiên tiến hơn trong lịch sử sản xuất,
chuẩn bị cho việc bước sang nền văn minh mới của nhân loại: nền văn minh công
nghiệp.
4. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của
nhân loại
4.1 Vai trò về mặt nhận thức
Tôn giáo là niềm tin của con người, phản ánh thế giới quan của con người. Việc hiểu và
phản ánh được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố tình cảm hình thành nên cảm quan về
thế giới, và như vậy có nghĩa là không thờ ơ với thế giới, thấy xúc động hồi hộp trước
những gì đang diễn ra.
Bên cạnh đó, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân loại luôn không ngừng phát triển và
khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống này. Càng tìm hiểu và biết nhiều con người
càng hiểu rõ về thế giới hơn, nhưng đồng thời họ cũng tiếp xúc nhiều hơn với những
kiến thức và sự việc mà mình chưa từng biết đến, và sự thực là còn rất nhiều bí ẩn
trong cuộc sống hiện vẫn chưa được lí giải. Chính vì vậy tôn giáo giúp giải thích nguồn
gốc, xuất xứ, các hiện tượng xã hội,… mà khoa học hiện chưa có lời giải đáp hoặc
mang đến cho chúng ta những góc nhìn đa dạng hơn cho cùng một vấn đề.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
8/12
Ví dụ khi nói về nguồn gốc của con người và vũ trụ, “những khám phá của khoa học
gần đây đã rất phù hợp với quan niệm về nguồn gốc con người và vũ trụ của Phật giáo,
điều này chứng tỏ rằng nhiều tư tưởng của Phật giáo đã đi trước khoa học khá xa”.
8
4.2 Vai trò về mặt chính trị
Trong lịch sử loài người từ cổ đại đến nay, tôn giáo đã nhiều lần là một thế lực chính trị
hay là chỗ dựa cho những thế lực chính trị khác nhau. Ví dụ như sự đóng góp của các
giáo đoàn công giáo vào sự nghiệp thực dân của các nước phương Tây, đặc biệt là vào
các thế kỷ XVI, XVII.
Trong lý luận của Karl Marx và những người theo trường phái xã hội học xung đột, tôn
giáo là cái ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức
quan tâm đến thế giới khác thay vì phản kháng lại bất công ở hiện tại. Tôn giáo góp
phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã
hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp
thống trị. Những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo, thánh thần… để thực hiện
quyền kiểm soát xã hội. Uy lực của Tòa thánh La Mã và vị thế của giáo hội Thiên Chúa
giáo La Mã thời Trung cổ ở phương Tây là dẫn chứng điển hình nhất.
4.3 Vai trò về mặt văn hóa, di sản
Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo, một khi được hình thành và nâng
cao, có thể trở thành một động lực cực mạnh, thúc đẩy con người biểu lộ lòng nhiệt
thành của mình bằng hành động cụ thê, được thể hiện trong các công trình kiến trúc,
hội họa, âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật,… để lại những di sản văn hóa không thua kém
gì những công trình văn hóa xuất phát từ nhu cầu phục vụ đời thường.
Việc bảo vệ và tu tạo các di sản văn hóa của Liên Hợp Quốc cũng như của mỗi quốc
gia, trong đó các di sản có liên quan tới tôn giáo chiếm phần quan trọng, chính là một
sự thừa nhận về đóng góp này của tôn giáo đối với đời sống xã hội con người.
Các tôn giáo trong quá trình phát triển, lan truyền trên thế giới không chỉ đơn thuần
truyền tải niềm tin mà còn chuyển tải, hòa nhập văn hóa và văn minh. Không thể ph
nhận những yếu tố văn minh phương Tây mà công giáo đã chuyển tải cho các vùng
ngoài châu Âu, ngược lại trong xã hội phương Tây hiện nay, người ta đã dần dần gột
rửa được thái độ kiêu hãnh về tôn giáo và nền văn minh của họ khi được tiếp xúc và
học hỏi các tôn giáo phương Đông, và trong nhiều trường hợp đã thật sự bày tỏ sự
ngưỡng mộ, kính trọng đối với sự cao thâm không chỉ ở giáo lý, niềm tin mà cả về nội
dung văn hóa của các tôn giáo này.
4.4 Vai trò đền bù xã hội, an ủi cuộc sống của con người
Con người thường gặp phải nhiều đau khổ trong cuộc sống như thiên tai, bệnh tật, tai
nạn, thất bại, hiểm nguy, phải đối mặt với cái chết của những người thân thuộc và thậm
chí là cái chết của chính bản thân mình,… Trong những trường hợp đó, con người
thường cảm thấy chán chường, vô vị, rơi vào tuyệt vọng. Bởi vậy, họ có nhu cầu được
8 Phúc Lâm, 2009, 13.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
9/12
an ủi, động viên, trấn an về mặt tinh thần rất lớn. Như Karl Marx đã từng nói: “Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới vô tình, cũng giống
như nó là linh hồn của một mảnh đất vô hồn”. Tôn giáo mang lại niềm tin cho họ, là cứu
cánh cho nỗi bất hạnh của họ, từ đó giúp giải tỏa nỗi đau và tạo ra một phương tiện
khác để giải quyết vấn đề đó là kết nối với một đấng thiêng nào đó.
Marx còn nhận xét: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông cho rằng chức năng
an ủi này của tôn giáo chỉ là sự “đền bù hư ảo”, là một liều thuốc giảm đau không hơn
không kém. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng nhu cầu được thấu hiểu, an ủi và xoa dịu
khổ đau vẫn là rất lớn, và tôn giáo, giống như thuốc giảm đau gây nghiện, sẽ còn tồn tại
lâu dài trên thế gian này. Chính vì vậy vai trò đền bù xã hội là vai trò đặc trưng, chủ yếu
và phổ biến của tôn giáo.
4.5 Vai trò liên kết xã hội
Tôn giáo góp phần hình thành nên những cộng đồng tôn giáo và phân biệt với cộng
đồng tôn giáo khác nhờ những giá trị, chuẩn mực riêng. Bởi tôn giáo là sự phản ánh
của xã hội con người vào trong ý thức của họ - đó là cách thức suy nghĩ, lập luận và
cảm nhận của con người về thế giới mình đang sống và về chính bản thân mình.
Những mô thức ấy có thể có những đặc trưng riêng cho từng cộng đồng người trong
những hoàn cảnh địa lý và lịch sử nhất định, và cùng với bề dày lịch sử sẽ trở thành
những truyền thống suy nghĩ và ứng xử, một thành tố không thể thiếu của văn hóa
cộng đồng. Chính vì thế, những người ở trong cùng một cộng đồng thường có xu
hướng tin tưởng và bảo vệ lẫn nhau, từ đó khiến xã hội càng gắn kết hơn.
Tuy vậy tôn giáo cũng không phải yếu tố liên kết xã hội duy nhất hay chủ yếu. Hệ thống
sản xuất vật chất giúp bảo đảm sự thống nhất của xã hội, và tinh thần yêu nước, lòng
tự hào, tự tôn dân tộc, các yếu tố lợi ích khác,… cũng là chất keo gắn kết các thành
viên của một xã hội.
4.6 Vai trò điều chỉnh xã hội
Tôn giáo tạo ra hệ thống các đạo lý, chuẩn mực đạo đức để những người theo đạo
tuân thủ và thực hành. Những yêu cầu ở đây không chỉ có tục lệ thờ cúng, lễ nghi mà
còn bao gồm cả việc điều chỉnh hành vi trong đời sống hàng ngày trong gia đình và
ngoài xã hội, cũng như nhận thức của bản thân mỗi cá nhân. Vì vậy hệ thống luân lý
của tôn giáo ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của con người, và trong hầu hết
các trường hợp là ảnh hưởng tích cực bởi nhìn chung các tôn giáo đều có nội dung
khuyến thiện, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn. Tôn giáo tạo ra cơ chế
“giám sát” hành vi của con người mà bình thường không thể kiểm soát hết được. Bởi
con người có tôn giáo luôn có đức tin rằng thần linh đang dõi theo họ từng giây từng
phút, họ có thể tránh được pháp luật nhưng không thể trốn được ánh mắt của thần linh,
từ đó tự đặt ra khuôn khổ, giới hạn cho bản thân và hành động theo đạo đức. Như vậy
tôn giáo cùng với luật pháp tạo nên một “cơ chế giám sát kép” đối với hành vi của cá
nhân, từ đó điều chỉnh hành vi của cả cộng đồng hay xã hội. Có thể nói tôn giáo có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng một đạo đức xã hội tương xứng với một xã hội văn
minh và phát triển.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
10/12
KẾT LUẬN
Có những phân tích, nhận định trái ngược nhau về tôn giáo trong quá khứ và hiện tại,
cũng như nhiều dự báo khác nhau về xu thế của tôn giáo trong tương lai - có người nói
đến sự suy yếu của các thế lực tôn giáo, và cũng có người nhắc đến sự phục hưng tôn
giáo trên phạm vi toàn cầu. Dù không thể phân định được ai đúng ai sai, nhưng có thể
khẳng định tuy hình thức tồn tại có thể đổi khác, tuy xu thế phát triển có thể đa dạng đa
chiều, nhưng tôn giáo và tổ chức tôn giáo vẫn mang những vai trò cần thiết mà những
nhân tố và tổ chức xã hội khác không thể thay thế được, trong đó mỗi chức năng lại
hàm chứa các chức năng khác. Chính vì vậy tôn giáo còn tồn tại và tồn tại lâu dài trong
xã hội loài người.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Đặng Nghiêm Vạn, 2004. “Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại”. Về tôn giáo và tôn
giáo ở Việt Nam, 28 - 48. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
11/12
Hồ Tấn Sáng, 2010. “Tôn giáo - Từ góc nhìn của chính trị phát triển”. Mấy vấn đề về
tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Nguyễn Hồng Dương chủ biên, 142 - 152. Hà
Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Jablokov I.N, 1997. “Khái niệm và các chức năng của tôn giáo”. Dịch bởi Ngô Thế
Phúc. Tôn giáo và đời sống hiện đại, Võ Kim Quyên chủ biên, 53 – 76. Hà Nội: Viện
Thông tin Khoa học xã hội.
Nguyễn Quốc Tuấn, 2010. “Một số vấn đề về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo”. Mấy vấn
đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Nguyễn Hồng Dương chủ biên, 34 - 48.
Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Nguyễn Văn Ánh, 2020. . Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Lịch sử văn minh thế giới
Nguyễn Văn Kiệm, 1997. “Mấy nét đại cương về tôn giáo”. Tôn giáo và đời sống hiện
đại, Võ Kim Quyên chủ biên, 1 – 23. Hà Nội: Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Phúc Lâm, 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.Phật giáo và Khoa học.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), 2012. . Nhà xuất bản Giáo dục ViệtLịch sử văn minh thế giới
Nam.
22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
about:blank
12/12
| 1/12

Preview text:

22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao BÁO CÁO
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Chủ đề: Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại Giảng viên:
GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương
Sinh viên thực hiện: Nhóm 31
1. Lê Thị Quỳnh Trang QHQT49-C1-1452
2. Nguyễn Quỳnh Trang QHQT49-C1-1454 Ngành - Lớp: Quan hệ quốc tế QHQT49-C1.4 about:blank 1/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC Họ và tên Nội dung công việc Lê Thị Quỳnh Trang
Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại
Sự ra đời của đạo Tin lành và Chủ nghĩa tư bản Làm slide Nguyễn Quỳnh Trang Khái niệm Tôn giáo Vai trò của tôn giáo Làm slide MỤC LỤC 1. Khái ni m T
ôn giáo..................................................................................................................................3 1.1 M t sôố đ
nh nghĩa vềề tôn giáo
.......................................................................................................... 3 1.2 M t sôố hình th c tôn giáo tr ong l ch s
...........................................................................................3
2. Diềễn trình tôn giáo qua l ch s nhân lo i
...............................................................................................4
2.1 Thời kỳ xã h i loài ng i xuâốt hi ườ n
..................................................................................................4
2.2 Thời kì xã h i loài ng i b ườ c và ướ o ng ng c ưỡ a văn minh
..............................................................4
2.3 Thời kỳ xuâốt hi n các đềố chềố xuyền quô ốc gia c a t ng khu v c
......................................................5
2.4 Thời kì xã h i công nghi p xuâốt hi n
................................................................................................5 2.5 Th i kỳ hi n na
y - thềố gi i đang băốt đâều tềốn tri n theo x
u thềố toàn câều hoá, t ng ươ ng v i th i kỳ hậu công nghi p
.................................................................................................................................5 3 S ra đ i c a
ủ đạo Tin lành và Ch nghĩa t b ư n
................................................................................6 3.1 S ra đ i c a đ o Tin lành
................................................................................................................6 3.1.1 S l ơ c vềề đ ượ o Tin Lành
............................................................................................................6
3.1.2 Nguyền nhân ra đ i đ o Tin lành
..............................................................................................6
3.1.3 Phong trào c i cách tôn g
iáo dâễn đềốn s ra đ i c a ủ đ o Tin lành
............................................7 3.2 S ra đ i c a Ch nghĩa t b
ư ản........................................................................................................7
4. Vai trò của tôn giáo trong đ i sôống x ã h i c a nhân lo i
.......................................................................8
4.1 Vai trò vềề m t nh n th c
..................................................................................................................8
4.2 Vai trò vềề m t chính tr
.....................................................................................................................9
4.3 Vai trò vềề m t văn hóa, di s n
...........................................................................................................9
4.4 Vai trò đềền bù xã h i, an i cu c sôống c a con ng i
ườ ......................................................................9
4.5 Vai trò liền kềốt xã h i
......................................................................................................................10
4.6 Vai trò điềều ch nh xã h i
.................................................................................................................10
KẾẾT LUẬN..................................................................................................................................................11 about:blank 2/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại 1. Khái niệm Tôn giáo
1.1 Một số định nghĩa về tôn giáo
Trong thực tế tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo và rất khó để thống
nhất được một khái niệm chính xác hoàn toàn. Dưới đây là một số định nghĩa của các
nhà nghiên cứu trên thế giới: 
Max Weber: Một loại hành động đặc biệt thành cộng đồng liên quan đến các sức
mạnh siêu nhiên. Và: Khuôn các mối quan hệ của nó với con người tạo thành
lĩnh vực hoạt động “tôn giáo”
.1 
Émile Durkheim: Một tôn giáo là một hệ thống cố kết các tín tưởng và các thực
hành liên quan đến những thực thể thiêng, tức là những thực thể bị tách riêng, bị
cấm đoán, các tín tưởng và thực hành này tạo thành một cộng đồng đạo đức ở

tất cả những người tin theo, được gọi là Giáo hội.2 
Karel Dobbelaere: “Một hệ thống thống nhất các tín tưởng và thực hành liên
quan đến một thực tế siêu - kinh nghiệm, siêu việt, mà thống nhất tất cả những

ai tin theo với mục đích tạo thành duy nhất một cộng đồng đạo đức”.3
Còn theo PGS.TS Hồ Tấn Sáng: “Tôn giáo hay đạo (đôi khi đồng nghĩa với tín
ngưỡng), thường được hiểu là niềm tin của con người (hay một cộng đồng người) vào
những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ
và tổ chức - một cấu trúc xã hội tập hợp các thành viên, các tổ chức này thường có tư
cách pháp nhân - cùng thực hiện các hoạt động thờ phụng, sinh hoạt tín ngưỡng liên

quan đến niềm tin đó”.4
1.2 Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử
Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp (hay Tôn giáo nguyên thủy) thể hiện niềm tin
bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích về kinh tế - xã hội. Tôn giáo
nguyên thủy có những hình thức như Tô tem giáo (thờ vật tổ), Ma thuật giáo, Bái vật giáo, Vật linh giáo.
Tôn giáo trong xã hội có giai cấp
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng lãnh thổ
riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của quần chúng mà
còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc
lột của mình và thực hiện sự bành trướng, xâm lược vì vậy tôn giáo gắn liền với chính
trị và bị dân tộc hóa. Từ đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới. 
Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc
của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền
1 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 37.
2 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 37.
3 Nguyễn Quốc Tuấn 2010, 38. 4 Hồ Tấn Sáng 2010, 143. about:blank 3/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân
tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh
giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi… 
Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một
quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới
mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
2. Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại
Có thể nhận định rằng, tôn giáo gắn bó rất chặt chẽ với sự phát triển của thế giới và
con người, thay đổi đa dạng theo quá trình lịch sử nhân loại. Những nguyên lý của Các
Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định quan điểm đó, dựa trên phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Bởi vậy, qua không gian và thời gian, tôn giáo không thể
không thay đổi, mặc dù về cơ bản bản chất của nó vẫn giữ nguyên. Có 5 mốc lớn gắn
với sự tiến hóa của tôn giáo như sau:
2.1 Thời kỳ xã hội loài người xuất hiện
Hầu hết giới nghiên cứu đều cho rằng, tôn giáo chỉ xuất hiện khi con người hiện đại đã
hình thành và tập hợp với nhau thành một xã hội. Những nghiên cứu về khảo cổ học đã
phát hiện ra các hố huyệt, thi hài và đồ cúng mang tính tượng trưng từ cách đây
khoảng 35.000 - 95.000 năm. Phải sang đến sau thời kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng
10.000 - 45.000 năm, con người đã tổ chức thành những thị tộc, các mộ táng được
phát hiện rải rác ở khắp nơi trên còn đường từ Châu Âu sang miền Viễn Đông. Những
bức tranh bên trong hang động nơi những bộ lạc cổ xưa trú ngụ có những chi tiết vẽ
khiến chúng ta liên tưởng đến cách thức dâng lễ và hành lễ. Những dấu hiệu đó dẫn
các nhà nghiên cứu đến một kết luận chắc chắn về sự ra đời của tôn giáo: Tôn giáo
xuất hiện cách đây khoảng 45.000 năm với 3 hình thức tôn giáo là đạo Vật tổ (Tôtem), ma thuật, và tang lễ.
2.2 Thời kì xã hội loài người bước vào ngưỡng cửa văn minh
Con người ở giai đoạn này tôn thờ những biểu tượng như: thần lúa, thần ngô, thần
mỳ,... Đồng thời trong các di chỉ khảo cổ từ Châu Âu đến Bắc Á nhận thấy có sự xuất
hiện của một người phụ nữ với những nét nữ tính nổi bật, những hình vẽ hay tranh
khắc biểu tượng cho sự giao hoan giữa nam và nữ. Những chi tiết này có thể khẳng
định tầm quan trọng của sự sinh sôi giống nòi và nền nông nghiệp đối với đời sống con
người thời đó. Con người cũng đã bước vào thời kỳ hình thành tổ chức xã hội ổn định,
nghiễm nhiên cấu thành sự thay đổi trong đời sống tôn giáo. Mỗi một dân tộc gắn liền
với một vị thần, một vị thánh, hoặc một biểu tượng tâm linh huyền bí nào đó. “Tất cả
các vị thần ấy chỉ có thể tiếp tục tồn tại trong trí tưởng tượng, chừng nào dân tộc đó tạo
ra các vị thần đó cũng tiêu vong theo”. 5
5 C.Mác, Ph. Angghen: Toàn tập. Sdd, t.21, tr.445 about:blank 4/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
2.3 Thời kỳ xuất hiện các đế chế xuyên quốc gia của từng khu vực
Nhu cầu giao thương lớn dần đồng thời giao lưu văn hóa cũng phổ biến hơn, từ đó xuất
hiện sự phân hóa mạnh yếu giữa các quốc gia, dẫn đến sự ra đời những đế chế chinh
đi chiến ở các vùng đất khác. Theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của việc bành trướng
lãnh thổ, không còn những kiểu tôn giáo thuộc về riêng một dân tộc hay một quốc gia
nhất định nào nữa mà có sự giao thoa các loại hình tôn giáo với nhau.
Đến thời kỳ này, đối tượng được người dân tôn thờ là: các sinh vật thể tự nhiên, nhân
vật cụ thể chứ không phải là vị thần hay những thế lực siêu việt nào. Mục đích thờ cúng
chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề ở thế giới trần tục mà con người không đủ khả
năng để giải quyết mà buộc phải “nhờ cậy” vào thế giới khác.
2.4 Thời kì xã hội công nghiệp xuất hiện
Nền công nghiệp ra đời tương đương với cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử nhân
loại. Thời kỳ này, nhân loại có sự thay đổi gần như là toàn diện và tiến bộ về mọi mặt,
điều này cũng đòi hỏi một tôn giáo năng động, phóng khoáng hơn thay vì những giáo lý
cứng nhắc và phức tạp mang tính ép buộc. Những chính sách tôn giáo tự do phát triển
dần ra đời nhiều hơn, đánh dấu sự kết thúc tính độc tôn tôn giáo ở mỗi quốc gia để
hướng tới sự đa dạng tôn giáo trong cuộc sống. Những tôn giáo lớn phát triển mạnh ở
đế quốc có thể kể đến là Đạo Công giáo và Tin Lành, theo sau đó là Đạo Hồi - đạo lớn thứ hai trên thế giới.
2.5 Thời kỳ hiện nay - thế giới đang bắt đầu tiến triển theo
xu thế toàn cầu hoá, tương ứng với thời kỳ hậu công nghiệp
Thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, với một vận tốc nhanh đến chóng mặt.
Sự giác ngộ về vai trò cá nhân, về thắng lợi của dân chủ, tự do và chủ nghĩa xã hội,
trình độ học vấn và hiểu biết của quần chúng nhân dân được nâng cao và đặc biệt là
những thành tựu của khoa học công nghệ đã quyết định thái độ đối với vai trò của tôn
giáo trong đời sống. Ở Châu Âu, quá trình thế tục hóa của đạo Công giáo lan rộng khi
mà số lượng người theo đạo nhưng không hành đạo và tham gia vào các tôn giáo
phương Đông tăng đột biến.
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xã hội phải đón nhận thêm nhiều loại hình tôn giáo mới,
phần lớn là tách nhánh từ một thể tôn giáo chính thống, hoặc được lắp ghép từ nhiều
tôn giáo khác nhau với số lượng ít thì vài ngàn người, nhiều thì hàng triệu người. Tuy
nhiên hầu hết đều mang tính chất tiêu cực, cực đoan nên nhìn chung điều này khiến
cho các tôn giáo chính thống phải lo ngại và có sự dè chừng sâu sắc. about:blank 5/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
3 Sự ra đời của đạo Tin lành và Chủ nghĩa tư bản
3.1 Sự ra đời của đạo Tin lành
Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin
lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu là Martin Luther (1483 – 1546)
và Jean Calvin (1509 – 1546). Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư
sản châu Âu. Martin Luther theo chủ nghĩa phản kháng những luật lệ khắt khe của
Công giáo đồng thời thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ,
bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho
phép các mục sư lấy vợ... Từ đó dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh
Vatican và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành. Nhìn chung về cơ bản,
đạo Tin lành vẫn duy trì những nét đặc thù của Công giáo nhưng về luật lệ, cách thức,
lễ nghi hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội thì có sự khác biệt lớn, ảnh hưởng khá
đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản.
3.1.1 Sơ lược về đạo Tin Lành
Đạo Tin lành ra đời thể hiện sự khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của
Giáo hội Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức
của hàng giáo phẩm. Xét về mặt văn hóa và tư tưởng, đạo Tin lành được thúc đẩy
bằng Văn hóa phục hưng - đại diện của một chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc với
giáo lý đề cao con người và nhân quyền, đối nghịch với đạo Công giáo chỉ đề cao nhân
tính, thần quyền, dân chủ và hưởng lạc.
Có thể sự xuất hiện của đạo Tin lành đã làm thay đổi nhiều khía cạnh về văn hóa nhân
loại. Những cách nhìn mới mẻ về con người và tôn giáo được sinh ra, làm cơ sở cho
việc phát triển và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo mới. Sự ra đời này là tất
yếu, nó không chỉ thể hiện những mặt tiến bộ trong suy nghĩ của nhân loại mà đồng
thời còn là sự kế thừa tiếp nối các phong trào chống lại quyền lực Giáo hoàng và Giáo
triều Roma từ nhiều thế kỷ trước
3.1.2 Nguyên nhân ra đời đạo Tin lành
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của đạo Tin lành là do đời sống xa hoa
hưởng lạc của hàng giáo phẩm trong giáo triều Roma gây ra nhiều bức xúc dồn nén
trong đời sống nhân dân, đỉnh điểm là việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá
cho những ai dâng cúng tiền cho Giáo hội bằng cách bán “bùa xá tội”. Xét về khía cạnh
khách quan, có thể thấy sự xuất hiện của loại hình tôn giáo mới là một lẽ tất yếu của
nhân loại, bởi thế giới luôn luôn vận động và đổi thay mà tôn giáo thì gắn liền sâu sắc
với cuộc sống; sự lũng đoạn về mặt tư tưởng đó của Giáo hội sẽ cản bước những thay
đổi của khoa học và văn hóa. Đồng thời vào thời kỳ này, nền văn minh công nghiệp ra
đời từ những cuộc phát kiến địa lý và những cuộc cách mạng tư sản cũng tác động mạnh mẽ lên đó. about:blank 6/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
3.1.3 Phong trào cải cách tôn giáo dẫn đến sự ra đời của đạo Tin lành
Những phong trào cải cách tôn giáo xảy ra đầu thế kỷ XVI là một trong những điều kiện
quan trọng tạo thành nên sự ra đời của đạo Tin lành, chủ yếu diễn ra ở ba nơi: Đức, Thụy Sĩ, và Anh.
a. Cải cách tôn giáo ở Đức
Người khởi xướng ra cuộc cải cách này là Martin Luther, một giáo sư thần học ở
trường Đại học Vitenbe. Vào năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa
nhà thờ của trường đại học khi chứng kiến sự kiện các giáo sĩ đi bán giấy miễn tội
nhằm trục lợi từ tôn giáo. Trong bản luận văn, ông cho rằng những việc trao đổi mua
bán này là giả dối, phản tôn giáo và chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Đồng thời
ông cũng nếu ra quan điểm của bản thân, rằng chỉ cần có lòng tin vào Đức Chúa, thành
tâm sám hối thì tội lỗi sẽ được xóa bỏ, không cần những nghi lễ phức tạp và cầu kỳ.
Phong trào diễn ra rất quyết liệt giữa nông dân với phong kiến thế tục và giáo hội, giữa
tân giáo với cựu giáo; phần lớn đều ủng hộ tư tưởng của ông. Tuy nhiên mãi đến năm
1555, những tư tưởng của Luther mới được công nhận, các cuộc cải cách tôn giáo dần
lan sang những quốc gia khác
b. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
Đại diện cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ là Jean Calvin. Năm 1536 Calvin
cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó ông thừa nhận Thượng đế
và thuyết tam vị nhất thể6 nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm7. Thuyết định mệnh
của Calvin cho rằng, số phận con người là do Chúa Trời định ra sẵn theo hai loại: “dân
chọn lọc” và “dân vứt bỏ”. “Dân chọn lọc” được sống sung sướng và sau khi chết sẽ
được cứu vớt lên thiên đường, ngược lại, “dân vứt bỏ” sẽ phải chịu khổ ải dưới địa
ngục. Như vậy, Calvin đã phủ nhận các hình thức miễn tội của giáo hội Thiên chúa, phủ
nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ và tác dụng của các nghi thức lễ bái phiền phức của đạo Thiên chúa.
Dưới sự lãnh đạo của Calvin, cuộc cải cách tôn giáo ở Geneve đã thành công, trở
thành trung tâm cải cách tôn giáo của Tây Âu và là một trong những cuộc cải cách cố
sức ảnh hưởng lớn nhất.
3.2 Sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản
Để cấu thành sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản, không thể không đề cập đến những cuộc
cách mạng tư bản. Sự hình thành thị trường trên quy mô thế giới đã tác động sâu sắc
đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trước hết là các nước hai bên bờ
Đại Tây Dương, dẫn đến phong trào cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
6 Tam Vị Nhất Thể là Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa “ba trong một”
7 Tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước about:blank 7/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
Hà Lan với lợi thế là những mặt hàng cổ truyền như len dạ, các sản phẩm chăn nuôi,
phối hợp cùng đoàn thương thuyền hùng mạnh đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ,
bỏ xa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Từ những ưu thế về mặt kinh tế biển, những cuộc
đấu tranh với Tay Ban Nha nhanh chóng nổ ra nhằm mở rộng thêm hoạt động thương
mại, thành lập nên nhà nước cộng hoà độc lập mang tính chất tư sản đầu tiên trong lịch sử (1581)
Giữa thế kỷ XVII, nhờ sự lãnh đạo của Oliver Cromwell mà cuộc cách mạng tư ở Anh
đã tạo ra những sự chuyển biến sâu sắc cho quốc gia này, thiết lập nên nền thống trị
của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa. Kết quả là gây ra những thay đổi
tính chất của nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn thành kinh tế hàng hóa đồng thời cũng
để lại một số tác động tiêu cực lên nông dân. Đây cũng chính là tiền đề tạo nên làn
sóng di cư sang Bắc Mỹ, tù đó mở rộng địa bàn cho Anh.
Vào thế kỷ XVIII, cuộc đấu tranh giải phóng khỏi chế độ thực dân Anh do George
Washington lãnh đạo đã thành lập ra nhà nước Liên bang Mỹ - một nhà nước tư sản,
một thị trường lớn và cũng là đối thủ đáng gờm với các cường quốc còn lại.
Như vậy, sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản và sự phát triển của công
thương nghiệp là nền tảng để các cường quốc nói riêng và cả thế giới nói chung
chuyển giao sang một thời kỳ mới, hiện đại và tiên tiến hơn trong lịch sử sản xuất,
chuẩn bị cho việc bước sang nền văn minh mới của nhân loại: nền văn minh công nghiệp.
4. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
4.1 Vai trò về mặt nhận thức
Tôn giáo là niềm tin của con người, phản ánh thế giới quan của con người. Việc hiểu và
phản ánh được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố tình cảm hình thành nên cảm quan về
thế giới, và như vậy có nghĩa là không thờ ơ với thế giới, thấy xúc động hồi hộp trước những gì đang diễn ra.
Bên cạnh đó, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân loại luôn không ngừng phát triển và
khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống này. Càng tìm hiểu và biết nhiều con người
càng hiểu rõ về thế giới hơn, nhưng đồng thời họ cũng tiếp xúc nhiều hơn với những
kiến thức và sự việc mà mình chưa từng biết đến, và sự thực là còn rất nhiều bí ẩn
trong cuộc sống hiện vẫn chưa được lí giải. Chính vì vậy tôn giáo giúp giải thích nguồn
gốc, xuất xứ, các hiện tượng xã hội,… mà khoa học hiện chưa có lời giải đáp hoặc
mang đến cho chúng ta những góc nhìn đa dạng hơn cho cùng một vấn đề. about:blank 8/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
Ví dụ khi nói về nguồn gốc của con người và vũ trụ, “những khám phá của khoa học
gần đây đã rất phù hợp với quan niệm về nguồn gốc con người và vũ trụ của Phật giáo,
điều này chứng tỏ rằng nhiều tư tưởng của Phật giáo đã đi trước khoa học khá xa”.8
4.2 Vai trò về mặt chính trị
Trong lịch sử loài người từ cổ đại đến nay, tôn giáo đã nhiều lần là một thế lực chính trị
hay là chỗ dựa cho những thế lực chính trị khác nhau. Ví dụ như sự đóng góp của các
giáo đoàn công giáo vào sự nghiệp thực dân của các nước phương Tây, đặc biệt là vào các thế kỷ XVI, XVII.
Trong lý luận của Karl Marx và những người theo trường phái xã hội học xung đột, tôn
giáo là cái ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức
quan tâm đến thế giới khác thay vì phản kháng lại bất công ở hiện tại. Tôn giáo góp
phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã
hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp
thống trị. Những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo, thánh thần… để thực hiện
quyền kiểm soát xã hội. Uy lực của Tòa thánh La Mã và vị thế của giáo hội Thiên Chúa
giáo La Mã thời Trung cổ ở phương Tây là dẫn chứng điển hình nhất.
4.3 Vai trò về mặt văn hóa, di sản
Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo, một khi được hình thành và nâng
cao, có thể trở thành một động lực cực mạnh, thúc đẩy con người biểu lộ lòng nhiệt
thành của mình bằng hành động cụ thê, được thể hiện trong các công trình kiến trúc,
hội họa, âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật,… để lại những di sản văn hóa không thua kém
gì những công trình văn hóa xuất phát từ nhu cầu phục vụ đời thường.
Việc bảo vệ và tu tạo các di sản văn hóa của Liên Hợp Quốc cũng như của mỗi quốc
gia, trong đó các di sản có liên quan tới tôn giáo chiếm phần quan trọng, chính là một
sự thừa nhận về đóng góp này của tôn giáo đối với đời sống xã hội con người.
Các tôn giáo trong quá trình phát triển, lan truyền trên thế giới không chỉ đơn thuần
truyền tải niềm tin mà còn chuyển tải, hòa nhập văn hóa và văn minh. Không thể phủ
nhận những yếu tố văn minh phương Tây mà công giáo đã chuyển tải cho các vùng
ngoài châu Âu, ngược lại trong xã hội phương Tây hiện nay, người ta đã dần dần gột
rửa được thái độ kiêu hãnh về tôn giáo và nền văn minh của họ khi được tiếp xúc và
học hỏi các tôn giáo phương Đông, và trong nhiều trường hợp đã thật sự bày tỏ sự
ngưỡng mộ, kính trọng đối với sự cao thâm không chỉ ở giáo lý, niềm tin mà cả về nội
dung văn hóa của các tôn giáo này.
4.4 Vai trò đền bù xã hội, an ủi cuộc sống của con người
Con người thường gặp phải nhiều đau khổ trong cuộc sống như thiên tai, bệnh tật, tai
nạn, thất bại, hiểm nguy, phải đối mặt với cái chết của những người thân thuộc và thậm
chí là cái chết của chính bản thân mình,… Trong những trường hợp đó, con người
thường cảm thấy chán chường, vô vị, rơi vào tuyệt vọng. Bởi vậy, họ có nhu cầu được 8 Phúc Lâm, 2009, 13. about:blank 9/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
an ủi, động viên, trấn an về mặt tinh thần rất lớn. Như Karl Marx đã từng nói: “Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới vô tình, cũng giống
như nó là linh hồn của một mảnh đất vô hồn”. Tôn giáo mang lại niềm tin cho họ, là cứu
cánh cho nỗi bất hạnh của họ, từ đó giúp giải tỏa nỗi đau và tạo ra một phương tiện
khác để giải quyết vấn đề đó là kết nối với một đấng thiêng nào đó.
Marx còn nhận xét: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông cho rằng chức năng
an ủi này của tôn giáo chỉ là sự “đền bù hư ảo”, là một liều thuốc giảm đau không hơn
không kém. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng nhu cầu được thấu hiểu, an ủi và xoa dịu
khổ đau vẫn là rất lớn, và tôn giáo, giống như thuốc giảm đau gây nghiện, sẽ còn tồn tại
lâu dài trên thế gian này. Chính vì vậy vai trò đền bù xã hội là vai trò đặc trưng, chủ yếu
và phổ biến của tôn giáo.
4.5 Vai trò liên kết xã hội
Tôn giáo góp phần hình thành nên những cộng đồng tôn giáo và phân biệt với cộng
đồng tôn giáo khác nhờ những giá trị, chuẩn mực riêng. Bởi tôn giáo là sự phản ánh
của xã hội con người vào trong ý thức của họ - đó là cách thức suy nghĩ, lập luận và
cảm nhận của con người về thế giới mình đang sống và về chính bản thân mình.
Những mô thức ấy có thể có những đặc trưng riêng cho từng cộng đồng người trong
những hoàn cảnh địa lý và lịch sử nhất định, và cùng với bề dày lịch sử sẽ trở thành
những truyền thống suy nghĩ và ứng xử, một thành tố không thể thiếu của văn hóa
cộng đồng. Chính vì thế, những người ở trong cùng một cộng đồng thường có xu
hướng tin tưởng và bảo vệ lẫn nhau, từ đó khiến xã hội càng gắn kết hơn.
Tuy vậy tôn giáo cũng không phải yếu tố liên kết xã hội duy nhất hay chủ yếu. Hệ thống
sản xuất vật chất giúp bảo đảm sự thống nhất của xã hội, và tinh thần yêu nước, lòng
tự hào, tự tôn dân tộc, các yếu tố lợi ích khác,… cũng là chất keo gắn kết các thành viên của một xã hội.
4.6 Vai trò điều chỉnh xã hội
Tôn giáo tạo ra hệ thống các đạo lý, chuẩn mực đạo đức để những người theo đạo
tuân thủ và thực hành. Những yêu cầu ở đây không chỉ có tục lệ thờ cúng, lễ nghi mà
còn bao gồm cả việc điều chỉnh hành vi trong đời sống hàng ngày trong gia đình và
ngoài xã hội, cũng như nhận thức của bản thân mỗi cá nhân. Vì vậy hệ thống luân lý
của tôn giáo ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của con người, và trong hầu hết
các trường hợp là ảnh hưởng tích cực bởi nhìn chung các tôn giáo đều có nội dung
khuyến thiện, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn. Tôn giáo tạo ra cơ chế
“giám sát” hành vi của con người mà bình thường không thể kiểm soát hết được. Bởi
con người có tôn giáo luôn có đức tin rằng thần linh đang dõi theo họ từng giây từng
phút, họ có thể tránh được pháp luật nhưng không thể trốn được ánh mắt của thần linh,
từ đó tự đặt ra khuôn khổ, giới hạn cho bản thân và hành động theo đạo đức. Như vậy
tôn giáo cùng với luật pháp tạo nên một “cơ chế giám sát kép” đối với hành vi của cá
nhân, từ đó điều chỉnh hành vi của cả cộng đồng hay xã hội. Có thể nói tôn giáo có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng một đạo đức xã hội tương xứng với một xã hội văn minh và phát triển. about:blank 10/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại KẾT LUẬN
Có những phân tích, nhận định trái ngược nhau về tôn giáo trong quá khứ và hiện tại,
cũng như nhiều dự báo khác nhau về xu thế của tôn giáo trong tương lai - có người nói
đến sự suy yếu của các thế lực tôn giáo, và cũng có người nhắc đến sự phục hưng tôn
giáo trên phạm vi toàn cầu. Dù không thể phân định được ai đúng ai sai, nhưng có thể
khẳng định tuy hình thức tồn tại có thể đổi khác, tuy xu thế phát triển có thể đa dạng đa
chiều, nhưng tôn giáo và tổ chức tôn giáo vẫn mang những vai trò cần thiết mà những
nhân tố và tổ chức xã hội khác không thể thay thế được, trong đó mỗi chức năng lại
hàm chứa các chức năng khác. Chính vì vậy tôn giáo còn tồn tại và tồn tại lâu dài trong xã hội loài người.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Đặng Nghiêm Vạn, 2004. “Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại”. Về tôn giáo và tôn
giáo ở Việt Nam
, 28 - 48. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. about:blank 11/12 22:59 5/8/24
Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội của nhân loại
Hồ Tấn Sáng, 2010. “Tôn giáo - Từ góc nhìn của chính trị phát triển”. Mấy vấn đề về
tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Nguyễn Hồng Dương chủ biên, 142 - 152. Hà
Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Jablokov I.N, 1997. “Khái niệm và các chức năng của tôn giáo”. Dịch bởi Ngô Thế
Phúc. Tôn giáo và đời sống hiện đại, Võ Kim Quyên chủ biên, 53 – 76. Hà Nội: Viện
Thông tin Khoa học xã hội.
Nguyễn Quốc Tuấn, 2010. “Một số vấn đề về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo”. Mấy vấn
đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học,
Nguyễn Hồng Dương chủ biên, 34 - 48.
Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Nguyễn Văn Ánh, 2020. Lịch sử văn minh thế giới. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Văn Kiệm, 1997. “Mấy nét đại cương về tôn giáo”. Tôn giáo và đời sống hiện
đại
, Võ Kim Quyên chủ biên, 1 – 23. Hà Nội: Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Phúc Lâm, 2009. Phật giáo và Khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo.
Vũ Dương Ninh (chủ biên), 2012. Lịch sử văn minh thế giới. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. about:blank 12/12