Vai Trò Của Trung Gian Tài Chính Trong Chu Chuyển Các nguồn Vốn Trong Nền Kinh Tế | Tài Chính Tiền Tệ

Vai Trò Của Trung Gian Tài Chính Trong Chu Chuyển Các nguồn Vốn Trong Nền Kinh Tế | Tài Chính Tiền Tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRONG CHU CHUYỂN CÁC
NGUỒN VỐN TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước
Các trung gian tài chính ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài
chính. thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn đầy đủ cho cả người vốn, người
cần vốn, cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian.
- Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí thông tin
và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
- Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức tài chính trung
gian đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có
vốn.
- Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hoá hoạt động, các trung gian tài chính thường
xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ
cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.
- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa
rủi ro.
Các trung gian tài chính ở Việt Nam : ở Việt Nam với quan điểm thiết lập hệ
thống trung gian tài chính theo hướng đa dạng hoá, đa năng hoá, thể hiện trong hệ
thống các văn bản pháp luật như luật các tổ chức tín dụng, các nghị định của chính
phủ đã hình thành hệ thống tài chính trung gian khá đa dạng gồm có hai khối đó
các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Muốn huy động ngày càng nhiều vốn qua các tổ chức tài chính trung gian từ
các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức nguồn vốn tạm nhàn rỗi nhất
nguồn vốn trong dân cư, hộ gia đình thì cần có những chính sách thật thích hợp để
họ đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng hoặc đầu tư
trực tiếp vào các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các nguồn vốn phải
khai thông và tìm mọi biện pháp huy động cho phát triển kinh tế.
Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các
nguồn vốn tiết kiệm nằm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức
xã hội và tài chính hộ gia đình thông qua phát hành các sản phẩm tài chính như:
trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn
khác nhau.
Huy động đầu tư qua thị trường vốn trong nước (phat hành chứng khoán trên thị
trường chứng khoán)
Với sự chuyên môn hóa về các loại chứng khoán,thi trường chứng khoán được
xem như một cơ sở hạ tầng tài chính để các trung gian tài chính thực hiện chính
sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua phát hành các giấy tờ có giá
Trong xu hướng tự do tài chính, thị trường chứng khoán sẻ mở ra nhiều cơ hội để
cho các trung gian tài chính trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài giao lưu vốn
với nhau trên thị trường chứng khoán.Tuy vậy, kênh huy động vốn này luôn chứa
đựng những rủi ro tiềm ẩn,gây bất ổn cho hoạt động của các trung gian tài chính.
1.2 Kênh huy động vốn từ nước ngoài
Các trung gian tài chính huy động vốn từ nước ngoài qua các hình thức:
Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) để thực hiện cho vay theo
các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài.
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát
triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là
thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến
2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ
các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế.
Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA
là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của
các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng
lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân
Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế (phát hành chứng khoán trên thị
trường tài chính quốc tế)
Có thể thấy, lượng trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường vốn quốc tế trong
cuối năm 2014 là một thành công của nước ta trong năm qua. Bởi lượng trái phiếu
này đã chỉ phải chịu mức lãi suất cố định 4,8%, thay vì mức 5,125%/năm như dự
kiến ban đầu. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất cho trái phiếu Chính
phủ được phát hành trong năm 2005 và 2010 (tương ứng là 6,875%/năm và
6,755%/năm), giúp tiết kiệm được 32,5 triệu USD. Đặc biệt, nhờ đợt phát hành
này, Bộ Tài chính đã hoán đổi được một lượng trái phiếu phát hành năm 2005 và
năm 2010, giúp tiết kiệm được 13,9 triệu USD, góp phần cơ cấu lại nợ công theo
hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ.
Những thông tin tích cực từ đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn
quốc tế cuối năm 2014 được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt phát hành
sau. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến băn khoăn về sự hấp dẫn của trái phiếu Chính
phủ Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế, khi mà một nguồn thu quan trọng cho ngân
sách nhà nước là dầu thô đang giảm giá mạnh. Điều này được dự báo sẽ không chỉ
ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước - nguồn để trả nợ vay trong năm 2015, mà
có thể trong một vài năm tới.
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là quan
hệ tín dụng thông thường, không bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện như vốn hỗ trợ
ODA, miễn là người vay trả được nợ. Đầu tư vào trái phiếu phát hành trên thị
trường vốn quốc tế cũng khá an toàn, ngay cả trường hợp quốc gia đi vay không trả
được nợ, thì các tổ chức tài chính quốc tế trung gian đứng ra thu xếp vốn phải trả
nợ thay.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn trong nước có thời hạn dài, lãi suất
thấp, thì cũng cần huy động vốn trên thị trường quốc tế, để có vốn đầu tư, cơ cấu
lại nợ, giảm áp lực trả nợ và lãi suất vay vốn, đồng thời không gia tăng nợ công.
Ưu điểm của kênh này là mở ra cho các trung gian tài chính trong nước một thị
trường huy động vốn rộng lớn.
| 1/4

Preview text:

VAI TRÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRONG CHU CHUYỂN CÁC
NGUỒN VỐN TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước
Các trung gian tài chính ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tài
chính. Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người
cần vốn, cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian.
- Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí thông tin
và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
- Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức tài chính trung
gian đáp ứng đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.
- Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hoá hoạt động, các trung gian tài chính thường
xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ
cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.
- Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro.
Các trung gian tài chính ở Việt Nam : ở Việt Nam với quan điểm thiết lập hệ
thống trung gian tài chính theo hướng đa dạng hoá, đa năng hoá, thể hiện trong hệ
thống các văn bản pháp luật như luật các tổ chức tín dụng, các nghị định của chính
phủ đã hình thành hệ thống tài chính trung gian khá đa dạng gồm có hai khối đó là
các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Muốn huy động ngày càng nhiều vốn qua các tổ chức tài chính trung gian từ
các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức có nguồn vốn tạm nhàn rỗi nhất là
nguồn vốn trong dân cư, hộ gia đình thì cần có những chính sách thật thích hợp để
họ đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng hoặc đầu tư
trực tiếp vào các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các nguồn vốn phải
khai thông và tìm mọi biện pháp huy động cho phát triển kinh tế.
Các trung gian tài chính huy động vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các
nguồn vốn tiết kiệm nằm ở các khâu tài chính doanh nghiệp, tài chính các tổ chức
xã hội và tài chính hộ gia đình thông qua phát hành các sản phẩm tài chính như:
trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm với nhiều kỳ hạn khác nhau.
Huy động đầu tư qua thị trường vốn trong nước (phat hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán)
Với sự chuyên môn hóa về các loại chứng khoán,thi trường chứng khoán được
xem như một cơ sở hạ tầng tài chính để các trung gian tài chính thực hiện chính
sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua phát hành các giấy tờ có giá
Trong xu hướng tự do tài chính, thị trường chứng khoán sẻ mở ra nhiều cơ hội để
cho các trung gian tài chính trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài giao lưu vốn
với nhau trên thị trường chứng khoán.Tuy vậy, kênh huy động vốn này luôn chứa
đựng những rủi ro tiềm ẩn,gây bất ổn cho hoạt động của các trung gian tài chính.
1.2 Kênh huy động vốn từ nước ngoài
Các trung gian tài chính huy động vốn từ nước ngoài qua các hình thức:
Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) để thực hiện cho vay theo
các chương trình tín dụng chỉ định của các nhà tài trợ nước ngoài.
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát
triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là
thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến
2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ
các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế.
Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA
là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của
các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng
lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân
Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế (phát hành chứng khoán trên thị
trường tài chính quốc tế)
Có thể thấy, lượng trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường vốn quốc tế trong
cuối năm 2014 là một thành công của nước ta trong năm qua. Bởi lượng trái phiếu
này đã chỉ phải chịu mức lãi suất cố định 4,8%, thay vì mức 5,125%/năm như dự
kiến ban đầu. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất cho trái phiếu Chính
phủ được phát hành trong năm 2005 và 2010 (tương ứng là 6,875%/năm và
6,755%/năm), giúp tiết kiệm được 32,5 triệu USD. Đặc biệt, nhờ đợt phát hành
này, Bộ Tài chính đã hoán đổi được một lượng trái phiếu phát hành năm 2005 và
năm 2010, giúp tiết kiệm được 13,9 triệu USD, góp phần cơ cấu lại nợ công theo
hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ.
Những thông tin tích cực từ đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn
quốc tế cuối năm 2014 được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt phát hành
sau. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến băn khoăn về sự hấp dẫn của trái phiếu Chính
phủ Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế, khi mà một nguồn thu quan trọng cho ngân
sách nhà nước là dầu thô đang giảm giá mạnh. Điều này được dự báo sẽ không chỉ
ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước - nguồn để trả nợ vay trong năm 2015, mà
có thể trong một vài năm tới.
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là quan
hệ tín dụng thông thường, không bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện như vốn hỗ trợ
ODA, miễn là người vay trả được nợ. Đầu tư vào trái phiếu phát hành trên thị
trường vốn quốc tế cũng khá an toàn, ngay cả trường hợp quốc gia đi vay không trả
được nợ, thì các tổ chức tài chính quốc tế trung gian đứng ra thu xếp vốn phải trả nợ thay.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn trong nước có thời hạn dài, lãi suất
thấp, thì cũng cần huy động vốn trên thị trường quốc tế, để có vốn đầu tư, cơ cấu
lại nợ, giảm áp lực trả nợ và lãi suất vay vốn, đồng thời không gia tăng nợ công.
Ưu điểm của kênh này là mở ra cho các trung gian tài chính trong nước một thị
trường huy động vốn rộng lớn.