-
Thông tin
-
Quiz
Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay | Tiểu luận quan hệ quốc tế đại cương
Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc thay đổi và lớn mạnh không ngừng. Cùng với quá trình này, không gian quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở rộng, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay | Tiểu luận quan hệ quốc tế đại cương
Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc thay đổi và lớn mạnh không ngừng. Cùng với quá trình này, không gian quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở rộng, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ quốc tế 24 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------------- TIỂU LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay Sinh viên: ĐỖ QUỲNH ANH
Mã số sinh viên: 2156160001
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A1 K41 Hà nội, tháng 1 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. Quan hệ quốc tế là gì?......................................................................................3
2. Trung Quốc và quan hệ quốc tế......................................................................3
3. Vai trò của Trung Quốc ở châu Á...................................................................4
3.1. Kinh tế, thương mại...................................................................................4
3.2. Ngoại giao...................................................................................................5
4. Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi................................................................7
4.1. Kinh tế, thương mại...................................................................................7
4.2. Chính trị, ngoại giao..................................................................................8
5. Vai trò của Trung quốc ở Mỹ..........................................................................9
6. Vai trò của Trung quốc trong một số những tổ chức quốc tế.....................11
6.1. Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á -
ASEAN.............................................................................................................11
6.2. Vai trò của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO14
6.3. Vai trò của Trung Quốc trong Liên Hợp Quốc – UN...........................14
6.4. Vai trò của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu - EU......................16
KẾT LUẬN............................................................................................................18
Tài liệu tham khảo.................................................................................................19 1 MỞ ĐẦU
VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc thay đổi và lớn mạnh không ngừng.
Cùng với quá trình này, không gian quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở
rộng, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia và khu vực
trên thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều
trong thế kỷ XXI, trở thành một đối thủ nặng ký trên trường quốc tế, cả về vai trò
kinh tế lẫn chính trị. Giữ vai trò của một nước lớn, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh
hợp tác quốc tế toàn diện, hiệu quả, với phương châm hai bên cùng có lợi. Hầu hết
các nước đều có nhu cầu mở rộng và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Thành công
và cơ hội, tồn tại cùng những khó khăn, khiến Trung Quốc phải đối mặt với những
nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề trong việc thể hiện vị thế là một nước lớn.
Thế giới đang nghiên cứu khả năng phát triển của Trung Quốc để dự đoán vị thế,
vai trò và đóng góp của nước này trong thế kỷ XXI. Đây là việc làm hết sức quan
trọng đối với mọi quốc gia, mọi khu vực và toàn thế giới, bởi sức mạnh tiềm tàng và
ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc có tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại
của các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, việc cần hiểu
đúng, hiểu tường tận về Trung Quốc, cụ thể là vai trò của Trung Quốc trong quan hệ
quốc tế là rất cần thiết, vì mối quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả. 2 NỘI DUNG
1. Quan hệ quốc tế là gì?
Quan hệ quốc tế là mối quan hệ trên phạm vi thế giới, phạm vi nhân loại giữa các
quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào quốc tế, các vùng, khu vực… Đó là
hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội, gồm nhiều mặt quan hệ như chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh… trong đó quan hệ chính
trị là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế bao gồm các lĩnh vực chủ
yếu: quan hệ chính trị quốc tế; quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ quốc tế về an ninh,
quốc phòng; quan hệ quốc tế về văn hóa, y tế, giáo dục và những vấn đề xã hội…
2. Trung Quốc và quan hệ quốc tế
- Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới (hơn 1,35 tỷ người), là nước xã hội chủ
nghĩa duy nhất trong câu lạc bộ các nước lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc không đóng
và không muốn đóng vai trò một cường quốc xã hội chủ nghĩa như Liên Xô trước
đây trong quan hệ với các nước lớn khác. Trung Quốc vẫn là một nước đang phát
triển, sau gần 40 năm cải cách (từ 1978) sức mạnh tổng hợp của nước này tăng
nhiều lần. Nếu như GDP năm 1978 mới chỉ trên 215 tỷ USD thì năm 2016 theo
đánh giá của IMF là 12.253 tỷ USD, tính theo đầu người là 8.865 USD. Từ năm
2010, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Theo số liệu của
IMF công bố, năm 2016 nếu tính GDP theo sức mua hàng hóa PPA - một công cụ
đo giá trị đồng tiền theo hàng hóa mua được - Trung Quốc là nước giàu nhất thế
giới với GDP tính theo PPA đạt 20.985 tỷ USD ”. Có những dự báo cho rằng vào
giữa những năm 40 của thế kỷ này, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu
thế giới. Sự lớn mạnh nhanh chóng và vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc là
hiện tượng hoàn toàn mới so với thế kỷ trước và là đối thủ cạnh tranh số một của
Mỹ không chỉ về kinh tế mà trên mọi lĩnh vực. 3
- Vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới nhất định sẽ tăng lên, với tầm
quan trọng và mức độ liên quan ngày càng tăng do quy mô dân số lớn, sở hữu nền
kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, khả năng quân sự, tiến bộ công nghệ cũng như có
tư cách là Thành viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan trọng
không kém, định nghĩa của riêng Trung Quốc về vai trò của họ đã trải qua một sự
thay đổi đáng kể dưới thời Chủ tịch nước Tập Cận Bình và không còn tuân theo
châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “che giấu sức mạnh, bỏ thời gian và không bao giờ
đi đầu”. Trung Quốc tự coi mình là cường quốc hàng đầu thế giới khẳng định lợi ích
của mình và định hình các vấn đề toàn cầu cho phù hợp.
3. Vai trò của Trung Quốc ở châu Á 3.1. Kinh tế, thương mại
- Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mở rộng hợp tác kinh tế thương mại
với các quốc gia châu Á bằng tiềm năng kinh tế của mình. Điều đó được thể hiện
trên một số khía cạnh sau:
+ Một là thiết lập các cơ chế hợp tác toàn diện. Không thể phủ định rằng tiềm năng
kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc đã giúp xây dựng được các cơ chế hợp tác
kinh tế thương mại ngày một hoàn thiện với các quốc gia châu Á. Sau gần 30 năm
mở cửa, Trung Quốc đã ký kết hơn 50 cơ chế đàm phán, đối thoại kinh tế thương
mại đa phương và song phương với các nước châu Á. Ví dụ: cơ chế hợp tác 10+1
(Trung Quốc – ASEAN), 10+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc – ASEAN) Uỷ
ban hỗn hợp kinh tế song phương; cơ chế hợp tác đầu tư song phương… với các
nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ký kết hiệp định tự do thương mại, kế hoạch
phát triển kinh tế thương mại trung và dài hạn với nhiều nước và khối nước như
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan… Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết các hiệp
định thương mại tự do, các kế hoạch phát triển kinh tế thương mại trung và dài hạn
với các nước và khối nước như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan... 4
Những cơ chế và kế hoạch trên đã trở thành nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại song và đa phương giữa Trung Quốc với các quốc gia châu
Á phát triển liên tục và ổn định.
+ Hai là đầu tư phát triển và hợp tác mậu dịch với tốc độ nhanh. Hơn mười năm trở
lại đây, ngày càng có nhiều nước trong khu vực châu Á coi Trung Quốc là đối tác
quan trọng cần khai thác, chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư
với Trung Quốc. Những bạn hàng lớn của Trung Quốc trong những thập niên qua là
Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc và ấn Độ. Bên cạnh đó, Trung Quốc từ lâu đã trở
thành thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là đối với Hàn
Quốc, Nhật Bản và Xinhgapo.
- Trung Quốc khởi đầu muộn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nói chung, châu Á
nói riêng, song đã có xu thế tăng nhanh và mạnh mẽ trong những năm gần đây.
- Tóm lại, Trung Quốc không chỉ có lợi thế về thị trường mà còn có tiềm năng phát
triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn sau khi đất nước cải cách và mở cửa kinh tế. Vì vậy,
Trung Quốc ngày càng có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong hợp tác kinh tế khu
vực. Hầu hết các nước châu Á đang tìm kiếm cơ hội thiết lập và mở rộng quan hệ
kinh tế, thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về vị
trí, vai trò của mình trong đời sống kinh tế của khu vực và toàn thế giới. 3.2. Ngoại giao
- Bốn trục cơ bản hình thành nên chiến lược ngoại giao toàn cầu của Trung Quốc là:
ngoại giao láng giềng, ngoại giao khu vực, ngoại giao nước lớn, và ngoại giao đa
phương. Trong đó ngoại giao khu vực, ngoại giao láng giềng có thể được xem như
điểm tựa để nâng vị thế chính trị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
- Trước những lo lắng của thế giới về “mối đe dọa từ Trung Quốc”, các nhà lãnh
đạo của nước này đã đưa ra quan điểm về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc (sau
này được gọi là “phát triển hòa bình”) để xây dựng một “thế giới hài hòa”. Theo
GS. Shi Yinhong: “Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trước hết là trong khu vực; 5
diễn đàn quan trọng đầu tiên luôn là châu Á, đặc biệt là Đông Á, sau đó là Trung Á
và Nam Á ... Diễn đàn lớn nhất này nhằm tạo cơ hội cho Trung Quốc ít nhất là tham
gia vào các cơ chế an ninh đa phương ở các tiểu vùng, hay cơ chế hợp tác kinh tế đa
phương ở các tiểu vùng châu Á.” Khái niệm “thế giới hài hòa” không chỉ thể hiện tư
tưởng ngoại giao hòa bình, mà còn thể hiện ý tưởng thiết lập một trật tự thế giới
mới của Trung Quốc. Để được như vậy, Trung Quốc đương nhiên sẽ phải thể hiện
vai trò là một cường quốc trong quan hệ quốc tế, trước hết là trong khu vực.
Chính sự đổi mới về tư tưởng và chính sách đối ngoại đã khiến Trung Quốc ngày
càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình ở khu vực và trên thế giới. Trung Quốc
đã thường xuyên tổ chức và duy trì các diễn đàn đối thoại cấp cao với các tổ chức
quốc tế hoặc khu vực như Tổ chức hợp tác Thượng Hải, đối thoại Trung Quốc –
EU, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN,… Phương thức đối thoại như vậy
giữa một nước lớn với một nhóm nước là một vấn đề đặc biệt trong quan hệ quốc tế,
và nó thể hiện vị thế không thể thiếu của Trung Quốc trên trường quốc tế.
- Để sớm trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực
và đa trung tâm, Trung Quốc theo đuổi một chính sách khu vực nhằm ngăn chặn các
xung đột vũ trang có thể bùng phát tại các điểm nóng, đồng thời tăng cường ảnh
hưởng chi phối của Trung Quốc, trước hết là ở Đông Nam Á. Chính sách khu vực
này phục vụ cho việc thực hiện chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đối với ngoại
giao của một nước lớn sau Chiến tranh Lạnh là then chốt; ngoại giao láng giềng là
quan trọng hàng đầu; ngoại giao với các nước đang phát triển là quan trọng. Trong
“ngoại giao láng giềng”, Trung Quốc chủ trương tạo nên cục diện hòa bình xung
quanh khu vực biên giới, từ đó nước này coi trọng việc cải thiện và phát triển quan
hệ với các nước láng giềng.
- Tăng cường đối thoại an ninh với các nước láng giềng, xây dựng cơ chế an ninh
tin cậy lẫn nhau. Trung Quốc đã tổ chức định kỳ đối thoại và trao đổi về an ninh với
các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam… nhằm tăng cường lòng tin và hợp 6
tác trong lĩnh vực an ninh. Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng
giềng khác những năm gần đây được đẩy mạnh.
4. Vai trò của Trung Quốc ở châu Phi
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi là rất cao trong chương trình nghị sự toàn
cầu, vì Trung Quốc chỉ trong vòng vài thập kỷ đã trở thành một cường quốc kinh tế
và chính trị chủ chốt ở châu lục này. Thật vậy, sự nổi lên của nó với tư cách là một
tác nhân chính trị và kinh tế thống trị có thể là bước phát triển quan trọng nhất ở
châu Phi kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. 4.1. Kinh tế, thương mại
- Thương mại của Trung Quốc với châu Phi bị hạn chế trong những năm 1990 và
bắt đầu gia tăng đáng kể vào khoảng năm 2005. Xuất khẩu của Trung Quốc sang
Châu Phi lên tới 113 tỷ USD vào năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Châu Phi đạt 78
tỷ USD; số lượng đã tăng đều đặn trong 16 năm qua. Chắc chắn, giá hàng hóa yếu
trong giai đoạn 2014-2017 đã tác động lớn đến giá trị hàng hóa xuất khẩu của châu
Phi sang Trung Quốc, ngay cả khi xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi vẫn ổn
định. Với tổng kim ngạch thương mại 200 tỷ USD vào năm 2019, Trung Quốc là
đối tác thương mại song phương lớn nhất của châu Phi.
- Năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào châu
Phi lên tới 44 tỷ USD, tương ứng với 2% tổng vốn FDI của Trung Quốc toàn cầu.
- Các nước châu Phi thường không đủ khả năng để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết
để hỗ trợ dân số ngày càng tăng của họ. Hơn nữa, nhiều người trong số họ thiếu khả
năng tiếp cận với thị trường vốn và ngân hàng quốc tế. Trong bối cảnh này, Trung
Quốc đã nổi lên như một nhà cho vay song phương lớn nhất của châu Phi.
- Các khoản cho vay của Trung Quốc cho châu Phi đã giúp tài trợ cho các khoản
đầu tư quy mô lớn với tiềm năng tác động tích cực đáng kể cho tăng trưởng. Đồng
thời, các dòng cho vay lớn đã dẫn đến việc hình thành gánh nặng dịch vụ nợ. Tổng
cộng, khoản cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi đã bao phủ hơn 1.000 dự án. 7
4.2. Chính trị, ngoại giao
- Trung Quốc là một nhân tố chính trị ở châu Phi. Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc
- Châu Phi (FOCAC) đã tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên tại Bắc Kinh vào
tháng 10 năm 2000. Mục tiêu của diễn đàn bao gồm việc thúc đẩy hợp tác chính trị
và tạo ra một môi trường thuận lợi cho kinh doanh và thương mại Trung Quốc -
Châu Phi. Các cam kết khác từ Trung Quốc là cung cấp các quỹ đặc biệt để hỗ trợ
các doanh nghiệp Trung Quốc có uy tín đầu tư vào các nước châu Phi, để xóa nợ, cử
thêm đội y tế và phát triển trao đổi sinh viên.
- FOCAC đã hoạt động trong nhiều năm và cung cấp sự hỗ trợ về mặt chính trị và
ngoại giao cho các công ty cũng như các khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu lục này.
- Một khía cạnh khác của “cuộc tấn công quyến rũ” của Trung Quốc là ngoại giao
vắc-xin Covid. Việc tặng những liều vắc-xin tương đối khiêm tốn của Trung Quốc
được đưa lên báo châu Phi, trong khi phương Tây được cho là ưu tiên công dân của mình.
- Một ví dụ về ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi là chuyến thăm chính thức
của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Seychelles diễn ra vào ngày
31 tháng 1 năm 2021. Ông nhấn mạnh rằng ngoại giao của Trung Quốc luôn dựa
trên sự bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ. Ông nói, Trung Quốc ủng hộ chủ nghĩa
đa phương và phản đối chính trị quyền lực; nó ủng hộ “dân chủ trong quan hệ quốc
tế” và ủng hộ Liên Hợp Quốc trong vai trò chính đáng của mình trong quan hệ quốc
tế. Ông Vương Nghị nhấn mạnh, các nước lớn nên là những nước đầu tiên tuân theo
các chuẩn mực cơ bản chi phối quan hệ quốc tế và nói thêm rằng họ cũng nên là
những nước đầu tiên “tuân theo nguyên tắc không can thiệp vào quan hệ nội bộ của
các nước khác”. Họ cũng phải là những người đầu tiên thực hiện các cam kết quốc
tế về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 8
- Một khía cạnh của “cuộc chiến tuyên truyền” là sự hiện diện ngày càng tăng của
các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Từ quyền sở hữu các đài phát thanh địa
phương đến việc thành lập Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ở Nairobi,
Kenya, Trung Quốc đang trở thành một nước có ảnh hưởng lớn trong các bài diễn
văn hàng ngày ở các nước này. Theo dữ liệu khảo sát của Afrobarometer tại 36 quốc
gia châu Phi, 23% tin rằng Trung Quốc là cường quốc nước ngoài có ảnh hưởng
nhất ở đất nước của họ, xếp sau "cường quốc thuộc địa cũ" (28%) và đi trước Mỹ (22%) một chút.
5. Vai trò của Trung quốc ở Mỹ
- Trong thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Trung Quốc được Hoa
Kỳ coi là “đối tác hợp tác chiến lược”; trong thời kỳ của Tổng thống George W.
Bush, Trung Quốc được coi là “bên liên quan có trách nhiệm”; còn dưới chính
quyền Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc và Mỹ ra tuyên bố chung “cùng nỗ
lực xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi”.
Tháng 12-2017, “Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia” do Tổng thống Mỹ Donald
Trump ký ban hành đã coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh số một”, nêu rõ Mỹ
“đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng về chính trị, kinh tế và
quân sự trên phạm vi thế giới. Trung Quốc và Nga là những thách thức đối với sức
mạnh, ảnh hưởng và lợi ích của Mỹ”.
- Mỹ coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” lớn nhất, là quốc gia có sức
mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ, điều này đặt ra thách thức nghiêm
trọng đối với hệ thống quốc tế mở và ổn định - hệ thống được coi là vì lợi ích và quyền lợi của Mỹ.
- Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng, sau khi Tổng thống J. Biden nhậm chức, điều
kiện tiên quyết để có một mối quan hệ bền vững giữa Trung Quốc và Mỹ là hai
nước coi nhau là “đối thủ cạnh tranh”, chứ không phải là “kẻ thù”. Hai bên có thể
tìm được sự đồng thuận về hợp tác và lợi ích chung trên ba mặt: 9
+ Thứ nhất, hiện nay, dịch COVID-19 đang được coi là “kẻ thù chung” của các
quốc gia trên thế giới. Sự lây lan của đại dịch COVID-19 không phân biệt biên giới
quốc gia, quốc tịch và chủng tộc, đặc biệt là không quốc gia nào có thể đứng ngoài
cuộc, cũng như đơn phương “chiến thắng” trong “cuộc chiến” này. Theo đó, trong
khuôn khổ của Tổ chức Y tế thế giới WHO, việc hai nước cùng nhau hợp tác để xây
dựng toàn diện một kế hoạch ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 có vai trò hết sức
quan trọng. Đối mặt với đại dịch COVID-19, lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ
đã vượt lên sự khác biệt, điều này có thể trở thành một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai bên.
+ Thứ hai, bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, các mức
thuế bổ sung của hai bên được dỡ bỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Rõ
ràng, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vấn đề nhập khẩu hàng hóa của
Trung Quốc từ Mỹ trong năm 2020 đã không đạt được mục tiêu của thỏa thuận hợp
tác thương mại giữa hai bên. Do đó, việc hai bên có thể căn cứ vào điều khoản bất
khả kháng để nối lại đàm phán về thỏa thuận hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành
thương vụ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, hay giảm giá trị mua hàng…
cũng được coi là một trong những cách thức hóa giải hữu hiệu.
+ Thứ ba, Trung Quốc và Mỹ không chỉ phải cùng nhau đối mặt với những thách
thức của đại dịch COVID-19 mà còn phải cùng đối mặt với những thách thức khác,
chẳng hạn như suy thoái kinh tế toàn cầu, rủi ro tài chính, biến đổi khí hậu… Như
vậy, có thể nói, cả hai bên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức chung hơn trong
tương lai. Việc Mỹ và Trung Quốc có thể cùng nhau hợp tác thay vì cạnh tranh trên
một số lĩnh vực phù hợp với cả lợi ích riêng và lợi ích chung của của hai nước.
- Như vậy, theo các học giả Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc càng cần thể hiện vai
trò và trách nhiệm của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh
thế giới đang đứng trước những thách thức mới của an ninh truyền thống và phi
truyền thống. Vì vậy, con đường tốt nhất để hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc 10
tránh “bẫy Thucydides”, tức là nước lớn trỗi dậy và nước lớn tại vị không tranh
giành bá quyền trong trạng thái thù địch, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển, là cùng nhau chung tay hợp tác.
6. Vai trò của Trung quốc trong một số những tổ chức quốc tế
6.1. Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
- Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23 (tháng 11 năm 2020), Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: “Quan hệ đối tác chiến
lược giữa ASEAN và Trung Quốc là một trong những quan hệ đối tác năng động và
thực chất nhất của ASEAN”. Tại cuộc gặp giữa Tổng Thư ký ASEAN Lim Dốc Hoi
và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 14/1/2021 tại Bru-nây,
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định quan hệ ASEAN -
Trung Quốc là “sôi động nhất và đem lại nhiều kết quả nhất trong các mối quan hệ
giữa ASEAN với các đối tác và đã phát triển thành một trụ cột quan trọng trong hòa
bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực”
- Về hợp tác chính trị - an ninh, trong các tuyên bố, phát biểu, Trung Quốc luôn
khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong các tiến trình
hợp tác khu vực và vai trò quan trọng của ASEAN tại các diễn đàn đa phương trên
thế giới. Không chỉ là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN tham gia TAC vào
tháng 10 năm 2003, Trung Quốc còn là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên
bày tỏ sẵn sàng tham gia Nghị định thư của Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không
có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).
- Về hợp tác kinh tế - thương mại, đây được coi là động lực quan trọng trong hợp
tác ASEAN - Trung Quốc suốt ba mươi năm qua. Năm 2020, dù đại dịch COVID-
19 gây nhiều khó khăn cho cả hai bên, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều
ASEAN - Trung Quốc đã đạt mốc 684,6 tỷ USD, tăng 80 lần so với thời điểm năm
1991. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong
12 năm liên tiếp (2009 - 2020). 11
- Hợp tác ASEAN - Trung Quốc còn diễn ra sôi động trên các lĩnh vực kết nối, du
lịch, công nghệ thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ, xây dựng thành phố
thông minh, kinh tế số... và được thúc đẩy bởi các văn kiện quan trọng, như: Tuyên
bố chung ASEAN - Trung Quốc về gắn kết giữa Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN
(MPAC) và Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) (năm 2019), Tuyên bố của các
nhà lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc về Sáng kiến hợp tác thành phố thông minh...
Năm 2020, kinh tế số được chọn là chủ đề hợp tác, ASEAN và Trung Quốc đã tích
cực chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề kiểm soát dịch bệnh COVID-19, kết cấu hạ tầng,
chuyển đổi công nghiệp, giảm nghèo qua các phương tiện số và thúc đẩy hợp tác về
thương mại điện tử, thành phố thông minh, mạng di động 5G.
- Về hợp tác văn hóa - xã hội, ASEAN và Trung Quốc đề cao hợp tác trong các lĩnh
vực, như y tế, giáo dục, văn hóa, lao động, an sinh xã hội, môi trường, truyền thông,
thanh niên, giảm nghèo và giao lưu nhân dân...
- Về hợp tác y tế, hai bên cùng thông qua cơ chế Hội nghị Quan chức cao cấp và Bộ
trưởng Y tế ASEAN - Trung Quốc, ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác y tế
tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ 4 (ngày 6-7-2012) và
đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng dự thảo MOU thay thế. Năm 2020, Trung Quốc
là đối tác đầu tiên chủ động thúc đẩy hợp tác với ASEAN về ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
- Về hợp tác giáo dục, đây là một lĩnh vực quan trọng và là kênh hiệu quả giúp hai
bên thúc đẩy giao lưu thanh niên và kết nối nguời dân. Năm 2019, Trung Quốc và
ASEAN đã khởi động chương trình học bổng các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN - Trung
Quốc (ACYLS), bao gồm 10 học bổng tiến sĩ, 50 học bổng thạc sĩ và 50 học bổng ngắn hạn.
- Về hợp tác môi trường, hai bên triển khai Chiến lược hợp tác bảo vệ môi trường
ASEAN - Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh hợp tác về quản lý thiên
tai với ASEAN thông qua đề xuất thiết lập cơ chế họp Bộ trưởng ASEAN - Trung 12
Quốc về quản lý thiên tai, đồng thời thúc đẩy triển khai MOU giữa ASEAN và
Trung Quốc về hợp tác quản lý thiên tai đã được hai bên ký kết vào năm 2014.
- Về hợp tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện, từ
rất sớm, ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN - Trung Quốc về hợp tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19 (ngày
20/2/2020). Trên thực tế, Trung Quốc là đối tác đầu tiên đề xuất tổ chức cuộc họp
về ứng phó với dịch bệnh COVID-19 với ASEAN. Thông qua các cơ chế do
ASEAN dẫn dắt, Trung Quốc tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác với ASEAN
về ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và phục hồi toàn diện. Cụ thể là: Thứ
nhất, Trung Quốc đề xuất tận dụng, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có nhằm trao
đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ các nước ASEAN nghiên cứu, phát triển vắc-xin
và đề xuất thành lập cơ chế ứng phó với tình huống y tế công cộng khẩn cấp. Hai
bên đang cân nhắc xây dựng kho vật tư y tế hỗ trợ nhân đạo và thiết lập đường dây
nóng liên quan giữa Bộ Quốc phòng các nước. Để tăng cường nguồn lực, Trung
Quốc cũng cam kết trích 5 triệu USD từ Quỹ hợp tác ASEAN - Trung Quốc để tài
trợ các chương trình, dự án hợp tác y tế công cộng với ASEAN; xây dựng kết cấu
hạ tầng mạng và chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Có thể thấy, quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc đã đi được một chặng đường
dài trong 30 năm với nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong 18 năm kể từ khi hai
bên nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược. Thúc đẩy hợp tác ASEAN - Trung
Quốc đi vào chiều sâu, đem lại kết quả thực chất là phù hợp với mong muốn và có
lợi đối với cả hai bên. Hợp tác ASEAN - Trung Quốc phát triển toàn diện, mạnh mẽ
cũng góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và duy trì, củng cố vai
trò trung tâm của ASEAN. Hành trình nhiều dấu ấn trong 30 năm qua là nền tảng
thuận lợi để hai bên tiếp tục đưa quan hệ đối thoại hữu nghị và hợp tác lên tầm cao mới. 13
6.2. Vai trò của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO
- Việc gia nhập WTO cho phép Trung Quốc bước vào thời kỳ được coi là tăng
trưởng kinh tế “thần kỳ”, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế
giới hiện nay. Trung Quốc cũng nổi lên là địa điểm hấp dẫn nhất đối với các nhà
đầu tư nước ngoài trong bối cảnh một loạt thảm họa toàn cầu từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008 đến đại dịch COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019.
- Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn cho thương
mại toàn cầu. Đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt
mức trung bình 30% kể từ năm 2002. Nước này cũng đã trở thành đối tác thương
mại lớn của hơn 120 quốc gia. Lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc cho
phép các doanh nghiệp và người dân trên khắp thế giới tận hưởng các sản phẩm giá
cả phải chăng từ quần áo đến máy tính. Riêng đối với người tiêu dùng Mỹ, những
sản phẩm tiết kiệm chi phí này giúp tiết kiệm 15 tỷ USD mỗi năm. Khi Trung Quốc
thay đổi diện mạo thương mại thế giới, giao thương với thế giới cũng làm Trung Quốc thay đổi.
- Theo Sách trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố,
chính quyền trung ương Trung Quốc đã sửa đổi hơn 2.300 luật và quy định quốc gia
để phù hợp với các cam kết WTO, trong khi chính quyền địa phương sửa đổi hoặc
hủy bỏ 190.000 luật và quy định địa phương liên quan, để cải thiện tính minh bạch
của chính sách và đảm bảo sự phù hợp với các quy định của WTO.
6.3. Vai trò của Trung Quốc trong Liên Hợp Quốc – UN
- Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong Liên
Hiệp Quốc, kiểm soát ngày càng nhiều cơ quan chuyên trách của tổ chức quốc tế
này. Như tờ nhật báo kinh tế của Pháp Les Echos ấn bản ngày 25/10/2021 nhắc lại,
từ năm 2003 và kể từ khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền, Trung Quốc, từ vai trò một
quan sát viên khiêm tốn, đã đầu tư ngày càng nhiều phương tiện tài chính và nhân
lực vào Liên Hiệp Quốc. Với tư cách một quốc gia đang trỗi dậy, Trung Quốc đã tự 14
đặt mình vào vị trí người bảo vệ các nước nghèo, mạnh mẽ lên án chủ nghĩa thực
dân và kiên quyết bảo vệ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Bắc Kinh ngày càng xem
Liên Hiệp Quốc là một công cụ rất hữu hiệu để bày tỏ những mối quan ngại của họ,
dập tắt những tiếng nói chỉ trích và quảng bá những quan điểm của Trung Quốc.
- Nền kinh tế càng phát triển, vị thế quốc tế của Trung Quốc càng lớn mạnh, và Bắc
Kinh đã chứng tỏ tham vọng bên trong Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc hiện là nước
đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho ngân sách hoạt động của Liên Hiệp Quốc, với
3,2 tỷ đôla cho năm 2021, kể từ nay chiếm 12% tổng đóng góp tài chính. Trung
Quốc cũng hiện là nước đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho các chiến dịch duy trì
hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
- Theo ghi nhận của Les Echos, trong tổng số 15 cơ quan chuyên trách của Liên
Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện đang đứng đầu đến 4 cơ quan (FAO, Tổ chức Hàng
không Dân dụng Quốc tế, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên Hiệp Quốc) trong khi Pháp , Anh và Hoa Kỳ mỗi nước chỉ lãnh đạo
một cơ quan (UNESCO, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới). Bắc
Kinh cũng đã cài được đến 7 phó giám đốc, một con số kỷ lục, vào nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
- Cũng theo nhận định của Les Echos, ảnh hưởng của Trung Quốc trong Liên Hiệp
Quốc còn được nhận thấy rõ qua việc nước này đã ngăn chận được Đài Loan tham
gia các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới và qua việc tổ chức này đã tỏ ra rất
khoan dung với Bắc Kinh khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lây lan từ Trung Quốc ra khắp thế giới.
- Bên trong Hội Đồng Bảo An, mà Trung Quốc là một trong những thành viên
thường trực, Bắc Kinh không còn kín đáo như trước nữa, mà sử dụng ngày càng
nhiều quyền phủ quyết để ngăn chận mọi nghị quyết hay tuyên bố bất lợi. Trung
Quốc cũng đã thắt chặt quan hệ với một thành viên thường trực khác của Hội Đồng 15
Bảo An là Nga, bởi vì hai nước có cùng quan điểm là không chấp nhận mọi can
thiệp từ bên ngoài và chống lại các biện pháp trừng phạt của quốc tế.
6.4. Vai trò của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu - EU
- Quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong thập kỷ
qua. EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là đối
tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Hoa Kỳ. Vốn FDI hàng năm của Trung Quốc
vào EU đã tăng vọt từ 840 triệu USD năm 2008 lên 42 tỷ USD năm 2017, bao gồm
nhiều khu vực địa lý và lĩnh vực công nghiệp. Con số này tăng gấp đôi khi bao gồm
Thụy Sĩ, một quốc gia không thuộc Liên minh Châu Âu, đã chiếm được thị phần
lớn nhất trong FDI của Trung Quốc với việc ChemChina mua lại gã khổng lồ kinh
doanh nông sản Syngenta với giá 43 tỷ đô la - thương vụ mua lại lớn nhất thế giới
của một công ty Trung Quốc.
- Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều hơn ở tất cả các khu vực trên thế giới do sự hiện
diện về lĩnh vực quân sự và chính trị quốc tế của họ. Do đó, sự phát triển chính trị,
kinh tế và xã hội của Trung Quốc có ý nghĩa đối với EU hơn bao giờ hết. Điều này
tạo ra các cơ hội lớn cho EU, đặc biệt là trong việc tạo việc làm và tăng trưởng ở châu Âu.
- Trung Quốc quan trọng với EU, và EU cũng quan trọng với Trung Quốc. Với mục
tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững, Trung Quốc cần tăng cường chuỗi giá trị
và thúc đẩy thị trường nội địa, tiêu dùng của họ. Đứng ở thời điểm quan trọng của
cải cách và mở cửa, Trung Quốc cần tất cả sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được. Hơn
nữa, EU là đối tác lớn nhất của Trung Quốc về thương mại, cả về xuất nhập khẩu và
đầu tư. Trung Quốc cũng sẽ học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm của chính Liên minh châu Âu.
- Trung Quốc là đối tác quan trọng của Liên minh châu Âu trong việc giải quyết vấn
đề biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường toàn cầu. Là nước phát thải lớn
nhất thế giới, đóng góp 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, Trung 16
Quốc là một đối tác thiết yếu trong các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu.
Sau Tuyên bố chung giữa EU và Trung Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015, EU đặt
mục tiêu theo đuổi các cách tiếp cận chung hơn nữa với Trung Quốc nhằm đẩy
nhanh việc thực hiện thỏa thuận Paris năm 2015. Cụ thể, EU đặt mục tiêu cùng với
Trung Quốc thiết lập hoặc làm sâu sắc hơn hợp tác trong các lĩnh vực như năng
lượng sạch, sản xuất năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả, thị trường
carbon, thành phố carbon thấp và hydrofluorocarbon. Các cuộc đối thoại song
phương đã được thiết lập, như Đối thoại Chính sách Môi trường và hợp tác Biến đổi
khí hậu sẽ tiếp tục là những diễn đàn trao đổi và hợp tác quan trọng. Trên bình diện
quốc tế, các khuôn khổ như G20 có thể hoạt động như một nền tảng để EU và Trung
Quốc cùng nhau tìm kiếm các giải pháp bền vững cho các vấn đề toàn cầu như phá
rừng, khai thác gỗ trái phép và buôn bán động vật hoang dã. KẾT LUẬN 17
Trong bảy thập kỷ kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đất nước này
đã từng bước vươn lên thành một cường quốc lớn mạnh, đi từ một trong những nền
kinh tế yếu nhất sang một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Kinh tế
Trung Quốc đã phục hồi một cách mạnh mẽ khi mà thế giới vẫn đang đối mặt với
cuộc đại suy thoái do tình trạng phong tỏa hoặc cách ly xã hội cục bộ bởi đại dịch
COVID-19. Trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã đa
dạng hóa các quan hệ kinh tế và chính trị; đã thiết lập các tuyến đường thương mại
có khả năng tiếp cận các bến cảng và các điểm nóng giao thương trên toàn thế giới
và tạo ra một khuôn khổ mới mà theo đó các công ty Trung Quốc có thể tiếp cận và
phát triển các thị trường mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế, nắm giữ các vị trí chủ chốt như là thành viên thường trực
trong Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Do đó, không thể phủ nhận rằng vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới sẽ
tăng lên, với tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng.
Chúng ta đang sống ở thời kỳ hiện đại hóa – thế giới là một “làng địa cầu” được thu
nhỏ bởi sự gắn kết các mối quan hệ con người, vì thế yêu cầu hội nhập phát triển
của các nước là tất yếu. Hơn nữa nước ta và Trung Quốc là nước anh em láng giềng,
có chung hệ tư tưởng và chung khát vọng phát triển dân tộc. Để có được bước đi
đúng đắn và có hiệu quả hơn, việc nghiên cứu, hiểu đúng vị thế, vai trò và đóng góp
của Trung Quốc là hết sức quan trọng đối với Việt Nam cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới. . Tài liệu tham khảo 18 1. Tài liệu tiếng Việt
- Khoa Quan hệ quốc tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tập đề cương bài giảng Quan hệ quốc tế (2018)
- TS. Hoàng Thị Tuấn Oanh - Nguyễn Quỳnh Trang, Quan hệ ASEAN – Trung
Quốc: Ba mươi năm nhìn lại và hướng tới, Tạp chí Cộng sản
- PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Quan hệ các nước phương Tây với Trung Quốc trong
giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản
- PGS.TS. Phùng Thị Huệ, Trung Quốc trong khu vực: Vị thế và thách thức, Viện nghiên cứu Trung Quốc
- Việt Dũng, 20 năm gia nhập WTO của Trung Quốc làm thay đổi thương mại thế
giới, Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương
- Thanh Phương, Trung Quốc và 50 năm gia tăng ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc,
Đài phát thanh quốc tế Pháp 2. Tài liệu tiếng Anh
- David Merkle, China’s role in the world, Konrad Adenauer Stiftung
- Karl Kaiser, China’s Role in World Affairs: How it Matters, Harvard Kennedy
school – Belfer Center for Science and Internationals Affairs
- Peter Stein, Emil Uddhammar, China in Africa: The Role of Trade, Investments,
and Loans Amidst Shifting Geopolitical Ambitions, Observer Research Foundation
- Philippe Le Corre, On China’s Expanding Influence in Europe and Eurasia,
Carnegie Endowment For International Peace 19