Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công | Tiểu luận khoa học chính sách công

Truyền thông đại chúng là gì? Vai trò của truyền thông đại chúng đối với xã hội. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công. Chính sách tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. Chính quyền nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021
H c viên: Đoàn Thếế Phúc
Ngày sinh: 04/05/1996
Mã sinh viên:
L p: K40B2
Ngành: Chính tr h c
Chuyên ngành: Chính tr phát tri n
TIỂU LUẬN
MÔN: KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG
Đề tài 1: Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
I. Truyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông đại chúng có thể được coi là một giá trị bổ sung cho truyền thông, vì nó là cách
tốt nhất để trao đổi thông tin đến một lượng lớn dân số xa, gần, đa dạng và quy mô khác nhau
thông qua một loạt các công nghệ truyền thông. Chính vì vậy, truyền thông đại chúng thường
được sử dụng bởi các tổ chức đặc biệt các quan chính phủ trong các hoạt động truyền
thông chính sách.
II. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với xã hội
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Nhận thức của công chúng có
thể được tác động bởi truyền thông dẫn đến sự thay đổi về hành động và ứng xử. Khi mà một
ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán và cuối cùng trở thành
những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những thay đổi, cập nhật được xã hội
tiếp thu, chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Do đó, truyền thông có tác động
lớn đến các nhóm đối tượng lớn được nêu ra dưới đây.
1. Chính quyền nhà nước
Bằng nhiều hình thức truyền thông đại chúng (loa, đài, báo chí, tranh cổ động, ...), các cơ
quan nhà nước có thể dễ dàng đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn
hoá, xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và
hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra, cũng nhờ truyền thông đại chúng, các cơ quan chính phủ
có thể thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ triển khai
công tác truyền thông hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh các chính sách quản lý của
mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng. Ngoài ra, truyền thông làm cho chính phủ,
những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin
phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.
2. Quần chúng nhân dân
Người dân được cập nhật thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật trong và ngoài nước.
Truyền thông ủng hộ, lan toả cái đẹp và bài trừ cái xấu, giúp người dân học tập về phong
cách sống những người xung quanh. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu
hướng về lối sống, văn hoá, chính trị…. Ngoài ra, truyền thông còn giúp cho người dân phản
hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
3. Kinh tế quốc gia
Bằng nhiều phương pháp truyền thông, doanh nghiệp và các tổ chức có thể quảng bá sản
phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền
thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dung sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn
việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp chi hơn 90% ngân sách
marketing là cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch
vụ để thu hút người tiêu dung nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Truyền
thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dung phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của các nhà sản xuất.
III. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách
công
Thông qua truyền thông đại chúng, thông tin về chính sách công được chính phủ đưa đến
người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật. Đồng thời cũng là
kênh bày tỏ sáng kiến chính sách cũng như chính nó áp dụng cho các công cụ quản lý truyền
thông đại chúng (1). Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, truyền thông đại chúng
giúp định hướng và nâng cao nhận thức của công chúng và thông tin tuyên truyền về mọi
hoạt động điều hành xã hội của nhà nước phù hợp với lợi ích người dân. Truyền thông chính
sách là một phần hành động của chính phủ để thực hiện một chính sách cụ thể; giúp các cơ
quan nhà nước đưa thông tin đến người dân để thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành
động đúng pháp luật, cùng tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách (2).
1. Truyền thông đại chúng hỗ trợ chính phủ xây dựng và hoàn thiện chính sách
công.
Truyền thông đại chúng có chức năng tạo dư luận xã hội để gây sức ép đối với chính quyền
trong hoạch định chính sách công, cho phép các nhà hoạch định chính sách khai thác sự chú ý
của tuyền thông như là cơ hội chính sách. Nếu như trước đây, chính phủ có thể che giấu
thông tin đối với người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thì ngày nay, sự phát triển của
công nghệ thông tin, truyền thông đã làm cho các quy trình xây dựng chính sách công được
minh bạch nhờ tính chất theo dõi, giám sát và phản ứng của truyền thông. Sự phát triển của
loại hình báo chí cùng với các nghiệp vụ phản ánh tinh vi đã làm cho sức mạnh của hệ thống
truyền thông chính sách như là một trụ cột thứ tư của nhà nước (3)
Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công không chỉ giới hạn ở cung cấp
thông tin mà còn có chức năng giáo dục mọi người về các vấn đề chính sách quan trọng, liên
quan đến cuộc sống của người dân. Truyền thông tiến hành các phê bình, phân tích và đánh
giá chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm một chính sách công nào đó của
chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Trong quá trình phục vụ công
chúng, truyền thông chính sách có thể thông báo những gì tốt hay có hại cho nhà nước, xã
hội, người dân, doanh nghiệp để có những phản đối hoặc hỗ trợ. Do vậy, truyền thông đại
chúng là một công cụ giúp chính phủ tiếp cận người dân và có cơ sở thận trọng, tỉ mỉ trong
việc xây dựng chính sách (4).
2. Truyền thông đại chúng giúp làm trung gian thực hiện các đánh giá chính sách
và giám sát thực hiện chính sách theo nhiều chiều cạnh khác nhau.
Sử dụng truyền thông đại chúng làm trung gian, nhà nước có thể thực hiện các đánh giá quan
trọng của chính sách công theo cách phân luồng như vai trò của một cơ quan giám sát quốc
gia theo nhiều chiều khác nhau. Nếu chính sách công được áp dụng không mang lại lợi ích
chung đối với người dân, truyền thông đại chúng có thể chỉ trích chính sách này nghiêm trọng
đến mức khơi dậy sự phản đối của người dân đối với chính phủ để thay thế chính sách. Vai
trò của truyền thông đại chúng như một cơ quan giám sát mà chính phủ đôi khi phải tự rút lui
khỏi các vấn đề mà truyền thông đã phản ảnh. Thông qua các hình thức như phỏng vấn, mở
chuyên mục, hội thảo và diễn đàn công cộng... truyền thông đại chúng truyền đạt nguyện
vọng của người dân cho các nhà hoạch định chính sách công hàng đầu điều chỉnh, góp phần
tạo ra sự đồng thuận xã hội.
3. Truyền thông chính sách góp phần quảng bá hình ảnh của chính phủ
Người dân thường nghĩ rằng các tổ chức khu vực công quan liêu, chậm chạp, kém hiệu quả
và tham nhũng. Truyền thông chính sách giúp cải thiện hình ảnh khu vực công bằng cách
giúp người dân hiểu biết hơn về chính sách của chính phủ, đồng thời giúp chính phủ hiểu
được những kỳ vọng thay đổi của người dân.
Truyền thông chính sách góp phần làm cho hoạt động của chính phủ ngày càng minh bạch
bởi qua truyền thông người dân sẽ gây áp lực buộc chính phủ phải có những cải cách làm
tăng hiệu quả của đất nước, tạo ra nhu cầu tiếp cận chiến lược đối với các hoạt động công
cộng.
Truyền thồn chính sách đã trở nên ngày càng quan trọng nhưng tinh tế hơn trong những thập
kỷ qua. Giải thích cho những thay đổi này có thể thấy ở sự phát triển trong chính trị, hành
chính công, xã hội và phương tiện truyền thông. Truyền thông chính sách đang buộc các
trung tâm quyền lực truyền thống phải thay đổi trong bối cảnh có nhiều tác nhân và cấp độ
tương tác khác nhau. Các nghiên cứu cho rằng, truyền thông chính sách có thể làm giảm hoặc
tránh những hậu quả không lường trước, chẳng hạn như bất ngờ, hiểu lầm, kháng cự, thất
vọng hoặc đầu cơ giữa người dân và tổ chức. Mức độ ủng hộ hay không đồng tình của công
chúng cũng như tầm quan trọng của các phản biện của người dân trở nên rõ ràng, từ đó tạo ra
cơ hội để điều chỉnh hay củng cố lập luận cho quá trình hoạch định chính sách.
4. Truyền thông chính sách góp phần nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của
chính phủ
Thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông chính sách nâng cao tính dân chủ trong hoạt
động của chính phủ bởi nó do chính phủ khởi xướng. Do vậy, các cử tri liên tục được thông
báo về các thông tin liên quan đến chủ đề họ đang quan tâm, làm cơ sở để tham vấn và đánh
giá chính sách. Chính phủ cũng sẽ dễ dàng có sự hiểu biết thực tế về các phản ứng có thể có
của người dân thông qua các ý định chính sách truyền đại công khai qua truyền thông chính
sách. Có thể nói, truyền thông đại chúng
IV. Chính sách tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam hiện nay
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn
giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo trong nước hoạt động luôn tuân thủ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật.
Để bổ sung, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ
sung, phát triển 2021) – một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của Pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối
với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm
tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân” .
4
Ngày 12/03/2004, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết số 25-NQ/TW về công
tác tôn giáo. Cho đến nay, Nghị quyết này vẫn được coi là “kim chỉ nam” cho mọi công tác
tôn giáo đời và sống tôn giáo ở trong nước. Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ
trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Đồng thời, Nghị quyết
khẳng định tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn
giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật được bảo đảm. Các tôn
giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Mọi tín đồ đều có
quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các
tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được bảo hộ bởi
pháp luật. Việc mở cơ sở đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sắc và gìn giữ, tu sửa,
xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật được nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi. Nghị quyết cũng nêu rõ việc theo đạo, truyền đạo và mọi hoạt động tôn
giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được phép ép buộc người dân theo
đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các
quy định của hiến pháp và pháp luật v.v…
4
Đáng phải kể đến nữa, ngày 18/06/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được ký ban hành
bởi Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn giáo được quốc hội
khoá XIV nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày
18/11/2016 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số: 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 công bố
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hoá những
quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của toàn dân. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng
được bổ sung để tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
sâu rộng với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định .
4
Từ những chủ trương nhất quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Tất cả những quyền của công dân
về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản đạo, truyền đạo, hành
đạo… Nơi thờ cúng của các tôn giáo đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Pháp luật Việt
Nam cũng quy định việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được sự cho phép bởi cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ đúng quy định của pháp
luật, không vy phạm đạo đức, văn hoà và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quyền quản lý
xã hội của mình trên lãnh thổ Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực tôn giáo. Để quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy được tác
dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng, các hoạt động tôn giáo và tôn
giáo của người dân, Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các
hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệt là các hành
động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến pháp của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, đặc biệt là lễ Phật đản, Vu Lan,
Noel… không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày
hội lớn của toàn dân. Do vậy trong những năm gần đây, số tín đồ của các tôn giáo không
ngừng tăng lên, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới cũng đã được Nhà nước Việt Nam tạo
mọi điều kiện để cấp phép hoạt động. Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo hoạt động tuân thủ
pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Đảng và Nhà nước tôn trọng, quan tâm và tạo
điều kiện hoạt động, pháp triển.
Quyền con người, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo ngày một tốt hơn; số
lượng tín đồ và cơ sở thờ cúng của các tôn giáo đều phát triển nhanh. Cụ thể như năm 2006,
cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động. Cho
đến nay, tổng cộng có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được nhà nước công nhận (số
liệu đến tháng 6/2020). Trên cả nước có khoảng 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn chức sắc, nhà
tu hành (số liệu đến hết năm 2019). Các cơ sở thờ cúng của các tôn giáo ngày càng được xây
dựng khang trang cùng nhiều cở sở xã hội, từ thiện đã góp phần quan trọng vào việc thực
hiện công tác xã hội. Các trường đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các trình độ cấp học, như:
Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các
tôn giáo và đang hoạt động với giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Cùng với đó,
Nhà nước còn tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn và phát hành các ấn phẩm về tôn giáo .
4
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500 sự kiện, lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức.
Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiện nay đã có nhiều cá nhân được Nhà nước Việt
Nam tạo điều kiện để đi sang các nước trên thế giới học tập và bồi dưỡng. Nhiều sự kiện, lễ
hội tôn giáo lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm
2008, 2014; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hoà hảo; Lễ Bế mạc Năm Thánh
2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo xứ La Vang, thuộc
tỉnh Quảng Trị; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010; Đại lễ kỷ niệm 30
năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vv… Kể
từ năm 2011, đại diện không trường trú và đặc phái viên đến từ Vatican đã thực hiện nhiều
chuyến thăm tới nhiều tỉnh thành trong nước .
5
V. Kết luận
Truyền thông đại chúng đến gần hơn với mọi người với tốc độ ngày càng nhanh thông qua
các công nghệ tiên tiến. Truyền hình, đài phát thanh, tin tức, báo chí, phương tiện truyền
thông xã hội, internet và ảnh là những hình thức truyền thông đại chúng mà chúng ta thấy
ngày nay. Khi sự cần thiết của truyền thông đại chúng được phát triển trên khắp thế giới, các
lĩnh vực như báo chí, xuất bản và quan hệ công chúng cũng mở rộng theo thời gian.
Nguồn tham khảo:
(1) Liu, Brooke & Horsley, J.. (2007), “The Government Communication Decision Wheel:
Toward a Public Relations Model for the Public Sector”, Journal of Public Relations
Research - J PUBLIC RELAT RES. 19. 377-393. 10.1080/10627260701402473.
(2) Buurma H. (2001), “Public policy marketing exchange in the public sector”, European
Journal of Marketing, vol. 35 no. 11/12, 2001.
(3) Bennett, W.L. & Entman, R.M. (2001): Mediated Politics. Communication in the Future
of Democracy, Cambridge: Cambridge University Press.
(4) Callaghan, K. and Schnell, F. (2001), Assessing the democratic debate. How the news
media frame elite policy discourse, in: Political Communication, 18, 183-212.
| 1/8

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
MÔN: KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG
Đề tài 1: Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công
Học viên: Đoàn Thếế Phúc Ngày sinh: 04/05/1996 Mã sinh viên: L p: ớ K40B2 Ngành: Chính tr h c
Chuyên ngành: Chính tr phát tri n
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021 I. T
ruyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông đại chúng có thể được coi là một giá trị bổ sung cho truyền thông, vì nó là cách
tốt nhất để trao đổi thông tin đến một lượng lớn dân số xa, gần, đa dạng và quy mô khác nhau
thông qua một loạt các công nghệ truyền thông. Chính vì vậy, truyền thông đại chúng thường
được sử dụng bởi các tổ chức và đặc biệt các cơ quan chính phủ trong các hoạt động truyền thông chính sách. II. V
ai trò của truyền thông đại chúng đối với xã hội
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Nhận thức của công chúng có
thể được tác động bởi truyền thông dẫn đến sự thay đổi về hành động và ứng xử. Khi mà một
ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán và cuối cùng trở thành
những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những thay đổi, cập nhật được xã hội
tiếp thu, chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Do đó, truyền thông có tác động
lớn đến các nhóm đối tượng lớn được nêu ra dưới đây.
1. Chính quyền nhà nước
Bằng nhiều hình thức truyền thông đại chúng (loa, đài, báo chí, tranh cổ động, ...), các cơ
quan nhà nước có thể dễ dàng đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn
hoá, xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và
hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra, cũng nhờ truyền thông đại chúng, các cơ quan chính phủ
có thể thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ triển khai
công tác truyền thông hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh các chính sách quản lý của
mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng. Ngoài ra, truyền thông làm cho chính phủ,
những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin
phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.
2. Quần chúng nhân dân
Người dân được cập nhật thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật trong và ngoài nước.
Truyền thông ủng hộ, lan toả cái đẹp và bài trừ cái xấu, giúp người dân học tập về phong
cách sống những người xung quanh. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu
hướng về lối sống, văn hoá, chính trị…. Ngoài ra, truyền thông còn giúp cho người dân phản
hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. 3. Kinh tế quốc gia
Bằng nhiều phương pháp truyền thông, doanh nghiệp và các tổ chức có thể quảng bá sản
phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền
thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dung sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn
việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp chi hơn 90% ngân sách
marketing là cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch
vụ để thu hút người tiêu dung nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Truyền
thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dung phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
III. Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công
Thông qua truyền thông đại chúng, thông tin về chính sách công được chính phủ đưa đến
người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật. Đồng thời cũng là
kênh bày tỏ sáng kiến chính sách cũng như chính nó áp dụng cho các công cụ quản lý truyền
thông đại chúng (1). Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, truyền thông đại chúng
giúp định hướng và nâng cao nhận thức của công chúng và thông tin tuyên truyền về mọi
hoạt động điều hành xã hội của nhà nước phù hợp với lợi ích người dân. Truyền thông chính
sách là một phần hành động của chính phủ để thực hiện một chính sách cụ thể; giúp các cơ
quan nhà nước đưa thông tin đến người dân để thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành
động đúng pháp luật, cùng tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách (2).
1. Truyền thông đại chúng hỗ trợ chính phủ xây dựng và hoàn thiện chính sách công.
Truyền thông đại chúng có chức năng tạo dư luận xã hội để gây sức ép đối với chính quyền
trong hoạch định chính sách công, cho phép các nhà hoạch định chính sách khai thác sự chú ý
của tuyền thông như là cơ hội chính sách. Nếu như trước đây, chính phủ có thể che giấu
thông tin đối với người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thì ngày nay, sự phát triển của
công nghệ thông tin, truyền thông đã làm cho các quy trình xây dựng chính sách công được
minh bạch nhờ tính chất theo dõi, giám sát và phản ứng của truyền thông. Sự phát triển của
loại hình báo chí cùng với các nghiệp vụ phản ánh tinh vi đã làm cho sức mạnh của hệ thống
truyền thông chính sách như là một trụ cột thứ tư của nhà nước (3)
Vai trò của truyền thông đại chúng đối với chính sách công không chỉ giới hạn ở cung cấp
thông tin mà còn có chức năng giáo dục mọi người về các vấn đề chính sách quan trọng, liên
quan đến cuộc sống của người dân. Truyền thông tiến hành các phê bình, phân tích và đánh
giá chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm một chính sách công nào đó của
chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Trong quá trình phục vụ công
chúng, truyền thông chính sách có thể thông báo những gì tốt hay có hại cho nhà nước, xã
hội, người dân, doanh nghiệp để có những phản đối hoặc hỗ trợ. Do vậy, truyền thông đại
chúng là một công cụ giúp chính phủ tiếp cận người dân và có cơ sở thận trọng, tỉ mỉ trong
việc xây dựng chính sách (4).
2. Truyền thông đại chúng giúp làm trung gian thực hiện các đánh giá chính sách
và giám sát thực hiện chính sách theo nhiều chiều cạnh khác nhau.
Sử dụng truyền thông đại chúng làm trung gian, nhà nước có thể thực hiện các đánh giá quan
trọng của chính sách công theo cách phân luồng như vai trò của một cơ quan giám sát quốc
gia theo nhiều chiều khác nhau. Nếu chính sách công được áp dụng không mang lại lợi ích
chung đối với người dân, truyền thông đại chúng có thể chỉ trích chính sách này nghiêm trọng
đến mức khơi dậy sự phản đối của người dân đối với chính phủ để thay thế chính sách. Vai
trò của truyền thông đại chúng như một cơ quan giám sát mà chính phủ đôi khi phải tự rút lui
khỏi các vấn đề mà truyền thông đã phản ảnh. Thông qua các hình thức như phỏng vấn, mở
chuyên mục, hội thảo và diễn đàn công cộng... truyền thông đại chúng truyền đạt nguyện
vọng của người dân cho các nhà hoạch định chính sách công hàng đầu điều chỉnh, góp phần
tạo ra sự đồng thuận xã hội.
3. Truyền thông chính sách góp phần quảng bá hình ảnh của chính phủ
Người dân thường nghĩ rằng các tổ chức khu vực công quan liêu, chậm chạp, kém hiệu quả
và tham nhũng. Truyền thông chính sách giúp cải thiện hình ảnh khu vực công bằng cách
giúp người dân hiểu biết hơn về chính sách của chính phủ, đồng thời giúp chính phủ hiểu
được những kỳ vọng thay đổi của người dân.
Truyền thông chính sách góp phần làm cho hoạt động của chính phủ ngày càng minh bạch
bởi qua truyền thông người dân sẽ gây áp lực buộc chính phủ phải có những cải cách làm
tăng hiệu quả của đất nước, tạo ra nhu cầu tiếp cận chiến lược đối với các hoạt động công cộng.
Truyền thồn chính sách đã trở nên ngày càng quan trọng nhưng tinh tế hơn trong những thập
kỷ qua. Giải thích cho những thay đổi này có thể thấy ở sự phát triển trong chính trị, hành
chính công, xã hội và phương tiện truyền thông. Truyền thông chính sách đang buộc các
trung tâm quyền lực truyền thống phải thay đổi trong bối cảnh có nhiều tác nhân và cấp độ
tương tác khác nhau. Các nghiên cứu cho rằng, truyền thông chính sách có thể làm giảm hoặc
tránh những hậu quả không lường trước, chẳng hạn như bất ngờ, hiểu lầm, kháng cự, thất
vọng hoặc đầu cơ giữa người dân và tổ chức. Mức độ ủng hộ hay không đồng tình của công
chúng cũng như tầm quan trọng của các phản biện của người dân trở nên rõ ràng, từ đó tạo ra
cơ hội để điều chỉnh hay củng cố lập luận cho quá trình hoạch định chính sách.
4. Truyền thông chính sách góp phần nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của chính phủ
Thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông chính sách nâng cao tính dân chủ trong hoạt
động của chính phủ bởi nó do chính phủ khởi xướng. Do vậy, các cử tri liên tục được thông
báo về các thông tin liên quan đến chủ đề họ đang quan tâm, làm cơ sở để tham vấn và đánh
giá chính sách. Chính phủ cũng sẽ dễ dàng có sự hiểu biết thực tế về các phản ứng có thể có
của người dân thông qua các ý định chính sách truyền đại công khai qua truyền thông chính
sách. Có thể nói, truyền thông đại chúng
IV. Chính sách tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn
giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo trong nước hoạt động luôn tuân thủ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật.
Để bổ sung, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ
sung, phát triển 2021) – một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của Pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối
với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm
tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân” .4
Ngày 12/03/2004, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết số 25-NQ/TW về công
tác tôn giáo. Cho đến nay, Nghị quyết này vẫn được coi là “kim chỉ nam” cho mọi công tác
tôn giáo đời và sống tôn giáo ở trong nước. Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ
trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Đồng thời, Nghị quyết
khẳng định tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn
giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật được bảo đảm. Các tôn
giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Mọi tín đồ đều có
quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các
tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được bảo hộ bởi
pháp luật. Việc mở cơ sở đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sắc và gìn giữ, tu sửa,
xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật được nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi. Nghị quyết cũng nêu rõ việc theo đạo, truyền đạo và mọi hoạt động tôn
giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được phép ép buộc người dân theo
đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các
quy định của hiến pháp và pháp luật v.v…4
Đáng phải kể đến nữa, ngày 18/06/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được ký ban hành
bởi Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn giáo được quốc hội
khoá XIV nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày
18/11/2016 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số: 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 công bố
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hoá những
quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của toàn dân. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng
được bổ sung để tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
sâu rộng với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định .4
Từ những chủ trương nhất quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Tất cả những quyền của công dân
về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản đạo, truyền đạo, hành
đạo… Nơi thờ cúng của các tôn giáo đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Pháp luật Việt
Nam cũng quy định việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được sự cho phép bởi cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ đúng quy định của pháp
luật, không vy phạm đạo đức, văn hoà và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quyền quản lý
xã hội của mình trên lãnh thổ Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực tôn giáo. Để quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy được tác
dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng, các hoạt động tôn giáo và tôn
giáo của người dân, Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các
hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệt là các hành
động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến pháp của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, đặc biệt là lễ Phật đản, Vu Lan,
Noel… không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày
hội lớn của toàn dân. Do vậy trong những năm gần đây, số tín đồ của các tôn giáo không
ngừng tăng lên, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới cũng đã được Nhà nước Việt Nam tạo
mọi điều kiện để cấp phép hoạt động. Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo hoạt động tuân thủ
pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Đảng và Nhà nước tôn trọng, quan tâm và tạo
điều kiện hoạt động, pháp triển.
Quyền con người, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo ngày một tốt hơn; số
lượng tín đồ và cơ sở thờ cúng của các tôn giáo đều phát triển nhanh. Cụ thể như năm 2006,
cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động. Cho
đến nay, tổng cộng có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được nhà nước công nhận (số
liệu đến tháng 6/2020). Trên cả nước có khoảng 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn chức sắc, nhà
tu hành (số liệu đến hết năm 2019). Các cơ sở thờ cúng của các tôn giáo ngày càng được xây
dựng khang trang cùng nhiều cở sở xã hội, từ thiện đã góp phần quan trọng vào việc thực
hiện công tác xã hội. Các trường đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các trình độ cấp học, như:
Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các
tôn giáo và đang hoạt động với giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Cùng với đó,
Nhà nước còn tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn và phát hành các ấn phẩm về tôn giáo .4
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500 sự kiện, lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức.
Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiện nay đã có nhiều cá nhân được Nhà nước Việt
Nam tạo điều kiện để đi sang các nước trên thế giới học tập và bồi dưỡng. Nhiều sự kiện, lễ
hội tôn giáo lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm
2008, 2014; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hoà hảo; Lễ Bế mạc Năm Thánh
2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo xứ La Vang, thuộc
tỉnh Quảng Trị; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010; Đại lễ kỷ niệm 30
năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vv… Kể
từ năm 2011, đại diện không trường trú và đặc phái viên đến từ Vatican đã thực hiện nhiều
chuyến thăm tới nhiều tỉnh thành trong nước .5 V. Kết luận
Truyền thông đại chúng đến gần hơn với mọi người với tốc độ ngày càng nhanh thông qua
các công nghệ tiên tiến. Truyền hình, đài phát thanh, tin tức, báo chí, phương tiện truyền
thông xã hội, internet và ảnh là những hình thức truyền thông đại chúng mà chúng ta thấy
ngày nay. Khi sự cần thiết của truyền thông đại chúng được phát triển trên khắp thế giới, các
lĩnh vực như báo chí, xuất bản và quan hệ công chúng cũng mở rộng theo thời gian. Nguồn tham khảo:
(1) Liu, Brooke & Horsley, J.. (2007), “The Government Communication Decision Wheel:
Toward a Public Relations Model for the Public Sector”, Journal of Public Relations
Research - J PUBLIC RELAT RES. 19. 377-393. 10.1080/10627260701402473.
(2) Buurma H. (2001), “Public policy marketing exchange in the public sector”, European
Journal of Marketing, vol. 35 no. 11/12, 2001.
(3) Bennett, W.L. & Entman, R.M. (2001): Mediated Politics. Communication in the Future
of Democracy, Cambridge: Cambridge University Press.
(4) Callaghan, K. and Schnell, F. (2001), Assessing the democratic debate. How the news
media frame elite policy discourse, in: Political Communication, 18, 183-212.