-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vai-trò - Summary kinh tế vĩ mô- Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Thảo luận ý kiến của đại biểu Quốc tế Cộng sản về: a) Việc hợp nhất tất cảcác nhóm cộng sản thành một tổ chức chung, tổ chức này sẽ là một Đảng Cộng sản chân chính; b) Kế hoạch thành lập tổ chức đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Vai-trò - Summary kinh tế vĩ mô- Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Thảo luận ý kiến của đại biểu Quốc tế Cộng sản về: a) Việc hợp nhất tất cảcác nhóm cộng sản thành một tổ chức chung, tổ chức này sẽ là một Đảng Cộng sản chân chính; b) Kế hoạch thành lập tổ chức đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49220901
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Đảng cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) ra đời là một tất yếu khách quan, bắt
nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch đế quốc, được soi
rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng ra đời đã đáp ứng những yêu
cầu khách quan, thiết yếu và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển.
Đảng là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất
to lớn, Người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho
toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại
độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. 1.
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam.Những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm, dấu chân Người từng in trên 3
đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia trong 10 năm (1911 - 1920). Quá
trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó đã giúp người thanh niên yêu nước nhận
thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó
là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: Ở đâu
bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị
bóc lột, áp bức nặng nề.Nhận ra bản chất của các cuộc cách mạng qua nghiên cứu
các cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ nghĩa: “Cách mệnh Pháp cũng như
cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản. Cách mệnh không đến nơi, không triệt
để, tiếng nói là cộng hòa là dân chủ. Kỳ thực bên trong thì nó bóc lột công nông
trong nước, ở ngoài thì áp bức thuộc địa”.Bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác -
Lênin: Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường
cách mạng vô sản. Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn
Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin, với khát vọng mang
lại hòa bình cho dân tộc, Người đưa ra những thông điệp mang giá trị vĩnh hằng,
đó là những thông điệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính
là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa chọn suốt
100 năm qua, nay vẫn là sợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam. 2.
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng. Khi xác định con đường
cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản theo cách mạng Tháng Mười lOMoARcPSD| 49220901
Nga, theo Quốc tế Cộng sản thì Nguyễn Ái Quốc bằng hoạt động thực tiễn tích cực
của mình ở nước ngoài đã tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam,
quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, từ lựa chọn con đường đến hành
động cách mạng theo con đường cách mạng vô sản. Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc
đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa
thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp
bức đấu tranh giải phóng. Người đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của
chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân,
xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư
tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và
nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phục thuộc. Về chính trị: Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính trị: Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức; xác
định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới;
xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Những luận điểm ấy sau này phát triển thành
những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Về tổ chức:
Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính
đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ
các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn
bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc
thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo
cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp
cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp
thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của
Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời. Trong những năm 1928 -
1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về
số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những
chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã
làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách
mạng một cách tự giác. Thông qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu
nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu
sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến
tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín
muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng. lOMoARcPSD| 49220901
3.Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Năm 1929,
Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), mặc dù chưa nhận được chỉ
thị của Quốc tế cộng sản về yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Song với sự nhạy bén về chính trị, sự chủ động cao, thực hiện trọng trách lịch sử
đối với dân tộc, với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của người sáng
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu
Long – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự
chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Đông Dương
Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và An Nam Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và 2 đại biểu
hải ngoại (Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn). Còn Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
đã thành lập, song chưa có liên hệ, nên chưa được triệu tập đại biểu đến dự (và
ngày 24/02/1930, tổ chức này được hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam). Với
sự nhất trí cao, Hội nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua
Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của
Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các
văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Chánh cương vắn tắt
của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể hiện rõ con đường giải phóng
và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng” (tức cách mạng dân tộc dân chủ), “thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc
và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản
dân quyền và thổ địa cách mạng, tức cách mạng dân tộc, dân chủ, trong đó giành
hết độc lập dân tộc được đặt ở vị trí trên hết. Ở Việt Nam, trước hết phải làm “dân
tộc cách mệnh”, tức trước hết phải đánh đổ sự cai trị, nô dịch dân tộc của chủ nghĩa
đế quốc, giành lại quyền bình đẳng dân tộc, tự do cho dân nước mình: “dân tộc
cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí
chống lại cường quyền”. Có thể thấy, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã
thực hiện 3 cuộc giải phóng cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa như nước ta
là: giải phóng dân tộc phải tiến hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội. Nói một cách khác giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu
tiên của cuộc cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, ở Việt Nam. Đây là một luận
điểm cơ bản, chính yếu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. b.Hội nghị
thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là
phái viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng lOMoARcPSD| 49220901
Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam
Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam.
Thời gian Hội nghị từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930.
Thành phần dự Hội nghị: gồm 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng
(Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng
(Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcđại
biểu của Quốc tế Cộng sản.
Chương trình nghị sự của Hội nghị: 1.
Đại biểu của Quốc tế Cộng sản nói lý do cuộc hội nghị; 2.
Thảo luận ý kiến của đại biểu Quốc tế Cộng sản về: a) Việc hợp nhất
tất cảcác nhóm cộng sản thành một tổ chức chung, tổ chức này sẽ là một Đảng
Cộng sản chân chính; b) Kế hoạch thành lập tổ chức đó.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận và thống nhất:
“1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời...;
Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua
các văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn
tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị xác định rõ tôn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam
tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản
đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Quy định điều kiện vào
Đảng: là những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình đảng và Quốc tế
Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng
kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng”
Hội nghị chủ trương các đại biểu về nước phải tổ chức một Trung ương lâm
thời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hệ thống tổ chức Đảng từ chi bộ, huyên bộ,
thị bộ hay khu bộ, tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương. lOMoARcPSD| 49220901
Ngoài ra, Hội nghị còn quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức công hội,
nông hội, cứu tế, tổ chức phản đế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền của Đảng.
Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính
đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng
sản Việt Nam, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu
gọi nhân dịp thành lập Đảng. Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Nhận chỉ thị của
Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.
Tài liệu tham khảo: Tập bài giảng môn LSĐCS Việt Nam