Vai trò và những phẩm chất của nhà văn | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Vai trò và những phẩm chất của nhà văn | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

VAI TRÒ VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
I. Vai trò của nhà văn:
- Chủ thể sáng tác: nếu không có nhà văn thì sẽ không có tác phẩm văn học
- Khám phá, tôn vinh, sáng tạo cái đẹp – “Nhà văn là người mở đường đến xử sở cái đẹp”
- Lắng nghe, đại diện cho tiếng nói của một hoặc nhiều bộ phận cộng đồng – “Nhà văn là kĩ sư
tâm hồn”
- Góp phần đấu tranh cho con người, nâng đỡ, giúp con người hướng thượng – “Nhà văn tồn tại
ở trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt
lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con người
không còn có ai để bênh vực”
II. Những phẩm chất của nhà văn:
1. Cái tâm:
a. Nhà văn là con người giàu tình cảm mang tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động:
- Văn chương tác động đến con người thông qua con đường tình cảm nên nhà văn phải giàu tình
cảm.
- Nhạy cảm: dễ cười dễ khóc, phản ứng nhanh nhạy trước những gì diễn ra xung quanh mình
* Mức độ tình cảm: yêu ghét vui buồn, … đều mãnh liệt, ở độ cao (Lê Ngọc Trà gọi là “một
kiểu Jesus về tinh thần” – cách nói nhấn mạnh)
(Nhiều nhà văn ghét độ lưng chừng như Xuân Diệu sợ sự lưng chừng, ghét sự im lặng, nhàn
nhạt trong tình cảm, luôn đòi hỏi độ mãnh liệt sâu sắc)
* Nhiều cách bộc lộ khác nhau:
- Nguyễn Hồng: yêu ghét nồng nàn, tình cảm thắm thiết -> chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, hay
khóc, tình yêu tràn ra trang văn. (Ngòi bút của ông hướng tới người nghèo khổ, những em bé bơ
vơ)
- Nam cao: đóng cũi sắt tình cảm (tình cảm được gò lại, giấu đi), viết bên ngoài lạnh lùng, bên
trong da diết, tha thiết với con người.
* Lỗ tấn - nhà văn vĩ đại của Trung Quốc, nhân loại: “Gặp những cái gì hay và đáng yêu thì họ
ôm choàng lấy, nếu gặp điều trái đáng giận thì họ sẽ bác bỏ. Phải kịch liệt công kích cái sai như
đã từng bênh vực nhiệt tình cái đúng. Ôm chặt người yêu thế nào thì phải nghiền chặt kẻ thù
như thế.”
b. Tình yêu mãnh liệt dành cho cuộc đời và nhất là con người:
- Cái tâm của nhà văn trước hết thể hiện ở tình yêu dành cho con người và cuộc đời một cách
chân thực, sâu sắc:
+ Tôi không thể tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình một tình
yêu cuộc sống nhất tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ vừa
niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về
số phận, hạnh phúc của con người chung quanh mình.” (Nguyễn Minh Châu)
- Tình yêu con người và cuộc đời của nhà văn lớn đến mức nhiều khi sáng tạo nghệ thuật đồng
nghĩa với sự hi sinh của người nghệ sĩ:
+ “ ” (Enxa Triôlê). Nhà văn là người cho máu
+ “Chúng ta phải tự xé tim ra để viết những sách cũng như con chim bồ nông tự moi ruột ra để
nuôi con chúng” (E. Buôcđet).
- Tình yêu con người và cuộc đời được người nghệ sĩ mang trong tim đến trọn đời.
+ Đây là mấy vần thơ cuối cùng mà Tố Hữu gửi lại cuộc đời trước khi vĩnh viễn đi xa:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.
+ Thậm chí, người nghệ còn muốn gắn bó, quyến luyến với cuộc đời cả khi đã sang thế giới
bên kia
Nếu tôi chết đi
Xin cứ để ban công rộng mở
Em nhỏ đang ăn trái cam
Từ trên ban công tôi còn được thấy
Những người gặt mùa đi gặt lúa mì
Từ trên ban công tôi còn được nghe
Nếu tôi chết đi
Xin cứ để ban công rộng mở
(Từ biệt – G. Lor-ca, Bằng Việt dịch)
c. Say mê, trách nhiệm:
Cái tâm của người nghệ còn niềm say mê, nhiệt huyết, ý chí, nghị lực tinh thần trách
nhiệm, thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Như Nam Cao từng nói: Sự cẩu
thả trong bất cứ nghề đã bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê
tiện.
2. Cái tài:
a. Nhà văn là người có trí tưởng tượng phong phú:
- Là một biện pháp quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng.
- Maxim Gorky: Tưởng tượng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để nhà văn xây
dựng hình tượng.
- Hình tượng không phải lấy y nguyên từ hiện thực mà thông qua trí tưởng tượng, sự nhập thân
vào nhân vật.
- Nguyễn tuân - cảnh cho chữ: tưởng tượng sống trong tù cùng Huấn Cao, sống trong tư tưởng
-> dựng cảnh cảnh từ không gian, thời gian,…
- Tô hoài miêu tả nhân vật Mị: không phải con gái, không ở Tây Bắc nhưng sống trong hoàn
cảnh, trong tâm trạng Mị và tưởng tượng mình đang sống trong nhân vật => Viết đoạn Mị uống
rượu, …
- Phlobe - “Bà Bovary”: “Hôm nay, cùng một lúc, tôi vừa là đàn ông vừa là đàn bà, vừa là tình
quân vừa là tình nương và vừa cưỡi ngựa vào rừng … tôi là con ngựa, là mặt trời, là làn gió” =>
nhà văn phải là tất cả những gì mình viết.
b. Năng khiếu quan sát
- Nhà văn còn phải có con mắt tinh đời, khả năng phân tích tâm lí để cảm nhận, phát hiện chính
xác bản chất của đối tượng, đúng như Thạch Lam từng nói: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len
lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng mọi vật bình thường. Công việc của nhà vănphát
hiện cái đẹp ở chính chỗ không ai ngờ tới”.
- Tưởng tượng không thể thay thế quan sát. Quan sát đúng, tinh tường sẽ thấy cái sinh động của
cuộc sống, phát hiện những điều mà đôi mắt khác, con người khác không thấy - những điều mới
lạ bất ngờ ở đối tượng quen thuộc
+ “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì
sao” (Đốp-gien-cô) -> khiếu quan sát tấm lòng nhà văn với cuộc đời
+ Không có đôi mắt Nam cao sao nhìn được vẻ đẹp Lão Hạc - nhân cách vĩ đại - vì sao trong
vũng nước
+ Nguyễn Minh Châu - nhà văn vì con người: Văn chương trước đây – cảm hứng sử thi miêu tả
về sự kiện nên thân phận cá nhân con người chưa được quan tâm. Nguyễn minh châu quan niệm
con người nhà văn phải quan tâm là những con người bình thường, những người không có ai để
bênh vực. Đó là người đàn bà hàng chài vô danh, hoàn cảnh tâm thường => NMC cho thấy vẻ
đẹp của những người bé nhỏ, thiệt thòi
=> Nhà văn phải tạo những hoàn cảnh để hiểu biết, tình huống để quan sát
+ Lev Tolstoy: tôi nhà văn quý tộc, thường đi tàu hỏa, mua vé những toa hạng bét để được ngồi,
tiếp xúc với những người nông dân, những người lao động nghèo, trò chuyện với họ, nghe họ
trò chuyện từ đó hiểu được ngôn ngữ của họ.
+ Nguyên Hồng – gắn bó với xứ cảng Hải Phòng: sống lẫn lộn với người dân lao động
+ Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc nhớ vốn sống, sự hiểu biết tường tận, đầy đặn, chân thực về
xã hội. Kho vốn sống, đời văn trải dài trên 70 năm, ông viết nhiều thể loại, nhiều đề tài và đi
nhiều, có được khiếu quan sát
* Quan sát gồm những gì?
- Không chỉ quan sát đời sống bên ngoài mà quan trọng là khả năng, năng lực quan sát đời sống
bên trong.
+ Thạch Lam là người hay dùng cụm từ “đời sống bên trong”. Tập tiểu luận “Theo dòng” - bình
luận ngắn về văn chương và nêu quan điểm nghệ thuật, Thạch Lam dùng nhiều lần “đời sống
bên trong”.
++ Một nhà văn phải có tài để thâm nhập, thấu hiểu, diễn tả cái tinh tế, phong phú bên trong
tâm hồn con người.
++ Đã là con người chân chính, thước đo giá trị chính là đời sống bên trong có phong phú
không
- Nhà văn không chỉ quan sát người khác, quan sát đời sống xung quanh mà phải biết tự quan
sát, tự hiểu mình.
=> Tách mình ra, đứng ở người khác, vị trí người khác để nhìn mình, tự soi chiếu
+ Nam Cao: nhiều nhân vật là sự hình tượng hóa bản thân nhà văn, lấy mình làm nguyên mẫu,
là chất liệu cơ bản để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nhân vật tư sản như Điền (Giăng sáng),
Hộ (Đời thừa), giáo Thứ (Sống mòn)
-> Thành thực, tự soi xét, không tự dấu mình, mạnh dạn và dũng cảm tự phơi bày mình lên
trang sách với tinh thần tự kiểm điểm.
++ Điền dứt khoát từ bỏ những mơ tưởng viễn vông, nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối,
Hộ - bi kịch, day dứt để rồi phản tỉnh.
++ Nhiều nhân vật của Nam cao thường hối hận vì Nam cao thường xuyên hối hận, tự soi xét
và vươn lên
++ Điền hối hận mơ mộng viễn vông, Hộ nhiều khi đọc những tác phẩm mình viết để kiếm tiền
tự thấy xấu hổ cẩu thả vì đã xâm phạm vào nghiệp văn để rồi vò nát sách sau khi mắng chửi Từ
-> tan rượu, nhìn vợ, tình thương thức dậy -> hối hận, tự sỉ vả -> nhận ra kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ
người khác trên đôi vai của mình; Chí Phèo khi có tình thương của thị Nở thì ăn năn vì tội ác;
Lão Hạc: từng này tuổi còn đi lừa con chó – đây là sự hối hận đáng kính trọng.
+ Các nhà Thơ Mới có tài, tiêu biểu, thường xuyên quan sát đời sống bên trong:
++ Hàn mặc tử tự phơi bày bi kịch đời mình
++ Xuân Diệu, Nguyễn bính: Nguyễn bính đồng điệu với Nam Cao - tự soi xét, kiểm điểm
mình, nhất là bước đường tha hương. Nhà thơ day dứt vì gió bụi kinh thành làm mình phôi pha.
Ông nhớ quê, kiểm điểm vì lỡ thời, không trả nghĩa được cho gia đình quê hương, quay lưng
với cội nguồn.
c. Nhà văn còn phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, điêu luyện
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Thế nên, mỗi nhà văn lớn là một bậc thầy ngôn từ.
- Cùng với đó, nhà văn phải có tài kể chuyện hấp dẫn, tạo tình huống độc đáo, kết cấu chặt chẽ,
tài miêu tả thiên nhiên, ngoại cảnh,...
VD: Nguyễn Tuân
d. Nhà văn phải là con người có cá tính rõ nét
- Nếu không có có tính làm sao có những cái nhìn mới, có trí tưởng tượng, sáng tạo mới, hình
thức thể hiện mới
- Nếu nhà văn nhàn nhạt thì tác phẩm của anh cũng nhàn nhạt
+ Lev Tolstoy: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu
hỏi chủ yếu này ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta sẽ là con người thế
nào nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những gì mà tôi đã biết và anh ta có thể nói cho tôi thêm
một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống của ta như thế nào?”
=> Những phẩm chất không tồn tại biệt lập cô lẻ mà xuyên thấm, hỗ trợ nhau.
3. Tiền đề và một số phương hướng củng cố, phát triển tài năng nhà văn:
a. Tiền đề:
- Năng khiếu thiên bẩm – “tiên thiên” (Lôp-đơ Vê-ga 5 tuổi đã biết làm thơ; Boccacio lên 6 tuổi
đã biết sáng tác; 7 tuổi Nhecraxop ứng tác 1 bài thơ châm biếm; 8 tuổi Puskin nghĩ ra 1 vở hài
kịch)
- Quy luật “nghịch cảnh thành tài”:
+ Nghịch cảnh trong đời (O.Henry vốn làm kế toán ở NH, bị vu đánh cắp tiền – đi tù 5 năm –
trong oan khuất, ra sức tự học và tập viết; Hàn Mặc Tử bị mắc căn bệnh phong quái ác – bị cách
li ở trại phong Tuy Hòa – đem mặc cảm bệnh tật, cái chết viết thành những bài thơ đầy ám ảnh
– 3 đỉnh cao Thơ Mới)
+ Tuổi thơ đau buồn (Baudelaire mồ côi cha từ 6 tuổi, mẹ tái giá, bố dượng rất độc đoán, Kafka
ốm yếu từ bé, bố chẳng khác bạo chúa; Abert Camus vừa tròn 1 tuổi, bố chết trận, mẹ con phải
dọn nhà đến khu dân nghèo, sống qua ngày)
+ Thất bại trong tình yêu, hôn nhân: sự nghiệp Turgenev gắn liền với ba lần thất bại liên tiếp
trong tình duyên; bài thơ tình được mệnh danh là hay nhất thế giới của Puskin được sáng tác khi
nhà thơ chịu nỗi đau tình yêu đơn phương, một chiều.
b. Phương hướng củng cố, phát triển tài năng nhà văn:
- Sự rèn luyện, bền bỉ
- Trải nghiệm, tích lũy, trau dồi vốn sống, vốn văn hóa
| 1/5

Preview text:

VAI TRÒ VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
I. Vai trò của nhà văn:
- Chủ thể sáng tác: nếu không có nhà văn thì sẽ không có tác phẩm văn học
- Khám phá, tôn vinh, sáng tạo cái đẹp – “Nhà văn là người mở đường đến xử sở cái đẹp”
- Lắng nghe, đại diện cho tiếng nói của một hoặc nhiều bộ phận cộng đồng – “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”
- Góp phần đấu tranh cho con người, nâng đỡ, giúp con người hướng thượng – “Nhà văn tồn tại
ở trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt
lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con người
không còn có ai để bênh vực”
II. Những phẩm chất của nhà văn: 1. Cái tâm:
a. Nhà văn là con người giàu tình cảm mang tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động:
- Văn chương tác động đến con người thông qua con đường tình cảm nên nhà văn phải giàu tình cảm.
- Nhạy cảm: dễ cười dễ khóc, phản ứng nhanh nhạy trước những gì diễn ra xung quanh mình
* Mức độ tình cảm: yêu ghét vui buồn, … đều mãnh liệt, ở độ cao (Lê Ngọc Trà gọi là “một
kiểu Jesus về tinh thần” – cách nói nhấn mạnh)
(Nhiều nhà văn ghét độ lưng chừng như Xuân Diệu sợ sự lưng chừng, ghét sự im lặng, nhàn
nhạt trong tình cảm, luôn đòi hỏi độ mãnh liệt sâu sắc)
* Nhiều cách bộc lộ khác nhau:
- Nguyễn Hồng: yêu ghét nồng nàn, tình cảm thắm thiết -> chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, hay
khóc, tình yêu tràn ra trang văn. (Ngòi bút của ông hướng tới người nghèo khổ, những em bé bơ vơ)
- Nam cao: đóng cũi sắt tình cảm (tình cảm được gò lại, giấu đi), viết bên ngoài lạnh lùng, bên
trong da diết, tha thiết với con người.
* Lỗ tấn - nhà văn vĩ đại của Trung Quốc, nhân loại: “Gặp những cái gì hay và đáng yêu thì họ
ôm choàng lấy, nếu gặp điều trái đáng giận thì họ sẽ bác bỏ. Phải kịch liệt công kích cái sai như
đã từng bênh vực nhiệt tình cái đúng. Ôm chặt người yêu thế nào thì phải nghiền chặt kẻ thù như thế.”
b. Tình yêu mãnh liệt dành cho cuộc đời và nhất là con người:
- Cái tâm của nhà văn trước hết thể hiện ở tình yêu dành cho con người và cuộc đời một cách chân thực, sâu sắc:
+ “Tôi không thể tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình một tình
yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là
niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về
số phận, hạnh phúc của con người chung quanh mình.
” (Nguyễn Minh Châu)
- Tình yêu con người và cuộc đời của nhà văn lớn đến mức nhiều khi sáng tạo nghệ thuật đồng
nghĩa với sự hi sinh của người nghệ sĩ:
+ “Nhà văn là người cho máu” (Enxa Triôlê).
+ “Chúng ta phải tự xé tim ra để viết những sách cũng như con chim bồ nông tự moi ruột ra để
nuôi con chúng
” (E. Buôcđet).
- Tình yêu con người và cuộc đời được người nghệ sĩ mang trong tim đến trọn đời.
+ Đây là mấy vần thơ cuối cùng mà Tố Hữu gửi lại cuộc đời trước khi vĩnh viễn đi xa:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho.

+ Thậm chí, người nghệ sĩ còn muốn gắn bó, quyến luyến với cuộc đời cả khi đã sang thế giới bên kia Nếu tôi chết đi
Xin cứ để ban công rộng mở Em nhỏ đang ăn trái cam
Từ trên ban công tôi còn được thấy
Những người gặt mùa đi gặt lúa mì
Từ trên ban công tôi còn được nghe Nếu tôi chết đi
Xin cứ để ban công rộng mở

(Từ biệt – G. Lor-ca, Bằng Việt dịch) c. Say mê, trách nhiệm:
Cái tâm của người nghệ sĩ còn là niềm say mê, nhiệt huyết, ý chí, nghị lực và tinh thần trách
nhiệm, thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Như Nam Cao từng nói: Sự cẩu
thả trong bất cứ nghề gì đã là bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. 2. Cái tài:
a. Nhà văn là người có trí tưởng tượng phong phú:
- Là một biện pháp quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng.
- Maxim Gorky: Tưởng tượng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để nhà văn xây dựng hình tượng.
- Hình tượng không phải lấy y nguyên từ hiện thực mà thông qua trí tưởng tượng, sự nhập thân vào nhân vật.
- Nguyễn tuân - cảnh cho chữ: tưởng tượng sống trong tù cùng Huấn Cao, sống trong tư tưởng
-> dựng cảnh cảnh từ không gian, thời gian,…
- Tô hoài miêu tả nhân vật Mị: không phải con gái, không ở Tây Bắc nhưng sống trong hoàn
cảnh, trong tâm trạng Mị và tưởng tượng mình đang sống trong nhân vật => Viết đoạn Mị uống rượu, …
- Phlobe - “Bà Bovary”: “Hôm nay, cùng một lúc, tôi vừa là đàn ông vừa là đàn bà, vừa là tình
quân vừa là tình nương và vừa cưỡi ngựa vào rừng … tôi là con ngựa, là mặt trời, là làn gió” =>
nhà văn phải là tất cả những gì mình viết. b. Năng khiếu quan sát
- Nhà văn còn phải có con mắt tinh đời, khả năng phân tích tâm lí để cảm nhận, phát hiện chính
xác bản chất của đối tượng, đúng như Thạch Lam từng nói: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len
lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phát
hiện cái đẹp ở chính chỗ không ai ngờ tới
”.
- Tưởng tượng không thể thay thế quan sát. Quan sát đúng, tinh tường sẽ thấy cái sinh động của
cuộc sống, phát hiện những điều mà đôi mắt khác, con người khác không thấy - những điều mới
lạ bất ngờ ở đối tượng quen thuộc
+ “Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì
sao” (Đốp-gien-cô) -> khiếu quan sát tấm lòng nhà văn với cuộc đời
+ Không có đôi mắt Nam cao sao nhìn được vẻ đẹp Lão Hạc - nhân cách vĩ đại - vì sao trong vũng nước
+ Nguyễn Minh Châu - nhà văn vì con người: Văn chương trước đây – cảm hứng sử thi miêu tả
về sự kiện nên thân phận cá nhân con người chưa được quan tâm. Nguyễn minh châu quan niệm
con người nhà văn phải quan tâm là những con người bình thường, những người không có ai để
bênh vực. Đó là người đàn bà hàng chài vô danh, hoàn cảnh tâm thường => NMC cho thấy vẻ
đẹp của những người bé nhỏ, thiệt thòi
=> Nhà văn phải tạo những hoàn cảnh để hiểu biết, tình huống để quan sát
+ Lev Tolstoy: tôi nhà văn quý tộc, thường đi tàu hỏa, mua vé những toa hạng bét để được ngồi,
tiếp xúc với những người nông dân, những người lao động nghèo, trò chuyện với họ, nghe họ
trò chuyện từ đó hiểu được ngôn ngữ của họ.
+ Nguyên Hồng – gắn bó với xứ cảng Hải Phòng: sống lẫn lộn với người dân lao động
+ Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc nhớ vốn sống, sự hiểu biết tường tận, đầy đặn, chân thực về
xã hội. Kho vốn sống, đời văn trải dài trên 70 năm, ông viết nhiều thể loại, nhiều đề tài và đi
nhiều, có được khiếu quan sát * Quan sát gồm những gì?
- Không chỉ quan sát đời sống bên ngoài mà quan trọng là khả năng, năng lực quan sát đời sống bên trong.
+ Thạch Lam là người hay dùng cụm từ “đời sống bên trong”. Tập tiểu luận “Theo dòng” - bình
luận ngắn về văn chương và nêu quan điểm nghệ thuật, Thạch Lam dùng nhiều lần “đời sống bên trong”.
++ Một nhà văn phải có tài để thâm nhập, thấu hiểu, diễn tả cái tinh tế, phong phú bên trong tâm hồn con người.
++ Đã là con người chân chính, thước đo giá trị chính là đời sống bên trong có phong phú không
- Nhà văn không chỉ quan sát người khác, quan sát đời sống xung quanh mà phải biết tự quan sát, tự hiểu mình.
=> Tách mình ra, đứng ở người khác, vị trí người khác để nhìn mình, tự soi chiếu
+ Nam Cao: nhiều nhân vật là sự hình tượng hóa bản thân nhà văn, lấy mình làm nguyên mẫu,
là chất liệu cơ bản để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nhân vật tư sản như Điền (Giăng sáng),
Hộ (Đời thừa), giáo Thứ (Sống mòn)
-> Thành thực, tự soi xét, không tự dấu mình, mạnh dạn và dũng cảm tự phơi bày mình lên
trang sách với tinh thần tự kiểm điểm.
++ Điền dứt khoát từ bỏ những mơ tưởng viễn vông, nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối,
Hộ - bi kịch, day dứt để rồi phản tỉnh.
++ Nhiều nhân vật của Nam cao thường hối hận vì Nam cao thường xuyên hối hận, tự soi xét và vươn lên
++ Điền hối hận mơ mộng viễn vông, Hộ nhiều khi đọc những tác phẩm mình viết để kiếm tiền
tự thấy xấu hổ cẩu thả vì đã xâm phạm vào nghiệp văn để rồi vò nát sách sau khi mắng chửi Từ
-> tan rượu, nhìn vợ, tình thương thức dậy -> hối hận, tự sỉ vả -> nhận ra kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ
người khác trên đôi vai của mình; Chí Phèo khi có tình thương của thị Nở thì ăn năn vì tội ác;
Lão Hạc: từng này tuổi còn đi lừa con chó – đây là sự hối hận đáng kính trọng.
+ Các nhà Thơ Mới có tài, tiêu biểu, thường xuyên quan sát đời sống bên trong:
++ Hàn mặc tử tự phơi bày bi kịch đời mình
++ Xuân Diệu, Nguyễn bính: Nguyễn bính đồng điệu với Nam Cao - tự soi xét, kiểm điểm
mình, nhất là bước đường tha hương. Nhà thơ day dứt vì gió bụi kinh thành làm mình phôi pha.
Ông nhớ quê, kiểm điểm vì lỡ thời, không trả nghĩa được cho gia đình quê hương, quay lưng với cội nguồn.
c. Nhà văn còn phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, điêu luyện
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Thế nên, mỗi nhà văn lớn là một bậc thầy ngôn từ.
- Cùng với đó, nhà văn phải có tài kể chuyện hấp dẫn, tạo tình huống độc đáo, kết cấu chặt chẽ,
tài miêu tả thiên nhiên, ngoại cảnh,... VD: Nguyễn Tuân
d. Nhà văn phải là con người có cá tính rõ nét
- Nếu không có có tính làm sao có những cái nhìn mới, có trí tưởng tượng, sáng tạo mới, hình thức thể hiện mới
- Nếu nhà văn nhàn nhạt thì tác phẩm của anh cũng nhàn nhạt
+ Lev Tolstoy: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu
hỏi chủ yếu này ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta sẽ là con người thế
nào nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những gì mà tôi đã biết và anh ta có thể nói cho tôi thêm
một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống của ta như thế nào?”
=> Những phẩm chất không tồn tại biệt lập cô lẻ mà xuyên thấm, hỗ trợ nhau.
3. Tiền đề và một số phương hướng củng cố, phát triển tài năng nhà văn: a. Tiền đề:
- Năng khiếu thiên bẩm – “tiên thiên” (Lôp-đơ Vê-ga 5 tuổi đã biết làm thơ; Boccacio lên 6 tuổi
đã biết sáng tác; 7 tuổi Nhecraxop ứng tác 1 bài thơ châm biếm; 8 tuổi Puskin nghĩ ra 1 vở hài kịch)
- Quy luật “nghịch cảnh thành tài”:
+ Nghịch cảnh trong đời (O.Henry vốn làm kế toán ở NH, bị vu đánh cắp tiền – đi tù 5 năm –
trong oan khuất, ra sức tự học và tập viết; Hàn Mặc Tử bị mắc căn bệnh phong quái ác – bị cách
li ở trại phong Tuy Hòa – đem mặc cảm bệnh tật, cái chết viết thành những bài thơ đầy ám ảnh – 3 đỉnh cao Thơ Mới)
+ Tuổi thơ đau buồn (Baudelaire mồ côi cha từ 6 tuổi, mẹ tái giá, bố dượng rất độc đoán, Kafka
ốm yếu từ bé, bố chẳng khác bạo chúa; Abert Camus vừa tròn 1 tuổi, bố chết trận, mẹ con phải
dọn nhà đến khu dân nghèo, sống qua ngày)
+ Thất bại trong tình yêu, hôn nhân: sự nghiệp Turgenev gắn liền với ba lần thất bại liên tiếp
trong tình duyên; bài thơ tình được mệnh danh là hay nhất thế giới của Puskin được sáng tác khi
nhà thơ chịu nỗi đau tình yêu đơn phương, một chiều.
b. Phương hướng củng cố, phát triển tài năng nhà văn:
- Sự rèn luyện, bền bỉ
- Trải nghiệm, tích lũy, trau dồi vốn sống, vốn văn hóa