-
Thông tin
-
Hỏi đáp
VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VỚI XÃ HỘI HỌC | Tâm lý học xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Tâm lý xã hội học 18 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VỚI XÃ HỘI HỌC | Tâm lý học xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Tâm lý xã hội học 18 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ---- ---- TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VỚI XÃ HỘI HỌC GV : NGUYỄN CHÍ TRUNG SINH VIÊN : NGUYỄN VÂN ANH MINH MSSV 2356090073 LỚP : TLH03401 KHÓA : 2023 - 2024
TP HCM, NGÀY 4 THÁNG 1 NĂM 2024 lOMoAR cPSD| 42619430
Đề bài: Vai trò, ý nghĩa của tâm lý học xã hội đối với xã hội học. Liên hệ
những gì đã học thời gian vừa qua.
Nếu tâm lý học nghiên cứu về một cá thể dựa trên tiềm năng của cá thể đó, xã
hội học nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa của mỗi hiện tượng xã hội thì tâm lý
học xã hội được xem như đứa con của hai ngành khoa học xã hội trên tập trung vào
cách con người tương tác với nhau trong các nhóm và tình huống xã hội.
Xã hội học nghiên cứu các mặt của xã hội để nắm bắt được trạng thái của xã hội
đương đại. Muốn làm được điều đó, xã hội học phải bắt đầu từ các sự kiện, hiện tượng
và quá trình xã hội mà nhỏ nhất là bắt đầu từ hoạt động của các nhóm xã hội. Mỗi
nhóm xã hội thường nảy sinh những hiện tượng tâm lý chung của cá nhân, chi phối và
điều chỉnh thái độ của thành viên nhóm, dẫn đến kết quả là hình thành nên tâm lý
chung, tâm lý xã hội. Trên nền tảng đó, tâm lý học xã hội giúp nhà xã hội học phản
ảnh được những điều kiện lịch sử, dự đoán được xu hướng của các hiện tượng xã hội,
có cái nhìn sâu sắc hơn về những vấn đề xã hội và khắc phục được những thiếu xót của xã hội.
Ví như khi nghiên cứu tâm lý của một dân tộc, ta sẽ có cơ sở để lý giải cho
những hành vi, những đặc điểm tính cách chung nhất của dân tộc đó dựa trên vị trí địa
lý, văn hóa, lịch sử, phong tục để từ đó có chính sách phù hợp với nhu cầu của từng
dân tộc. Hay gần hơn là lấy ví dụ về vấn đề đa cấp, tâm lý học xã hội sẽ nghiên cứu
về ấn tượng ban đầu, đặc điểm trung tâm, sơ đồ nhân cách tiềm ẩn,.. thì xã hội học sẽ
từ nhóm nhỏ đó mà tìm ra được lý do tại sao hiện tượng đa cấp lại phát triển theo
chiều hướng xấu ở các nước đang phát triển. Từ những điều trên, ta có thể thấy các
việc phân tích tâm lý của các nhóm nhỏ xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình phát triển cộng đồng và việc thấu hiểu tâm lý của nhóm xã hội có tác
động to lớn tới sự hình thành xã hội lâm thời.
Bên cạnh việc phản ảnh xã hội, tâm lý học xã hội còn có tính ứng dụng vào công
tác giảng dạy và nghiên cứu đối với chuyên ngành xã hội học. Tâm lý học xã hội giúp
người học hiểu chi tiết hơn về đối tượng nghiên cứu của ngành học cũng như quá trình
phát triển và vận hành của hệ thống xã hội. Kiến thức từ tâm lý học xã hội và các 1 lOMoAR cPSD| 42619430
môn cơ sở ngành xã hội học khác được có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đối với lớp
kỹ năng Quản lý và Tổ chức, kiến thức về nhóm xã hội từ lớp tâm lý học xã hội giúp
người học hiểu rõ về tâm lý của các thành viên trong nhóm. Biết mình, biết người sẽ
tạo nên sự đồng cảm, điều hòa được nhu cầu, lợi ích của các các nhân với nhóm để từ
đó xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, vạch ra những hướng đi và quản lý nhóm
hiệu quả, trách những xung đột và tạo sự thống nhất giữa các cá nhân trong nhóm.
Cùng với đó, lớp Kỹ năng truyền thông và giao tiếp kết hợp với các bài học từ tâm lý
học xã hội cung cấp thêm cho ta kiến thức về cách tri giác xã hội ảnh hưởng đến việc
giao tiếp. Nhờ đó mà ta có khả năng xây dựng được ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong
quá trình truyền thông với người đối diện, giúp cho việc giao tiếp dễ dàng hơn, hỗ trợ
trong quá trình giao tiếp tránh được những lỗi sai gây hiểu lầm trong quá trình giao tiếp.
Tóm lại, tâm lý học xã hội có sự liên hệ chặt chẽ với xã hội học, bổ trợ và tác
động qua lại lẫn nhau. Kết hợp cả hai ngành khoa học, ta sẽ có được cái nhìn khái
quát về xã hội đương thời và xu hướng phát triển của xã hội.