-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021) 44 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản a, Khái niệm
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định
làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có
ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi
quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung
trong suốt quá trình lịch sử lâu dài
Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người có mối
liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn
hoá có những đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn
những nhân tố tộc người bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người
của dân cư cộng đồng đó.
b, Đặc trưng cơ bản của dân tộc
Dân tộc- tộc người có một số đặc trưng cơ bản sau:
Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hoặc
chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc
người khác nhau và là vấn đề luôn được các dân tộc coi trọng và giữ gìn.
Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể ở mỗi tộc người, phản ánh truyền thống, lối sống., phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. Ngày nay, cùng
với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người
Ý thwucs tự giác dân tộc, đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định
một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
của mỗi tộc người. Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc
người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thưc tình cảm, tâm lý của tộc người.
Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển.
Đây cũng là căn cứ để xem xét và nhận định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.
2. Chủ nghĩa Mác- Lê nin về vấn đề các dân tộc
a, Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập.
Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc,
ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn
tách ra để thành lập các dân tộc độc lập.
Xu hướng này thể hiện rõ nét trong các phong trào đấu tranh giành
độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát
khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc
VD: Việt Nam đấu tranh giải cứu đất nước khỏi sự bóc lột của thực dân Pháp
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau
Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn CNTB phát triển thành chủ
nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc đia, do sự phát triển của LLSX, của
khoa học công nghệ và giao lưu kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện nhu
cầu xóa bỏ hang rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau
Nguyên nhân là do sự phát triển của LLSX, KH-CN và sự giao lưu hội nhập
VD: Các liên hiệp quốc tế như: ASEAN, NATO, WB, WHO…..
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thông nhất biện chúng
với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. trong mọi
trường hợp, hai xu hướng đí luôn có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau,
mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn đến nhưng hậu quả tiêu cực, khó lường.
b, Cương lĩnh dân tộc của CN Mác- Lê nin
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Đây là nội dung rất quan trọng của cương lĩnh. Bình đẳng giữa các dân tộc, trước
hết là xoá bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách nô dịch lên dân tộc
khác trên cơ sở thủ tiêu tình trạng giai cấp này áp bức giai cấp
khác. Tiếp đó phải từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch
trong sự phát triển của các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các
dân tộc còn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính mình
cùng với sự giúp đỡcủa các dân tộc anh em phát triển nhanh trên
con đường tiến bộ. Sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...phải được thực hiện một cách
đích thực trong đời sống
Các dân tộc có quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân
lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện
liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng để có đủ sức
mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc trong cuộc
đấu tranh xoá bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan
hệ mới giữa các dân tộc
Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của các Đảng cộng sản. Nó
phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh
sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để
giành thắng lợi. Việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền dân tộc
tự quyết là tuỳ thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công
nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới thực
hiện được quyền bình đẳng và quyền tự quyết đúng đắn, khắc
phục được thái độ kỳ thị, lòng thù hằn dân tộc. Từ đó mối đoàn
kết được nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Chính vì vậy, nội dung
đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc được nêu trong cương
lĩnh không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo
việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc. Nội
dung đó đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành
một chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể
hiện thực tế tinh thần yêu nước mà trong thời đại ngày nay để trở
thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần
quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc tế xích lại gần nhau
3. Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
a, Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam
Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ
Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở VN phân bổ chủ yếu ở địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng
Thứ tư: Các dân tộc ở VN có trình độ phát triển không đều
Thứ năm: Các dân tộc VN có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng
đồng dân tộc- Quốc gia thống nhất
Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo
nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa VN thống nhất
b, Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về vấn đề dân tộc Quan điểm
-Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản,
lâu dài và cũng là vấn đề cấp bách hiện nay
- Các dân tộc trong đại gia đình VN bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ, giúp nhau cùng phát triển…
- Phát triển toàn diện CT, KT, VH, XH và an ninh- QP, gắn tang
trưởng với giải quyết các vấn đề XH…
- Ưu tiên đầu tư phát triển KT- XH các vùng dân tộc miền núi. Đây
là nhiệm vụ của Đảng toàn quân và toàn dân Chính sách
- Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
- Về Kinh tế: Chủ trương, chính sách phát triển KT- XH miền núi,
đồng bào các dân tộc thiểu số
- Về văn hóa: Xây dựng nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân tộc
- Về XH: Đảm bảo an sinh XH trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Về AN- QP: Bảo về TQ trên cơ sở đảm bảo ổn định CT