Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn | Tiểu luận cuối kỳ môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Mác và Ăng-ghen cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một biểu hiện của tính chất lịch sử, và xã hội tư bản sẽ bị thay thế bởi một xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, các quốc gia được phép tự quyết định con đường phát triển phù hợp với nhu cầu của dân tộc và độc lập của quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
B GIO DC VO ĐO TO
TRƯNG ĐI HC SƯ PHM K THUT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUT
TIỂU LUN CUỐI KỲ
VẤN ĐỀ DÂN TC TRONG THI KỲ QU Đ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Tiểu luận cuối kỳ môn: CHỦ NGHĨA XÃ HI KHOA HC
GVHD: ThS TRẦN NGC CHUNG
MÃ HC PHẦN: LLCT120405_22_2_10_UTExMC
NHÓM THỰC HIỆN: MU
TP. H Chí Minh – tháng 6 năm 2023
DANH SCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUN
HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023
Nhóm MU (Lớp Mooc_Chủ Nghĩa xã hội khoa học_nhóm 10)
Tên đề tài: Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn STT H VÀ TÊN
MSSV TỶ LỆ % HOÀN THÀNH SĐT 1 Lê Chí Huy 21146235 100% 0706956112 2
Ngô Võ Thành Đạt 21146546 100% 0384713035 3
Nguyễn Hữu Cảnh 21143114 100% 0853436434 4 Nguyễn Tiến Đạt 21119186 100% 0981934735 5 Huỳnh Minh Mẫn 21145452 100% 0948950201 Ghi chú: ✓ Tỷ lệ % = 100%
Trưởng nhóm: Ngô Võ Thành Đạt
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................. Ngày tháng năm 2023
Giáo viên chấm điểm MC LC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
PHẦN NI DUNG ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MC-LÊNIN VỀ DÂN TC VÀ
CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TC ................................................................ 2
1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc ...................................................... 2
1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc ......................... 3
1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin ............................................... 5
1.4 Tư tưởng H Chí Minh về dân tộc và quan hệ dân tộc .................................... 6
1.4.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc: ............................................................................................................................ 6
1.4.2 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn ở các nước
đang đấu tranh giành độc lập: ................................................................................... 7
1.4.3 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế: ....................................................... 8
CHƯƠNG 2: DÂN TC VÀ QUAN HỆ DÂN TC Ở VIỆT NAM ..................... 10
2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam ............................................................................... 10
2.2 Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam ................ 11
2.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết quan hệ
dân tộc ..................................................................................................................... 11
2.2.2 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt na
m ....................................... 13
2.3 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Đảng và Nhà nước ta.. 14
2.3.1 Phân tích chính sách ...................................................................................... 14
2.3.2 Đánh giá ......................................................................................................... 17
KẾT LUN .................................................................................................................. 19
PH LC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM V TRONG NHÓM ......................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Mác và Ăng-ghen cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một biểu hiện của
tính chất lịch sử, và xã hội tư bản sẽ bị thay thế bởi một xã hội mới - xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, các quốc gia được phép tự quyết định con đường
phát triển phù hợp với nhu cầu của dân tộc và độc lập của quốc gia. Và xây dựng nhà nước
chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới.
Ở Việt Nam, Đảng ta cho rằng việc tiến lên Chủ nghĩa xã hội là một quá trình liên tục
vận động và chuyển hóa từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Vì vậy, các đặc trưng của
xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển. Trong bối cảnh đó,
vấn đề dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của đất nước, đặc biệt là ở Việt Nam -
một quốc gia đa dân tộc.
Do đó, để làm rõ thêm vấn đề này nhóm chúng em quyết định chọn đề tà itiểu luận là
"Vấn đề dân tộc trong thời kỳ chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ với thực tiễn".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nắm được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vấn đề dân tộc; mối quan hệ dân tộc, nội dung chính sách dân tộc và tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó thể hiện tầm quan trọng của vấn đề dân tộc
đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh chủ
nghĩa Mác – Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam để t ấ
h y được tính khoa học trong quan
điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc; từ đó chúng ta xác định được trách nhiệm của
bản thân để góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân
tộc của Đảng, Nhà nước. 1
PHẦN NI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MC-LÊNIN VỀ DÂN TC VÀ
CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TC
1.1 Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
- Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm
thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung
và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu
dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia,
nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước. Chẳng hạn, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa...
- Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình
thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc
người, ngôn ngữ và văn hóa. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, thừa kế và
phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó. Với nghĩa này, dân
tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là quốc gia có 54
dan tộc tức 54 cộng đồng tộc người .
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu
dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm:
thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên
nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ở phương Đông, dân tộc được
hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm l dân tộc đã phát triển tương đối chín
muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung
còn km phát triển và ở trạng thái phân tán.
Các đặc trưng cơ bản của dân tộc: 2
- Thứ nhất, có chung một vùng lãnh thổ ổn định. Lãnh thổ là dấu hiệu xác định không
gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc, biểu thị vùng dất, vùng trời, vùng biển mà
mỗi dân tộc được quyền sỡ hữu. Lãnh thổ là yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc
trong tương quan với các quốc gia dân tộc khác.
- Thứ hai, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng
nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kết các bộ phận, các thành viên trong dân tộc, tạo nên
tính thống nhất, ổn định, bền vững của dân tộc. Mối quan hệ kinh tế là nền tảng cho sự
vững chắc của cộng đồng dân tộc. Nếu thiếu tính cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh
tế thì cộng đồng người chưa thể trở thành dân tộc.
- Thứ ba, có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp. Mỗi một dân tộc có ngôn ngữ
riêng, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, làm công cụ giao tiếp giữa các thành
viên trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm... Trong một quốc gia có
nhiều cộng đồng tộc người, với các ngôn ngữ khác nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có một
ngôn ngữ chung, thống nhất.
- Thứ tư, có chung một nền văn hóa và tâm l. Văn hóa dân tộc được biểu hiện thông
qua tâm lý, tính cách, phong tục, tập quán, lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của
từng dân tộc. Văn hóa dân tộc gắn bó chặt chẽ với văn hóa của các cộng đồng tộc người
trong một quốc gia. Văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng
đồng, Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
- Thứ năm, có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc). Các thành viên cũng như các
cộng đồng tộc người trong một dân tộc đều chịu sự quản l, điều khiển của một nhà
nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộc – quốc gia và dân tộc – tộc người.
1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Xu hướng thứ nhất: do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của thức dân tộc mà các
cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân cư độc lập. Trong thực
tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành
lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai
đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 3
Xu hướng thứ hai,các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, ủ c a khoa học và công
nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa bỏ
hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn
giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Biểu hiện của hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc trong thời đại
ngày nay. Xt trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc. Ở các
nước này, xu hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự
chủ và phát triển của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để
các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn nữa, hòa hợp với nhau ở
mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, hai xu hướng phát huy tác động cùng
chiều, bổ sung, hỗ trợ nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia
và đụng chạm đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự tự chủ, phồn vinh của từng dân tộc sẽ
tạo điều kiện cho dân tộc đó có thêm những điều kiện vật chất và tinh thần để hợp tác
chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em. Sự xích lại gần nhau hơn của các dân tộc trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh tới sự phát triển, phồn vinh.
Xt trên phạm vi thế giới, sự tác động của hai xu hướng khách quan thể hiện rất
nổi bật. Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc bị áp bức đã vùng dậy, xoá bỏ sự
thống trị của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự quyết định vận mệnh của dân tộc
mình, bao gồm quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc,
quyền bình đẳng với các dân tộc khác. Đây là một trong những mục tiêu chính trị chủ
yếu của thời đại - mục tiêu độc lập dân tộc. Xu hướng này biểu hiện trong phong trào
giải phóng dân tộc thành sức mạnh chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách thực dân
dưới mọi hình thức; biểu hiện trong cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ b hiện còn
đang là nạn nhân của sự kỳ thị phân biệt chủng tộc, vẫn đang bị coi là đối tượng chính
sách đồng hóa cưỡng bức ở nhiều nước tư bản. 4
Ngược lại, trong thời đại ngày nay, còn có xu hướng các dân tộc muốn xích lại
gần nhau để trở lại hợp nhất thành một quốc gia thông nhất theo nguyên trạng đã được
hình thành trong lịch sử. Xu hướng đó tạo nên sức hút các dân tộc vào các liên minh
được hình thành trên những cơ sở lợi ích nhất định. Có những lợi ích mang tính khu
vực - dựa trên yếu tố gần nhau về địa lý, giống nhau về môi trường thiên nhiên, tương
đồng nhau về một số giá trị văn hóa, trùng hợp nhau về lịch sử và hiện tại trong cuộc
đấu tranh chống một kẻ thù chung nào đó. Lợi ích toàn cầu có tác dụng sâu xa gắn bó
loài người trong một quá trình vận động thống nhất: các dân tộc, quốc gia trê thế giới
còn đang ở những trình độ phát triển khác nhau, cần sự giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin
Dựa trên thực tiễn tình hình các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ dân tộc trên
thế giới và dựa trên thực tiễn tình hình dân tộc ở nước Nga lúc bấy giờ, Lênin đã nêu
ra Cương lĩnh dân tộc bao gồm các nguyên tắc để giải quyết vấn đề dân tộc theo cả
góc độ mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc cũng như theo cả
góc độ mối quan hệ dân tộc quốc tế.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc
trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các
dân tộc dù lớn hay nhỏ (kể cả các bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao
thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, không dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi
và đi áp bức các dân tộc khác. Trong quốc gia có nhiều dân tộc, pháp luật phải bảo vệ
quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ kinh
tế, văn hóa giữa các dân tộc. Trên phạm vi giữa các quốc gia, dân tộc, đấu tranh cho sự
bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, gắn với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế mới, chống sự áp bức,
bóc lột của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển.
Các dân tộc có quyền tự quyết. Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của
mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền dân tộc tự quyết bao gồm
quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện
liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. 5
Liên hiệp giai cấp công nhân giữa tất cả các dân tộc lại. Đây là tư tưởng cơ bản
và quan trọng trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế của
phong trào công nhân, phản ánh sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng
giai cấp, nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Đây là cơ sở
vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để chống chủ nghĩa đế
quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dụng liên hiệp giai cấp công
nhân giữa tất cả các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.
1.4 Tư tưởng H Chí Minh về dân tộc và quan hệ dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc được hình thành dựa trên
quá trình lịch sử phát triển dài hạn. Trước khi có khái niệm dân tộc, tồn tại nhiều hình
thức cộng đồng như thị tộc, bộ tộc, và các nhóm dân tộc khác. Chỉ khi chủ nghĩa tư
bản xuất hiện, khái niệm dân tộc mới được hình thành đầy đủ. Trong quá trình phát
triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thì vấn đề dân tộc
thuộc địa xuất hiện và phát triển gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết. Lênin đã cho
rằng, chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa và sở hữu chung của phương tiện sản xuất
mới có thể loại bỏ ách bóc lột, áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, giải phóng các dân
tộc thuộc địa và giúp họ thực hiện quyền tự quyết và c ác quyền cơ bản khác.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh
đã phát triển một hệ thống luận điểm độc đáo và sáng tạo về vấn đề dân tộc thuộc địa,
dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam và các thuộc địa khác. Các luận điểm đó bao gồm:
1.4.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
Độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là tư tưởng lớn xuyên suốt cuộc đời và
sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh để đạt đ ợ
ư c nền độc lập và tự do thực sự cần thể hiện:
+ Độc lập dân tộc phải đi kèm với chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. 6
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với quyền sống trong hòa bình, độc lập, tự do, và hạnh phúc.
+ Độc lập dân tộc phải bao gồm quyền tự quyết trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa, quân sự, ngoại giao, v.v.
+ Độc lập dân tộc phải mang lại cuộc sống ấm no, tự do, và hạnh phúc cho nhân dân.
+ Hồ Chí Minh cho rằng, khi xác định được độc lập và tự do là quyền thiêng liêng vô
giá, các dân tộc phải đấu tranh bằng mọi cách để giành lại và bảo vệ những quyền này.
Tóm lại, không có gì qu hơn độc lập tự do, độc lập tự do không chỉ là tư tưởng
cách mạng mà còn là lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là lý do cho cuộc chiến đấu và là
nguồn sức mạnh giúp Việt Nam đạt được chiến thắng trong cuộc đấu tranh cho độc lập
của dân tộc. Đồng thời, nó cũng trở thành nguồn động viên cho các dân tộc bị áp bức trên khắp thế giới.
1.4.2 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn ở các nước
đang đấu tranh giành độc lập:
Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh thực chất là tinh thần yêu
nước và tinh thần dân tộc chân chính. Nó khác biệt hoàn toàn so với chủ nghĩa dân tộc
sôi nổi, được giai cấp tư sản lợi dụng và đã bị lịch sử lên án.
Hồ Chí Minh đã xuất phát từ việc phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc
địa và chứng kiến tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân các thuộc địa chống lại
sự thống trị của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây. Nhờ nhận thức sâu sắc về sức
mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, ông đã khẳng định rằng chủ nghĩa dân tộc chân chính là một động lực
lớn cho các nước đang đấu tranh giành độc lập chủ nghĩa dân tộc.
Sau khi xác định chủ nghĩa dân tộc chân chính là một động lực lớn, Hồ Chí
Minh đã yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản nắm lấy và phát huy ngọn cờ
dân tộc, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào tay của bất kỳ giai cấp nào khác. 7
1.4.3 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế:
Việc kết hợp một cách hài hòa giữa yếu tố dân tộc và giai cấp có nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc phát triển chủ nghĩa dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
một cách triệt để. Hồ Chí Minh đã sáng tạo và phát triển quan điểm của các nhà kinh
điển Mác - Lênin về mối liên hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, nhận thấy rằng
hai vấn đề này có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, dựa trên tình hình lịch sử
đặc thù của các thuộc địa, trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cấp bách nhất, Hồ
Chí Minh đề cao việc giải quyết vấn đề dân tộc trước vấn đề giai cấp. Bởi chỉ khi giải
phóng dân tộc, chúng ta mới có thể giải phóng được giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, đồng thời tạo điều kiện để tiến tới xây dựng một xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mang nghĩa vô cùng
quan trọng. Nó giúp giải quyết vấn đề dân tộc trong các thuộc địa một cách triệt để,
đồng thời kết nối giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng này đã được Hồ Chí Minh phát triển từ khi ông đọc bản Sơ thảo của Lênin
về vấn đề dân tộc và thuộc địa trên tờ Humanit vào tháng 7 năm 1920. Qua các tác
phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh và Chính cương vắn tắt
của Đảng,… ông thể hiện tư tưởng này và đưa nó trở thành đường lối chiến lược của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội đã
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam, được nhân dân đồng tình
ủng hộ, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã ca ngợi tinh thần quốc tế vô sản, trong khi đồng thời
kế thừa tinh thần yêu nước của dân tộc. Hồ Chí Minh nhận thức rõ sức mạnh của chủ
nghĩa đế quốc và sự liên kết của các đế quốc trong việc xâm lược và thống trị các nước
thuộc địa. Ông tin rằng, để giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa, các dân tộc này cần
phải đoàn kết chặt chẽ với nhau và với giai cấp vô sản trong các nước chính, áp dụng
kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh là một tấm
gương mẫu mực của sự kết hợp này. 8
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là sự kết hợp giữa tính cách mạng
triệt để và tính khoa học sâu sắc. Dựa trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng các
luận điểm cụ thể về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. 9
CHƯƠNG 2: DÂN TC VÀ QUAN HỆ DÂN TC Ở VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với những đặc điểm nổi bật như sau:
- Đầu tiên,Việt Nam có sự chênh lệch lớn về số lượng dân trong các tộc người:
Việt Nam hiện có 54 dân tộc với tổng dân số tính đến ngày 01/4/2019 là 96.208.984
người. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 82.085.826 người, tương đương 84,4% dân số
toàn quốc. Trong khi đó, 53 dân tộc khác chiếm 15,6% dân số và có sự phân bố không
đồng đều với số lượng người từ vài trăm đến một tr ệ i u người.
- Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ với nhau: các dân tộc ở Việt Nam sinh sống khắp
nơi, không có một khu vực nào tập trung nhiều dân tộc cùng một lúc. Điều này đồng
nghĩa với việc các dân tộc có cơ hội để tương tác, tìm hiểu, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần
xây dựng và phát triển một nền văn hóa đa dạng và thống nhất. Tuy nhiên, việc sinh
sống phân tán cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và xung đột, cũng như tạo ra kẽ hở để
các thế lực thù địch lợi dụng tình trạng dân tộc, đe dọa đến an ninh chính trị và sự
thống nhất của đất nước.
- Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở những vị trí chiến
lược quan trọng như vùng biên giới, hải đảo và các vùng sâu vùng xa.
Mặc dù chiếm 15,6% dân số nhưng 53 dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm trên 75% diện
tích lãnh thổ. Các vị trí này có nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.
- Thứ tư, trình độ phát triển của các dân tộc Việt Nam không đồng đều: việc phát triển
giữa các dân tộc ở Việt Nam không đồng đều. Các dân tộc có sự chênh lệch lớn về
trình độ phát triển ở mọi mặt, kinh tế, văn hóa và xã hội. Để đạt được bình đẳng dân
tộc, cần phải giảm dần và tiến tới xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.
- Thứ năm, Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời: đoàn kết
là một giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là phương tiện,
động lực quan trọng giúp dân tộc Việt Nam đạt được chiến thắng giành độc lập trong
giai đoạn lịch sử. Hiện nay, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, dân tộc phải sử 10
dụng nội lực của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao
cảnh giác, và đập tan âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thứ sáu, mỗi dân tộc có sắc văn hóa riêng đóng góp vào sự phong phú và đa
dạng của văn hóa Việt Nam: bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh
thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của
mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác. Với việc có đến 54
dân tộc, nên bản sắc văn hóa Việt Nam là vô cùng đa dạng và phong phú.
==> Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong văn hóa của mỗi dân tộc, có sắc thái
độc đáo đóng góp vào sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Với đặc điểm của các dân
tộc ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, xem đó là
một phần rất quan trọng trong việc phát triển đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã ở Việt Nam.
2.2 Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
2.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc
Ngay từ khi ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện nhất quán những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc. Ðảng và Nhà nước ta coi
vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vô cùng đặc biệt.
Quan điểm cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện như sau:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời
cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc Việt Nam phải bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển,
cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh
với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng trên
địa bàn vùng dân tộc và miền núi;kết hợp giữa kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm 11
lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập
trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, đi đôi với bảo vệ bền vững môi
trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc,
đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị.
Giải quyết quan hệ dân tộc
Một là, cần có quyết tâm cao hơn nữa vào cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành từ Trung ương đến địa phương
Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi theo hướng toàn diện, bền vững,
đồng thời mở rộng vốn ưu đãi đối với các chương trình, dự án, tạo sinh kế cho đồng bào.
Ba là, tập trung ưu tiên nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo
hướng kiên cố, nhằm bảo đảm số xã có đường ôtô đến trung tâm được rải nhựa hoặc
bê tông hóa,số trường lớp và trạm y tế được xây dựng kiên cố. Phát triển hạ tầng để
thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai như lũ ống, lũ qut, khô hạn,
nước biển dâng… Đồng thời, đẩy mạnh dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm bảo đảm
đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Ngoài ra, cần
đẩy mạnh công nghệ thông tin để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của đồng bào.
Bốn là, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc
và miền núi; nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo; hoàn thành phổ cập
giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; đầu tư, phát triển hệ thống các trường dân tộc nội
trú, bán trú và các trường dự bị đại học. Hỗ trợ về ăn, ở cho học sinh, sinh viên các 12
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, cần nâng
cao tỷ lệ và chất lượng khám chữa bệnh cho đồng bào, nhất là tuyến cơ sở, đẩy mạnh
đầu tư các dịch vụ y tế; phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại; thực hiện
tốt chính sách bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện cho đồng bào được khám chữa bệnh
từ tuyến cơ sở đến tuyến Trung ương. Xây dựng và đẩy mạnh chiến lược về phòng,
chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nhằm nâng cao về thể chất, tầm vóc của thanh, thiếu
niên người dân tộc thiểu số.
Năm là, củng cố, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh,
nhất là ở những vùng trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng
hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số.
Sáu là, đẩy mạnh công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an
ninh nhân dân ở vùng dân tộc và miền núi.
2.2.2 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt nam
Chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:
Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tích cực chính trị của công
dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số với mục tiêu chung là độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về kinh tế: chính sách phát triển kinh tế – xã hội miền núi là chủ trương quan
trọng, nhằm phát huy tiềm năng phát triển ở các đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước
làm sự chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc được thu hẹp lại.
Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn
ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các
dân tộc. Đào tạo cán bộ, xây dựng môi trường phù hợp với điều kiện của các tộc người
trong quốc gia đa dân tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các
khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình trên
mặt trận tư tưởng- văn hóa ở nước ta hiện nay. 13
Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách bình đẳng, công bằng thông qua việc thực
hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị – xã hội ở miền
núi, vùng dân tộc thiểu số.
Về an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm
bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp
chặt chẽ các lực lượng trên từng khu vực. Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận
quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Thực hiện đúng chính sách dân tộc hiện nay ở Việt Nam là phải phát triển toàn
diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng các địa bàn vùng dân
tộc thiểu số, vùng biên giới, rừng núi, hải đảo của tổ quốc.
2.3 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Đảng và Nhà nước ta
2.3.1 Phân tích chính sách
Với tiêu chí khai thác những tiềm năng, lợi thế của các vùng đồng bào dân tộc
miền núi và thiểu số, tạo ra sự đổi mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo an
sinh xã hội. Cùng với đó là giảm nghèo nhanh và bền vững trong từng bước thu hẹp
khoảng cách về mức sống và thu nhập so với mức trung bình của cả nước. Xóa đói ,
giảm nghèo nhanh cho các xã thôn có hoàn cảnh khó khăn; quy hoạch, tổ chức ổn định
dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có tính liên vùng,
kết nối với các vùng phát triển. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế và văn hóa
nhằm cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân đồng bào miền núi.
Ngoài ra nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, viên
chức, công chức và người lao động là người dân tộc miền núi và thiểu số. Thực hiện
chính sách bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu; đồng thời giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi và thiểu số. Thực hiện bình đẳng giới ;
xây dựng hệ thống chính trị nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
bảo đảm an ninh biên giới quốc gia. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện những 14
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đối đối với các vùng dân tộc miền núi và dân tộc thiểu số:
1. Chính sách giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt
cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc xây
dựng nhà ở, sản xuất. Những người dân đồng bào dân tộc và thiểu số chưa có đất ở,
nhà ở hoặc nhà ở tạm, dốt nát được hỗ trợ đất, xây dựng nhà ở phù hợp với điều kiện
thực tế ở địa phương và phải đảm bảo nhà ở đủ tiêu chí an toàn. Với tiêu chí phấn đấu
90% giúp người dân thiểu số, miền núi nghèo đặc biệt làm các nghề nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc thiếu đất sản xuất theo tiêu chí của từng địa phương được Nhà Nước hỗ
trợ đất sản xuất, tạo điều kiện có việc làm mới hoặc chuyển đồi ngành nghề phù hợp
với nhu cầu, điều kiện làm việc phù hợp của dân tộc thiểu số, miền núi. Đối với các
khu vực đồng bào thiểu số chưa có nguồn nước sinh hoạt sạch, hợp vệ sinh được xem
xét, tập trung xây dựng công trình nước; nâng cấp và cải tạo công trình nước hiện có,
tạo nguồn và cung cấp nước sinh hoạt ổn định, đảm bảo yêu cầu về chất lượng nguồn
nước cho các vùng miền núi chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.
2. Chính sách về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững đồng
thời phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi: nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững gắn với công tác bảo vệ rừng đồng thời nâng cao
thu nhập cho người dân nhằm tạo điều kiện việc làm, thu nhập cho người dân làm
nghề rừng đặc biệt là phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ rừng tại các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ của rừng
trên toàn quốc đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học, hạn
chế sự biến đổi khí hậu.
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo từng vùng trồng dược liệu, sản vật quý nhằm
thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các dự án hỗ trợ dự án phát triển sản xuất phải phù hợp sự phát triển từng vùng, miền
núi; khai thác những lợi ích tiềm năng theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi có hiệu quả, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập hộ gia đình, giảm nghèo bền
vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hình thành những ý thức canh tác các dược 15
liệu, sản vật có giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu, sản vật đúng quy trình, tiêu
chuẩn quản lý chất lượng đồng thời kết hợp bảo vệ rừng và phát triển bền vững. Thúc
đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa
và dịch vụ ở các đô thị đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng,
thế mạnh và nguồn lực sẵn có của địa phương; tạo việc làm, thu nhập ổn định gắn với
bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen có giá trị. 3. Chí h
n sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: xem xét, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng,
phục vụ cho đời sống, sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc miền núi và thiểu số
nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh ở các
thôn, xã đặc biệt khó khăn; đầu tư các tuyến đường quan trọng, cụ thể: Với tiêu chí
phấn đấu 100% đường đi đến trung tâm thôn, xã, bản được rải nhựa, bê tông hóa;
100% tất cả trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng chắc chắn,kiên cố đảm bảo
chất lượng và phù hợp với địa hình của địa phương; 100% số hộ dân có thể sử dụng
được mạng lưới điện quốc gia, 96% các đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sử dụng
được nước sạch, phù hợp vệ sinh và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; 100% các vùng đồng
bào miền núi được phủ sóng truyền hình, đài phát thanh của địa phương và Trung ương.
4. Chính sách phát triển chương trình giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Thứ nhất: Đẩy mạnh, củng cố và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán
trú đồng thời xóa nạn mù chữ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Dự án này nhằm
xây dựng và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường
phổ thông có học sinh bán trú. Đầu tư bổ sung, hiện đại hóa cơ sở vật chất của các
trường chưa đạt chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo tổ chức việc dạy và học (bao gồm cả
hoạt động dạy và học trực tuyến) được tốt hơn. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
dạy, giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và trường có học sinh
nội trú. Đề cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác xóa nạn mù chữ, tiếp tục tinh
thần duy trì, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ. 16