Vấn đề khái niệm về văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Vấn đề khái niệm về văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HOÁ K73
1. Vấn đề Khái niệm văn hoá -Quan niện về văn hoá: ● THEO TRẦN NGỌC THÊM
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tươngtác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội”
● PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA/QUAN NIỆM
- Quan điểm hệ thống: Văn hóa là một hệ thống những phát minh do con gười sáng
tạo ra trong quá trình lao động.
Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân tố chủ
yếu của đời sống xã hội.
Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội
- Tính khoa học: Nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát
triển của con người. Văn hóa được hiểu đồng nghĩa với những giá trị Chân – Thiện
– Mỹ (vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người)
- Quan điểm toàn diện: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đóbao gồm
cả ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phivật thể) và các
công trình kiến trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễncủa con người (văn hóa vật thể) - ● KẾT LUẬN
- - Văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của xã hội
-Phân biệt văn hoá với một số thuật ngữ: ● KHÁI NIỆM VĂN MINH:
- Theo Trần Quốc Vượng: Văn minh là trình độ phát triển nhất định củavăn hóa về
phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, mộtthời đại hoặc cả nhân loại.
- Có thể hiểu, văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất cũng như tinhthần của xã
hội loài người; là giai đoạn phát triển cao của văn hóa cũngnhư hành vi hợp lý của con người
- VD: Văn minh Ai Cập cổ đại; Văn minh Tây Âu thời trung đại ● KHÁI NIỆM VĂN HIẾN:
Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người tài đức chuyểntài, thể hiện
tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt (VĂN: Sách vở, thư tịch; HIẾN:Hiền tài)
- VD: Yếu tố chữ viết được hình thành lâu đời trên cơ sở các văn tự hình thànhnên
chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ cổ. ● KHÁI NIỆM VĂN VẬT: Theo Trần Ngọc Thêm:
- Văn vật là truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ởnhiều di tích lịch sử và nhiều nhân tài trong lịch sử
- Văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình, hiện vật có giá trị nghệthuật và
lịch sử, khái niệm này cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử
- VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng. Đây là những văn vậtmang đến
nét đẹp rất xưa của người Hà Thành ● BẢNG SO SÁNH: NỘI DUNG VĂN HOÁ VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH KHÍA CẠNH Tính giá trị Bao gồm cả
Thiên về giá Thiên về giá trị Thiên về gt vật giá trị vật trị tinh thần vật chất chất – kỹ thuật chất và tinh thần
Tính lịch sử Có bề dày lịch sử Là 1 lát cắt đồng đại tại 1 khoảng thời gian nhất định Phạm vi Mang tính dân tộc Mang tính siêu dân tộc (khu vực, quốc tế) Nguồn gốc
Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị
-Vấn đề loại hình văn hoá:
- ● TOẠ ĐỘ VĂN HOÁ VIỆT NAM: 1 - KHÔNG GIAN VĂN HÓA
-Không gian văn hóa: Những không gian lãnh thổ với các đặc trưng của nó,là nơi
mà chủ nhân, chủ thể văn hóa đã nhận tác động để từ đó kiến tạo nên nền văn hóa riêng của mình
- Không gian địa lý và không gian văn hóa không hoàn toàn trùng khít lên nhau
-Vùng văn hóa: Những vùng lãnh thổ có tương đồng về mặt tự nhiên; cộngđồng
cư dân có những mối liên hệ về nguồn gốc, có sự tương đồng về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã có những giao lưu ảnh hưởng qua lại.
Biểu hiện thành những đặc trưng chung trong văn hóa vật chất và vănhóa tinh
thần, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác
* KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM:
Không gian gốc: Nằm trong khu vực cư trú của người Nam Á (Bách Việt). Một
hình tam giác với cạnh đáy là vùng Dương Tử và đỉnh là vùng Bắc TrungBộ Việt Nam
Phạm vi rộng hơn: Khu vực cư trú của người Indonesien lục địa. Một tam giác
rộng lớn hơn trùm ra ngoài hình tam giác thứ nhất với cạnh đáy vẫn là sông
Dương Tử ở phía Bắc nhưng hình thì kéo tới vùng đồng bằng sông MêKông ở phía Nam. 2 - THỜI GIAN VĂN HÓA
- Thời gian văn hóa được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành, trải quamột
diễn trình. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa do thời điểm hình thành chủ
thể văn hóa (thời điểm hình thành dân tộc) quy định
=> Thời gian văn hóa không đồng nhất với lịch sử quốc gia/ dân tộc
- Thời gian văn hóa của một nền văn hóa và mối quan hệ với lịch sử văn hóacủa một dân tộc
- Thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa; tuy hai mà là mộT
* THỜI GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM
- Thời kỳ tiền sử và sơ sử
- Thời kỳ hình thành quốc gia dân tộc
- Thời kỳ phong kiến tự chủ
- Thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc - Thời kỳ dân chủ
=> Thời gian văn hóa Việt Nam được tính từ khi con người bắt đầu có mặt
trênlãnh thổ Việt Nam => Tương ứng theo đó: Lịch sử văn hóa Việt Nam
3 - CHỦ NHÂN/CHỦ THỂ CỦA VĂN HÓA
- Khái niệm: cộng đồng người/ dân tộc đã sáng tạo ra văn hóa, có sự khác biệtvề
chủng, đại chủng, tộc người,...
- Vấn đề xác định chủ thể văn hóa: chủ thể gốc và diễn trình hình thành quốcgia
dân tộc- Xác định đặc điểm của chủ thể văn hóa
* ĐẶC TRƯNG THỜI GIAN VĂN HÓA VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA VIỆT NAM
- Tính bản địa, nội sinh. Thuộc trung tâm hình thành loài người ở phía Đông, Đông Nam
- Cội nguồn lâu đời, “nguyên viễn lưu trường”
- Tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần 54 dân tộc ở Việt Nam đềucó
cùng một nguồn gốc chung. Chính điều đó đã tạo nên tính thống nhất cao- thống
nhất trong đa dạng - của con người và văn hóa Việt Nam.
- ● LOẠI HÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM: - KHÁI NIỆM
-Loại hình: Hệ thống những sự vật, hiện tượng,... có cùng chung những đặctrưng cơ bản nào đó
-Loại hình văn hóa: Những văn hóa/ nền văn hóa cùng có chung những đặctrưng
căn bản có tính cách bản chất/ cốt lõi tương đồng với nhau
- Loại hình văn hóa được xác định dựa trên
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên gốc
+ Phương thức và phương tiện kiếm sống
+ Phương thức tổ chức sinh hoạt
- Tính loại hình là nói đến SỰ ỔN ĐỊNH của văn hóa (khác với tính lịch sử -tức
khả năng biến đổi)=> Các văn hóa/ nền văn hóa cùng loại hình thường có các
đặc điểm biểu hiệngần giống nhau; giúp nhận diện và so sánh
- Loại hình sẽ cho thấy CÁI RIÊNG, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng
=> Xác định đặc điểm loại hình văn hóa giúp đi sâu tìm hiểu các đặc trưng gốc
của văn hóa/ nền văn hóa ấy
CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA CHÍNH:
- Loại hình văn hóa du mục
- Loại hình văn hóa nông nghiệp
- Loại hình văn hóa gốc hải đảo/ gốc biển
LOẠI HÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM;
LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC NÔNG VĂN HOÁ VIỆT NAM NGHIỆP
- Xứ nóng,mưa nhiều nhiều⇒sông,
- Nằm trong lưu vực các con sông lớn: đồng bằng
sông Hồng, sông Mã, sông Mê Kông,...
Khí hậu: nóng ẩm,mưa nhiều (nằm
- Phương thức kiếm sống: Trồng trọt
trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió
- Phương thức tổ chức sinh hoạt:tập mùa cận xích đạo) thể
- Nằm trong khu vực Đông Nam Á - cái
nôi của nông nghiệp lúa nước
- Phương thức tổ chức sinh hoạt: cộng đồng, làng xã
-Đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá:
- TÍNH HỆ THỐNG VÀ CHỨC NĂNG TỔ CHỨC XÃ HỘI - TÍNH HỆ THỐNG:
- Là 1 tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít vớinhau, tương
tác, tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau
- Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội, là cơ sở tồn tại
và phát triển của xã hội; là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người cùng chung sức tạo ra
- Là cơ sở để giữa các nền văn hóa, các quốc gia, các dân tộc,... có thể giaolưu, tiếp biến
- CHỨC NĂNG TỔ CHỨC XÃ HỘI ● MỤC ĐÍCH
-Duy trì kết cấu xã hội. Thực hiện liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng ● BIỂU HIỆN
- Thông qua các thiết chế xã hội: hệ thống chính trị, luật pháp
- Thông qua các thiết chế văn hóa: gia đình, làng xóm, trường học=> Tạo nên tính cố
kết cộng đồng, sự ổn định xã hội và cung cấp cách ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội
TÍNH LỊCH SỬ VÀ CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI TÍNH LỊCH SỬ
- Tính lịch sử được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ
- Văn hóa có một bề dày truyền thống, một chiều sâu giá trị và các lớptrầm tích văn hóa
- Tính lịch sử của văn hóa cũng quy định mỗi hiện tượng văn hóa đồng thờicũng là
một hiện tượng lịch sử
- Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng
CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI ● MỤC ĐÍCH
- Hướng tới sự chuẩn mực, điều tiết xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng
động, không ngừng thích ứng với những biến đổi của môi trường và xã hộI ● BIỂU HIỆN
- Thông qua các bảng giá trị -> Định hướng cho phương thức hành động và mục tiêu
phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng
- Căn cứ vào các thang giá trị -> Các cá nhân không ngừng hoàn thiện bản thân ->
Duy trì ổn định xã hội
- TÍNH GIÁ TRỊ VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TÍNH GIÁ TRỊ
- Giá trị như là những quan niệm về cái đáng mong muốn, ảnh hưởng tới hành vi lựa
chọn. Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người
- Nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Những giá trị này hàm chứa trong nghiêncứu
thành phẩm văn hóa (vật chất cũng như tinh thần) vốn là kết quả củanhững hoạt
động có ý thức của con người tác động vào thế giới.
- Tính giá trị từ góc nhìn văn hóa
+ Những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, theo đuổi, mongmuốn đạt được
+ Cơ sở đánh giá hành vi và quyết định lợi ích của con người trong cộng đồng =>
Giá trị xác định các tiêu chuẩn của bậc thang xã hội, là nền tảng cho sự điều tiết xã hội CHỨC NĂNG GIÁO DỤC
- Là chức năng bao trùm của văn hóa, các chức năng khác về một mặt nào đócũng
phục vụ chức năng giáo dục
- Hình thành nhân cách, trí tuệ, tư duy … của một con người
- + Truyền thống văn hóa tồn tại và phát triển nhờ giáo dục
+ Tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc=>
Con người không thể tách khỏi tiến trình lịch sử => Không thể tách con người ra
khỏi quỹ đạo của văn hóa
TÍNH NHÂN SINH VÀ CHỨC NĂNG GIAO TIẾP TÍNH NHÂN SINH
- Tính nhân sinh của văn hóa: giá trị nhân văn, nhân loại tính phổ quát
- Tính nhân sinh là một thuộc tính cốt lõi của văn hóa, nó cho phép phân biệtvăn
hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên
- Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung, bản chất của 1 nền văn hóa CHỨC NĂNG GIAO TIẾP ● MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
- Giúp kết nối các dân tộc, quốc gia, các nền văn hóa- Giúp con người hiểu biết
và cảm thông với nhau hơn ● PHƯƠNG TIỆN
- Giao tiếp thông qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng của văn hóa
- Ngôn ngữ là “vỏ” giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
- Giao tiếp thông qua hệ giá trị, các chuẩn mực xã hội=> Các xã hội khác nhau,
dân tộc khác nhau… có cách giao tiếp khác nhau.
2. Vấn đề DiỄn trình văn hoá việt nam:
- Thành tựu đáng chú ý của nền văn minh Đại Việt: LĨNH VỰC THÀNH TỰU TIÊU BIỂU Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ CHÍNH TRỊ Tiếp thu mô hình thiết Thiết chế ngày càng
chế chính trị quân chủ
được hoàn thiện qua các
trung ương tập quyền của triều đại Lý, Trần và đạt phong kiến Trung Quốc
đến đỉnh cao triều đại Lê Sơ
Các vương triều Đại Việt
chú trọng xây dựng pháp Các bộ luật như Hình thư luật
thời Lý, Hình luật thời Trần KINH TẾ
Nông nghiệp lúa nước, Kỹ thuật thâm canh cây
khai hoang,mở rộng diện lúa nước có nhiều tiến bộ tích canh tác Sản xuất các mặt hàng
Nhiều nghề thủ công phát thủ công có trình độ cao. triển Một số làng nghề thủ
Các triều đại đều cho các công vẫn được duy trì
loại tiền kim loại riêng đến ngày nay Buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước TÍN NGƯỠNG, TÔN
Nho giáo, Đạo giáo, Phật Trở thành hệ tư tưởng GIÁO giáo du nhập
chính thống củanhà nước
quân chủ, hòa quyện với
Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tínngưỡng bản địaNgày
tiên, thờ cúng các vị anh
nay, một số tín ngưỡng
hùng, người có công với
truyềnthống vẫn được
đất nước tiếp tục được duy trì duy trì GIÁO DỤC, KHOA CỬ
Bắt đầu được triển khai
Nhiều người đỗ đạt, làm
từ thời nhà Lý. Đến thời quan, trở thành các nhà
Trần, khoa cử được tổ
văn hóa lớn của dân tộc
chức đều đặn và quy củ hơn.
Từ thời Lê Sơ, khoa cử
Nho học phát triển thịnh đạt.
Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử CHŨ VIẾT VỀ VĂN HỌC
Chữ Hán là văn tự chính
Có chữ viết riêng, thể thức. Trên cơ sở chữ hiện bản sắc riêng Hán, chữ Nôm được
Được lưu truyền và bổ
người Việt sáng tạo và sử sung qua thời gian, phản
dụng rộng rãi từ TK XIII ánh đời sống xã hội Văn học phong phú, đa
dạng, gồm 2 bộ phận: văn
học dân gian, văn học viết NGHỆ THUẬT
Phát triển, đạt đến trình Nhiều công trình kiến độ cao, thể hiện qua trúc: chùa, tháp,đền, những tác phẩm chạm
đình, miếu… được xây
khắc trên các công trình
dựng ở khắp cả nước. kiến trúc, điêu khắc Các loại hình nghệ tượng, các công trình
thuật dân gian (ca trù, hát kiến trúc
văn,...) còn được lưu giữ
- VẤN ĐỀ GIAO LƯU VÀ TIẾP DIỄN VĂN HOÁ QUA CÁC THỜI KÌ: ● GIAO LƯU VĂN HÓA
- Là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giátrị văn
hóa khác nhau, có thể (hoặc không), dẫn đến sự biến đổi văn hóacủa mỗi chủ thể
trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể ● TIẾP BIẾN VĂN HÓA
- Là quá trình một cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộngđồng hay
một cá nhân khác (có hoặc không có ý thức) hấp thụ nhiều hay ítnền văn hóa của
cộng đồng hay các cá nhân này
● DÙNG THUẬT NGỮ KÉP LÀ “ GIAO LƯU - TIẾP BIẾN VĂN HÓA”
- Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc, hỗn dung - cộng sinh văn hóa, trao đổi -
tiếp biến văn hóa, để có thể bao quát được ý nghĩa của nó. Giao lưu và tiếp biến
không những tạo cơ sở phát triển của các nền văn hóa, mà quá trìnhđó giúp các
chủ thể nhận thức, hướng đến tinh thần khoan dung văn hóa,tôn trọng và chủ
động hơn trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa là khái niệm để chỉ một quy luật trong sự vận động
và phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khinhững nhóm
người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo
nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm.
+ Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng
+ Có sự kết hợp giữa các yếu tố “hồi sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát
triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn
+ Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởidân tộc chủ thể + GLTB VĂN HOÁ TRUNG HOA
Tôn giáo: Trung Hoa có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số
đó đã ảnhhưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng
như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta,
cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu.
- Chữ viết: Tại nước ta, Chữ Hán đã từng một thời bị thực dân Phương bắc áp đặt
đồng hóa nhưng bất thành, chữ viết trở lên quan trọng đối với dân tộc tuy nhiên
chúng ta đã sáng tạo thêm khi không hoàn toàn dùng chữ Hán mà đó là cơ sở cho
chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng có sự thay đổi đi.- Văn học: Cả hai
nền văn học có nhiều điểm chung trong văn tự và thể loại. Điển hình như “Truyền kì
mạn lục” của Nguyễn Dữ, ông đã viết dựa theo “Tiễn Đăng Tăng Thoại” của Cù Hựu.
Mặc dù có vay mượn các thể loại của Văn học Trung Quốc nhưng Văn học Trung đại
Việt Nam vẫn có những sáng tạo riêng của mình. Các tác giả trung đại thường chỉ
mượn thể loại còn nội dung lấy từ văn học dân gian hoặc từ trí tưởng tượng cá nhân.
- Nghệ Thuật: Cả hai đất nước có các truyền thống nghệ thuật đặc trưng riêng. Sơn
mài của Việt Nam và Đá quý của Trung Quốc là hai ví dụ
.- Hội họa: Việt Nam có sự tiếp thu từ văn hóa nghệ thuật Trung Quốc và có những
thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
- Kiến trúc: Kiến trúc giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng. Điển hình như: Văn
Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình
đền đài, tượng điêukhắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng),…có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
- Các nghành khoa học tự nhiên: Các thành tựu khoa học Trung Hoa như bàn tính,
lịch can chi,chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn
minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
=> Việc giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã giúp tăng tầm
hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội của hai nước với nhau. Đồng thời làm
dịu đi mối hệ giữa hai quốc gia và tạo cơ hội cho cả hai hợp tác trên nhiều lĩnh vực GLTB VĂN HOÁ ẤN ĐỘ:
Văn hóa Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trong tâm thức người việt vì bản tính hòa bình,
giá trị nhân đạo và con đường du nhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nền văn hóa này.
Về Tôn giáo: Tôn giáo ở Việt Nam được ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo của Ấn Độ.
Sự du nhập của Phật giáo vào phía bắc Việt Nam theo đường biển.
Bằng chứng là sự hiện diện của Luy Lâu ( Bắc Ninh) – một trung tâm phật giáo tồn
tại vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau công nguyên.
Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.
Từ tính ngưỡng thờ các hiện tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp tính ngưỡng phồn
thực của văn hóa bản địa người việt đã thâu phán những yếu tố của đạo phật và tạo
nên một dòng phật giáo dân gian thời tứ pháp hết sức đặc sắc….Phật giáo ấn độ
đến giao châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa.
Cùng với đạo phật một tổng thể văn hóa ấn độ đã ảnh hưởng đến việt nam ngay từ
đầu công nguyên: ngon ngư, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật….
Cũng đã hình thành ở việt nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống chùa, tháp Nghệ thuật kiến trúc:
Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như
đền,tháp,điêu khắc trên phù điêu.
Điển hình là Thánh Địa Mỹ Sơn được xây dựng dựa trên kiến trúc qua bố cục đền
tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ.
Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính
(Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh.
Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Văn hóa:
ở thiên niên kỷ đầu công nguyên trên lãnh thổ việt nam hiện nay có ba nền văn hóa:
văn hóa cùng châu thổ bắc bộ, văn hóa chăm pa và văn hóa óc eo. ảnhhưởng của
văn hóa ấn độ khá toán diện.
Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa các đạo sĩ bà la môn đến từ ấn độ đã tổ
chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của ấn độ ở tất cả các mặt: tổ chức
chính trị, thiết chế xã hôi, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn
hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáoVăn hóa Ấn độ có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa của người Chăm Pa.
Ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phản cực kì quan trọng vào quá trình hình thành ra
Vương Quốc Chămpa cũng như một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầu bản sắc văn hóa Chămpa .
Có điều ấy là kết quả của một quá trình giao lưu , tiếp xúc văn hóa giữa văn hòa Ấn
Độ và văn hóa Chămpa.Mối quan hệ Việt- Ấn xét từ góc độ tiếp biên văn hóa chủ
yếu là thời cổ trung đại phần nào khẳng định vị thế hay tầm quan trọng trong việc đối
ngoại giữa hai quốc gia ngày nay.
Sức mạnh tổng hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đóng một vai trò thiết thực trong
việc đưa hai nước lại gần nhau, cùng nhau xây dựng nên mối quan hệ hợp tác và tin
cậy lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử. GLTB VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY:
Giao lưu với văn hóa Phương Tây: trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra chủ yếu
thông qua các kênh: buôn bán đường biển; sự đô hộ của thực dân Pháp,và sau đó là đế quốc MỸ
3. Vấn đề CỦA văn hoá việt nam
TRONG THỜI KÌ ĐƯƠNG ĐẠI:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP: VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ:
Toàn cầu hóa hàm chứa trong nó hai khuynh hướng chủ đạo, song trái ngược nhau
+ Toàn cầu hóa đang đặt nền móng cho một hiện thực văn hóa theo nghĩarộng:
văn hóa của toàn nhân loại
+ Toàn cầu hóa đang đánh thức sự phản tư văn hóa ở tất cả các dân tộctrên thế
giới, nó kích thích nhu cầu khẳng định bản sắc trước nguy cơ bị hòa tan vào môi
trường văn hóa bên ngoài.
Với Việt Nam, tác động của toàn cầu hóa với bản sắc văn hóa dân tộc cần được
nhận thức không phải là một nguy cơ mà là một thử thách để mỗi cộng đồng văn
hóa vừa gìn giữ được những nét bản sắc văn hóa, vừa đảm bảo được yêu cầu
phát triển, tiến bộ xã hội để hướng tới một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
- Tinh thần “hội nhập chứ không hòa tan” được Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành TW lần thứ 5 khóa VIII khẳng định: Xây dựng và phát triển nền văn hóa
ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ HIỆN ĐẠI: SỰ HÌNH THÀNH:
Lịch sử dựng nước : là cả một quá trình diễn ra trong thời gian dài , tính từ khi
nhà nước được hình thành thì mới khoảng hơn 4000 năm TCN (theo truyền
thuyết). Nhà nước đầu tiên nước ta đó là Văn Lang rồi trải qua bao thăng trầm
của lịch sử mới có được một đất nước Việt Nam như ngày nay. Mối quan hệ giữa
lịch sử dựng nước với sự gắn bó của mỗi người với quê hương đất nước.
- Lòng yêu nước là tình cảm xuất phát từ những điều bình dị , thân thuộc , thân
quen nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người từ đó hình thành nên sự gắn bó với gia
đình , với làng xóm , quê hương với đất nước .
- Đất nước ta vừa có những thuận lợi riêng và cũng có những khó khăn về tự
nhiên . Trong quá trình xây dựng đất nước , con người Việt Nam vừa thích nghi
vừa chăm chỉ , cần cù lao động và sáng tạo để mở mang đất đai , làng xóm , phát
triển sản xuất . Nhưng thiên nhiên cũng mang lại nơi đây cho con người khó khăn
- Không vì thế mà con người Việt Nam chùn bước , quyết tâm chống trọi lại với
thiên nhiên , sự đoàn kết sự gắn bó cộng đồng đã trở thành cây cầu tự nhiên tất
yếu để tồn tại và phát triển .
=> Như vậy chúng ta có thể thấy , trong quá trình xây dựng quê hương đất nước
đều thấm đẫm mồ hôi , nước mắt , xương máu của bao thế hệ cũng vì lẽ đó mà
người Việt Nam đều rất nặng tình , nặng nghĩa với quê hương . Đó chính là cơ sở
vững bền của tình yêu đất nước , gắn bó với xứ sở và là nền tảng quan trọng để
hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam .
Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc
+) Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu dòm ngó
của các thế lực ngoại xâm.
+)Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải đấu tranh
chống lại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song
với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí sáng tạo, quân ta
đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta.
+)Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước của dân tộc ta lại
được phát huy lên một tầm cao mới. Dân tộc ta đã đánh thắng 2 kẻ thù có tiềm
lực kinh tế hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ thực tiễn đánh giặc
ngoại xâm của dân tộc, ông cha ta đã viết nên truyền thống đánh giặc vẻ vang
đáng tự hào, những truyền thống quý bau đến thế hệ mai sau.
*Cụ thể, lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam trải qua 4 giai đoạn lớn:
-Giai đoạn I: Giai đoạn Văn Lang-Âu Lạc, bắt đầu từ khởi thủy, được miêu tả
trong truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân xâm lược trong thời đại Văn
Lang, trải qua các cuộc chiến tranh trong thế kỉ II, III TCN với nhà Tần, Nam Việt và nhà Hán.
-Giai đoạn II: Là thời kì Bắc thuộc, người Việt phải liên tục đấu tranh để chống lại
các triều đại Trung Quốc để giành lại độc lập. Giai đoạn này các cuộc nổi dậy đều
thất bại, hoặc kéo dài không lâu, Trung Quốc tái lập lại nền thống trị.
-Giai đoạn III: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là lịch sử quân sự Việt Nam dưới chế dộ
phong kiến tự chủ, nổi bật các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, kéo dài cho đến năm 1858.
-Giai đoạn IV: Từ khi Pháp xâm lược năm 1858 đến nay, hầu hết là các cuộc
chiến tranh giành độc lập dân tộc
VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG THỜI ĐẠI MỚI:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước là một giá trị bền vững, là nhân tố quan trọng hàng
đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở thành truyền
thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc
qua các thời kỳ lịch sử, là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân
Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam, cùng cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, trở thành
nét đặc trưng tiêu biểu cho tính cách con người Việt Nam.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực tinh thần to lớn của toàn dân
tộc, là yếu tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân
tộc ta trường tồn và phát triển
VĂN HOÁ LÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC
LÀNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI:
Văn hóa làng là hình thái văn hóa đặc biệt, gắn liền với các làng tụ cư cổ truyền ở
nông thôn của người Việt, bao gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
(phong tục, tập quán, lối sống, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…) do cộng
đồng dân cư ở các làng quê sáng tạo ra, được biểu hiện trong xóm làng hay
được đặc trưng bằng kết cấu xóm làng.
Văn hóa làng thể hiện cách sống, nếp sống và phong tục của người dân trong
làng, tạo nên sự độc đáo và đa dạng văn hóa của mỗi làng quê
Văn hóa làng ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều cách khác nhau, từ việc chăm
sóc và bảo vệ môi trường, áp dụng các phương pháp sản xuất truyền thống đến
việc giáo dục con cái về các giá trị văn hóa truyền thống. Sau đây là một số cách
cụ thể mà văn hóa làng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta:
1. Bảo tồn và phát triển kinh tế địa phương: Trong các làng quê, văn hóa và kinh
tế thường được liên kết chặt chẽ với nhau. Những phương pháp sản xuất truyền
thống, kỹ năng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm địa phương đóng vai trò quan
trọng trong kinh tế và truyền thống văn hóa của các làng. Việc giữ gìn và phát
triển những thứ này sẽ giúp bảo vệ và phát triển kinh tế địa phương đồng thời duy
trì và phát triển văn hóa làng.
2. Bảo vệ môi trường: Văn hóa làng thường có những nét riêng biệt quý giá về
bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên tự nhiên hiệu quả. Ví dụ như việc dành
một phần rừng trồng dược liệu, hay tôn vinh các cây cối được coi như linh thiêng,
buộc người dân phải bảo vệ chúng và không được phá hủy. Các cộng đồng hiện
nay đang học hỏi và áp dụng những phương pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ và
khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả từ văn hóa làng của mình.
3. Trao dồi kiến thức và giáo dục: Văn hóa làng đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền đạt kiến thức và giáo dục cho con cái. Những giá trị văn hóa như tôn trọng
người lớn tuổi, yêu thương gia đình, quan tâm đến cộng đồng và biết sống chung
thủy với tự nhiên được truyền đạt từ đời này sang đời khác. Những giá trị này có
thể giúp con cái của chúng ta trở nên tự tin, có ý thức, ý chí học tập và sống đúng
với các giá trị truyền thống.
4. Tôn vinh văn hóa địa phương: Đối với nhiều cộng đồng dân cư trong các làng
quê, văn hóa là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tìm hiểu và tôn vinh
văn hóa địa phương có thể giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử và truyền thống của
đất nước mình cũng như tôn trọng và duy trì các giá trị truyền thống.
4. Vấn đề các thành tố văn hoá việt nam:
LỄ HỘI/PHONG TỤC TẬP QUÁN:
I - ĐỊNH NGHĨA/ QUAN NIỆM VỀ PHONG TỤC
- Theo Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”: Gắn liền với tín ngưỡng
là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được
đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng).
- Như vậy, phong tục là thời quen có từ lâu đời được truyền tụng từ đời này sang
đời khác và có tác dụng lan rộng trong phạm vi lớn. Phong tục có trên tất cả mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần ● CHÚ Ý
- Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng
cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.
- Không phải mọi phong tục đều có thể tồn tại mãi mãi và phù hợp với các thời kỳ
kế tiếp. Thời gian sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp, chúng cũng
sẽ mai một, mất đi trong sự phát triển không ngừng của quan hệ sản xuất mới
II – CHỨC NĂNG CỦA PHONG TỤC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- Phong tục giúp cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn, chính
nhờ điều này chúng ta có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, nước này
với nước khác,…Có thể nói rằng, phong tục chính là nét đặc trưng của một quốc gia, dân tộc.
- Phong tục giúp duy trì những giá trị tốt đẹp trong nhân dân, hình thành những
thói quen tốt được lưu giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Thông qua các
phong tục trong cộng đồng, mỗi cá nhân sẽ có sự điều chỉnh hành vi và lối sống
của mình để hình thành nên một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
- Phong tục cũng góp phần tạo nên sự ổn định trong trật tự xã hội và góp phần
quản lý, quán triệt đời sống xã hội. Việc hình thành phong tục là yếu tố quan trọng
để mọi người trong một cộng đồng thống nhất về tư tưởng, hành động và tạo sự bền vững
* PHONG TỤC TẬP QUÁN: LỄ CƯỚI HỎI
THỦ TỤC HÔN NHÂN Ở VIỆT NAM
● NHỮNG NGHI THỨC HÔN NHÂN TRONG QUÁ KHỨ
- Lễ nạp thái; Lễ vấn danh; Lễ nạp cát; Lễ nạp trưng (nạp tệ); Lễ thỉnh kỳ; Lễ nghinh thân
● NHỮNG NGHI THỨC HÔN NHÂN HIỆN NAY
- Các lễ nạp thái, vấn danh, thỉnh kỳ được lược bớt, chỉ tiến hành nội bộ giữa hai gia đình
- Bên cạnh đó, còn có các thủ tục khác:
+ Lễ dạm ngõ; Lễ ăn hỏi; Lễ đón dâu; Lễ cưới/ vu quy/ thành hôn; Lễ lại mặt
- ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TỤC HÔN NHÂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Các quan điểm dưới đây dựa trên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Phó Giáo sư,
Viện sĩ Trần Ngọc Thêm
● QUYỀN LỢI CỦA GIA TỘC
- Tất cả xuất phát từ quyền lợi của tập thể.
- Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ qua
lại giữa hai gia tộc. Vì vậy, trong hôn nhân, việc đầu tiên là lựa chọn một gia đình,
một dòng họ xem cửa nhà có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không.
Cả lấy vợ lẫn chồng đều phải: Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống; Mua heo
xem nái, cưới gái chọn dòng...
- Đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy
trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu của công việc
đồng áng mang tính thời vụ, trước hết các cụ quan tâm đến khả năng sinh sản
của họ. Kén dâu, lấy vợ thì phải chọn người lưng chữ cụ, vú chữ tâm, phải là:
Đàn bà thắt đáy lưng ong - Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con.
- Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm làm lợi
cho gia đình. Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia
đình nhà chồng; con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang cho gia đình nhà vợ :
Chồng sang vợ được đi giầy
- Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông; Trai khôn kén vợ chợ đông- Gái khôn
kén chồng giữa chốn ba quân…
● QUYỀN LỢI CỦA LÀNG XÃ (XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGƯỜI CÙNG LÀNG LẤY NHAU)
- Là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam. Nó được thể hiện qua quan
niệm chọn vợ chồng trong số những người cùng làng : Lấy chồng khó giữa làng -
Hơn lấy chồng sang thiên hạ ;
- Cách nói "gắn bó với quê cha đất tổ", với nơi "chôn nhau cắt rốn" là phương tiện
tâm lí; tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế phục vụ cho nhu cầu ổn định
của làng xã. Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ phí "
dùng vào những việc công ích như tu bổ đình chùa, đào giếng, đắp đường... gọi
là "cheo" thì đám cưới mới được xem là hợp pháp.
- Ca dao, tục ngữ có những câu: Nuôi lợn thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ
mười heo, không cheo cũng mất... Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính
chất tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi
gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại.
+ VD: Năm đầu niên hiệu Cảnh Trị (1663), vua Lê Huyền Tông phải nhắc nhở
trong 47 điều giáo hóa của mình rằng "Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái
không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm"; còn
đến năm Gia Long thứ ba (1804) thì định lệ "về tiền cheo thì nhà giàu phải nạp
mặt quan năm tiền, nhà bậc trung nạp sáu tiền, nhà nghèo nạp ba tiền. Nếu lấy
người làng khác thì phải nạp gấp đôi". ● NHU CẦU RIÊNG TƯ
- Trước khi quyết định việc hôn nhân, người Việt Nam truyền thống có tính đến sự
phù hợp của đôi trai gái [...] Cha mẹ chỉ giới hạn ở việc hỏi tuổi (qua lễ vấn danh,
mà ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay
không, còn nếu xung khắc thì thôi.
- Để quan hệ vợ chồng được bền vững, lễ vật cưới luôn có một loại bánh rất đặc
biệt gọi là bánh su sê (bánh phu thê). Khi làm lễ hợp cẩn, còn có tục hai vợ chồng
ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu
- Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý.
+ Ở một số địa phương, khi cô dâu mới bước vào nhà có tục mẹ chồng ôm bình
vôi lánh sang nhà hàng xóm. Tục này thể hiện rằng mẹ sẵn sàng trao quyền công
việc nhà cửa cho con dâu, nhưng không phải trao hoàn toàn quyền quyết định mà
bà là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.
+ Ngoài ra, còn có tục lệ mẹ chồng cất nón cho con dâu. Người xưa vẫn quan
niệm rằng khi mẹ chồng trao nón cho con dâu (nàng dâu mới) là trao cả niềm tin,
trao cả hy vọng về một tương lai đủ đầy, sung túc mà con dâu sắp đón nhận. Để
con dâu biết rằng từ nay con đã là một thành viên mới của gia đình, họ hàng và dòng tộc.
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1 - ĐỊNH NGHĨA VỀ TÍN NGƯỠNG
- Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tín ngưỡng là niềm tin của con
người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán
truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng 2
- QUAN NIỆM VỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN
- Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về
cội nguồn, quá khứ. Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt
động tác (khấn, vái, quỳ, lạy ) của người gia trưởng, tộc trưởng.
- Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã
mất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ... - những người đã có công sinh thành và nuôi
dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống
- Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện
tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ
đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – (những người đã khuất)
II - THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1 - NGUỒN GỐC THỜ CÚNG TỔ TIÊN ● NGUỒN GỐC XÃ HỘI
- Tính hạn chế của lực lượng sản xuất và kèm theo đó là sự hạn chế, tù túng
trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong xã hội
- Sự phân hoá xã hội mà hệ quả của sự phân hoá ấy là việc đề cao vai trò của
người đứng đầu trong gia đình - thị tộc
● NGUỒN GỐC NHẬN THỨC LUẬN
- Được hình thành trên cơ sở tâm lý, tình cảm mang tính tôn giáo của cá nhân,
cộng đồng người trong xã hội
- Được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên - Lòng hiếu thảo của con cháu
2 - CÁC HÌNH THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN
● CÚNG CÁO THƯỜNG XUYÊN - Việc cúng cáo được thực hiện vào những
ngày giỗ, vào các ngày mồng 1 (ngày Sóc), ngày rằm (ngày Vọng) - Vào các ngày
lễ Tết, con cháu dâng hương cho tổ tiên như : Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực… -
Những ngày trong gia đình có việc quan trọng như: Dựng vợ gả chồng, sinh con,
làm nhà,... - => Bản chất thờ cúng tổ tiên là từ niềm tin người sống cũng như
người chết, là nét đẹp tâm linh của những con người đất Việt ● CÁCH THỨC LỄ
- Cúng: Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1… gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ
rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính và cầu xin phước lành
- Khấn: Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin
như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những
người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa
- Vái: Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì
chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom
lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên
- Lạy: Là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái
thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau
● BÀN THỜ TỔ TIÊN - CÁCH BÀY TRÍ
+ Ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh túy) + trên bát hương có cây
trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ)
+ Ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn hoặc nến (tượng trưng cho Mặt
Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải
+ Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối...) người ta thường
đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi cầu nguyện theo vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên - ĐẶC ĐIỂM
+ Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt.
+ Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương,
hoa quả, trà,… Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm
+ Đã bao thế kỷ trôi qua, quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét
theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa vẫn được giữ nguyên vẹn
III - GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn
tại và phát triển, đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống quý báu
như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, phẩm chất cần cù, tinh thần
sáng tạo, lòng hiếu học, tinh thần yêu nước,… Vì thế, hiếu nghĩa với tổ tiên, ông,
bà, cha, mẹ, người có công với đất nước, với cộng đồng,… ở mỗi người Việt
chính là quá trình làm giàu thêm giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam thông qua tín ngưỡng này.
- Là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không phải là điều bắt buộc
song đó lại là thứ "luật bất thành vǎn" của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Thể
hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người dân Việt. Với nội dung bình dị,
giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác nên tục thờ cúng tổ
tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người,
mang ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, củng cố
khối đoàn kết cộng đồng TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU:
I. Tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt 1. Khái niệm
*Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người thông qua những lễ nghi gắn liền với
phong tục, tập quán truyền thống, mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng
*Thờ Mẫu: Là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần ,
gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có quyền năng
sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông
nước, rừng núi... thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa, là những người khi sống ...
*Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam: Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (
), là việc tôn thờ nữ thần phải do người nữ thực hiện, tuyệt đối 道母
không là người nam và thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá
phổ biến, có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa
2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu a) Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
*Dưới góc độ văn hóa:
Người mẹ đã trở thành biểu tượng đầu tiên cho sự sinh tồn của giống nòi. Vì từ
xa xưa, con người đã có ý thức về sự sinh sôi nảy nở. Người mẹ mang nặng đẻ
đau, nuôi dưỡng che chở cho con, bảo vệ người con trước những tác động của
ngoại cảnh. Thần thánh hóa mẹ, coi mẹ như một vị thần: Do trình độ nhận thức và
tri thức thời đó còn thấp, con người không lý giải được các hiện tượng tự nhiên,
nên dẫn đến việc sùng bái thiên nhiên. Đối với cư dân trồng lúa nước như Việt
Nam, đất, cây, nước, trời chính là biểu tượng cho sự sinh tồn. Người phụ nữ đảm
nhận hầu hết những công việc từ nội trợ, đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêu
trong gia đình… Cũng chính từ nơi này, người dân ngoài việc sản xuất nông
nghiệp là chính, còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác. Từ rất sớm, ở đồng
bằng Bắc Bộ đã ra đời những làng nghề truyền thống và cũng chính nhờ đó xuất
hiện các mẹ là tổ sư các ngành nghề.
3. Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống
*Trong đời sống văn hóa - chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều
người, các sinh hoạt tín ngưỡng thời gian trước đây diễn ra bán công khai, nay
với chính sách tự do tín ngưỡng và tôn giáo của Nhà nước ta thì nó trở nên công
khai hơn, tự do hơn. Chính vì thế, vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu
đối với chính trị – xã hội ngày càng lớn:
- Góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam
- Liên kết tinh thần giữa những người có cùng một niềm tin vào các “Mẫu
- Vai trò tích cực đối với cộng đồng, phản ánh được lịch sử văn hóa của tổ tiên ta
- Dung nạp các tín ngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam *Trong đời sống tinh thần
và truyền thống đạo đức
- Là động lực tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh
- Chấn hưng nền văn hóa dân tộc, lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa phương
- Tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng
- Khơi dậy tính lương thiện và bản chất chân thành của con người - Góp một
phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với Chân – Thiện – Mỹ
* Trong quá trình hội nhập kinh tế văn hóa
- Nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội
- Tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội nhập văn hóa
PHẬT GIÁO VỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM:
- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO
- Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của
chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới con người;
là tôn giáo chủ trương lẽ - thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người
- Phật giáo là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên
bằng cả 2 con đường: đường thủy (Ấn Độ), đường bộ (Trung Quốc). Phật giáo
Việt Nam mang cả 2 sắc thái: Đại thừa và tiểu thừa của Trung Quốc và Ấn Độ
- Có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần khẳng định sự gắn
bó của văn hóa với cơ tầng văn hóa Đông Nam Á
II - VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM 1 - LÀ
CƠ SỞ CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, GẮN BÓ VỚI QUÁ TRÌNH DỰNG
VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
- Trong bối cảnh gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo Việt Nam đã hòa mình, gắn
bó với dân tộc thông qua việc vận động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để
phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. Lịch sử dân
tộc chứng minh rằng Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp dựng và giữ
nước. Tín đồ Phật giáo cũng hiểu rằng ĐN có độc lập thì Phật giáo mới ổn định,
phát triển và hưng thịnh.
- Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-
1400). Các vị vua thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho
chính trị và luôn sống vì dân nên đã cố kết lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn
kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN 2
- TINH THẦN NHẬP THẾ, GÓP PHẦN VÀO NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHUNG
CỦA ĐẤT NƯỚC TRONG NHIỀU THẾ KỶ
- Kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời, đặc biệt Phật giáo ở Việt Nam trở nên rất nhập thế
- Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng
+ “Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống;
ông cùng pháp sư Đỗ Thuận từng được giao tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi
xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lý, thiền
sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lý Thái Tổ. Thời Trần, các sư
Đa Bảo, Viên Thông… đều tham gia chính sự”
- Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu
+ Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì có tới 9 người là vua quan
đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng hoàng thì xuất gia sáng lập
ra Thiền phái Trúc Lâm....
+ Ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần có chiếc vạc đồng lớn (1 trong 4
“An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực
- Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội + Thời Diệm-
Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa
bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản
đối nền độc tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu vào mùa hè 1963
3 - ĐÓNG GÓP NHIỀU CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC QUAN TRỌNG, ĐẶC SẮC
- Gắn liền với Phật giáo là các ngôi chùa, rất đặc biệt mà cũng vô cùng gần gũi, gắn bó với người dân
- Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa của
làng, nhiều nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của
sư, tuy rằng vẫn có sư trụ trì.
- Vai trò: Góp phần hình thành tư tưởng đạo đức, nhân cách cho dân làng, trong
đó phải kể đến vai trò to lớn của nhà sư (“Chùa có sư như nhà có nóc”). Bởi vậy,
một trong những điều đặc biệt là đất nước bị xâm chiếm nhưng làng xã Việt Nam
không mất, các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã, trong đó ngôi chùa vẫn cơ bản
giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa.
- Ngôi chùa được coi là trung tâm văn hóa, là trường học góp phần giáo dục nền đạo đức, lòng từ bi
+ Khi vừa dời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa và
tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng Long xuất gia đi tu
+ Thời Lý-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các ngôi
chùa. Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xã hội và phát triển thì chùa làng vẫn
không giảm đi phần quan trọng
4 - NUÔI DƯỠNG, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO, ĐỨC
TÍNH HÒA HỢP, TINH THẦN VỊ THA, NHỮNG PHẨM CHẤT QUÝ BÁU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
- Người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng,
bác ái, vô ngã, vô thường…ở đạo Phật, những tư tưởng này cùng với tư tưởng
cộng đồng cổ truyền đã làm cản trở quá trình phân hóa giai cấp, làm dịu những
xung đột giai cấp trong xã hội 5 - KẾT LUẬN CHUNG
- Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa
Phật giáo với Dân tộc trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho
Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc và giữa nền
văn hóa dân gian của Việt Nam - Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt +
Nhiều người không hiểu giáo lý Phật giáo mặc dù đi chùa thường xuyên, trong đó
có giới trẻ + Sự cám dỗ về vật chất ngày càng lớn, đạo đức xã hội xuống cấp
nghiêm trọng, tệ nạn xã hội tràn lan, gây bất ổn cho không ít gia đình và phức tạp
cho xã hội, nhưng nhiều người lại không tu học, không hiểu nhiều, hiểu sâu