Vấn đề kinh tế báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm và đặc điểm của Kinh tế báo chí. Vai trò của Kinh tế báo chí. Một số mô hình kinh tế báo chí trên thế giới. Vấn đề Phát triển kinh tế báo chí trong xu hướng chuyển đổi số. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG BÀI TẬP NHÓM 8
VẤN ĐỀ KINH TẾ BÁO CHÍ
Lớp: Quản lý Báo chí - Truyền thông K29.2 Cao Thị Oanh Nguyễn Hữu Phương Hà Văn Quân Nguyễn Đức Thế Nguyễn Thị Thịnh Lê Công Thọ Mai Thị Thanh Thủy
Phạm Thị Ngọc Trâm Nguyễn Kiều Trang Lê Phương Uyên Phạm Thanh Xuân BÀI TẬP NHÓM
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VỀ VẤN ĐỀ KINH TẾ BÁO CHÍ
1/ Khái niệm và đặc điểm của Kinh tế báo chí - Về Khái niệm:
Nghiên cứu kinh tế báo chí cần xuất phát từ lý luận nền tảng của kinh tế
học cơ bản. Một mật, cần hình dung được sự hoạt động của các phương tiện
thông tin đại chúng trong đó có báo chí, truyền thông trong bối cảnh kinh tế vĩ
mô, mặt khác cần hiểu rõ khái niệm về hiện trạng vĩ mô của ngành công nghiệp
này. Trên thực tế, bất kì một nhà báo, biên tập viên, phóng viên nào dù không
trực tiếp hoạt động trong bộ phận kinh doanh thương mại của cơ quan báo chí,
truyền thông, cũng phải nắm rõ việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông
tin, hệ thống tổ chức... của cơ quan mình đang ở hiện trạng nào, có hiệu quả hay
không, có đem lại nguồn lợi trực tiếp cho mình hay không.
Thông tin, sản phẩm chủ yếu của báo chí, truyền thông đã và đang được
coi là một loại hàng hoá đặc biệt, có đầy đủ thuộc tính của một loại hàng hoá.
Nghĩa là có một cộng đồng người sản xuất ra nhưng không chỉ để tự phục vụ mà
để đáp ứng nhu cầu xã hội và có thể trao đổi, mua bán. Thông tin trở thành một
trong những nhu yếu phẩm" không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Người
ta cần rất nhiều loại thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giải trí... và
sẵn sàng trả tiền để được đáp ứng nhu cầu này. Dựa trên nền tảng kinh tế học cơ
bản, kinh tế chính trị mác xít và đổi chiều với các nghiên cứu nước ngoài, có thể
định nghĩa "kinh tế báo chí" là một hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chỉ
trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính... để đi đến
hiệu quả tối đa mà các cơ quan báo chí nói riêng và công nghiệp truyền thông
nói chung có thể đạt được.
Ở các nước tư bản, báo chí, truyền thông đa phần là của tư nhân, vân
hành theo cơ chế thị trường, chú trọng cả ba phương diện thông tin giải trí -
kinh tế như một ngành công nghiệp truyền thông. Ngoài chức năng thông tin
tuyên truyền thì việc đáp ứng nhu cầu giải trí và kinh doanh, kinh tế là rất lớn,
hiệu quả kinh tế được đề cao để tác động và hỗ trợ cho thông tin tuyên truyền,
tạo sức mạnh cả về chính trị và kinh tế, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Nhiều
tập đoàn báo chí truyền thông đã trở thành "để chế", "thế lực" trong giới truyền
thông và xã hội. Rõ ràng, trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh thì báo chí tư bản
đã hình thành và phát triển lâu đời, đạt nhiều thành tựu và dày dạn kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, từ năm 1986 trở về trước, bào chỉ hoạt
động trong cơ chế tập trung, bao cấp, không thực hiện chức năng kinh tế báo
chí, rất khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, đời sống của người làm
bào nghèo. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước phát
triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Báo chí truyền thông
theo đó cũng đổi mới và phát triển, đạt nhiều thành tích ấn tượng. Trong quá
trình đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều
thành phần kinh tế, tư duy kinh tế của Đảng từng bước đổi mới, phù hợp với
thực tiễn đổi mới, có ý nghĩa quan trọng để định hướng và thúc đẩy hoạt động
thực tiễn nâng động của các thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội nói chung. Đây cũng là cơ sở quan trọng, cần thiết để báo chí truyền thông
hoạt động kinh tế, kinh doanh. Mặc dù nước ta không có báo chí tư nhân (báo
chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu, là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của Nhân dân), tuy nhiên tư nhân được
phép tham gia vào một số khâu trong hoạt động báo chỉ như in, phát hành, kinh
doanh các ấn phẩm, cung cấp thông tin, dịch vụ... góp phần xã hội hoá các sản
phẩm báo chí truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của
công chúng. Đảng ta cũng xác định, báo chí vừa làm công tác thông tin tuyên
truyền, vừa làm kinh tế, kinh doanh và thực hiện các chức năng khác, bảo đảm
hài hòa các mục tiêu và lợi ích của đất nước và nhân dân. Luật báo chí, các cơ
chế, chính sách của Nhà nước theo đó cũng quy định và hướng dẫn bào chỉ hoạt
động kinh doanh, kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đổi mới và hội nhập quốc tế. Bước đột phá về tư duy, nhận thức này đã
thổi vào giới bảo chỉ truyền thông làn gió mới, tạo sức mạnh và cơ hội để vận
động và phát triển. Từ một nền báo chỉ bao cấp, chủ yếu làm công tác "tuyên
truyền, cổ động và tổ chức tập thể đã chuyển sang nền báo chí trong kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ,
trong đó có chức năng kinh tế.
Xét trên khía cạnh kinh tế, có thể nói những chuyển động trong khu vực
báo chỉ diễn ra chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh doanh, sản xuất của xã
hội. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi quan hệ thị trường đã được
khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý. phát triển của các doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế thì hầu như các cơ quan báo chí còn quá lạ
lẫm với vấn đề tự chủ tài chính. Tuy nhiên, hiện nay đã có hàng trăm cơ quan
báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế -
kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ, có khả năng mở rộng quy mô sản phẩm
và khả năng ảnh hưởng.
Trên thực tế hiện nay, báo chí truyền thông ngày càng phát triển, một mặt
đó là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông, mặt khác đi theo đó là các hoạt
động quảng cáo trên mọi loại hình báo chí. Kinh tế xã hội càng phát triển nhu
cầu thông tin báo chí ngày càng cao, nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ...
càng cao và do đó hoạt động quảng cáo cũng tăng nhanh.
Kinh tế báo chí phát triển là một nhu cầu tất yếu của xã hội, mang lại
nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động báo chí, nâng cao chất lượng
hoạt động chuyên môn của người làm bảo. Tuy nhiên, thương mại hóa báo chí
cũng dẫn tới việc giảm chất lượng thông tin báo chí, coi bảo chỉ là loại hàng hóa
thuần túy, dẫn tới tiêu cực trong hoạt động - Về Đặc điểm:
Thứ nhất, kinh tế báo chí có đầy đủ tư cách là một trong những thành tố
của hệ thống kinh tế quốc dân, đó chính là đặc điểm cơ bản đầu tiên của kinh tế
báo chí, xuất phát từ bản chất của nó là một hoạt động sản xuất phục vụ đời
sống xã hội. Có thể nói rằng, báo chí như một hoạt động sản xuất đặc biệt, ở đó
ta tìm thấy tất cả các yếu tố của một quá trình sản xuất, với mục tiêu rõ rệt mà
nhà sản xuất hướng tới. Nhà sản xuất sử dụng các phương tiện sản xuất của
mình để xử lý đối tượng sản xuất, nhà sản xuất tạo ra sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng.
Báo chí có tất cả các đặc điểm của một ngành sản xuất. Trước tiên, đó là
một dạng sản xuất trí tuệ, khác rất nhiều so với sản xuất vật chất, thể hiện rất rõ
trong lĩnh vực hoạt động báo chí. Ở đây, nhà sản xuất (ví dụ: phóng viên, quay
phim, kỹ thuật viên...) sử dụng các phương tiện sản xuất riêng, các công cụ lao
động sáng tạo tác phẩm báo chí của mình, áp dụng các phương pháp, cách thức
và thủ thuật riêng biệt, chỉ đặc trưng đối với lĩnh vực hoạt động này. Cần nhấn
mạnh rằng, đối tượng mà nhà sản xuất tác động cùng đặc biệt, đó là thông tin xã
hội thu nhận được từ các nguồn khác nhau, là tất cả những gì liên quan đến cuộc
sống của con người, những gì con người quan tâm. Hơn nữa, sản phẩm đặc
trưng của dạng sản xuất này là thông tin báo chí. Đó là thông tin xã hội được xử
lý theo cách đặc biệt, nhấm đưa đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng
nhất, hỗ trợ tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn và tác động tới người tiêu dùng một
cách mạnh mẽ nhất. Việc xử lý này được thực hiện trong ấn phẩm, chương
trình, kênh sóng của các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó thông tin báo
chí được đưa tới các độc giả, khán giả truyền hình và thính giả nghe đài.
Thứ hai, trong kinh tế báo chí, thông tin đã trở thành một sản phẩm hàng
hóa. Thông tin bảo chỉ có tính chất hai mặt: một mặt đó là sản phẩm của hoạt
động sản xuất trí tuệ, được thiết lập với mục đích tác động lên nhận thức của
con người, thúc giục họ hướng tới một hành động nhất định, thay đổi hình dung
của họ về thế giới hoặc đơn giản là để họ định hướng tốt hơn trong những tình
huống cuộc sống mà họ gặp phải; mặt khác thông tin này được đưa ra thị trường
và trở thành hàng hóa. Cũng như bất kỳ hàng hóa nào, báo chí có giá trị tiêu thụ
và giá trị đơn thuần. Giá trị tiêu thụ nghĩa là hàng hóa đó có khả năng thỏa mãn
nhu cầu thông tin của người mua nó. Giá trị đơn thuần - đơn giản là giá trị của
thông tin báo chí, nghĩa là giá thành chi phí lao động cần thiết để tạo ra hàng hóa đó.
Các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau cung cấp các dạng khác
nhau của sản phẩm này ra thị trường. Phát thanh, truyền hình hay báo điện tử
liên tục tạo ra các thông tin mới. Báo in không thể cạnh tranh với phát thanh,
truyền hình và báo điện tử về độ năng động và tính liên tục của thông tin, cung
cấp cho độc giả các bình luận, đánh giá. Các tạp chí tạo ra sản phẩm chuyên biệt
của mình nh thông tin phân tích chuyên sâu và cung cấp cho độc giả các kết quả
phản ánh hiện thực bằng tác phẩm sáng tạo trên nhiều thể loại.
Thứ ba, trong kinh tế báo chí tồn tại mối quan hệ đặc thù giữa nhà sản
xuất và người tiêu thụ. Khi con người có nhu cầu về thông tin, họ phải đi tìm
"đối tượng mang thông tin mà họ cần" và mua thông tin đó. Như vậy, "quan hệ
thị trường" giữa nhà sản xuất thông tin báo chí và những người tiêu thụ đã xuất
hiện và bắt đầu quá trình trao đổi giữa họ, trong quá trình đó cả hai bên đều thỏa
mãn nhu cầu của mình. Người sử dụng thông tin khi mua thông tin đó sẽ nhận
về thông tin, kiến thức và đánh giá, giúp họ định hướng trong hành động. Nhà
sản xuất thông tin (ví dụ: phóng viên, quay phim, đạo diễn...) cũng được thỏa
mãn nhu cầu lợi ích của mình. Khi bán hàng hóa của mình, họ không chỉ thu
được tiền mà còn được bù đắp ở một hình thức khác, đó là khả năng tác động về
mặt tinh thần, hệ tư tưởng lên độc giả, khán giả, thính giả. Hơn nữa, còn có một
hình thức bù đắp khác cho phóng viên do sự trao đổi thị trường này, đó là việc
họ có thể được nổi tiếng với tư cách một tác giả, được công nhận về chuyên
môn nghề nghiệp. Cùng với người sáng tạo tác phẩm, nhà sáng lập và chủ sở
hữu phương tiện thông tin đại chúng công bố tác phẩm của tác giả cũng có
nguồn thu từ tác phẩm báo chí.
Thứ tư, trong kinh tế báo chí các mô hình kinh doanh và phương thức tạo
lập thị trường Cũng như bất kỳ hàng hóa nào, thông tin báo chí trên thị trường
có dạng một đơn vị hàng hóa nhất định. Đơn vị này có những hình thức khác
nhau, thông thường là một số báo hoặc tạp chí mà độc giả tiềm năng sẽ mua,
hoặc là một ấn phẩm tương lai sẽ nằm trong một số báo tạp chí, các bài nhận
xét, phóng sự, các bài báo hoặc ảnh gốc mà một tờ báo có thể mua. Trên truyền
hình hoặc đài phát thanh, đơn vị hàng hóa này là toàn bộ một chương trình hoặc
một chủ đề riêng lẻ. Còn hàng thông tần chào bán sản phẩm của mình trên thị
trường dưới dạng các đơn vị hàng hóa của mình là các bản tin, dữ liệu... Trong
bất kỳ trường hợp nào, đó cũng phải là một tác phẩm nguyên vẹn và hoàn chỉnh
- một sản phẩm có giá trị sử dụng.
2/ Vai trò của Kinh tế báo chí
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường được khẳng định
rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của các doanh nghiệp cũng
như toàn bộ nền kinh tế, thì hầu như các cơ quan báo chí còn lạ lẫm với vấn đề
“tự chủ tài chính”. Tuy nhiên, đến nay đã có 300/779 cơ quan báo chí hoàn toàn
tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật cho các hoạt
động nghiệp vụ cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm và khả năng ảnh
hưởng. Đó chính là cơ sở hình thành nền kinh tế báo chí.
Hai yếu tố quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản phẩm hàng hóa báo
chí và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện báo chí. Xã hội càng phát triển
thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn
đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Sự phát triển kinh tế báo chí sẽ trở thành động lực phát triển cho báo chí,
bởi nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng đảm bảo cho sự tiếp tục phát
triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở mang thêm các
nguồn thông tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế
báo chí cũng có thể dẫn tới hiện tượng “thương mại hóa” báo chí, hay là sự xuất
hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận,
không quan tâm chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức năng thông tin
tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.
Theo nội dung của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến
năm 2025, để giảm gánh nặng của Nhà nước và nâng cao chất lượng, báo chí
phải xác định các loại hình báo chí. Ngoài những tờ báo có chức năng, nhiệm vụ
đặc thù được Nhà nước tiếp tục cấp ngân sách để hoạt động (dưới hình thức đặt
hàng), còn lại hầu hết các tòa soạn sẽ phải Hoạt động theo cơ chế tự chủ đồng
nghĩa với việc cơ quan báo chí sẽ quản trị theo mô hình doanh nghiệp. Làm thế
nào để tòa soạn có kinh phí vận hành bộ máy, như: chi phí xuất bản, chi trả
lương, thưởng, nhuận bút, văn phòng phẩm…? Trong khi đó, báo chí là công cụ
tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, bởi vậy, không
thể vì tăng doanh thu mà để bị “lá cải hóa”, xa rời tôn chỉ, mục đích. Thông tin
thế nào để vừa trung thực khách quan, đúng bản chất sự thật mà lại hấp dẫn, thu
hút nhiều độc giả là một bài toán luôn đặt ra đối với mỗi tòa soạn, trước mỗi
quyết định xuất bản kỳ báo, tạp chí.tự chủ về tài chính.
3/ Một số mô hình kinh tế báo chí trên thế giới:
Kinh tế báo chí là một ngành kinh tế có thể tạo ra lợi nhuận lớn và là
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, tin tức và
các sản phẩm của hoạt động báo chí, truyền thông, dù là in ấn hay trực tuyến
đều là hàng hóa, có thể trao đổi, mua bán; đáp ứng nhu cầu về thông tin, chính
trị, giáo dục, giải trí... của công chúng. Tuy nhiên, báo chí, truyền thông chỉ trở
thành một ngành công nghiệp khi việc sản xuất được diễn ra trên quy mô, dây
chuyền lớn, với sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật cùng các cơ chế, chính sách
và điều tiết từ chính phủ.
Hoạt động kinh tế báo chí là các hoạt động do cơ quan báo chí thực hiện
hoặc liên kết thực hiện nhằm mang lại nguồn thu, lợi nhuận và bảo đảm cho
hoạt động, phát triển của cơ quan báo chí. Nền kinh tế báo chí phát triển phần
lớn dựa trên sản phẩm hàng hóa báo chí, truyền thông và dịch vụ quảng cáo trên
các phương tiện truyền thông.
Bước vào thời đại kỹ thuật số, rất nhiều cơ quan báo chí chịu áp lực nặng
nề từ việc doanh thu sụt giảm; trước đây, thông tin từ khan hiếm trên báo chí
truyền thống, nay trở nên dư thừa trong môi trường số. Điều này vừa là thách
thức, vừa là cơ hội cho các cơ quan báo chí, bắt buộc phải cải tiến các mô hình
kinh doanh để tạo ra những nguồn thu mới để phát triển, phù hợp với xu thế của
thị trường. Theo bài viết của PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang trên Tạp chí
Cộng sản ngày 28/4/2022, ta có thể kể đến một số mô hình kinh tế báo chí trên
thế giới tận dụng thế mạnh của không gian số để cải tiến nội dung, tạo ra nguồn
thu, duy trì hoạt động và phát triển:
- Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B/business-to-business): Mô hình kinh doanh giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp hay còn gọi là B2B được xem là một
trong những mô hình cơ bản nhất trong kinh tế báo chí. Hiểu đơn
giản, B2B là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Trong mối quan hệ này, các cơ quan sẽ có thể được biết
đến với nhiều vai trò khác nhau như: Doanh nghiệp dịch vụ truyền
thông quảng cáo (agency) nhằm xuất bản các nội dung có thương
hiệu và sản phẩm; Là doanh nghiệp trung gian thu thập dữ liệu cho
các chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp; Xuất bản
dựa vào quảng cáo. Tiêu biểu cho mô hình cơ quan báo chí, truyền
thông thành công dựa vào quảng cáo là BuzzFeed, một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và giải trí
trực tuyến có trụ sở tại New York, Mỹ, được thành lập vào năm
2006, tập trung vào xây dựng nội dung tin tức, ý tưởng văn hóa
theo xu hướng... BuzzFeed có thị phần lớn trong ngành báo chí,
truyền thông, với mạng lưới 19 văn phòng trên toàn thế giới và
tổng số nhân viên là 1.600 người. Năm 2020, doanh thu của
BuzzFeed từ bán nội dung đạt 166 triệu USD, quảng cáo đạt 196
triệu USD và đang phát triển một trang thương mại điện tử.
BuzzFeed không chạy quảng cáo biểu ngữ (banner), mà nguồn thu
đến từ độ phủ sóng với hàng trăm bài viết mỗi ngày, với các hình
thức phổ biến: Bài báo tổng hợp, video hoặc câu đố (quizz).
- Mô hình doanh nghiệp với khách hàng (B2C/business to
customer): Mô hình doanh nghiệp với khách hàng là hình thức giao
dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với mô hình kinh
doanh này, cơ quan báo chí có thể: Xuất bản các nội dung thu phí
hoặc thu phí thành viên; huy động vốn từ cộng đồng để duy trì hoạt
động bằng sản xuất nội dung có chất lượng cao, đáng tin cậy; bán
lẻ các sản phẩm qua hình thức thương mại điện tử. Trong quá trình
phát triển và thực hiện chiến lược tạo nguồn thu, điều quan trọng là
cách tòa soạn thu hút công chúng tham gia vào hoạt động và đóng
góp cho tờ báo. Có ít nhất 3 hình thức để làm điều đó: Quyên góp,
đăng ký và thành viên. Tờ Bloomberg có các gói thuê bao không
giới hạn, với giá khởi điểm là 34,99 USD/tháng hoặc 415
USD/năm, cung cấp quyền xem tất cả các bài viết, video, podcast
và phát trực tuyến về các sự kiện, quyền tham gia hoạt động của
các nhóm chỉ dành cho những người đăng ký và được nhận thư, tin gửi về email hằng ngày.
- Mô hình bức tường phí (paywall): Có 3 mô hình bức tường phí là
Mô hình bức tường phí cứng; Mô hình bức tường phí mềm và Mô
hình bức tường phí hỗn hợp. The Financial Times là một ví dụ
thành công khi áp dụng mô hình bức tường phí cứng. Nếu chưa
đăng ký, đăng nhập, thì khi “ấn” vào bất cứ bài viết nào của tờ
báo, công chúng chỉ nhìn thấy đầu đề hoặc đoạn giới thiệu có độ
dài 15 - 35 chữ của bài viết, đồng thời bức tường phí sẽ xuất hiện
với các chỉ dẫn cụ thể. Đi tiên phong và thành công trong áp dụng
bức tường phí mềm phải kể đến The New York Times, tờ báo cho
phép công chúng đọc 5 tin, bài miễn phí trong vòng một tháng,
giảm một nửa so với năm 2017. Nếu muốn đọc tiếp, công chúng
cần đăng ký đọc báo bằng cách chọn Subcribe now (đăng ký
ngay bây giờ) với gói cơ bản (truy cập trang NYTimes.com và
mọi ứng dụng của The New York Times; đọc báo mọi lúc, mọi nơi;
đọc toàn bộ bài của New York Times từ năm 1851) trị giá 2
USD/tuần. Ngoài ra cũng có gói dành riêng cho giới học thuật
(academic rates), gói đăng ký theo nhóm có giá tùy theo số
người tham gia và những điều chỉnh cho phù hợp với tổ chức.
Đối với mô hình bức tường phí hỗn hợp, The Wall Street Journal
thu phí gần như toàn bộ nội dung, những bài thu phí có biểu
tượng chiếc chìa khóa ở cuối đầu đề, trong khi những bài miễn
phí thì không có biểu tượng này. Khi bạn đọc lựa chọn một bài
báo có thu phí, bức tường phí sẽ xuất hiện, yêu cầu đăng nhập
tài khoản sẵn có hoặc là đăng ký trả tiền để tiếp tục đọc báo.
4/ Vấn đề Phát triển kinh tế báo chí trong xu hướng chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi
mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải
pháp cấp thiết và nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng
tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây
dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Tuy
nhiên, để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, báo chí cần có giải pháp mang tính đột phá.
Theo nghiên cứu về kinh tế báo chí, mạng xã hội là lựa chọn tất yếu của
sự phát triển kinh tế báo chí hiện đại - cả trong lý thuyết và thực tiễn. Pageview
(số lượt xem) của mỗi tin, bài báo điện tử một thời từng được coi là thước đo
đánh giá hiệu quả truyền thông, song hiện nay, nhiều tòa soạn chú trọng hơn đến
chỉ số tương tác qua mạng xã hội, bao gồm cả số lần “like” (thích), “comments”
(các bình luận) hay số lần được “share” (chia sẻ). Điều đó cho thấy, số lượng
truy cập từ mạng xã hội ngày càng trở nên quan trọng, là thước đo về nguồn thu
của cơ quan báo chí điện tử. Trong thực tế, một tin, bài đăng trên báo điện tử
không chỉ nhắm đến độc giả đích, mà còn hướng đến bạn bè của nhóm độc giả
đó. Chỉ có như vậy, các tác phẩm báo chí mới dễ dàng được chia sẻ và tiếp tục
được lan truyền trên môi trường truyền thông internet.
Mạng xã hội giữ vai trò mở rộng “không gian thông tin”, tạo uy tín cho
cơ quan báo chí truyền thông chuyên nghiệp. Thông thường, các tin, bài viết của
phóng viên được đăng tải trên các cơ quan báo chí, tuy nhiên, do khuôn khổ
hoặc thời gian có hạn, nhà báo có thể đăng các nội dung bên lề sự kiện hoặc
thông tin có liên quan lên trang mạng xã hội của tòa soạn, bổ sung, mở rộng và
giúp bản tin trở nên phong phú và có chiều sâu hơn.
Mạng xã hội sẽ giúp cơ quan báo chí mở rộng công chúng mục tiêu. Đối
với các sự kiện lớn xảy ra bất ngờ, việc nắm bắt và tìm hiểu thông tin sớm nhất
là nhu cầu hàng đầu của công chúng. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các hãng
truyền thông ngày càng gay gắt, mạng xã hội có thể đáp ứng nhu cầu muốn
“nhanh” của công chúng, giúp các hãng truyền thông có thể đi đầu trong “trận
địa” thông tin và có thể thông qua mạng xã hội liên tục đưa tin về sự tiến triển của sự kiện.
Có thể khẳng định, mạng xã hội đã và đang tạo ra một không gian phát
triển mới, khiến báo chí truyền thống phải thay đổi để giữ chân độc giả. Với khả
năng đưa tin, chia sẻ, thu hút, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, MXH có lợi thế
hơn báo chí truyền thống, tuy nhiên, báo chí vẫn có chỗ đứng vững chắc trong
“trận địa” thông tin mở như hiện nay nếu duy trì được chất lượng, coi nội dung
là “vua”, công nghệ là “nữ hoàng”, đồng thời kết hợp được tính ưu việt mà mạng xã hội đem lại.
Theo lý thuyết kinh tế học báo chí, các sản phẩm báo chí truyền thông có
tính “song trùng”, tức là được bán hai lần - một là bán cho công chúng, hai là
bán cho nhà quảng cáo. Nói một cách khác, các cơ quan báo chí hoạt động trong
môi trường “song sản phẩm”. Do đó, để phát triển kinh tế báo chí trong bối cảnh
cạnh tranh hiện nay, có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, nội dung là “vua”, công nghệ là “nữ hoàng”. Đây là yếu tố
then chốt. Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các “thế lực” truyền thông xã hội,
một cơ quan báo chí có nội dung tốt nhưng không có nền tảng công nghệ hiện
đại thì khó thu hút được quảng cáo. Do đó, chúng ta không chỉ quan tâm tới
“nội dung là vua”, mà cần thay đổi tư duy, coi trọng công nghệ làm báo hiện đại.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo không còn bị “nhốt”
trong quan niệm “kiếm thêm”, mà là nguồn thu chính để báo chí tồn tại. Hơn lúc
nào hết, các cơ quan báo chí truyền thông cần xây dựng đội ngũ làm truyền
thông, quảng cáo chuyên nghiệp, tránh hiện tượng núp bóng nhà báo để “xin”
quảng cáo, có như thế thì mới có thể phát triển kinh tế báo chí ổn định và bền
vững, tránh rủi ro không đáng có.
Thứ ba, ngày nay, do báo in đang bị “thế lực” mạng xã hội "tấn công" và
khiến số lượng phát hành giảm mạnh, các nhóm công chúng mới, nhất là giới
trẻ đã chuyển sang đọc trực tuyến, do đó, quảng cáo bị xé lẻ, địa hạt kinh tế bị
ảnh hưởng, nhiều nhà quảng cáo đã dịch chuyển sang quảng cáo trực tuyến. Vì
vậy, ta cần tái cấu trúc hoạt động kinh tế báo chí. Các cơ quan báo chí cần xây
dựng một mạng lưới quảng cáo mới và tái cấu trúc hoạt động kinh tế báo chí, cụ
thể là diện tích quảng cáo trên báo chí điện tử cần phải được bán trực tiếp cho
các nhà quảng cáo, tránh bị phụ thuộc vào truyền thông xã hội và giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật.
Thứ tư, xây dựng chiến lược “điện tử hóa” báo chí. Khi các tòa soạn tận
dụng được lợi thế của internet, tăng doanh thu nhờ sự đa dạng về thông tin trên
môi trường internet, từ đó có thể xây dựng hệ thống thanh toán paywalls để tính
tiền người sử dụng nội dung thông tin. Tờ New York Times (Mỹ) đã áp dụng
công nghệ số (chuyển hướng từ báo giấy sang báo điện tử), nhưng không chạy
đua theo lượng truy cập mà tập trung vào việc khai thác nội dung và thu phí trên
báo điện tử. Chiến lược của New York Times là cung cấp những câu chuyện đa
chiều và đủ mạnh để thu hút hàng triệu người sẵn sàng trả tiền để được đọc.
Thứ năm, đa dạng hóa nguồn thu. Để tăng nguồn thu bên ngoài “mặt
báo”, cơ quan báo chí cần tăng cường tổ chức sự kiện, tham gia các hoạt động
từ thiện, vì cộng đồng. Những hoạt động đó làm tăng uy tín và thương hiệu của
các cơ quan báo chí, đây là 1 trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển dài lâu của cơ quan báo chí.
Thứ sáu, chiến lược kinh doanh trong xu thế chuyển đổi số không chỉ
quan tâm kiếm được bao nhiêu quảng cáo, mà cần phải trở về với giá trị cốt lõi
của báo chí, đó là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào?
Trong xu hướng chuyển đổi số, vấn đề lớn nhất của các cơ quan báo chí không
chỉ là doanh thu mà còn là công chúng, họ phải nghiên cứu phân khúc công
chúng là gì, sản xuất cái gì, thị phần quảng cáo ra sao, làm thế nào để bán được
quảng cáo, bán ở đâu, thị trường nào? Trong bối cảnh hiện nay, việc cơ quan
báo chí xác định được độc giả trung thành chính là “người” mang lại giá trị
nguồn thu cho cơ quan báo chí chứ không phải là các nhóm công chúng thứ yếu
khác. Do vậy, các cơ quan báo chí cần phải có chính sách, xây dựng đội ngũ
chăm sóc khách hàng hiệu quả, đặc biệt là cần phân tích dữ liệu để thuyết phục
người đọc trả phí trên báo điện tử. Đây cũng là nguồn để phát triển kinh tế báo
chí trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
5/ Giải pháp phát triển kinh tế báo chí
Hiện nay, thị trường quảng cáo đang chuyển từ quảng cáo trên báo chí
truyền thống sang quảng cáo số, tác động mạnh tới doanh thu của các cơ quan
báo, đài vì phần lớn báo chí dựa vào nguồn thu từ quảng cáo và dịch vụ truyền
thông, rất ít cơ quan báo chí thực hiện đa dạng nguồn thu. (Theo kết quả khảo
sát năm 2022, 63 báo Đảng địa phương, có tới 91% trong số được hỏi có nguồn
thu từ quảng cáo; 78% có nguồn thu từ phát hành; chỉ 9% có nguồn thu từ tổ
chức sự kiện và 7% báo có nguồn thu từ nội dung số).
Theo lý thuyết kinh tế học báo chí, các sản phẩm báo chí truyền thông có
tính “song trùng”, tức là được bán hai lần - một là bán cho công chúng, hai là
bán cho nhà quảng cáo. Nói một cách khác, các cơ quan báo chí hoạt động trong
môi trường “song sản phẩm”. Do đó, để phát triển kinh tế báo chí trong bối cảnh
cạnh tranh hiện nay, có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, nội dung là “vua”, công nghệ là “nữ hoàng”. Đây là yếu tố
then chốt. Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các “thế lực” truyền thông xã hội,
một cơ quan báo chí có nội dung tốt nhưng không có nền tảng công nghệ hiện
đại thì khó thu hút được quảng cáo. Do đó, chúng ta không chỉ quan tâm tới
“nội dung là vua”, mà cần thay đổi tư duy, coi trọng công nghệ làm báo hiện
đại. Không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan báo chí trên thế giới đã đưa ra triết
lý làm báo mới: Nội dung và công nghệ phải song trùng. Công nghệ là “Nữ
hoàng”, “công chúng là số 1”.
Thứ hai, về vấn đề “xin và chạy” quảng cáo. Trong nền kinh tế thị
trường, quảng cáo không còn bị “nhốt” trong quan niệm “kiếm thêm”, mà là
nguồn thu chính để báo chí tồn tại. Hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí truyền
thông cần xây dựng đội ngũ làm truyền thông, quảng cáo chuyên nghiệp, tránh
hiện tượng núp bóng nhà báo để “xin” quảng cáo, có như thế thì mới có thể phát
triển kinh tế báo chí ổn định và bền vững, tránh rủi ro không đáng có.
Thứ ba, tái cấu trúc hoạt động kinh tế báo chí. Ngày nay, do báo in đang
bị “thế lực” MXH "tấn công" và khiến số lượng phát hành giảm mạnh, các
nhóm công chúng mới, nhất là giới trẻ đã chuyển sang đọc trực tuyến, do đó,
“miếng bánh” quảng cáo bị xé lẻ, địa hạt kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều nhà quảng
cáo đã dịch chuyển sang quảng cáo trực tuyến. Các cơ quan báo chí cần xây
dựng một mạng lưới quảng cáo mới và tái cấu trúc hoạt động kinh tế báo chí, cụ
thể là diện tích quảng cáo trên báo chí điện tử cần phải được bán trực tiếp cho
các nhà quảng cáo, tránh bị phụ thuộc vào truyền thông xã hội và giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật.
Thứ tư, xây dựng chiến lược “điện tử hóa” báo chí. Khi các tòa soạn tận
dụng được lợi thế của internet, tăng doanh thu nhờ sự đa dạng về thông tin trên
môi trường internet, từ đó có thể xây dựng hệ thống thanh toán paywalls để tính
tiền người sử dụng nội dung thông tin. Tờ New York Times (Mỹ) đã áp dụng
công nghệ số (chuyển hướng từ báo giấy sang báo điện tử), nhưng không chạy
đua theo lượng truy cập mà tập trung vào việc khai thác nội dung và thu phí trên
báo điện tử. Chiến lược của New York Times là cung cấp những câu chuyện đa
chiều và đủ mạnh để thu hút hàng triệu người sẵn sàng trả tiền để được đọc.
Thứ năm, đa dạng hóa nguồn thu. Để tăng nguồn thu bên ngoài “mặt
báo”, cơ quan báo chí cần tăng cường tổ chức sự kiện, tham gia các hoạt động
từ thiện, vì cộng đồng. Những hoạt động đó làm tăng uy tín và thương hiệu của
các cơ quan báo chí, đây là 1 trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển dài lâu của cơ quan báo chí.
Thứ sáu, chiến lược kinh doanh trong xu thế chuyển đổi số không chỉ
quan tâm kiếm được bao nhiêu quảng cáo, mà cần phải trở về với giá trị cốt lõi
của báo chí, đó là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào?
Trong xu hướng chuyển đổi số, vấn đề lớn nhất của các cơ quan báo chí không
chỉ là doanh thu mà còn là công chúng, họ phải nghiên cứu phân khúc công
chúng là gì, sản xuất cái gì, thị phần quảng cáo ra sao, làm thế nào để bán được
quảng cáo, bán ở đâu, thị trường nào? Trong bối cảnh hiện nay, việc cơ quan
báo chí xác định được độc giả trung thành chính là “người” mang lại giá trị
nguồn thu cho cơ quan báo chí chứ không phải là các nhóm công chúng thứ yếu
khác. Do vậy, các cơ quan báo chí cần phải có chính sách, xây dựng đội ngũ
chăm sóc khách hàng hiệu quả, đặc biệt là cần phân tích dữ liệu để thuyết phục
người đọc trả phí trên báo điện tử. Đây cũng là nguồn để phát triển kinh tế báo
chí trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.