



















Preview text:
MÔN Đ A- CH NH TR TH GI I Vấn đề ôn tập A. Nhóm 1 (3đ) TRANG:
1. Khái niệm – chính trị thế giới?
- Địa-chính trị là nói đến vai trò của địa lý đối với chính trị của một quốc gia, đặc biệt là đối với
chính sách đối ngoại, như Napoleon Bonaparte tổng kết: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”.
- Về bản chất, địa-chính trị thế giới là các sự kiện chính trị, diễn biến chính trị trên các khu vực địa
lý xác định, từ không gian hẹp của một vùng, địa phương, một quốc gia, khu vực với nhóm quốc
gia đến châu lục và toàn cầu.
+ Các diễn biến chính trị và các khu vực địa lý có tác động, ảnh hưởng qua lại, do đó, trong quá
trình nghiên cứu, các diễn biến chính trị sẽ được phân tích, giải thích trên nền của các yếu tố địa lý
(địa hình, diện tích, khí hậu, thời tiết, điều kiện tự nhiên)
+ Những diễn biến chính trị có tác động rất lớn đến không gian địa lý và có thể làm biến đổi nó
+ Nghiên cứu quan hệ chính trị giữa các chủ thể cơ bản trong đời sống chính trị quốc tế, đối tượng
của địa-chính trị là nghiên cứu những diễn biến chính trị như quan hệ chính trị, sự kiện chính trị ở
từng quốc gia, khu vực cụ thể với những đặc điểm địa lý riêng.
- Địa-chính trị là môn khoa học giữ vai trò cụ thể hóa các quan hệ chính trị quốc tế ở từng khu vực,
nhằm giúp chúng ta hiểu biết thấu đáo, sâu sắc hơn về một thế giới đang diễn biến nhanh chóng,
phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó dự đoán trước.
2. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Âu?
* Vị trí địa lý tự nhiên:
- Châu Âu có diện tích khoảng 10,5 triệu km2, được hình thành từ một nhóm các bán đảo kết nối
với nhau, hai bán đảo lớn nhất là châu Âu “lục địa” và bán đảo Scandinavia ở phía Bắc, cách nhau bởi biển Baltic.
- Phía Đông ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran, tạo thành lục địa Á - Âu, phía Bắc giáp Bắc Băng
Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen.
- Cấu trúc địa hình đa dạng, gồm nhiều đảo và bán đảo, đường bờ biển bị chia cắt mạnh, tạo thành
nhiều biển, vịnh, ăn sâu vào đất liền với nhiều bán đảo lớn, các quần đảo nằm rải rác ven bờ, tạo hình dạng lồi lõm. - Đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 diện tích ở phía Đông châu Âu, lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á. 1
+ Trung tâm là đồng bằng Bắc Đức cùng hệ thống sông ngòi châu Âu
➔ Thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt với nhiều loại cây lương thực như lúa mì, lúa mạch, khoai tây.
- Hệ thống sông ngòi: dày đặc với các sông lớn, đa số đều là sông ngắn, được nối với nhau bởi các kênh đào
➔ Thuận lợi cho giao thông đường thủy và có nguồn lợi thủy hải sản, thủy điện lớn phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là địa điểm thu hút khách du lich đến thăm quan.
- Kéo dài từ Tây sang Đông, từ phía Bắc về trung tâm là các dãy núi già, phía Nam là những dãy
núi trẻ với nhiều cao nguyên, thung lũng sâu, suối nước nóng, phong cảnh núi non hùng vĩ ...
➔ Đem lại tiềm năng cho ngành du lịch. - Khí hậu:
+ ôn hòa, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, lượng mưa lớn quanh năm
➔ Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp thâm canh đạt năng suất cao.
+ Chỉ một bộ phận nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới giá lạnh, lượng mưa giảm, mùa đông nước đóng băng,
➔ Gây khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt.
- Kiến tạo địa hình châu Âu đa dạng và phong phú, là điều kiện thuận lợi cho châu Âu phát triển
kinh tế trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch đạt hiệu quả cao.
- Đường bờ biển dài khoảng 43.000km, cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vùng vịnh; biển ăn
sâu vào đất liền với nhiều cảng biển lớn, eo biển
➔ Có giá trị về kinh tế, quân sự - chiến lược quan trọng.
➔ Đã sớm xuất hiện các cường quốc về biển, nổi tiếng với nghề đánh cá và hàng hải hùng
mạnh như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Na Uy, Ailen ... góp phần mở mang
ảnh hưởng chính trị của châu Âu trên trường quốc tế.
- Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản: rất phong phú, dồi dào như dầu mỏ, than đá, quặng sắt,
uranium, quặng thép, đồng ...
➔ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy,
hóa chất và các ngành kinh tế công nghiệp khác.
➔ Từ rất sớm, người châu Âu đã biết khai thác và sử dụng hiệu quả những nguồn lực tài
nguyên từ các khu rừng với các loài động vật phong phú -> phục vụ phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp và khai thác, chế biến nhiều mặt hàng xuất khẩu. * Vị trí chiến lược 2
- Châu Âu là “vùng đất trung tâm” án ngữ vị trí trọng yếu của thế giới, rất thuận lợi cho việc giao
lưu, buôn bán bằng đường thủy và đường bộ với các châu lục khác, đặc biệt là châu Á và khu vực Bắc Phi.
=> Mọi biến động địa - chính trị châu Âu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới.
- Là 1 châu lục có diện tích nhỏ nhưng từ rất sớm, châu Âu được coi là 1 trung tâm quyền lực của
thế giới bởi trình độ phát triển nổi trội và vai trò ảnh hưởng to lớn trên trường quốc tế.
- Với ba mặt giáp đại dương và biển, châu Âu có lợi thế kiểm soát các tuyến đường giao thông
huyết mạch từ Đại Tây Dương sang châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
- Qua eo biển Gibranta và Địa Trung Hải, châu Âu kiểm soát tuyến đường biển sang Bắc Phi và
Trung Cận Đông, qua kênh đào Suez đến Nam Á, Đông Nam Á là tuyến đường biển ngắn nhất, từ
châu Âu cũng có thể đến vùng Capeazow, Trung Á, Viễn Đông bằng đường bộ.
3. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Á?
- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, với diện tích lục địa cùng các đảo xung quanh khoảng 53,5
triệu km2 trên tổng số diện tích 149,1 triệu km2 của thế giới, chiếm 37% diện tích đất nổi trên thế giới.
- Nằm ở phía Bắc và phía Đông của bán cầu, châu Á có nhiều vùng đất cách bờ biển đến 2.500km.
- Địa hình châu Á rất phức tạp, núi và cao nguyên chiếm gần 3/4 diện tích, từ đó tạo nên địa thế
chiến lược quan trọng của châu Á.
+ Có các dãy núi cao và đồ sộ như Himalaya, Côn Lôn, Altai, Trường Sơn ... trong đó Himalaya là
dãy núi cao nhất thế giới với hàng chục ngọn núi cao trên 8.000m và đỉnh núi Chomolungma cao
8.848m, được coi là nóc nhà của thế giới và điểm thấp nhất thế giới so với bề mặt lục địa là Biển Chết.
+ Có nhiều dãy núi uốn nếp dọc theo phía Đông, tạo thành vòng cung từ bán đảo Kamchatka đến quần đảo Indonesia.
- Châu Á là châu lục có những vùng địa chất bất ổn định nhất của vỏ trái đất. Vành đai lửa Thái
Bình Dương đi qua các nước Nhật Bản, Philíppin, Inđônêxia, ... khiến cho động đất, núi lửa thường
xuyên diễn ra, gây nên những thiệt hại nặng nề.
- Hệ thống các con sông lớn của châu Á như sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Kông,
sông An, sông Hằng, sông Euphrates, sông Tigris là 7 trong số 12 dòng sông lớn nhất thế giới
➔ Tạo ra những đồng bằng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, du lịch, thủy sản,
thủy điện và giao thông đường thủy.
+ Những đồng bằng rộng lớn nằm ở rìa lục địa dọc theo các lưu vực sông như đồng bằng Tây
Siberia, đồng bằng Ấn - Hằng, đồng bằng Lưỡng Hà, bình nguyên Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng
Hà, Hoài Hà bồi đắp qua nhiều thiên niên kỷ có diện tích 700.000km2.
+ Các con sông lớn bắt nguồn từ núi cao ở trung tâm châu lục đổ ra đại dương 3
+ Đông Bắc Á có hệ thống sông dày đặc đổ ra Bắc Băng Dương, đóng băng vào mùa đông, mùa
xuân về tuyết tan gây ra lũ lụt
+ Tây Nam Á và Trung Á có rất ít sông ngòi, nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào băng tan và giảm dần ở hạ lưu
+ Nam Á và Đông Nam Á có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi dào, lên xuống theo mùa, đổ ra Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, thường xảy ra lũ lụt vào mùa hè.
- Châu Á có ba mặt tiếp giáp với các đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, thời tiết lạnh
giá, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và đời sống kinh tế - xã hội ở đây
+ Phía Đông tiếp giáp Thái Bình Dương với cấu trúc biển phức tạp, phân cách với đại dương bởi
nhiều chuỗi đảo hình vòng cung,
➔ Có vị trí chiến lược quan trọng về giao thông trên biển, khai thác hải sản và kinh tế cảng biển
+ Phía Nam giáp Ấn Độ Dương và nối liền với châu Phi bằng một eo đất nhỏ là Suez (ngày nay bi
ngăn cách bởi kênh đào Suez)
+ Phía Tây giáp châu Âu, chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới
Biển Đen, dãy núi Kavkaz, biển Caspi, dọc theo dãy núi Uran đến Kara thuộc Nga.
- Hệ thống các dãy núi cao tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa theo hướng chính Đông - Tây và
Bắc - Nam, ngăn chặn ảnh hưởng gió biển thổi vào lục địa từ phía Đông và phía Nam. Nhiều dãy
núi, sơn nguyên, đồng bằng xen kẽ làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Khí hậu: phân hóa thành hai khu vực rõ rệt: khí hậu lục địa điển hình và khí hậu gió mùa.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng
sản, trữ lượng lớn chủ yếu là dầu mỏ, than đá, sắt, crôm, khí đốt, và một số kim loại màu.
+ Các khu vực nền cổ là nơi tập trung nhiều khoáng sản như sắt, bôxít, vàng, thiếc và kim loại quý hiếm.
+ Thiếc ở đây chiếm tới 70% trữ lượng thế giới.
+ Than phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Siberia (Nga)
+ Các mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở Trung Á, Tây Siberia, đảo Sakhalin và Biển Đông. QUỲNH:
4. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Phi?
Tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu. 4
Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của trái đất. Phía Bắc
Châu Phi giáp Địa Trung Hải. Phía Đông giáp biển Đỏ, bên kia biển là Châu Á và phần còn lại
giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Châu Phi án ngữ con đường thông thương nối liền giữa 3 đại lục Á- Phi - Âu.
Khí hậu ở Châu Phi chủ yếu là khí hậu xích đạo, nhiệt đới và lục địa khắc nghiệt do đường xích
đạo gần như chạy qua giữa châu lục, biển không xâm nhập vào sâu trong lục địa. Từ vùng chí
tuyến khí hậu ôn hòa thuận lợi cho việc phát triển các cây nông sản như cà phê, chuối, cà phê, vani,
hạt điều. Những khu rừng nhiệt đới rậm rạp giàu có về động vật quý hiếm, giàu tiềm năng kinh tế
du lịch.Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội: Dân số, ngôn ngữ, tôn giáo,...
Địa hình: Núi, cao nguyên hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích Châu Phi. Hệ
thống sông ngòi rộng lớn cũng mang lại cho Châu Phi giá trị về nông nghiệp, thủy điện, điều hòa
khí hậu và phát triển về du lịch.\
Tài nguyên: rất đa dạng và giàu có đặc biệt là tài nguyên chiến lược với trữ lượng lớn, dễ khai thác
như kim cương, vàng, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và nhiều loại khoáng chất khác như apatit,
photphorit,...Tài nguyên rừng của Châu Phi rất đa dạng dạng sinh học đặc biệt là các khu vực rừng
nhiệt đới ở các lưu vực như sông và ven biển. Thuận lợi: ● Nguồn lực tự nhiên
● Đa dạng địa hình và khí hậu
● Nông nghiệp và nguồn nước Khó khăn:
● Khí hậu khắc nghiệt.
● Nạn đói và nước sạch
● Không đồng đẳng kinh tế
● Xung đột chính trị và xã hội
● Nạn đói và dịch bệnh
5. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên của châu Mỹ? Vị trí địa lý:
- Vị trí: châu Mỹ nằm ở phía Tây bán cầu, được phát hiện vào năm 1942. Với diện tích hơn 42 triệu
km2, là châu lục lớn thứ 2 TG, Châu Mỹ trải dài từ Bắc đến Nam bán cầu.
Châu Mỹ nằm giữa 2 đại dương là Đại Tây Dương ở phía Đông và Thái Bình Dương ở phía Tây
=> vị trí địa lý tạo điều kiện cho châu Mỹ vừa có sự độc lập, vừa dễ dàng giao lưu mọi mặt với
châu Á, châu Âu; đồng thời tạo thuận lợi cho phát triển lực lượng hải quân, có thể phản ứng nhanh
với các vấn đề quốc tế và ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
- Khí hậu châu Mỹ rất phức tạp: 5
bán đảo Alaska, đảo Greenland và miền Bắc Canada có khí hậu hàn đới giá lạnh
nước Mỹ và phần lớn khu vực Nam Mỹ có khí hậu ôn đới, 4 mùa thay đổi rõ rệt
khu vực Trung Mỹ và 1 phần khu vực Nam Mỹ có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
=> Với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, châu Mỹ có được những lợi thế riêng để phát triển trồng trọt và chăn nuôi
Địa hình châu Mỹ cao về phía Tây, các dãy núi chủ yếu nằm ở phía Tây của châu lục. Sự đan xen
của hệ thống núi với các con sông đã tạo ra cho châu lục này 1 không gian du lịch hấp dẫn, cung
cấp trữ lượng nước ngọt lớn.
Hệ thống sông ngòi của châu Mỹ dày đặc và có giá trị kinh tế, môi sinh lớn:
- Bắc Mỹ có sông Mississippi dài nhất TG (7.300km) và các sông Missouri, Ohio, Minnesota Colorado, Columbia, Rio Grande
- Nam Mỹ nổi tiếng với sông Amazon dài 5.500km và có lưu vực rộng nhất TG (gần 7tr
km2); ngoài ra còn có sông Orinoco, Parana…
Hệ thống sông núi đan xen ở châu Mỹ tạo ra những hồ nước lớn như: Ngũ hồ lớn ở Bắc Mỹ có
tổng diện tích 245.000km2, hồ Titicana ở Nam Mỹ có diện tích trên 8.000km2.
Giữa các dãy núi và các con sông lớn là các đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu: Bắc Mỹ có đồng bằng
Mississippi nổi tiếng, Nam Mỹ có đồng bằng Amazon màu mỡ, rộng lớn. 1 số quốc gia có diện tích
đất canh tác rất lớn như Mỹ, Brazil => phát triển nền kinh tế trang trại và sản xuất hàng hóa nông
sản ở châu Mỹ - vựa lúa mì lớn xuất khẩu ra TG
Châu Mỹ có nguồn khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn như than đá, khí đốt tự nhiên, ngoài ra
còn có nhiều loại quặng kim loại như sắt, mangan, đồng, chì, thiếc, bô-xít, vàng, bạc và cả dầu mỏ
6. Trình bày đặc điểm địa chính trị của biển và đại dương? (câu này tui ko chắc vì ko biết
cần đưa những phần nào trong giáo trình vào).
Vai trò và vị trí chiến lược của biển
1, Đại dương và biển trên TG
Đại dương thế giới bao gồm tất cả các biển tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh trái đất trong
đó có 510 triệu km² diện tích vỏ Trái Đất, Mặt nước biển chiếm 361 triệu km², đất liền chỉ chiếm
149 triệu km², sự phân bố biển và đất liền trên trái đất không đều ở Bắc bán cầu biển chiếm 60,7%,
ở Nam Bán Cầu biển chiếm 80,9%, do sự phân bố này người ta gọi là bán cầu lục địa và bán cầu
đại dương. Khoa học địa lý chia Đại Dương thành thế giới thành năm Đại Dương Thái Bình Dương
chiếm 30,5%, Đại Tây Dương chiếm 20,8% Ấn Độ Dương chiếm 14,4%, Bắc Băng Dương chiếm
2,8% và nam đại dương chiếm 4,0% với 57 biển chiếm 70,8% diện tích TG.
Thái Bình Dương là Đại Dương lớn nhất, có diện tích 179,679 triệu km2. 6
Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều gọi là các biển, biển nhỏ hơn
nhiều so với đại dương và là một bộ phận của đại dương, căn cứ vào các dấu hiệu hình thái và thủy văn, chia thành các loại: - Biển ven lục địa
- Biển giữa các lục địa
- Biển bên trong lục địa
2. Vai trò chiến lược của biển và đại dương
Từ xưa → nay, biển là nơi cung cấp nhiều tài nguyên, là MT sống và phát triển lâu bền của xã hội loài người.
- Thứ nhất, đại dương và biển thực hiện chức năng tương tác giữa bốn quyển (sinh, khí,
thạch, thủy quyển). Là cỗ máy điều hòa nhiệt độ và nơi dự trữ cuối cùng về tài nguyên TN.
Sự lưu thông của các dòng hải lưu nóng, lạnh trong lòng Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương góp phần tạo nên chế độ gió mậu dịch thận tiện cho việc giao lưu hàng hải giữa các
quốc gia cũng như châu lục, quyết định sự tồn tại của thế giới.
- Thứ hai, Biển có vai trò quan trọng trong việc phát triển chính trị và kinh tế thế giới. Đây là
một khâu của cơ cấu địa lý - chính trị - kinh tế thế giới và con đường giao lưu thông suốt về
kinh tế chính trị nên trên trái đất. Như giao thông đường thủy, cung cấp hải sản, du lịch,..
Các loại khoáng sản biển có nguồn tài nguyên giàu có như dầu mỏ khí đốt vàng. Với số dân
ngày một đông và nhu cầu ngày một tăng cao một con người dự báo trên trong thế kỷ 21
năng lượng chính phục vụ loài người là năng lượng Đại Dương nhưng sức gió mặt trời thủy
triều sóng, dòng chảy, băng,..
- Thứ ba, Đại dương biển với tư cách là đường thông thương trên trái đất giữ vai trò ngày
càng lớn khi quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguồn nguyên liệu giữa các vùng địa lý
của con người ngày càng gia tăng, trình độ phát triển công nghiệp và như cầu mở rộng các
mối quan hệ ngày càng tăng. Trong sự phát triển kinh tế, CT thế giới hiện đại, đại dương trở
thành con đường thông thương ko thể thiếu.
=> Sự hình thành con đường thông thương trên biển có quan hệ chặt chẽ đễn cục diện kinh tế và địa
lí TG. Ngày nay, các trung tâm chính trị, kinh tế thế giới tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản,
phía Bắc bán cầu, do đó trọng điểm đường thông thương trên biển cũng tập trung ở đây. Đặc biệt ở
vùng biển ngoại vi đại lục Á - Âu hiện đang hình thành đường thông thương vòng quanh xuyên
TBD, ÂĐD và ĐTD. Các tuyến đường biển nối châu Đại Dương với Châu Á, Tây Âu và Bắc MỸ là
đường giao thông quan trọng nối liền các trung tâm KT, CT của thế giới trên mạng lưới giao thông toàn cầu. MY:
6) Trình bày đặc điểm điểm địa chính trị của biển và đại dương?
● Đại dương thế giới bao gồm tất cả các biển, tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh
trái đất, diện tích mặt nước biển trên vỏ trái đất lớn hơn 2 lần so với diện tích đất liền trên vỏ trái đất.
Khoa học địa lý đã chia đại thương thế giới thành 5 đại dương: 7
- Thái Bình Dương: đại dương lớn nhất, có diện tích 179,679 triệu km², chiếm 30,5%
diện tích thế giới, là đại dương lâu đời nhất và đến nay con người ít hiểu về nó nhất
- Đại Tây Dương: có diện tích 93,363 triệu km², chiếm 20,8% diện tích thế giới, là đại dương trẻ nhất.
- Ấn Độ Dương: có diện tích 74,917 triệu km², chiếm 14,4% thế giới.
- Bắc Băng Dương: có diện tích 13,100 triệu km² chiếm 2,8% diện tích thế giới.
- Nam Đại Dương: đại dương có diện tích bé nhất, 4,0% diện tích thế giới.
● Các phần riêng biệt của Đại Dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều gọi là các biển.
Biển nhỏ hơn nhiều so với đại dương và là một bộ phận của đại dương.
Cứ vào dấu hiệu hình thành và thủy văn biển được chia thành nhiều loại biển khác nhau:
- Biển ven lục địa: Thường nằm ở phần kéo dài dưới nước của lục địa và trường hợp
là ở phần chuyển tiếp giữa các lục địa. Các biển ven lục địa thường không ăn sâu vào
lục địa và phân cách với các đại dương với các bán đảo lớn hay một dãy các đảo.
- Biển giữa các lục địa: thường ăn vào đất liền thông với đại dương bằng các Eo
Biển hẹp không để cho sự trao đổi nước với đại dương được dễ dàng những biển này
bị chia cắt rất nhiều. Độ sâu của các biển này thường rất lớn.
- Biển bên trong lục địa: Đường bờ biển thuộc cùng một lục địa hay nằm gọn trong
những vùng thềm lục, địa điều kiện tự nhiên gắn chặt với tự nhiên của đất liền bao quanh. ……..
● Từ xa xưa đến nay biển là nơi cung cấp nhiều tài nguyên là môi trường sống và phát
triển lâu bền của xã hội loài người:
a. Đại dương và biển thực hiện chức năng tương tác giữa bốn quyển: sinh quyển, khí
quyển, thạch quyển và thủy quyển.
- Đăng tương tác đại dương khí quyển tạo ra chu trình nước toàn cầu đại dương và biển
là cỗ máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ và là nơi dự trữ cuối cùng về tài nguyên thiên
nhiên. Biển giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu trái đất, bảo đảm sự
tồn tại của hành tinh xanh duy nhất cho đến nay của hệ mặt trời.
- Biển hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn trong mùa nóng và cung cấp năng lượng khí
quyển trong mùa lạnh. Sự lưu thông của các dòng hải lưu nóng lạnh trong lòng Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương góp phần tạo nên chế độ gió mậu dịch điều hòa khí
hậu và thuận tiện cho việc giao lưu hàng hải giữa các quốc gia cũng như giữa các
châu lục quyết định sự tồn tại của thế giới.
b. Biển có vai trò quan trọng trong việc phát triển chính trị và kinh tế thế giới:
- Là một khâu của cơ cấu địa lý chính trị kinh tế thế giới, là con đường giao lưu thông
suốt về kinh tế, chính trị trên trái đất như: giao thông đường thủy, cung cấp thủy, hải
sản, du lịch, các loại khoáng sản.
- Biển có nguồn tài nguyên giàu có như dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium với trữ lượng
lớn hơn nhiều lần ở lục địa. 8
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đất liền dần bị khai thác cạn kiệt, con người
hướng đến khai thác đại dương để giải quyết các nhu cầu về tài nguyên. Với những
tiến bộ về khoa học, công nghệ, hiện nay con người đã và đang ngày càng chinh phục
đại dương được tốt hơn. Với dân số ngày một đông và nhu cầu về một tầng cao của
con người dự báo trong thế kỷ XXI năng lượng chính phục vụ loài người là năng
lượng đại dương như sức gió mặt trời thủy triều sóng dòng chảy và băng cháy.
c. Đại dương, biển với tư cách là đường thông thương trên trái đất đang giữ vai trò ngày
càng lớn khi quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguồn nguyên liệu giữa các vùng
địa lý của con người ngày càng gia tăng.
- Trong sự phát triển kinh tế, chính trị của thế giới hiện đại, các mối quan hệ đều mang
tính chất toàn cầu, lúc đó biển, đại dương trở thành con đường thông thương không
thể thiếu trong phát triển chính trị, kinh tế thế giới với những ưu thế vượt trội. Với
diện tích bề mặt chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất, phần lục địa thực tế là “đảo”
của biển, do đó việc tận dụng sức gió vận chuyển hàng hóa giữa các châu lục có
nhiều lợi thế về giá thành, khả năng chuyên chở, khối lượng vận chuyển.
- Việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đòi hỏi phải tiến hành ở nhiều châu
lục, trong khi vận chuyển đường biển có thể tiến hành liên tục vì biển và đại dương
trên thế giới nối liền với nhau, không bị chia cắt theo địa giới quốc gia vì thế ưu việt
hơn nhiều so với vận chuyển bằng đường bộ và đường không.
7) Trình bày đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên châu Đại Dương? CHÂU ĐẠI DƯƠNG:
- Diện tích: trên 8,5 triệu km² , gồm các đảo và chuỗi đảo hình vòng cung ở Nam Thái Bình Dương.
- Nằm trên vành đai lửa Thái Bình dương các đảo lục địa và đảng đại dương hình thành do
núi lửa ngầm dưới đáy đại dương và các rặng san hô.
- Đại Dương gồm 15 quốc gia và các vùng lãnh thổ, trong số đó ba nước có vị trí đáng kể trên
trường quốc tế là Papua New Guinea, Australia
và New Zealand Còn lại là những quốc đảo
quần đảo hoặc đảo nhỏ thuộc các cường quốc.
- Châu Đại Dương có vị trí địa lý quan trọng đặc biệt, đây là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Phần lớn các đảo ở châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa; lượng mưa nhiều và
phụ thuộc vào hướng gió, hướng núi. Hệ thống rừng nhiệt đới, rừng dừa, rừng xích đạo phát
triển xanh quanh năm, động thực vật phong phú. Quần đảo Australia, New Zealand có khí
hậu ôn đới. Châu Đại Dương có ba đường chí tuyến nam chạy qua, phía Đông có dòng biển
lạnh Tây Australia, phía Tây có nhiều dãy núi cao chắn gió từ biển thổi vào; địa hình chủ
yếu là núi và đồng bằng ven biến nên giàu có về thủy sản, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
8) Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực Đông Nam Á?
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam lục địa châu Á, gồm 11 quốc gia là: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Philíppin, Inđônêxia, Brunây, Xingapo,
Malaysia và Timo Lexte. Với diện tích hơn 4,7 triệu km² , phía Đông giáp Thái Bình Dương, 9
phía Đông Nam giáp châu Đại Dương. Quốc gia lớn nhất là Inđônêxia (diện tích là
1.904.569 km²) và quốc gia nhỏ nhất là Singapore (diện tích 697 km²)
Vai trò vị trí địa chính trị của khu vực Đông Nam Á:
● Thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
- Do nằm ở nơi giao cắt hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
+ Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật ở khu vực Đông Nam Á khá phong phú
và đa dạng với các loại khoáng sản, kim loại đen,màu quý hiếm.
+ Bên cạnh đó, rừng là một trong những nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á
với nhiều loại gỗ quý.
+ ASEAN là nơi cung cấp nguyên liệu quan trọng của thế giới, chiếm vị trí quan trọng
về các mặt hàng nông sản nhiệt đới. Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam đang chiếm vị
trí hàng đầu trong số các nước xuất khẩu gạo của thế giới.
● Thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản, du lịch, kinh tế cảng biển.
- Sinh vật, thực vật biển ở Đông Nam Á cũng rất phong phú, đa dạng, dồi dào
- Các hải cảng quan trọng ở ĐNA gồm có ở Thái Lan, Việt Nam.
● Thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, giao thông đường thủy, thủy điện:
- Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, tạo ra những địa bàn sinh tụ
nhỏ, phong phú, kết hợp rừng - suối, đôi - ruộng, là không gian lý tưởng cho sự sống của
con người, đồng thời là môi trường
- Đa số các nước Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông ngắn,
nhỏ, lớn nhất là sông Mê Kông chảy qua các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Mianma cho nguồn nước ngọt và thủy sản dồi dào.
● Thuận lợi trong việc giao thương và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia:
- Đông Nam Á nằm trên con đường giao thông hàng hải rất quan trọng, là cầu nối giữa
Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, qua Thái Bình Dương sang châu Mỹ, qua Ấn Độ
Dương sang châu Phi, xuống phía Nam là châu Đại Dương, phía trên là châu Âu.
● Thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế khu vực:
- Đông Nam Á là con đường nối liền các châu lục với vị trí chiến lược quân sự quan trọng
có thể khống chế các con đường quân sự trên biển ở châu Á và cả thế giới.
- ASEAN nằm ở vị trí "ngã ba đường" trong trục đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nằm
giữa các cường quốc, trung tâm thương mại lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia.
- Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ phát triển của các đại dương, là một khu vực phát triển năng
động bên cạnh các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đông Nam Á giữ vai
trò là vùng đệm và con đường giao thông huyết mạch về thương mại, năng lượng của
thế giới khi có khoảng 25 đường ống dẫn dầu chạy qua khu vực.
- Khu vực này còn có hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện nhất từ Đại
Tây Dương sang Thái Bình Dương, trở thành mắt xích then chốt của cầu nối giữa hai châu
lục Âu - Á, giữa Tây Nam Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ. Đông
Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung nhiều ở vùng Biển Đông. 10
- Những năm đầu thế kỷ XXI khu vực này trở nên quan trọng đặc biệt hơn bởi sự trỗi dậy của
Trung Quốc, là cửa biển để Trung Quốc "vươn mình" phát triển và đặc biệt khi nguồn cung
dầu mỏ trở nên khó khăn, Trung Quốc không thể bỏ qua khu vực chiến lược quan trọng này.
Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở khu vực "sân sau" nhằm
hạn chế sự phát triển của Trung Quốc về phía Nam.
=> Đông Nam Á là khu vực chiến lược có quan hệ về lợi ích với tất cả các cường quốc
trên thế giới, đồng thời là khu vực có kết cấu địa-chính trị khá lỏng lẻo, do đó trở
thành địa bàn giành giật ảnh hưởng, là đối tượng tranh giành, chiếm đóng của nhiều
cường quốc lớn trên thế giới hiện nay. CHI:
8. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực Đông Nam Á?
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và vị trí chiến lược:
* Đặc điểm địa lý tự nhiên
- Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam lục địa châu Á, gồm 11 quốc gia là: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Philíppin, Inđônêxia, Brunây, Xingapo, Malaixia và Timo Lexte.
- Diện tích hơn 4,7 triệu km3, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Đông Nam giáp châu
Đại Dương, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), phần lớn đều là các
quốc gia hải đảo, bán đảo.
+ Quốc gia lớn nhất là Inđônêxia
+ Quốc gia nhỏ nhất là Xingapo Tài nguyên thiên nhiên:
- Khá phong phú do nằm ở nơi giao cắt hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Loại khoáng sản: kim loại đen,màu quý hiếm như than đá, đồng, chì, kẽm, quặng sắt, dầu
mỏ, khí đốt, bôxít, đất hiếm, song chủ yếu trữ lượng ở mức vừa và nhỏ. Tài nguyên sinh vật:
- Đa dạng, nhiều loại cây gia vị, hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, hồi, quế, trầm hương, đàn hương,...
- Rừng: là một trong những nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á với nhiều loại gỗ quý,
tạo thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu quan trọng của thế giới, chiếm tới 90% tổng sản lượng cao su, dừa,
đay, gai và chiếm vị trí quan trọng về các mặt hàng nông sản nhiệt đới khác như chè, cà phê,
bông, hương liệu,... Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam đang chiếm vị trí hàng đầu trong số
các nước xuất khẩu gạo của thế giới.
Sinh vật, thực vật biển:
- Phong phú, đa dạng, dồi dào, thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản, du lịch, kinh tế cảng
biển với những hải cảng quan trọng ở Thái Lan, Việt Nam. Khí hậu: 11
- Nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, tạo ra những địa bàn sinh tụ nhỏ, phong phú, kết hợp
rừng - suối, đồi - ruộng, là không gian lý tưởng cho sự sống của con người, môi trường
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Đa số các nước Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông ngắn,
nhỏ, lớn nhất là sông Mê Kông chảy qua các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Mianma, cho nguồn nước ngọt và thủy sản dồi dào, thuận lợi để phát triển kinh tế nông
nghiệp, giao thông đường thủy, thủy điện, song cũng có nhiều lũ lụt, động đất, sóng thần,
núi lửa cùng với khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển. * Vị trí chiến lược:
- Đông Nam Á nằm trên con đường giao thông hàng hải rất quan trọng, là cầu nối giữa Ấn Độ
Dương với Thái Bình Dương.
- Là con đường nối liền các châu lục với vị trí chiến lược quân sự quan trọng có thể khống
chế các con đường quân sự trên biển ở châu Á và thế giới, nằm ở vị trí "ngã ba đường" trong
trục đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nằm giữa các cường quốc, trung tâm thương mại
lớn, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế khu vực.
=> Đông Nam Á trở thành đối tượng tranh giành, chiếm đóng của nhiều cường quốc lớn trên thế
giới, giữ vai trò là vùng đệm và con đường giao thông huyết mạch về thương mại, năng lượng của
thế giới. Khu vực này còn có hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện nhất từ Đại
Tây Dương sang Thái Bình Dương, trở thành mắt xích then chốt của cầu nối giữa hai châu lục.
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung nhiều ở vùng Biển Đông, trở nên quan trọng đặc biệt hơn
bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc, là cửa biển để Trung Quốc "vươn mình" phát triển và đặc
biệt khi nguồn cung dầu mỏ trở nên khó khăn. Mỹ cũng tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở
khu vực "sân sau" nhằm hạn chế sự phát triển của Trung Quốc về phía Nam.
- Khu vực chiến lược có quan hệ về lợi ích với tất cả các cường quốc trên thế giới, đồng thời
là khu vực có kết cấu địa-chính trị khá lỏng lẻo, do đó trở thành địa bàn giành giật ảnh
hưởng của nhiều nước lớn hiện nay.
9. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực Trung Đông?
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và vị trí chiến lược
* Đặc điểm địa lý tự nhiên:
- Khu vực Trung Đông có phần biển tiếp giáp vịnh Persian, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen,
biển Địa Trung Hải, biển Caspi; phần đất liền tiếp giáp khu vực Trung Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu.
- Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, đất đai khô cằn, đồng cỏ hoang mạc. Sông ngòi đan
xen với hai sông lớn là Euphrates và Tigris. Khí hậu:
- Nhiệt đới cận xích đạo, khô nóng quanh năm, nguồn nước ngọt khan hiếm, điều kiện tự
nhiên ở khu vực này vừa thuận lợi vừa khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất.
- Trung Đông là khu vực giàu có về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, nhôm, sắt. Mỗi năm, khu vực
này cung cấp 35% mức tiêu thụ dầu mỏ cho cả thế giới. Mỹ có lợi ích chiến lược rất quan trọng ở Trung Đông. 12
- Chiếm một vị trí quan trọng trong bản đồ khí đốt thế giới. Trung Đông còn có các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác như nhôm, thép,...Sản xuất thép của Trung Đông bình quân đạt 20
triệu tấn/năm. Iran là nước có năng lực sản xuất thép lớn nhất trong khu vực. -
=> Với sự giàu có về nguồn tài nguyên, lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Trung Đông
trở thành mục tiêu của các cường quốc nhằm bảo đảm nguồn năng lượng thiết yếu - dầu mỏ, từ đó
duy trì và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát huy ảnh hưởng trên thế giới. * Vị trí chiến lược:
- Trung Đông án ngữ tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất thế giới, nối liền phương Tây
và phương Đông, là ngã ba đường nối ba châu lục Á - Âu Phi. Trung Đông ở sườn phía
Đông của NATO, là cửa ngõ vào châu Phi qua kênh đào Suez.
=> Mọi biến động chính trị ở Trung Đông sẽ có ảnh hưởng đến toàn thế giới.
- Lực lượng nào nắm được Trung Đông sẽ có khả năng chi phối cả ba châu lục thông qua việc
kiểm soát các eo biển và các đảo trên biển Địa Trung Hải, tác động trực tiếp đến sự liên lạc
giữa các vùng, các châu lục và giữa các đại dương, mọi hoạt động quân sự, kinh tế mang
tính quốc tế đều phải trung chuyển qua khu vực.
- Trung Đông là vị trí thuận lợi cho việc triển khai lực lượng quân sự tại Nam châu Âu, bờ
biển Đông Phi và châu Á.
- Có tầm quan trọng trong cạnh tranh chiến lược nước lớn bởi nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí
đốt với trữ lượng nhiều, yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
=> Trung Đông cũng luôn bị tác động rất mạnh bởi sự can thiệp của các thế lực chính trị bên
ngoài, nhất là các nước lớn.
10. Phân tích vai trò vị trí địa chính trị khu vực biển Đông?
- Biển Đông nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, là biển nửa kín có diện tích khoảng 3,5 triệu
km, trải rộng từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc.
- Được bao bọc bởi các quốc gia và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin, Việt
Nam, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
- Là đại dương trong biển, cấu trúc nước sâu, khối nước đầy - vùng động của thế giới, tương
tác với không khí gây nhiễu loạn cục bộ, khó khăn cho công tác dự báo về thời tiết khí hậu.
Con đường hàng hải đi qua Biển Đông:
- Được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới. Khu vực Đông Nam Á
có hơn 500 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng
Singapore và cảng Hồng Kông.
- Một số nước có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này.
=> Đây là con đường huyết mạch thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại
từ Trung Cận Đông, Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận
tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. 13
Vấn đề bảo đảm an toàn hàng hải:
- Trong trường hợp Biến Đông bị một nước hoặc liên minh một nhóm nước khống chế sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực.
=> Biển Đông chiếm 5 trong số 16 eo biển có ý nghĩa chiến lược
trên thế giới và sở hữu 5 trong số 10 đường giao thông chủ yếu
trên biển của thế giới.
- Biển Đông nằm ở Khu vực ngã ba đường nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, có vị thế
chiến lược về kinh tế, quân sự quan trọng, là vùng biển đa kinh tế, chiếm 75% lượng hàng hóa trên thế giới.
=> Hầu hết các nền kinh tế - thương mại ở Đông Á đều phụ thuộc vào Biển Đông vì đây là con
đường ngắn nhất đến Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu. Vì vậy, kiểm soát được Biển
Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng sẽ kiểm soát được nhiều tuyến
đường biển quốc tế quan trọng.
=> Tương lai của Đông Nam Á sẽ tùy thuộc không nhỏ vào việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.
- Biến Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Tiềm năng
về dầu khí và các nguồn nguyên nhiên liệu chưa được khai thác là nhân tố quan trọng làm
cho địa-chính trị Biển Đông gia tăng những vấn đề phức tạp do các yêu sách chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển xung quanh hai quần đảo. Sinh học:
- Là một trong 10 vùng biển đa dạng sinh học nhất, một trong 20 ngư trường có sản lượng
đánh bắt cao của thế giới.
- Đứng hàng 4 trong 19 vùng đánh bắt cá trên thế giới xét theo tổng sản lượng hải sản hằng
năm, trong đó đứng đầu thế giới về sản lượng cá ngừ.
- Nước trong khu vực Biển Đông đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới, trong
đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới
- Biển Đông chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sự sống như tài nguyên
sinh vật, du lịch và các loại khoáng chất.
Các quốc gia có lợi ích chiến lược ở Biển Đông và các nước ASEAN đều có sự điều chỉnh
chính sách ở Biển Đông sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc:
- Trung Quốc: thực hiện cải cách mở cửa theo hướng tiến ra biển, đặt khai thác hải dương
thành lĩnh vực mới, không gian mới, quy mô khai thác lớn.
- Mỹ: coi tầm quan trọng của Biển Đông với tư cách là một hành lang chiến lược bảo đảm an
toàn hàng hải và tự do giao thông đường biển là các quyền lợi chiến lược trọng yếu của Mỹ.
- Nhật Bản: Biển Đông là cánh cửa của con đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng từ Trung
Đông về Nhật Bản, sự thao túng Biển Đông của bất cứ quốc gia nào cũng trở thành nỗi lo của Nhật Bản. 14
- Liên bang Nga: chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông được
xác định nhất quán, các nhà lãnh đạo, chính trị, nhà khoa học Nga nhận định đây là khu vực
ngày càng có vị trí quan trọng và triển vọng lớn.
- Các nước ASEAN nhận thấy: việc bảo đảm an ninh Biển Đông nhằm duy trì hòa bình là
điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội.
=> Đoàn kết, hợp tác, thống nhất cùng khai thác Biển Đông đang là xu thế nổi trội và
thường được đặt ra trong các diễn đàn an ninh khu vực gần đây. B. Nhóm 2: (3,5đ) CHI:
111. Phân tích các đặc điểm địa kinh tế khu vực Tây Âu từ sau năm 1945 đến nay?
Khu vực Tây Âu gồm các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Áo,... Các quốc gia trong khu vực
này là các cường quốc công nghiệp, có trình độ phát triển và mức sống rất cao.
- Đây là khu vực phát triển nhất châu Âu, có vai trò to lớn trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa của thế giới.
- Đặc điểm chung nổi bật nhất: là hệ thống chính trị dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản và
có liên minh chặt chẽ với Mỹ.
- Nền kinh tế với các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, ngành
dịch vụ phát triển mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng, giao thông hiện đại,...
Khu vực Tây Âu đã trải qua nhiều biến động kinh tế quan trọng từ sau Chiến tranh Thế giới II đến
thời điểm hiện tại. Một số đặc điểm địa kinh tế chính của khu vực này trong thời gian từ năm 1945 đến nay:
Hợp tác kinh tế và chính trị:
● Sau Chiến tranh Thế giới II, quốc gia châu Âu đã thúc đẩy hợp tác kinh tế và chính
trị thông qua việc thành lập các tổ chức như Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và
sau này là Liên minh Châu Âu (EU). Điều này đã tạo ra một thị trường chung và sâu
rộng hơn, tăng cường giao thương và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên.
Quá trình hội nhập châu Âu:
● Quá trình mở cửa biên giới, tự do di chuyển hàng hóa, người lao động và dịch vụ đã
tạo ra một thị trường chung lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố liên
kết kinh tế giữa các quốc gia.
Cải cách kinh tế và công nghiệp hóa:
● Sau Chiến tranh, nhiều quốc gia Tây Âu đã trải qua quá trình cải cách kinh tế để phục
hồi và phát triển. Công nghiệp hóa mạnh mẽ đã diễn ra ở nhiều khu vực, tạo ra nền
tảng cho sự phát triển kinh tế.
Chuyển đổi từ sản xuất đến dịch vụ:
● Trong những năm gần đây, khu vực này đã chuyển dần từ kinh tế chủ yếu dựa vào
sản xuất sang một nền kinh tế dịch vụ. Ngành công nghiệp, trong đó có cả ngành
công nghệ thông tin và truyền thông, đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế.
Phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng: 15
● Khu vực Tây Âu đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính và ngân
hàng, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và phát triển kinh tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế:
● Kể từ những năm 1990, khu vực này đã tăng cường hợp tác với các quốc gia khác
trên thế giới, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực như văn hóa,
giáo dục và khoa học kỹ thuật.
Thách thức về bền vững và phân phối kinh tế:
● Mặc dù kinh tế phát triển mạnh mẽ, khu vực Tây Âu vẫn đối mặt với các thách thức
về bền vững, bao gồm vấn đề về môi trường, phân phối thu nhập không đều và thất nghiệp.
=> Sự phát triển đa dạng của khu vực Tây Âu từ sau Chiến tranh Thế giới II đến hiện nay, với sự
chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế dựa vào sản xuất sang một nền kinh tế đa dạng hơn, tích hợp
và phụ thuộc nhiều vào dịch vụ và công nghệ.
12. Phân tích đặc điểm địa chính trị khu vực Bắc Mỹ từ năm 1991 đến nay?
- Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, chiến tranh lạnh đi vào hồi kết, 1/1991, khi Irắc
chiếm chiếm đóng Côoét, Mỹ tiến hành chiến tranh “trừng phạt” Irắc lần thứ nhất.
- Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tiến hành 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Irắc. Các cuộc chiến
trang giúp cho công nghiệp quân sự Mỹ phát triển và thu lợi.
- Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô làm cho Mỹ trở thành siêu
cường mạnh nhất thế giới trong vòng hơn một thập niên.
- Những năm đầu thập niên 1990, kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ suy thoái sau thời gian tăng
trưởng kéo dài. Cùng với việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ nhanh chóng điều chỉnh chiến
lược kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng những lợi thế so sánh tối ưu trong bối cảnh cách mạng tin học và toàn cầu hóa.
- Dưới thời B.Clinton, với khẩu hiệu “Tập trung vào kinh tế như một tia lade” đến đầu năm
2000, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kéo dài.
- Trên lĩnh vực an ninh, Mỹ triển khai mô hình an ninh “đại bàng” với đầy là Bắc Mỹ và hai cánh:
+ cánh thứ nhất là châu Âu - Đại Tây Dương với NATO
+ cánh thứ hai là châu Á - Thái Bình Dương.
- Mỹ xúc tiến thiết lập một thế chế thương mại toàn cầu bằng việc thúc đẩy chuyển hóa
GATT thành Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào đầu năm 1995.
- Đây là một thành công trong kinh tế của Mỹ, thể chế hóa quá trình cạnh tranh kinh tế toàn
cầu bằng việc xác lập những quy tắc và luật chơi chung có lợi cho Mỹ.
=> Những sự kiện này cho thấy Mỹ đã kết hợp được lợi ích giữa việc phát triển công nghiệp
quân sự với các vấn đề chính trị - an ninh.
- Sau chiến tranh lạnh, Mỹ chủ động thành lập các khu vực thương mại tự do như Khu vực
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
- Mỹ đẩy mạnh việc chủ động lựa chọn đối tác để hợp tác thương mại. Điều này phản ánh
quan hệ tương tác giữa kinh tế và chính trị quốc tế: cạnh tranh kinh tế khu vực, tập hợp lực lượng 16
và xác lập vai trò lãnh đạo trong đàm phán WTO, mà ở đó sự tính toán của Mỹ trên các phương
diện chính trị, kinh tế, an ninh và sự ảnh hưởng của Mỹ đều đạt được.
- Bước sang thế kỷ XXI, Mỹ không còn ở vị trí số 1 mặc dù vẫn giữ vai trò quyền lực trong
các vấn đề của thế giới. Đối với vấn đề nội bộ của nước khác, tầm ảnh hưởng của Mỹ hạn chế và ít
mang tính quyết định hơn. Trật tự thế giới mới đang được sắp xếp lại, ở đó Mỹ không phải là quốc
gia thống trị mà cần có những điều chỉnh để thích nghi, hành xử nhằm đạt các mục tiêu đối nội, đối ngoại.
- Mỹ là cường quốc đi đầu trong chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức. Mỹ đã tăng cường các
hoạt động nhằm kiểm soát và khống chế nguồn nguyên liệu này thông qua chính sách đối với các
khu vực Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á, Bắc Phi, Tây Phi, đây đều là các khu vực có vị trí
địa-chính trị quan trọng, vừa là đầu mối giao thông, vừa là khu vực giàu có về dầu mỏ.
- Năm 2009, Mỹ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và tâm lý, dư luận trong nước mệt mỏi
sau khi trải qua một thập niên của “cuộc chiến tranh sợ hãi” và “cuộc chiến tranh dài hạn” dưới
thời Tổng thống George W.Bush.
- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Mỹ chuyển hướng biểu hiện ôn hòa hơn, song thực
chất vẫn giữ vị trí thủ lĩnh, phát huy vai trò một cách gián tiếp.
- Trong những vấn đề mang lại lợi ích có tính sống còn, Mỹ sẽ dẫn đầu các chiến dịch và có
xu hướng chấp thuận việc sử dụng dụng vũ lực trực tiếp hay gián tiếp.
- Sự bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu cũng khiến cho kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng.
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành mối đe dọa đối với quyền bá chủ kinh tế của Mỹ, là
nguyên nhân có thể dẫn đến sự dịch chuyển trật tự chính trị thế giới và chi phối quá trình vận động
địa - chính trị toàn cầu trong tương lai.
- Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng, song kinh tế Mỹ đang có
những dấu hiệu phục hồi. Mỹ vẫn là trung tâm khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Đồng USD vẫn
tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thế tiền tế quốc tế.
- Hiện nay, mặc dù Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức, vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn
cầu suy giảm, khủng hoảng kinh tế trong nước và sự cạnh tranh của các cường quốc mới nổi…
song trong tương lai gần Mỹ vẫn giữ vai trò lãnh đạo thế giới và quá trình vận động địa - chính trị
của quốc gia này sẽ tiếp tục gây tác động, gây ảnh hưởng lớn đến sự vận động địa - chính trị toàn cầu.
13. Phân tích đặc điểm lịch sử chính trị châu Phi?
Đặc điểm lịch sử, chính trị:
- Châu Phi là châu lục lớn t3 trên thế giới. Châu Phi là châu lục già cỗi và là một trong những
cái nôi hình thành con người trên thế giới.
- Những dấu tích chứng tỏ sự xuất hiện con người tìm thấy ở châu lục này có niên đại khoảng
25.000 năm trước. Khoảng năm 3300 trước Công nguyên, Nhà nước Ai Cập ra đời, phát
triển và có ảnh hưởng rộng ở châu lục.
- Các quốc gia - dân tộc ở châu Phi hình thành không đồng đều, quá trình phân hóa giai cấp
diễn ra chậm chạp. Hiện châu Phi có 59 quốc gia, vùng lãnh thổ, chia thành năm khu vực. -
Năm 343 TCN, nền văn hóa Ai cập cổ đại phát triển rực rỡ với những kim tự tháp nổi
tiếng và nhiều phát minh khoa học khác. Tuy nhiên, các quốc gia-dân tộc ở châu Phi hình 17
thành không đồng đều, quá trình phân hóa giai cấp diễn ra chậm chạp. Hiện châu Phi có 59
quốc gia, vùng lãnh thổ, chia thành 5 khu vực: a) Bắc Phi:
- Bao gồm: Angieri, Ai cập, Libi, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Xu-đăng, Tuy-ni-di, Xa-ra-uy.
- Thế kỷ XVIII, Bắc Phi bị đế quốc Ot-to-man xâm lược. Đầu thế kỷ XIX, nhân dân Ai Cập đấu
tranh giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Ottoman.
- Bắc Phi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ả-rập và văn minh phương tây nên các quốc gia được hình
thành và tương đối phát triển
- Năm 1859, kênh đào Suez được khởi công và hoàn thành sau 10 năm (1869).
- Kênh đào Suez với vị trí chiến lược quan trọng, kiểm soát tuyến đường ngắn nhất nối các
châu lục đã tạo cho Bắc Phi một vị trí đắc địa trong thông thương trên biển và đi vào các
vùng kinh tế phát triển, các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên trên thế giới b) Đông Phi:
- Hay còn gọi là “Sừng châu Phi” và 10 quốc gia
- Trước khi trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức, các quốc gia ở đây đã bước
vào thời kỳ tổ chức nhà nước trung ương tập quyền với tinh thần dân tộc điển hình
- Quá trình thực dân hóa ở Đông Phi diễn ra quyết liệt, các quốc gia đều lần lượt trở thành
thuộc địa của phương Tây
- Đông Phi là khu vực thường xuyên diễn ra xung đột, nội chiến và bất ổn về chính trị c) Tây Phi:
- Có diện tích hơn 6.140.000 km2 gồm 16 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Thế kỷ XV, các nước Tây Phi vẫn là vương quốc buôn bán nô lệ cho người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp.
- Năm 1957, Ghana giành được độc lập. Năm 1974, toàn bộ các quốc gia Tây Phi đều giành
được độc lập, nhưng phải đối diện với nạn nghèo đói, kinh tế chậm phát triển, khoa học-kỹ
thuật lạc hậu, bệnh AIDS, xung đột sắc tộc và nội chiến tràn lan. d) Trung Phi:
- Gồm các nước: Ca-mơ-run, Ăng-gô-la, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông,
Ghi-nê xích đạo, Xao Tô-mê và Prin-xi-pê, Sát.
- Trung Phi có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự.
- Đây là khu vực bị thực dân Anh, Bồ Đào Nha, Bỉ xâm lược, thống trị hết sức hà khắc và tàn bạo.
- Từ thế XVI, nơi đây diễn ra các cuộc vây bắt người da đen làm nô lệ hết sức dã man và đến
giữa thế kỷ XIX mới chấm dứt việc buôn bán nô lệ ở khu vực này. e) Nam Phi:
- Gồm 13 quốc gia: Ăng-gô-la, Bốt-xoa-na, Cô-mo, Lê-xô-thô, Madagascar, Malawi, Mô-ri-
xơ, Mô-dăm-bích, Namibia, Nam Phi, Xoa-di-len, Dăm-bia, Dim-ba-buê
- Nam Phi có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm nút giao thông đường biển quan trọng qua
mũi Hảo Vọng, là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
=> Sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là từ năm 1960, phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, các nước châu Phi lần lượt giành được độc lập.
=> Đa số các nước châu Phi xây dựng thể chế chính trị cộng hòa, quân chủ lập hiến,.. Song
vốn là những nước thuộc địa, ra đời trên cơ sở phân chia biên giới do các nước đế quốc
quyết định, nên tính cố kết dân tộc còn lỏng lẻo, mâu thuẫn giữa các dân tộc, đảng phái
thường xuyên xảy ra tại các nước châu Phi.
=> Mặc dù đã giành được độc lập, nhưng giữa nhiều nước ở châu Phi vẫn xảy ra các cuộc
xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực. Bên cạnh đó, cuộc chiến chống lại đói
nghèo, bệnh tật, lạc hậu, phân biệt chủng tộc cũng là cuộc chiến kiên trì, lâu dài và bền bỉ ở châu Phi. MY: 18
14. Phân tích đặc điểm lịch sử chính trị của Việt Nam?
a. Đặc điểm lịch sử Việt Nam:
Việt Nam là một trong những cái nôi hình thành loài người.
● Ý thức về tự do, độc lập dân tộc mạnh mẽ:
Lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam gắn liền giữa dựng nước và giữ nước; sau thời kỳ Bắc thuộc,
bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được gìn giữ. Ý thức về tự do, độc lập dân tộc mạnh mẽ, thế hiện trong
lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc qua các thời kỳ lịch sử: từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Bí, Ngô Quyền,,... đến thời đại Hồ Chí Minh với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ thắng lợi, đem lại nền độc lập, tự do cho dân tộc, góp phần làm thay đổi cục diện khu vực và thế giới.
● Tinh thần yêu nước, yêu độc lập và truyền thống chống ngoại xâm:
Thể hiện rõ trong văn hóa tư tưởng, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tâm thức tư tưởng của mỗi
người dân Việt Nam. Tinh thần đó bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu thương con người - nhân
loại, yêu quê hương, yêu cuộc sống hòa bình. Đó là cội nguồn sức mạnh đoàn kết dân tộc, là sức
mạnh mang đậm tính nhân văn của sự tự vệ chính đáng, vừa chứa đựng những nét đẹp đặc sắc
riêng, vừa tiêu biểu cho tình yêu hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới.
b. Đặc điểm chính trị Việt Nam:
● Không có sự phân chia giai cấp rõ ràng giữa các giai cấp của các dân tộc Việt Nam:
- Đây là nét nhân văn, đặc trưng trong quá trình phát triển chính trị của Việt Nam.
- Trong suốt chiều dài lịch sử, Nhà nước Việt Nam ra đời là trung tâm đoàn kết dân tộc, Nhà
nước không phải là công cụ đàn áp giai cấp. Là một nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn, lại
luôn phải đối mặt với những thế lực ngoại xâm hùng mạnh, người dân Việt Nam đã bồi đắp
nên truyền thống đoàn kết, sự thống nhất trong đa dạng giữa các dân tộc.
● Hệ thống chính trị thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam:
- Việt Nam gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chính thể nhà nước xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư.
- Quốc hội theo Hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có quyền lập hiến và lập
pháp. Quốc hội có nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, là cơ quan giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, Chủ
tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban Chấp hành Trung ương.
- Chủ tịch nước theo Hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước, được Quốc hội bầu trong số
đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: công bố hiến pháp, luật, pháp
lệnh,....Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm
kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới bầu ra Chủ tịch nước.
- Chính phủ theo Hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát 19
và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ
tịch nước. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chính phủ gồm có Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu
Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, không có
quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ
tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn,
đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các công chức này đều do Bộ Chính trị quản lý.
- Các Thứ trưởng và chức vụ tương đương do Thủ tướng bố nhiệm, Ban Bí thư thông qua và quản lý.
- Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang Bộ, ngoài ra Chính phủ còn quản lý 5
cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thông tấn xã Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
15. Phân tích vai trò của các nước lớn đối với quá trình vận động địa chính trị châu Á từ năm 1991 đến nay?
Từ năm 1991 đến nay, các nước lớn đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động địa
chính trị châu Á. Dưới đây là một số điểm đặc trưng về vai trò của các nước lớn trong giai đoạn này: a. Trung Quốc:
Trung Quốc có diện tích đứng thứ năm thế giới với khoảng 9,6 triệu km2, chiếm 1/4 diện
tích châu Á, biên giới giáp với 15 quốc gia ,Trung Quốc có nền văn hóa cổ đại phát triển
rực rỡ với nhiều giá trị ảnh hưởng tới các quốc gia trong khu vực. Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa ra đời ngày 01/10/1949. Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách
cải cách mở cửa, gọi là "10 năm phục hồi kinh tế". Từ đó đến nay, kinh tế Trung Quốc liên
tục đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 8-9%.
- Trung Quốc đã có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách và kinh tế của các quốc gia khác trong
khu vực. Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế đã củng cố vị thế của Trung Quốc như một đối
tác thương mại quan trọng cho nhiều quốc gia trong khu vực.
- Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tham gia tích cực vào các tổ chức khu vực như ASEAN và
đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị và an ninh châu Á. b. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã có sự ảnh hưởng đáng kể
đến quá trình vận động địa chính trị châu Á.
- Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp viện trợ phát triển và đầu tư cho
các quốc gia trong khu vực.
- Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác khu vực và đóng
vai trò xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia châu Á khác. 20