-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vấn đề ôn tập quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các khái niệm “Quan hệ quốc tế”, “Quan hệ chính trị quốc tế”. Vấn đề mang tính quy luật: Mức độ cùng phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Các khái niệm: “Chủ thể quan hệ quốc tế”, “Quốc gia”, “Chủ quyền”, “Sức mạnh quốc gia”, “Lợi ích quốc gia”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ quốc tế 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Vấn đề ôn tập quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các khái niệm “Quan hệ quốc tế”, “Quan hệ chính trị quốc tế”. Vấn đề mang tính quy luật: Mức độ cùng phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Các khái niệm: “Chủ thể quan hệ quốc tế”, “Quốc gia”, “Chủ quyền”, “Sức mạnh quốc gia”, “Lợi ích quốc gia”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ quốc tế 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
VẤN ĐỀ ÔN TẬP
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG 2TC Chương 1:
1. Các khái niệm “Quan hệ quốc tế”, “Quan hệ chính trị quốc tế”
- Quan hệ quốc tế: Là sự tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế vượt
qua khỏi phạm vi biên giới quốc gia
- Quan hệ chính trị quốc tế:
2. Vấn đề mang tính quy luật: Mức độ cùng phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Chương 2:
1. Các khái niệm: “Chủ thể quan hệ quốc tế”, “Quốc gia”, “Chủ quyền”, “Sức
mạnh quốc gia”, “Lợi ích quốc gia”
2. Phân loại chủ thể quan hệ quốc tế
3. Các yếu tố cấu thành nên sức mạnh quốc gia
4. Khái niệm, phân loại các tổ chức quốc tế Chương 6:
* Khái niệm xung đột quốc tế:
xung đột quốc tế là những mâu thuẫn giữa các chủ thể quan hệ quốc tế về những vấn đề lợi ích
1. Nguyên nhân xung đột quốc tế
* Nguyên nhân bên ngoài
(1) Bối cảnh quốc tế và khu vực
bối cảnh quốc tế và khu vực tác động lớn đến việc xảy ra các cuộc xung đột VD:
- Giữa thế kỷ XVI, các nước châu Âu bắt đầu hình thành chủ nghĩa tư bản và
bành trướng lãnh thổ sang các nước châu Á và châu Phi các nước trong khu
vực cạnh tranh lẫn nhau để tìm kiếm thuộc địa, phân chia lại thị trường trên thế
giới, từ đó dẫn tới sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- phe Đồng minh và trục Phát xít đối đầu
mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng
(2) Sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm
quyền lực trên thế giới. - Liên Xô tan rã
Mỹ mang tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực do
mình lãnh đạo, còn ngược lại các nước lớn khác lại mong muốn thiết lập trật tự
thế giới đa cực quá trình chia t
ách và tập hợp lực lượng
VD: Liên bang Nam Tư tan rã, mở rộng NATO, sự ra đời liên minh an
ninh, sự ra đời Tổ chức hợp tác Thượng Hải, sự củng cố ASEAN, sự thành lập
các liên minh an ninh – chính trị mới tại Ấn Độ - Thái Bình Dương như QUAD, AUKUS…
- bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên kết thúc bằng các cuộc xung đột
VD: bất đồng xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran, việc triển khai
chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu…
- khi sụp đổ hoặc có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế
VD: Ukraine, Gruzia và một số nước Đông Âu trong quan hệ giữa Nga và Mỹ
(3) Đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới
Xung đột quốc tế xảy ra:
- khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để xem xét vị trí của một quốc
gia trong hệ thống chính trị quốc tế,
- khi một quốc gia đáng lẽ có thể có vị trí cao trong hệ thống chuẩn mực
này, nhưng lại có vị trí yếu hơn hoặc thấp hơn trong hệ thống chuẩn mực khác
VD: cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, việc nhóm các
nước Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Brazil vận động thay đổi cơ cấu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc…
Nguyên nhân bên trong
A. Một là, các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các
chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng
đồng dân tộc, tôn giáo.
- Nguyên nhân lãnh thổ: biểu hiện qua các tranh cãi về biên giới, lãnh thổ;
các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Ví dụ: Israel và Palestine, Ấn Độ và
Pakistan (vùng Kashmir), Nhật Bản và Hàn Quốc (đảo Đốc Đô)…
- Nguyên nhân chính trị: biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến sự
khác biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
công việc nội bộ của nước khác; phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước
khác; ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền, xây
dựng các chính phủ bù nhìn…
- Nguyên nhân tôn giáo: thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn
giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt,
ngược đãi tín ngưỡng. VD: xung đột giữa các nhóm Đạo Hồi ở Iraq, giữa các
nước Ả Rập (Hồi giáo) và Israel (Do thái giáo)…
- Nguyên nhân kinh tế: biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại;
phong toả hàng hoá; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc
quyền sản xuất, phương pháp bán hàng… VD: chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung, Mỹ cấm vận Cuba…
- Nguyên nhân tài nguyên, môi trường: biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu lửa, khí đốt
thềm lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi,
thủy điện trên các dòng sông; gây ô nhiễm không khí, nạn khói mù; áp dụng
các tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu…
VD: xây các đập thuỷ điện trên thượng lưu sông Mê-kông dẫn tới thiếu nước
trầm trọng tại hạ nguồn
B. Hai là, các nguyên nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong lòng
mỗi quốc gia.
- Sự tồn tại trong mỗi lòng mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc
ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng. VD:
Kosovo (Serbia), vùng Quebec (Canađa), vùng Tân Cương (Trung Quốc)…
- Sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao
độ ở trung ương. VD: Việc bán đảo Crimea trở về với nước Nga,
Montenegro ly khai khỏi Serbia, hay Timor Leste ly khai khỏi Indonesia…
- Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời của
các thế lực chính trị, kinh tế mới.
- Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa hòa
giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trò đảm bảo sự điều phối và giải
quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột. VD: đảo chính tại Afghanistan
năm 2021, hay hàng loạt cuộc đảo chính trong phong trào Mùa xuân Ả rập…
2. Khái niệm và phân loại hợp tác quốc tế
- Khái niệm: Hợp tác quốc tế là việc phối hợp hoạt động giữa hai hay nhiều
chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện các lợi ích nhất định - Phân loại:
+ Hợp tác song phương: khi có hai chủ thể tham gia
Là quan hệ giữa hai quốc gia; phổ biến nhất trong quan hệ quốc tế nói
chung và có thể được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội và giữa các đối tác thuộc cơ cấu nhà nước của hai bên
Hình thức hợp tác giữa các chính đảng, các tổ chức chính trị xã hội và
các tổ chức nhân dân giữa hai nước
+ Hợp tác đa phương: khi có nhiều chủ thể tham gia
* biểu hiện thông qua các tổ chức quốc tế, các diễn đàn và hội nghị quốc tế
* giữa các quốc gia, các chính đảng, hoặc các tổ chức chính trị xã hội, có thể ở
cấp độ khu vực, liên khu vực, châu lục và có thể ở lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, tôn giáo, văn hóa…
* cấp độ cao nhất: hợp tác toàn cầu. Cơ sở: trùng hợp lợi ích giữa các quốc
gia trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu
3. Các thực trạng: vấn đề dịch bệnh (thế giới, Việt Nam, Covid-19), xung
đột – chiến tranh (thế giới, châu Á, Israel - Palestine), bùng nổ dân số (thế
giới, châu Phi), bảo vệ môi trường sống (thế giới, Việt Nam)
4. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh bảo
vệ hoà bình, hạn chế bùng nổ dân số, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường