-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề ôn tập thi vấn đáp cơ sở lí luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Là hoạt động truyền thông đại chúng: cũng bao gồm bản chất của hoạt động truyền thông nói chung, đó là: phương tiện và phương thức thông tin – giao tiếp xã hội; phương tiện và phương thức liên kết xã hội; phương tiện và phương thức can thiệp xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Cơ sở lí luận báo chí 25 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Vấn đề ôn tập thi vấn đáp cơ sở lí luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Là hoạt động truyền thông đại chúng: cũng bao gồm bản chất của hoạt động truyền thông nói chung, đó là: phương tiện và phương thức thông tin – giao tiếp xã hội; phương tiện và phương thức liên kết xã hội; phương tiện và phương thức can thiệp xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Cơ sở lí luận báo chí 25 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
VẤN ĐỀ ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP CSLLBC K42
1. Bản chất xã hội của hoạt động báo chí – truyền thông
- Là hoạt động truyền thông đại chúng: cũng bao gồm bản chất
của hoạt động truyền thông nói chung, đó là: phương tiện và
phương thức thông tin – giao tiếp xã hội; phương tiện và
phương thức liên kết xã hội; phương tiện và phương thức can thiệp xã hội
- Là hoạt động chính trị xã hội:
+ Hoạt động chính trị: được thể hiện trên các bình diện khác
nhau như tuyên truyền lý tưởng chính trị, quan điểm và đường
lối chtri; tập hợp và tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ
vũ hành động và phong trào chính trị,... -> nhìn chung là thể
hiện việc báo chí phục vụ chính sách đối nội và đối ngoại, đáp
ứng những yêu cầu cụ thể of đảng và nhà nước
+ Hoạt động xã hội: vì sự phtrien của xã hội, vì lợi ích cộng
đồng; khơi dậy phong trào xã hội rộng khắp; tập hợp nguồn lực
trí tuệ và cảm xúc để tìm cách tháo gỡ khó khăn, giáo dục ý
thức xã hội, ý thức cộng đồng...
- Là hoạt động kinh tế - dịch vụ:
+ cơ quan báo chí đc coi như một doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa và cung ứng dịch vụ
+ quản lý cơ quan báo chí coi như quản trị doanh nghiệp; sản
phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa; dịch vụ báo chí là dịch vụ
xã hội, bao gồm dịch vụ công ích và dịch vụ thương mại
2. Hiểu biết quan niệm chung về báo chí
*) Báo chí trong quan niệm của dân gian:
- Trong xh VN ngày trước, báo chí đc ví như thằng mõ, là ng mách
lẻo, đưa chuyện, hóng hớt -> nói lên sự hời hợt nhanh nhảu đoảng
của 1 số phóng viên báo chí đưa tin sai sự thật do tác phong làm
việc qua loa đại khái, không kiểm chứng nguồn tin
- Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo,
thông tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều ng
biết, là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin công khai
- Ở góc tiếp cận từ lý thuyết, báo chí đc coi là những tư liệu sinh
hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã
và đang diễn ra cho 1 nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích
nhất định, xuát bản định kì và đều đăn. Tuy nhiên quan niệm này
mới chỉ nói đến vẻ bề ngoài của báo chí mà chưa phản ánh đc cái bên trong
*) Hai quan niệm báo chí đối lập
- Theo quan điểm của giai cấp tư sản: báo chí là phương tiện thông
tin – thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và k phụ thuộc vào chtri
- Theo quan điểm của giai cấp vô sản: báo chí là công cụ tuyên
truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng –
văn hóa; báo chí là 1 bộ phận k thể tách rời trong bộ máy tổ chức
của đảng cộng sản, là cơ quan ngôn luận của tổ chức đảng
*) Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thốg:
- - là quan điểm nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng trong sự cấu
thành bởi nhiều yếu tố, các yếu tố này được liên kết với nhau thông
qua các quan hệ ràng buộc và chi phối lẫn nhau trong những đkien
cụ thể, trong không gian, thời gian xác định và cùng vận động theo
một phương hướng nhất định (???)
3. Đặc điểm thông tin báo chí đương đại (8 đặc điểm)
- Thông tin thời sự: báo chí thông tin sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra
- Tính công khai of báo chí: báo chí thông tin sự kiện, xã hội hóa
sự kiện, vấn đề từ một góc phố, làng quê,.. làm cho nó trở thành
sự kiện, vấn đề xh, thậm chí là toàn cầu
- Tính mục đích của thông tin báo chí: mục đích của báo chí
chính là mục đích chính trị, tuy nhiên hd của báo chí k chỉ nhằm
mục đích chtri mà còn nhằm các mục đích khác như văn hóa, dân sinh,...
- Thông tin báo chí có tính định kì, đều đặn: báo chí liên tục cung
cấp thông tin từng ngày từng giờ
- Tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều: nhiều kiểu cách thông
tin, nhiều dạng biểu hiện khác nhau (về đối tượng phản ánh:
nhiều lĩnh vực; về đối tượng tác động: nhiều nhóm đối tượng;
về sở thích, nhu cầu thị hiếu; kênh truyền tải đa dạng: báo in,
phát thanh,...;...) thông tin đưa ra đc nhìn nhận từ mọi mặt mọi chiều hướng
- Tính dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo: báo chí đem đến cho công
chúng những bài viết, thông tin mà trình độ chung của nhân dân có thể hiểu dễ dàng
- Tính tương tác: sự tác động, giao tiếp hai chiều qua lại giữa chủ
thể vs khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông vs công
chúng trong những đkien và vấn đề cụ thể nào đó. Tương tác
càng nhiều, càng bình đẳng thì năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao
- Tính đa phương tiện: cho phép kết hợp các loại hình truyền
thông để gây chú ý, hấp dẫn và gia tăng khả năng thuyết phục công chúng
4. Thế mạnh, hạn chế và năng lực cạnh tranh của mỗi loại hình báo chí *) Báo in:
- khái niệm: báo in là những ấn phẩm xuất bản định kì, bằng kí
hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về
các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãu và định kì nhằm
phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định. - thế mạnh:
+ báo in có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những
vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc vớ độ tin cậy cao, báo
in tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục tình cảm và lý trí
con ng bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông
qua các luận điểm, luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực
+ người đọc có thể hoàn toàn chủ động về không gian, thời gian và
tư thế trong việc tiêos nhận thông tin, mặt khác có thể đọc đi đọc
lại một ấn phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông tin về
những vấn đề phức tạp, tế nhị.
+ thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao, dễ bảo
quản, nhất là đối với 1 nước ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta
+ có thể dễ dàng chuyền tay nhau accs ấn phẩm báo in và bản tin
thời sự, do đó công chúng trực tiếp có khả năng lây lan kết nối với
công chúng gián tiếp, hình thành dư luận xã hội bền vững hơn.
+ đề tài và nguồn tin trên báo in có thể là nguồn tin cho các loại
hình báo chí khác khai thác, phát triển, nhất là truyền hình. - hạn chế:
+ tính thời sự của thông tin chậm
+ ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình
ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn từ không cao và
kỹ thuật viết và trình bày, in ấn k bắt mắt thì sẽ hạn chế tính hấp dẫn
+ việc phát hành báo in tốn kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ thuộc
vào phương tiện vận tải, đường sá giao thông và cả điều kiện thiên nhiên.
+ báo in nhìn chung đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác.
+ trước đây khi mua báo đọc xong, giấy báo cũ được sử dụng vào
nhiều mục đích dân sinh khác, ngày nay giấy báo cũ hầu như chỉ
dùng vào việc tái chế. Phtrien báo in liên quan đến nguồn giấy, vấn
đề trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái, hiện nay tring khi sử
dụng, mực in báo dễ phai dính, sau khi sử dụng tác báo in cũng là vấn đề - Năng lực cạnh tranh:
+ Tuy là trục chính của các phương tiện truyền thông đại chúng
nhưng báo in hiện tại khó cạnh tranh với các loại hình báo chí
khác. Lượng báo in đc phát hành sụt giảm đáng kể, mất nhiều
việc làm và gặp nhiều khó khăn *) Phát thanh:
- khái niệm: phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng
kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyễn đi âm thanh
tác động trực tiếp vào thính giác của người tiếp cận - thế mạnh:
+ có tính tỏa khắp: đó là sựnquangr bá thông tin nhờ sự ohur
sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độc ủa ánh sáng – xấp xỉ 300k km/giây
+ thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời, hàng triệu ng có thể cùng
nghe cùng theo dõi cùng phản ứng. Nhờ đó phát thanh có sức
mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì
+ sống động, riêng tư và thân mật
+ phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền, do đó phát thanh thích
ứng với cộng đồng dân cư mức sống thấp
+ phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khá, k phải tập
chung mọi giác quan vào việc tiếp nhận mọi thông tin
+ phát thanh đến với mọi đối tượng, k phân biệt trình độ văn
hóa cao hay thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe
+ phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ, lời nói của các dân tộc
+ hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận phường, xã,
các ấp dân cư và radio theo ba con lên rẫy vào nương là điều
truyền hình, báo in, báo mạng điện tử không thể sánh kịp - Hạn chế:
+ do tác động theo tuyến tính thời gian nên có thể nghe đoạn
đầu mà bỏ mất đoạn cuối
+ thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ
thông tin qua radio khó khăn và hạn chế
+ trên sóng phát thanh, khó có thể trình bày phân tích những vấn đề phức tạp - Năng lực cạnh tranh:
+ với sự phtrien của internet radio, các phương tiện kỹ thuật số,
công cụ hỗ trợ khác và lớp công chúng trẻ đang tạo cho phát
thanh điều kiện và môi trường phtrien thuận lợi, nâng vao khả
năng cạnh tranh của phát thanh
+ phát thanh vẫn len lỏi trog cuộc sống của con ng, vì thế khả
năng cạnh tranh của phát thanh vẫn còn khá tốt *) truyền hình:
- khái niệm: là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng
hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống với lời
nói, âm nhạc, tiếng động - thế mạnh:
+ việc truyền tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu
sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động
đã tạo nên tính hấp dẫn vô song
+ thông điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu,
thích ứng cho tất cả các nhóm công chúng
+ truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các kỹ năng
hoạt động, các thao tác, đặc biệt là năng lực cổ vũ, kêu gọi hành
động xã hội của đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất
định và trên diện rộng
+ truyền hình là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều
ưu thế vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi quảng cáo - hạn chế:
+ các tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời
gian, làm cho đối tượng tiếp nhận bị động về tốc độ và trình tự
tiếp nhận cũng như phải tập trung vào màn hình.
+ muốn tiếp cận chtrinh truyền hình phải có máy thu
+ chi phí sản xuất chtrinh truyền hình thường cồng kềnh và tốn kém
+ tính tư liệu thấp, khó lưu trữ thông tin cho số đông, mặc dù
các đkien băng đĩa ghi hình hiện đại hơn, rẻ hơn và đã đc cải
thiện nhiều nhờ kỹ thuật và công nghệ số
+ tính hai mặt của truyền hình thể hiện khá rõ nét. Năng lực tác
động mạnh mẽ xét về cả tính tích cực và tiêu cực - Năng lực cạnh tranh:
+ xu hướng ptrien của truyền hình ngày càng gần gũi với đời
sống, ngày càng tiến tới xã hội hóa... nhờ thế mà năng lực cạnh tranh đc nâng cao *) Báo mạng điện tử: - khái niệm:
+ internet: mạng thông tin toàn cầu, đc hình thành trên cơ sở kết
nối các máy tính, website, trang thông tin điện tử trên khắp hành tinh.
+ báo mạng điện tử: là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại
phát triển trên mạng internet toàn cầu. - thế mạnh:
+ cho phép kết nối và truyền tải nội dung lượng thông tin lớn
với tốc độ nhanh, nhờ đó con ng trên khắp hành tinh dễ dàng
truy cập, liên kết vs nhau, chia sẻ trao đổi hình thành dư luận xã
hội và tham gia giải quyết những vde toàn cầu, những vde khu
vực hay từng qgia 1 cách nhanh chóng và hiệu quả
+ tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều
giữa đông đảo công chúng, tạo đkien cho mỗi ng trực tiếp tiếp
cận vs nguồn tin, đa nguồn tin mà không cần phải qua khâu
trung gian biên tập sửa chữa, tần suất tương tác giữa chủ thể và
công chúng truyền thông có đkien thực hiện tốt nhất, cho nên
năng lực và hiệu quả tác động rất lớn
+ có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người
+ khả năng lưu giữ thông tin và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm,
truy cập cũng như kết nối đa nguồn
+ là kênh truyền thông đa phương tiện , sinh động và hấp dẫn có
khả năng lối kéo đông đảo ng tham gia, là sân chơi giải trí, tư vấn,.... bổ ích
+ đối vs nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền thông này
cho phép nắm bắt từng giờ về số lượng, cơ cấu và địa bàn công
chúng nhóm đối tượng tham gia truye cập để có định hướng cho
việc sản xuất và phân bổ thông tin, đồng thời giúp nhà kinh
doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường
+ phương thức truyền thông của bmdt đã giảm đi rất nhiều tính
độc quyền, khả năng nhào nặn, áp đăt thông tin hoặc sự định
hướng áp đạt từ phía các cơ quan quyền lực, mỗi ng đều có thể
bày tỏ thái độ của mình trước những sự kiện và vấn đề thời sự + có khả năng kết nối + có tương tác xã hội
+ có thể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ các thông tin sau khi đã xuất bản,
đồng thời tạo cơ hội cho công chúng truy cập và lưu trữ tư liệu
dưới dạng file hết sức tiện lợi
+ tạo khả năng và cơ hội kinh doanh – dịch vụ, nhất là dịch vụ
gia tăng, dịch vụ đa dạng loại hình để tăng nguồn thu - hạn chế:
+ độ tin cậy của thông tin không cao + vấn đề an ninh mạng
+ tiềm ẩn những nguy cơ biến thành công cụ can thiệp chính trị,
xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước giàu sang các nước
nghèo và những nước đang phát triển - Năng lực cạnh tranh:
+ Hội tụ nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trc đó
+ Có năng lực cạnh tranh tương đối cao trong số các loại hình
báo chí vì đây đang là thời đại phát triển của công nghệ số, internet 5. Công chúng báo chí
*) Công chúng báo chí được hiểu ntn?
- công chúng báo chí có thể được hiểu là một tập hợp (quần thể)
dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng
vào để gây ảnh hưởng. Như vậy, công chúng báo chí đc xem xét
trong mối quan hệ với sản phẩm báo chí, với cơ quan báo chí và với nhà báo.
*) Đối tượng tác động của báo chí? Gồm những thành tố nào?
- đối tượng tác động của báo chí: ý thức quần chúng
( có ý kiến cho rằng đó là ý thức xã hội, công chúng xã hội) - gồm những thành tố:
+ thế giới quan: bức tranh khoa học về hiện thực khách quan, về
cuộc sống đang vận động được phản ánh và quan điểm của con
người với thực tế hiện thực ấy
+ nhân sinh quan: bức tranh nghệ thuật về hiện thực cuộc sống
+ ý thức lịch sử - văn hóa: lớp vòng đệm, là tầng nấc trung gian
truyền dẫn có vai trò thẩm định, so sánh, đối chiếu trong quá trình
tiếp nhận các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mới vs những dữ liệu đc
lưu trữ trong kho tàng tri thức lịch sử văn hóa của mỗi ng, mỗi nhóm công chúng
+ dư luận xã hội: là yếu tố bao phủ từ trung tâm đến lớp vỏ ngoài
cùng, rất nhạy cảm và hỗn hợp. Đó là điểm tiếp xúc, nơi tiếp nhận
của ý thức quần chúng đối với những sự kiện và vấn đề thời sự,
những tác nhân hàng ngày.
*) Cơ chế tác động của báo chí:
6. Chức năng cơ bản của báo chí
*) Chức năng thông tin – giao tiếp:
- Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí.
– Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực
hiện các chức năng khác. Mọi chức năng của báo chí đều được
thực hiện thông qua con đường thông tin
*) Chức năng tư tưởng – cổ vũ hành động
- Là khả năng báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng
bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi
và chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân. Báo chí thực chất và chủ
yếu là cổ vũ, truyền bá, bảo vệ cho một hệ tư tưởng nhất định.
– Chức năng tư tưởng là chức năng thể hiện tính mục đích, là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của báo chí.
*) Chức năng khai sáng – giải trí
– Các phương thức thực hiện cơ bản: Tham gia bảo tồn các hệ
thống giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyền thống; Cổ vũ,
khích lệ năng lực sáng tạo giá trị mới, đồng thời truyền bá và nhân
rộng nhân tố, giá trị mới, động viên tính tích cực xã hội của con
người; Phê phán thói hư tật xấu, các biểu hiện bảo thủ, trị trệ, đấu
tranh chống các hiện tượng phi văn hóa; Giao lưu văn hóa với các
dân tộc, các cộng đồng trên thế giới.
– Tạo điều kiện, tổ chức hướng dẫn công chúng sử dụng thời gian rỗi một cách hữu ích.
– Hiện nay, các loại hình báo chí ở nước ta chưa chú trọng đến các
chương trình trò chơi giải trí nói riêng và các dịch vụ XH nói chung.
*) Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội
– Bảo đảm thông tin hai chiều từ chủ thể và khách thể quản lí, đảm
bảo các quyết định quản lí được thông suốt và thực thi trong thực tế.
– Chức năng giám sát trong xã hội là kịp thời phát hiện những nơi
làm đúng để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm, phát
hiện những nơi trục trặc, làm sai để đấu tranh.
*) Chức năng kinh tế dịch vụ xã hội:
– Ngày nay, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa,
nên hình thành quan niệm đúng về sản phẩm báo phải là sản phẩm hàng hóa.
– Trong chức năng kinh tế – dịch vụ của báo chí, quảng cáo là vấn
đề quan trọng. Đây là chức năng đặc biệt, trong quá trình thực hiện
cần có đội ngũ chuyên nghiệp và quy trình, cách thức, thể chế đặc thù.
7. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí
*) Nguyên tắc khách quan chân thật:
- Sức mạnh, uy tín và danh dự của cơ quan báo chí phụ thuộc trực
tiếp vào độ khách quan, chân thạt của thông tin mà họ cung cấp
cho báo chí. Tuy vạy, hiểu như thế nào là khách quan và chân thật
và vận dụng nó trong hoạt động nghề nghiệp không phải là vấn đề đơn giản.
- Khách quan trong hoạt động báo chí được hiểu là việc thông tin,
phản ánh các sự kiện và vấn đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn
có của nó, không thêm bớt, không thiên lệch, thiên vị, thông tin sự
kiện như nó vốn có trong thực tiễn.
- Chân thật là phản ánh đúng với bản chất hiện thực khách quan của thông tin sự kiện.
- Để đảm báo tính khách quan, chân thật, nhà báo phải lao động
nghiêm túc, có kiến thức, kinh nghiệm, trí tuệ, đạo đức, trách
nhiệm xã hội và bản lĩnh nghề nghiệp.
- Tính khách quan trong báo chí chỉ là tương đối.
- Tính trung thực của báo chí là vấn đề rất cần chú ý trong thực
hiện nguyên tắc này. Người làm báo phải nhận thức tự giác về
hành nghề, quan điểm và thái độ hành nghề đúng, có kiến thức, kinh nghiệm. *) Tính khuynh hướng:
- bất kì tác phẩm văn học nghệ thuật hay báo chí đều bộc lộ tính
khuynh hướng của nó. Bất kì cơ quan báo chí nào dù là tư nhân
hay báo chí nhà nước đều bộc lộ tính khuynh hướng chính trị nhất định.
- Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng trong hoạt động
báo chí. Tính khuynh hướng thể hiện như một nguyên tắc tất yếu
và phổ biến trong hoạt động báo chí.
- Tính Đảng đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần phải tự
giác và nhiệt thành tuyên truyền, giáo dục quan điểm, tư tưởng,
đường lối chính sách của Đảng.
*) Tính nhân dân, dân chủ
- Tính nhân dân là sự phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng,
lợi ích của nhân dân thông qua nội dung, hình thức tác phẩm báo chí, truyền thông.
– Tính nhân dân thể hiện ở chỗ nhà báo khi thông tin, giải thích và
giải đáp sự kiện, vấn đề luôn xuất phát từ lập trường lợi ích của
nhân dân, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
– Các cấp độ khác nhau trong biểu hiện tính nhân dân: Lấy lợi ích
chính đáng của nhân dân làm trọng, Nhân dân là đối tượng tác
động, đối tượng thuyết phục, là nguồn sức mạnh của báo chí.
Trong báo chí, hình ảnh nhân dân nói chung và công dân nói riêng
cần được đề cao và trở thành cảm hứng chủ đạo của nhà báo.
– Phản ánh được tâm tư tình cảm, suy nghĩ, lợi ích và mong đợi
của nhân dân, thực chất báo chí đã thể hiện được tính dân chủ.
– Thể hiện tính nhân dân dân chủ, báo chí còn chú trọng cung cấp
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về mọi mặt đời sống vừa thỏa
mãn nhu cầu dân trí, đáp ứng nguyện vọng thể hiện tính dân chủ.
*) Tính dân tộc và tính quốc tế:
- Tính dân tộc gắn liền với tính quốc tế của hoạt động báo chí.
Chúng ta coi tính dân tộc và tính quốc tế là một nguyên tắc trong
hoạt động không thể thiếu truyền thông đại chúng.
– Tính dân tộc là cơ sở nhận thức – tinh thần cho mọi hoạt động
báo chí, đó cũng là nguyên tắc tính dân tộc của báo chí. Nền báo
chí cách mạng chúng ta ra đời trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc. Do vậy, chủ đề xuyên suốt mấy chục năm của báo
chí nước ta là chủ đề cách mạng, giải phóng dân tộc, kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc.Ở cấp độ khác tính dân tộc còn đòi hỏi báo chí tôn
trọng và đấu tranh bảo vệ lợi ích, bản sắc văn hóa.
– Tính quốc tế bao gồm tính đoàn kết và hợp tác quốc tế trong hoạt
động báo chí được quy định bởi nhu cầu mở rộng thông tin của
đông đảo quần chúng, bởi phạm vi và tính chất nghề nghiệp của
bản thân nhà báo và đặc biệt là xu thế quốc tế hóa mọi hoạt động
của đời sống nhân loại.
– Tính dân tộc và quốc tế đòi hỏi báo chí tham gia xây dựng, bảo
vệ và quảng bá thương hiệu Việt trên phạm vi toàn cầu. *) Tính nhân văn:
- Thấm đẫm tinh thần dân tộc, báo chí Việt Nam tự giác và kiên
quyết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và quyền con người cũng như các giá trị cao cả.
– Trước cuộc sống hàng ngày với rất nhiều sự kiện tốt, xấu, tàn bạo
và nhân văn, chân thành và dối trá diễn ra thì tính nhân văn của
báo chí và niềm tin của công chúng đối với báo chí cần phải được quan tâm đúng mức.
– Tính nhân văn của báo chí vừa là vấn đề có tính chất trừu tượng
nhưng lại rất cụ thể và hiện hữu trong mỗi tác phẩm hay sản phẩm báo chí.
– Các cấp độ thể hiện tính nhân văn: Thứ nhất, mảng đề tài mà báo
chí quan tâm, chú trọng hướng tới các vấn đề, sự kiện thời sự –
mối quan tâm hàng ngày của cộng đồng; Thứ hai, khi tiếp cận
thông tin, nhà báo chọn những góc nhìn nào để ánh lên những giá
trị nhân bản; Thứ ba, cách thức lựa chọn chi tiết thông tin và sự
kiện và vấn đề trong tác phẩm; Thứ tư, ngôn từ và giọng điệu trong
tác phẩm cũng là công cụ quan trọng trực tiếp biểu hiện tính nhân
văn của báo chí; Thứ năm, thời điểm đăng tải tác phẩm – xã hội
hóa sự kiện với tư cách là đối tượng phản ánh với thái độ, quan
điểm tiếp cận của mình.
– Để bảo đảm tính nhân văn, yêu cầu nhà báo cần tích lũy điều
kiện cần và đủ về kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ,
bản lĩnh và kĩ năng thể hiện.
– Tính nhân văn là mục đích cao cả của báo chí.
8. Vấn đề tự do báo chí
- tự do chính là nguyện vọng , mong muốn và năng lực của con
người muốn vươn ra khám phá, chinh phục cái tất yếu – những quy
luật của tự nhiên, xã hội và tư duy
- Tự do báo chí có thể được hiểu là trạng thái k bị ràng buộc hay
cưỡng bức, không bị hạn chế hay cấm đoán trong quá trình tìm
kiếm, trao đổi, giao tiếp, chia sẻ, sản xuất, phổ biến và truyền bá
thông tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người một cách
công khai trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng
- những khía cạnh cần lưu ý:
+ chống viẹc lợi dụng tự do báo chí để tuyên truyền chống phá chế
độ nhà nước, kích động bạo lực, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàndaan, gây bất ổn chính trị. Tức là phải tuân thủ quy định của
pháp luật về những điều đc thông tin và không đc thông tin trên
báo chí, thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của báo chí và nhà báo
+ chống việc lợi dụng tự do báo chí làm lộ bí mật quốc gia hoặc
gây tâm lý bất an trong nhân dân, gây rối trật tự công cộng hoặc
xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, đồng thời chống lợi dụng
tự do báo chí để giật gân câu khách, xâm hạid dến các giá trị văn hóa của cộng đồng
+ chống mọi biẻu hiện lạm dụng công quyền, nhân danh tổ chức,
nhân danh quyền lực để hạn chế tự do báo chí mà việc hạn chế này
k vì lợi ích của dân tộc và đất nước, cộng đồng, k vì lợi ích of đảng
và nhà nước mà thực chất là để mưu lợi cá nhân hoặc vì lợi ích
nhóm - nhất là nhóm nắm giữu quyền lực chính trị và tài chính
9. Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo và con đường học tập, rèn
luyện phấn đấu trở thành nhà báo chuyên nghiệp
*) Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo: 4 nhóm
- Nhóm 1, phẩm chất chính trị, bao gồm tri thức, hiểu biết và kinh
nghiệm chtri, lý tưởng và bản lĩnh chtri, nhạy bén, linh cảm chtri....
-> giúp nhà báo nhìn rõ hơn về thế thái nhân sinh, về cuộc đấu
tranh phức tạp giữa các thế lực, giai cấp...
- nhóm 2, tri thức tổng hợp, nền tảng tri thức bách khoa, kiến thức
ngành, kiến thức lĩnh vực đề tài mà mình chuyên sâu -> giúp nhà
báo có thể thông tin chuẩn xác, giải thích và giải đáp môtk cách
thuyết phục về các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra trong
nhiều lĩnh vực, là cơ sở hình thành nhân cách văn hóa, tầm nhìn
văn hóa và thái độ nhân văn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp
- Nhóm 3, phẩm chất nghề nghiệp: pcnn nhà báo chuyên nghiệp
bắt đầu từ việc nhận thức tự giác về đối tượng công chúng đc phục
vụ và lý tưởng hành nghề - bao gồm hiểu rõ vai trò vị thế xã hội
của nghề báo và nhà báo trong hệ thống xã hội nchung để có ý
thức và thái độ hành nghề đúng đắn, nắm vững các quy luật,
nguyên tắc hoạt độg và chức năng xã hội của báo chí truyền thông
cũng như hệ thống kỹ năng tác nghiệp
- nhóm 4, trách nhiệm xh, đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề