Vấn đề: Phản đối hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam học phần Luật hiến pháp
Vấn đề: Phản đối hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam học phần Luật hiến pháp của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243
Vấn đề: Phản đối hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
Phần I: Thực trạng nước ta hiện nay: Không phản đối cũng không đồng ý
-Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình (2014) quy định: “Không thừa nhận hôn nhân giữa hai người cùng giới”
1. Hôn nhân và Kết hôn ở Việt Nam hiện nay được định nghĩa như thể nào ?
1.1 Phương diện pháp lý: -
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (2014):
+ Khoản 1 Điều 3: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
+ Khoản 5 Điều 3: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
Hiện nay, Hôn nhân vẫn là khái niệm chỉ dành cho các cặp đôi dị tính
+ Khoản 2 Điều 8: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” -
Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không được nhà nước
công nhận và bảo vệ 1.2. Phương diện xã hội:
2. Khái niệm về Giới tính: 2.1.
Dị tính luyến ái:
- Người dị tính luyến ái là sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người không cùng giới tính 2.2. LGBT, LGBTQ+:
- LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính
luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender)
+ Đồng tính luyến ái: là những ngừoi có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với ngừoi cùng giới tính
+ Song tính luyến ái: Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả những người cùng
giới và khác giới tính một cách lâu dài.
+ Người chuyển giới: Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhận giới tính) khác với
biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, bao gồm người chuyển giới đã phẫu thuật và người
chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
- LGBTQ+ là được coi là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng
giới thiểu số trong xã hội.
+ Bao gồm cả những người thuộc Cộng đổng LGBT và các xu hướng tình dục được mở rộng thêm + Q - Queer:
+ I - Intersex: người liên giới tính, những người có đặc điểm giới tính không điển hình là nam
hạy nữ. Chẳng hạn, bé trai có dương vật nhỏ hơn so với kích cỡ trung bình hoặc có 1 rãnh nhỏ gần giống âm đạo
+ A – Asexual: người vô tính, không cảm thấy hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới tính nào
17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức loại đồng tính khỏi danh sách các căn bệnh
- Hôn nhân đồng giới: là hôn nhân giữa 2 người có cùng giới tính sinh học
2.3. Khẳng định quan điểm: Chúng tôi phản đối việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay
Phần II: Nội dung tranh biện:
1. Luận điểm 1: Quyền con người của giới LGBTQ+ không chỉ gắn với cá nhân mà còn
gắn với toàn xã hội: 1.1. Cơ sở pháp lý:
- Khái niệm về quyền con người: lOMoARc PSD|17327243
+ Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc: “ Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu
có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người”
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - 1.2.
Phân tích luận điểm:
- Không đồng ý hợp pháp hoá Hôn nhân đồng giới không vi phạm quyền bình đẳng mà là
cách để cá nhân gắn với toàn xã hội
1.2.1 Luận ý 1: Hợp pháp hoá HNĐG không vi phạm quyền con người:
- Đặc điểm của Quyền con người:
+ Tính phổ biến (universal), tính không thể chuyển nhượng (inalienable), tính không thể phân
chia (indivisible), tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent). 1 - Cụ thể:
+ Tính phổ biến (universal): Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của
của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại,
không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì
- Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý sự khác biệt giữa bình đẳng hình thức và bình đẳng thực chất:
+ Bình đẳng hình thức: cào bằng tất cả, không căn cứ vào sự khác biệt sinh học và sự khác biệt do xã hội quy định
+ Bình đẳng thực chất: là tạo ra sự bình đẳng dựa vào điều kiện cụ thể của cá nhân, là bình
đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người, việc hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng
lực của cá nhân từng người, cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…
mà người đó đang sống.2
- Hợp pháp hoá HNĐG chưa phù hợp với “điều kiện cụ thể” hiện nay: + Quốc tế:
. Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có 29/206 các quốc gia hợp pháp hoá HNĐG điều đó đã chứng
tỏ xu hướng chung của toà thế giới là chưa đồng ý hợp pháp hoá HNĐG
. Vài quốc gia khác hiến pháp hoá luật Hồi giáo trong đó thường được giải nghĩa là cấm hôn nhân đồng giới.
. Hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng
hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái.
. Khoảng 100 quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách trung dung, không coi đồng tính
luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính. + Trong nước:
. Hợp pháp hoá HNĐG vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong toàn xã hội nhất là với thế hệ cha mẹ và
những vùng dân tộc thiểu số
- Hợp pháp hoá HNĐG hiện nay chưa phải là sự lựa chọn hợp lý và dễ dẫn đến mâu thuẫn trong xã hội
1.2.2 Luận ý 2: Hợp pháp hoá HNĐG khiến cá nhân bị tách khỏi xã hội và không phản ánh
được toàn xã hội:
Đa số mọi người trong xã hội vẫn chưa chấp nhận hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới:
- Quốc tế: Đa số các quốc gia trên thế giới chưa đồng ý hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới
Việt Nam cùng với hệ thống các quốc gia trên toàn thế giới đều đang thống nhất về giải
pháp để bảo vệ quyền lợi cho LGBTQ+ - Trong nước: 1 lOMoARc PSD|17327243 2
+ Khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định“Kế thừa, phát huy truyền
thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình”. Do đó, việc duy
trì “truyền thống” trong hôn nhân là vô cùng quan trọng. Nhưng truyền thống văn hoá người
Việt ảnh hưởng nặng từ Nho giáo vì vậy đa số mọi người quan niệm rằng “hôn nhân” phải gắn
liền với việc “sinh con”:
- Ví dụ: https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Nhung-gia-tri-co-
bancua-gia-dinh-Viet-Nam-duong-dai-va-mot-so-van-de-dang-dat-ra-168
- Trong 1 cuộc điều tra năm 2021 những yếu tố quyết định trong hôn nhân bao gồm:3 + Sự chung thuỷ (4,55) + Tình yêu thương (4,40) + Bình đẳng (4,30) + Có con (4,24) …
Nhu cầu con cái vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hôn nhân
- Đồng thời, tác giả chũng thực hiện 1 cuộc khảo sát liên quan đến quan điểm về con cái của gia
đình Việt Nam ở cả Nam và Nữ.
+ Đa số Nam và Nữ (3,36 và 3,43) quan điểm rằng “Không có con cuộc đời chẳng có ý nghĩa
gì), số điểm cao hơn hẳn so với ý kiến về việc không có con chung giữa 2 người trong cuộc hôn nhân
- Hầu hết mọi người trong xã hội đang đồng ý rằng việc “kết hôn” sẽ gắn liền với việc “sinh con”
vì vậy hợp pháp hoá HNĐG sẽ phá vỡ định nghĩa về “hôn nhân” của toàn xã hội 1.2.3. Tiểu kết: lOMoARc PSD|17327243 3
- Hợp pháp hoá HNĐG sẽ mang đến những khái niệm khác về “hôn nhân”, “kết hôn”, “gia đình”,
… đồng thời nó cũng xây dựng những “gia đình” với mục đích trái ngược hoàn toàn với đại đa
số ý kiến trong xã hội nhưng bản thân “gia đình” là phần tử tạo nên xã hội, không thể tách rời ra
khỏi xã hội do đó quan điểm của từng “gia đình” phải cân bằng với quan điểm của toàn xã hội
nếu không sẽ nảy sinh những xung đột và mâu thuẫn không đáng.
Khái niệm “hôn nhân” khó được chấp nhận dùng cho những cặp đôi đồng tính 2.
Luận điểm 2: Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới là trái với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền: 2.1. Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013 2.1.1. Khái niệm:
- Nhà nước pháp quyền
+ là 1 trạng thái tồn tại của nn trong xã hội có trạng thái pháp quyền
+ Mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng triệt để vị trí của pháp luật
+ Pháp luật phải ghi hận về quyền con người và quyền công dân
- Yêu cầu về pháp luật với nhà nước pháp quyền
+ Hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi
+ Pháp luật luôn ở vị trí thượng tôn
+ Nn được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân
+ Pháp luật phải bảo đảm sự phân công và kiểm soát giữa các CQNN
+ Pháp luật phải tạo ra xã hội dân sự 2.2.
Phân tích luận điểm:
- Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định
- Để có thể xây dựng NN pháp quyền thì hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi - Cụ thể: + Dân chủ:
. PL phải thể hiện được ý chí của người dân
. PL phải thừa nhận rộng rãi, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và quyền công dân
+ Tiến bộ, phù hợp, khả thi:
. PL phải có hiệu lực với tất cả mọi người
. PL phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan của kinh tế- xã hội và các QHXH
.PL phải thực tế, có thể áp dụng được vào đời sống
- Tuy nhiên việc hợp pháp hoá HNĐG sẽ trái lại với yêu cầu của NN pháp quyền
2.2.1. Luận ý 1: Hợp pháp hoá HNĐG làm mất đi tính dân chủ của pháp luật
- Đa số người dân Việt Nam hiện nay chưa có nhận thức chính xác về LGBTQ+ và chưa sẵn
sàng để chấp nhận hôn nhân đồng giới Dẫn chứng:
- Trong 1 cuộc khảo sát năm 2019 về quan điểm của mọi ngừoi về vấn đề hợp pháp hoá HNĐG
gồm 3 nhóm tuổi tại các thành phố đã cho ta thấy được rằng với nhóm từ 18 đến 34 tuồi số ng
phản đối, ủng hộ và trung lập là như nhau nhưng nhóm 3 là từ 55 tuổi trở lên đa số mọi ngừoi
phản đối và nhóm 2 là nhóm cho kết quả tích cực nhất khi số người ủng hộ bằng số người trung
lập và cao hơn số người phản đối lOMoARc PSD|17327243
- Qua đó ta thấy được rằng sự chuyển biến tích cực chỉ xuất hiện ở nhóm thanh niên và trung
niên còn từ 55 tuổi trở lên- những bậc ông, bà, bố, mẹ,… vẫn chưa mở lòng với HNĐG Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định
- Việt Nam có đặc điểm tiêu biểu là sự đa dạng về mặt thành phần dân cư với 54 dân tộc anh em
mà việc phổ cập thông tin về LGBTQ+ mới chỉ được quan tâm ở những vùng đồng bằng,
thành phố lớn còn những vùng núi cao, dân tộc thiểu số thì thông tin về LGBTQ+ vẫn là những điều mới lạ
Còn tồn tại rất nhiều “khoảng trống” trong việc phổ cập thông tin
- Người DTTS ở Việt Nam chiếm đến 13% tổng số dân (thành phần chưa tiếp cận thông tin về LGBTQ+ 1 cách đầy đủ)
Khó có thể lấy được sự ủng hộ của những người DTTS Dẫn chứng:
- Theo 1 cuộc khảo sát năm 2017 về suy nghĩ của người DTTS về những người đồng tính, người
ta đã thống kê được kết quả và chia thành 3 nhóm: hiểu và chấp nhận, không hiểu nhưng chấp
nhận và không hiểu không chấp nhận. Tuy rằng kết quả của cuộc khảo sát nghiêng về bên chấp
nhận nhưng đa số ý kiến là không hiểu nhưng chấp nhận, dù nhìn vào kết quả ta sẽ thấy đây là
sự khả quan khi số người chấp nhận nhiều hơn nhưng thực chất nó lại là mối nguy hiểm tiềm
tàng khi nhà nước hợp pháp hoá HNĐG bởi:
+ Sẽ đến 1 ngày nếu họ đã hiểu được về người đồng tính là gì nhưng với bản thân họ sau khi
hiểu được vấn đề lại thấy bài xích vs những người đống tính=> Cảm thấy bị lừa dối, bức xúc
=> hình thành mâu thuẫn giữa nhóm LGBTQ+ và nhóm DTTS, hơn cả là mâu thuẫn giữa
DTTS và nhà nước vì họ thấy rằng hành động đó là thể hiện sự thiếu tôn trọng
+ Còn nếu sau khi hợp pháp hoá HNĐG ta không phổ cập kiến thức đến những DTTS thì ta
sẽ làm mất tính dân chủ nghiêm trọng bởi khi đó ta đã dùng phương pháp “ngu dân” để cai trị.
Khoản 3 Điều 26 Hiến pháp 2013 quy định
- Qua đó, ta thấy được hiện nay nhà nước XHCN Việt Nam vẫn đang bảo đảm cho quyền con
người của cả xã hội nói chung cũng như cộng đồng LGBTQ+ nói riêng theo cách phù hợp với
điều kiện cụ thể của cộng đồng LGBTQ+ nhất lOMoARc PSD|17327243
Không hợp pháp hoá HNĐG luật pháp nước ta vẫn thể hiện được quyền con người và
quyền công dân và đảm bảo tính dân chủ nhưng nếu hợp pháp hoá HNĐG thì pháp luật
sẽ trở nên áp đặt, mất tính dân chủ vì đại đa số công dân nước ta phản đối vấn đề này
2.2.2. Luận ý 2: Hợp pháp hoá HNĐG sẽ làm mất đi sự tiến bộ, phù hợp, khả thi của pháp luật:
- Pháp luật và trình độ phát triển về nhận thức của toàn xã hội phải gắn liền với nhau nhưng hiện
nay trình độ phát triển xã hội của nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ để hợp pháp hoá HNĐG bởi :
+ Tốc độ phát triển về trình độ văn hoá còn chậm và thiếu đi sự đồng đều (nhất là nhưungx
khu vực của DTTS ít được quan tâm đến)
Đại đa số những người lớn tuổi, những người thuộc DTTS, thậm chí là những bạn trẻ vẫn
còn mang những thông tin sai lệch về LGBTQ+
Luật Báo Chí 2016 khoản 1 Điều 4 quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng,
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”
+ Căn cứ vào đó ta thấy được báo chí, truyền thông vốn là ngành với mục tiêu mang đến
những thông tin chính xác nhất cũng là công cụ phổ biến nhất mà nhân dân tìm đến khi cần
biết về vấn đề gì nhưng hiện nay qua báo chí hay qua những chương trình truyền hình, hình
ảnh những người thuộc LGBTQ+ phần lớn được đề cập có phần “chế giễu”, cợt nhả, một
chiều,…mà những đại diện cho cộng đồng LGBTQ+ thành đạt, tài giỏi khoảng 3 năm trở lại
đây mới xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình
Dẫn chứng: https://zingnews.vn/tao-quan-2018-bi-cong-dong-lgbt-phan-ung-gay-gat-giotnuoc- tran-ly-post821222.html
Táo Quân vốn là món ăn tinh thần của người dân Việt Nam mỗi đêm giao thừa và hình ảnh
Bắc Đẩu- đại diện của LGBTQ+ với tính cách đanh đá, chua ngoa khi nhắc đến hàng loạt
những sự kiện “nổi cộm” trong năm khiến các Táo “khóc thét”. Vốn là nhân vật được yêu
thích nhưng cô Đẩu của Táo Quân năm 2018 đã tạo nên rất nhiều tranh cãi bởi những câu
thoại như “bọn phụ nữ một nửa”, “chẳng phải nữ cũng chẳng phải năm”, “hifi”- có phần
“động chạm” đến cộng đồng LGBTQ+. Tuy rằng sau đó VTV đã lên tiếng giải thích nhưng
sự việc này phần nào đã khiến người xem nhận ra rằng phải chăng từ trước đến giờ những
nhân vật thuộc cộng đồng LGBTQ+ luôn xuất hiện với vai trò “gây cười”?
Hiện nay, nếu cứ ép buộc xã hội chấp nhận hợp pháp hoá HNĐG thì điều lệ đó sẽ không
phản ánh được trình độ xã hội của nước ta => Nó có thể mang đến sự tiến bộ vì sẽ bắt kịp
với các cường quốc trên thế giới (Mỹ, Hà Lan, Canada,…) nhưng tính khả thi cùng hiệu
quả của pháp luật sẽ bằng không => Không thể thực hiện được điều luật như vậy 2.2.3. Tiểu kết:
- Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội nhưng cũng phải thể hiện được ý
chí của nhân dân, phải phản ánh được nhận thức của nhân dân bởi “đẩy thuyền đi là dân mà
lật thuyền cũng là dân” do đó nếu pháp luật không gắn với đời sống của nhân dân thì sẽ
khiến dân không phục và dẫn đến nhiều hệ luỵ không đáng có
- Đồng thời, việc so sánh Việt Nam cùng những quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hoá Hôn
nhân đồng giới là vô cùng khập khiễng bởi:
+ Nếu so sánh với những nước phương Tây như Hoa Kỳ, Hà Lan, Canada,… đó đều là
những quốc gia có trình độ xã hội và kinh tế phát triển hơn so với Việt Nam. Đồng thời,
những nước phương Tây từ thời cổ đại đã đề cao nền kinh tế, trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia với nhau và thường xuyên xuất hiện những cuộc di dân do đó người phương Tây cổ lOMoARc PSD|17327243
đại luôn có tư tưởng phóng khoáng, dễ thích nghi với những cái mới. Còn bản thân Việt Nam
là nước phương Đông được nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa nước với việc trị thuỷ là
vô cùng quan trọng do đó từ thời cổ đại người phương Đông đã phải liên kết với nhau thành
1 cộng đồng để cùng sinh sống. Đồng thời, tính chất nền KT của phương đông là tự cung tự
cấp, ít phải di chuyển nhờ vào tài nguyên phong phú ven các con sông do đó họ luôn gắn
liền với cộng đồng, tôn trọng những đạo đức, tôn giáo của cả cộng đồng. Những điều đó tuy
rằng có thể thay đổi nhưng sẽ phải mất 1 khoảng thời gian rất dài
+ Nếu so sánh với nước châu Á như Đài Loan cũng là thiếu tính khách quan bởi Đài Loan đã
có đến gần 140 năm là thuộc địa của các nước phương Tây từ rất sớm do đó phần nào chịu
ảnh hưởng bởi văn hoá phương Tây. Còn nước ta đến 1000 năm Bắc thuộc do đó văn hoá từ
nhà Hán đã dần xâm lấn vào truyền thống nước ta và là điển hình văn hoá các nước phương Đông
3. Luận điểm 3: Hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính gây mất trật tự xã hội 3.1. Cơ sở pháp lý: - Hiến pháp 2013:
+ Khoản 2 Điều 38: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người
khác và cộng đồng.”
+ Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
- Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi, bổ sung 2019) trong chương II về: “Nhiệm vụ và
quyền hạn của Chính phủ” tại Điều 20 quy định: “Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” - Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định:
+ Điều 3 về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin: “Mọi công dân đều bình đẳng,
không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được
cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận
lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật...”.
+ Điều 11: “Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp
thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin
nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản
của cá nhân, cơ quan, tổ chức...”
- Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 của Đại Hội đồng Liên
hiệp quốc quy định: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống
riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân.”
- Bộ luật Dân sự năm 2015 - Khoản 1 Điều 38:
“Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”
- Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành
chính về trật tự xã hội do Bộ Công an ban hành
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm về trách nhiệm sử dụng dịch
vụ mạng xã hội (điều 101) như: cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...
3.2.Phân tích luận điểm:
3.2.1. Luận ý 1: Giới LGBTQ tại Việt Nam đang bị biến tướng, lệch lạc tạo nên những trào lưu
gây ảnh hưởng đến xã hội: lOMoARc PSD|17327243
Hợp pháp hoá HNĐG trong thời điểm này liệu có phải là đang ủng hộ cái nhìn sai trái của
giới trẻ về LGBTQ và biến nó thành trend để “a dua” theo dẫn đến “lệch lạc” hoăc ̣ “ngộ
nhận” về xu hướng tính dục
- Khi nguồn kiến thức của giới trẻ về LGBTQ vẫn còn chưa chắc chắn, đúng đắn thì việc
hợp pháp hoá HNĐG như một cách để ngầm khẳng định rằng cách hiểu, cách nghĩ đó
của các bạn là chính xác do pháp luật phải phản ánh được bước tiến của xã hội, phải
đồng hành với vồn kiến thức chung toàn xã hội. Dẫn chứng:
- Hiện nay vẫn còn một vài bạn trẻ cho rằng đồng tính là một dạng bệnh lý và có thể “bị
lây” từ người này sang người khác. Một vài người khác thì có bạn bè từng chuyển từ
những mối quan hệ dị tính luyến ái sang yêu người cùng giới khiến họ cảm thấy lo ngại
rằng những trải nghiệm tình cảm của mình vào những thời điểm nhạy cảm (dạy thì) có
thể chỉ là “ngộ nhận” về xu hướng tính dục của mình và muốn chuyển sang mối quan hệ
đồng tính để “trải nghiệm”
“Tại vì có nhiều người thậm chí họ còn không xác định được giới tính, mình là ai, kiểu như
vậy, và có nhiều đứa nó cứ chơi với những đứa LGBT đấy thì trong quá trình chơi thì tự
nhiên nó không biết được bản thân mình là nam hay nữ. Có nhiều người như vậy thì sau này
rồi nếu xã hội chỉ có người đồng tính kết hôn với nhau thì nó rất là lạ.” (HCM1 - Nam, 20
tuổi) – lời phỏng vấn trong nghiên cứu: “Quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới tại HN và
TPHCM” của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trưởng (iSEE)
- Bên cạnh đó vẫn còn một vài ý kiến cho rằng tình yêu đồng tính là một kiểu phong trào
của giới trẻ, xuất phát từ sự “bồng bột”, “nông nổi” nhất thời.
& Căn cứ Hiến pháp 2013 Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
& Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định:
Điều 3 về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin: “Mọi công dân đều bình đẳng,
không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung
cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho
công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật...”.
Điều 11: “Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin;
hủy hoại thông tin; làm giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức...”
- Việc chia sẻ thông tin trên Internet càng phổ biến, biến tướng khiến một bộ phận những
người thuộc giới LGBTQ lợi dụng mạng xã hội để làm những trò lố lăng, tục tĩu, nhằm
đánh bóng tên tuổi phần nào cũng khiến các bạn trẻ có cái nhìn sai lệch về cả cộng đồng.
VD: Hot girl chuyển giới Linda với những phát ngôn gây shock trên MXH, công chúa thuỷ tề
Tùng Sơn, thảm học TikTok Trần Đức Bo,… Nguyên nhân:
& Căn cứ Hiến pháp 2013 Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Người dân có quyền tự do báo chí, tiép cận thông tin
- Phong trào LGBTQ ở Việt Nam hiện nay rất phát triển với nhiều sự kiện để đem kiến
thức về LGBTQ đến với xã hội. Nhưng phong trào này diễn ra nhỏ lẻ, thiếu tập trung,
ngoài 11 tổ chức đã đăng ký với nhà nước bảo vệ quyền của giới LGBTQ thì còn là
những tổ chức chưa đăng ký chính thức điều đó đã khiến các phong trào trở thành vấn đề gồm 2 mặt: lOMoARc PSD|17327243
+ Mặt tích cực: Cung cấp thông tin chính xác, khoa học và thay đổi dần tư tưởng cổ
hủ, lạc hậu về giới LGBTQ
+ Mặt tiêu cực: Nguồn thông tin với dung lượng lớn sẽ khiến người nhận khó kiểm
soát và dẫn đến tiếp nhận cả những thông tin sai lệch. Từ đó, người nhận thông tin sẽ
có những quan điểm, cách nhìn sai về giới LGBTQ lOMoARc PSD|17327243 -
Trong chương tình học các cấp ở nước ta vẫn chưa đưa vấn đề về cộng đồng LGBTQ vào
giảng dạy, vẫn mang vẻ né tránh khiến các em học sinh khó tiếp thu được nguồn thông tin chính xác Tiểu kết:
3.2.2. Luận ý 2: Hợp pháp hoá HNĐG kéo theo nhiều hiện tượng, vấn đề phức tạp, gây nguy
hại cho toàn xã hội 3.2.2.1.
Luận chứng 1: Các cặp đồng giới có xu hướng xây dựng “open relationship”, “open
marriage” trong thời gian gần đây
Hợp pháp hoá HNĐG có thể trở thành tiền đề để giới LGBTQ yêu cầu ra luật để khuyến khích các mối quan hệ mở:
& Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 của Đại Hội đồng Liên hiệp
quốc quy định: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia
đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân.” & Bộ luật
Dân sự năm 2015 - Khoản 1 Điều 38:
“Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”
Việc yêu đương, quan hệ là quyền cá nhân của mỗi người
Nhưng ở những cặp đồng tính kể cả đã kết hôn thì tỉ lệ tham gia mối quan hệ cũng cao hơn
rất nhiều so với cặp đôi dị tính 3.2.2.1.1. Giải thích:
- “open relationship”: is one where you and your partner agree it’s OK to have sex with other men.
- Mối quan hệ mở: Bạn và người yêu (vợ chồng) đồng ý cho phép đối phương có trải
nghiệm tìm dục với người khác.
3.2.2.1.2. Hiện trạng:
https://today.yougov.com/topics/relationships/articlesreports/2021/04/26/open-
relationships-gender-sexuality-poll
- Trong 1 cuộc khảo sát từ 12-18/4/2021 ở Mỹ có đến 46% người trưởng thành thuộc giới
LGBTQ quan tâm đến mối quan hệ mở, trong khi chỉ 22% cá nhân trong cặp dị tính biết
về vấn đề này.https://blog.lighthouse.lgbt/therapists-guide-open-relationships/
- Theo nghiên cứu trong năm 2013, hơn 50% người đồng tính nam tham gia vào mối quan
hệ mở, trong khi chỉ 3-6% cá nhân của những cặp dị tính tham gia vào mối quan hệ này
- 8/9/2021, cư dân mạng Việt Nam xôn xao trước tin nhắn của cặp đôi đồng tính nam nổi
tiếng H.L và H.T bị công khai bởi 1 chảng trai- người mà cặp đôi này đã gạ gẫm để cùng
tham gia vào “open relationship”
3.2.2.1.3. Nguyên nhân:
https://today.yougov.com/topics/relationships/articlesreports/2021/04/26/open-
relationships-gender-sexuality-poll
- Sức hấp dẫn bởi tình dục không giới hạn nhất là với đồng tính nam (những người có nhu
cầu tình dục cao) – 32% nam giới ở Mỹ quan tâm đến mối quan hệ mở
- Duy trì mối quan hệ lâu dài với “partner” mà không thấy nhàm chán
- Thoát khỏi căng thẳng, gò bó khi bị chói chặt với 1 người
3.2.2.1.4. Tác động:
- Tích cực: https://www.danddfamilylaw.com/same-sex-marriage-divorce-rates/
+Tỷ lệ ly hôn giữa các cặp đồng giới thấp hơn so với các cặp dị tính
• Dẫn chứng: 2018 ở Mỹ có 1% các cặp đồng tính ly hôn < 1.6% tỷ lệ ly hôn của các cặp dị tính lOMoARc PSD|17327243
Hiến pháp 2013: Khoản 2 Điều 38: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của
người khác và cộng đồng.” - Tiêu cực:
+ Trái với mục đích, quan điểm ban đầu về hôn nhân (luật HNGĐ)
+ Tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục, đường máu,… - Dẫn chứng:
- Nguy cơ nhiễm bệnh:
+ Bệnh lây qua đường tình dục: HIV/AIDS, lậu, giang mai,…
+ Bệnh lây qua đường máu: viêm gan B, viêm gan C,…
+ Và những bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan A, thương hàn, salmonella, shigella,
amip, E. coli… - Hiện trạng:
+ Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS trong năm 2020 tỷ lệ lây truyền
HIV/AIDS qua đường quan hệ tình dục không an toàn tăng từ 67.2% lên đến 75.8%. Đặc
biệt là nhóm Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trẻ (16-29 tuổi) dần trở thành
nhóm nhiễm chính (Báo cáo kết quả công tác, chống HIV/AIDS năm 2020)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 IDU (tiêm chích ma tuý 9.3% 9.5% 1.4% NA 12.7% NA PNBD (phụ nữ bán dâm) 2.6% 2.4% 3.7% 3.6% NA 3.1%
MSM (quan hệ đồng tính nam) 5.1% 7.4% 12.2% 10.8% NA 13.25%
- Nguyên nhân: https://vaac.gov.vn/tai-sao-nhiem-hiv-o-nhom-nam-quan-he-tinh-
ducdong-gioi-gia-tang-nhanh.html
+ Nguy cơ lây nhiễm HIV qua giao hợp qua đường hậu môn rất cao do niêm mạc ở trực
tràng dễ bị tổn thương và dễ bị virus xâm nhập hơn so với niêm mạc âm đạo.
+ Ở Việt Nam, theo một khảo sát trên Internet do iSEE tiến hành trên 1453 MSM tiến
hành vào năm 2009, có 83,4% có quan hệ tình dục trong 6 tháng gần nhất (75,8% từng
quan hệ tình dục chỉ với nam và 7,6% quan hệ với cả nam và nữ). Trong đó đến 48% có
nhiều hơn một bạn tình nam và 72,1% có quan hệ hậu môn. Trong số nhóm có quan hệ
hậu môn đó, 40% không dùng bao cao su trong lần quan hệ hậu môn gần nhất (Phạm Quỳnh Phương 2013). 3.2.2.2. Tiểu kết:
3.2.3. Luận ý 2: Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới liệu có phải dấu hiệu để khuyến khích mang
thai hộ vì mục đích thương mại: 3.2.3.1.
Giải thích khái niệm:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích
thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của
người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện
mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
- Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có
quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. 3.2.3.2. Cơ sở pháp lý:
3.2.3.2.1. Trong nước:
- Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ, để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
cả người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể: lOMoARc PSD|17327243 -
+Người nhờ mang thai hộ
- Vợ chồng đang không có con chung;
Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả
khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
+Người mang thai hộ
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ 01 lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ. Nếu có
chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng…
• Đặc biệt: Việc mang thai hộ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và lập thành văn bản.
- Luật Nuôi con nuôi 2010:
Điều 14 quy định người nhận nuôi con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt;
* Không thuộc trường hợp cấm nhận nuôi con
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
-Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Điều 5.
Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân
vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
3.2.3.2.2. Quốc tế: https://kenh14.vn/kinh-do-mang-thai-ho-giua-long-chau-au-nguoi-nuoc-
ngoaio-at-keo-den-mua-con-toi-ac-an-sau-vo-boc-nhan-dao-20210121102744612.chn
- Hiện nay đa số các quốc gia cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại (đẻ thuê) ngoại trừ
một vài nước như: Nga, Ukraine, Gruzia hay Mỹ, việc mang thai hộ là hợp pháp
- Mở cửa về vấn đề mang thai hộ nhưng đa phần các quốc gia vấn đề luật mang thai hộ vẫn
còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều dị nghị:
+ Theo Luật gia đình của Ukraine, thương mại mang thai hộ là hợp pháp, nhưng không có
quy định chi tiết về quá trình mang thai hộ (không có quy định về điều kiện người được phép
mang thai hộ, người sử dụng dịch vụ mang thai hộ, giới hạn quốc tịch cũng như quyền lợi
hợp pháp của người mang thai hộ)- không thể bảo vệ cae 2 bên tham gia trong quá trình trao đổi
https://www.creativefamilyconnections.com › .. . lOMoARc PSD|17327243
- Ở Mỹ luật khác nhau theo các bang về vấn đề măng thai hộ vì mục đích thương mại nhưng
đa số các bang đều hợp pháp hoá vấn đề này. Mức giá cho 1 lần mang thai hộ sẽ dao động từ $90,000 đến $130,000.
Những quốc gia đó trở thành điểm đến cho những cặp đôi cả đồng tính và dị tính với nhu cầu đẻ thuê 3.2.3.3. Phân tích:
3.2.3.3.1. Nhu cầu có con của những cặp đồng tính:
file:///Users/dangkhanhvy/Downloads/Report%20LGBT%2011Sep2015%20VN %20final%20(1).pdf
- Theo nghiên cứu năm 2015 tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ có đến
87,7% các cặp đồng tính có kế hoạch có con, trong đó 34,1% mong muốn nhận nuôi con,
15,4% muốn có con đẻ và 50,5% muốn có con theo cả 2 phương pháp trên nhưng đa số
những cặp mong muốn có con đẻ là cặp đồng tính nữ
3.2.3.3.2. Phương pháp có con của các cặp đồng tính được pháp luật Việt Nam chấp nhận hiện nay:
- Với đồng tính nữ, họ hiện nay có thể có con theo 2 cách sau (đã đc hợp pháp ở Việt Nam) +
Thụ tinh nhân tạo: Phương pháp này sử dụng trứng của một trong hai người, thụ tinh (tinh
trùng nhân tạo/ tinh trùng hiến tặng) và cấy vào tử cung +Nhận con nuôi
Các cặp đồng tính nữ vẫn có khả năng có con đẻ, tuy nhiên chỉ được công nhận là con của 1 trong 2 người
& Khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Người nhận tinh trùng phải là người vợ
trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ
nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.”
Nếu sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo thì con do ai đẻ ra sẽ được pháp luật quy
định là con của người đó (không phải con của cả đôi đồng tính nữ)
& Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.”
Nếu nhận nuôi con thì pháp luật chỉ đồng ý 1 trong 2 người trở thành mẹ của đứa trẻ
- Còn đồng tính nam, hiện nay Việt Nam mới cho 1 trong 2 người nhận con nuôi theo Luật
nhận nuôi con vì nam không có khả năng mang thai
& Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.”
- Tuy nhiên các cặp đồng tính hiện nay không được sử dụng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vì
& Điều 95 Luật HN&GĐ quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ được áp dụng với
những cặp vợ chồng vô sinh (đã kết hôn) còn Việt Nam vẫn chưa hợp pháp hoá HNĐG
3.2.3.3.3. Vấn đề về con cái của những cặp đồng tính nếu Việt Nam hợp pháp hoá HNĐG:
- Khi Việt Nam hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới nghĩa là cặp đồng tính nữ có khả năng có
con đẻ của cả 2 người hoặc nhận con nuôi dưới danh nghĩa là 1 cặp đôi (đã kết hôn và
được nhà nước công nhân) nhưng với đồng tính nam thì họ vẫn không có được con đẻ của
cả 2 (chỉ có thể được nhận con nuôi) và nhu cầu của họ chỉ được đáp ứng khi có người mang thai hộ
& Về vấn đề mang thai hộ, hiện nay Điều 95 Luật HN&GĐ, để được mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo, cả người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể: lOMoARc PSD|17327243 -
+Người nhờ mang thai hộ
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả
khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; -
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
+Người mang thai hộ
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ 01 lần;
Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ. Nếu có
chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng…
- Nếu Việt Nam hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới thì những cặp đồng tính sẽ được công
nhận là 1 cặp đã “kết hôn” tuy nhiên yêu cầu để có thể nhờ người mang thai hộ cần thoả
mãn điều kiện: “không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”- vô sinh:
+ “vô sinh” được nhìn nhận là 1 bệnh lý của con người nhưng với các cặp đồng giới họ
không được nhìn nhận là người mắc bệnh lý “vô sinh” vì học vẫn có đủ trứng và tinh trùng
còn việc họ không có con là xuất phát từ xu hướng tình dục của họ
Dù có hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới thì việc cặp đồng tính nam có thể có con đẻ vẫn
là chuyện rất khó khăn và gây tranh cãi => Liệu có thật sự là công bằng với những
người thuộc giới LGBTQ+?
Dẫn chứng: https://kenh14.vn/kinh-do-mang-thai-ho-giua-long-chau-au-nguoi-nuoc-ngoaio-
at-keo-den-mua-con-toi-ac-an-sau-vo-boc-nhan-dao-20210121102744612.chn
- Đài Loan năm 2019 đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và là nước Châu Á đầu tiên ban
hành luật này tuy nhiên Đài Loan vẫn nghiêm cấm hành vi mang thai hộ dù vì bất cứ lý do
gì. Để thoả mãn nhu cầu có con đẻ giữa các cặp đồng tính thì “thị trường” mang thai hộ của
Mỹ trở thành nơi họ hướng đến nhưng với giá cả cao gấp 10 lần so với thu nhập tủng bình
của Đài Loan mà ước mơ có con cùng huyết thống trở nên xa vời => hình thành các “thị
trường chui” với cách thức làm giả giấy tờ để thu lợi,…
https://www.reuters.com/article/us-taiwan-lgbt-familyplanning-feature-tr- idUSKBN1YR02P
- Bên cạnh Mỹ thì quốc gia như Ukraine cũng chấp nhận mang thai hộ vì mục đích thương
mại với chi phí chỉ bằng 1/3 ở Mỹ nhưng luật pháp lỏng lẻo nơi này đã đem đến nhiều hệ
luỵ như việc các cặp đôi sau khi nhờ mang thai hộ phát hiện ra DNA của đứa trẻ không phải
của mình => Vấn đề về người chịu tách nhiệm với đứa trẻ? Thiệt hại sẽ được bồi thường như thế nào ?
3.2.3.3.4. Tiểu kết:
- Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam không thể giải quyết triệt để vấn đề về sự
“bình đẳng” mà thậm chí còn kéo theo vấn đề mang thai hộ:
+ Nếu Việt Nam sau khi hợp pháp hoá HNĐG nhưng chỉ đồng ý cho mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo và cặp đôi đó phải bị “vô sinh” thì sẽ dẫn đến: . Nhu cầu có con đẻ
của cặp đồng tính nam sẽ không được giải toả
. Tạo thành áp lực kinh tế để sang nước ngoài thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại
. Hình thành “thị trường” chui cho những kẻ xấu lợi dụng lOMoARc PSD|17327243
+ Nếu Việt Nam sau khi hợp pháp hoá HNĐG nhưng chỉ đồng ý cho mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo và không yêu cầu cặp đôi đó phải bị “vô sinh” thì sẽ dẫn đến: . Theo
luật… thì người mang thai hộ phải là người thân thích của 1 trong 2 đối tượng
Có thể sẽ không có người thân thích nào của 2 bên đồng ý do mang thai sẽ để lại trên người
người phụ nữ rất nhiều di chứng
Sự chênh lệch giữa cung và cầu (nguồn cung khán hiếm – cầu lại rất nhiều)
Tạo điều kiện mở ra “thị trường đen”, “lách luật” đặc biệt là với những người phụ nữ
nghèo với ước mơ đổi đời
+ Nếu Việt Nam hợp pháp hoá HNĐG và cho mang thai hộ vì mục đích thương mại thì sẽ dẫn đến:
. Cổ suý những người phụ nữ dùng “con” để “kinh doanh” nhất là với những người phụ nữ nghèo, dân trí thấp
. Giá cả qua lại giữa cung và cầu => Bị đẩy lên cao => Làm như thế nào để điều hoà
. Trong quá trình mang thai và sinh đẻ mà xảy ra vấn đề thì liệu ai là người chịu trách
nhiệm? bồi thường như thế nào? 4. Kết luận:
- Việc hợp pháp hoá HNĐG không chỉ là câu chuyện về sự công nhận về mặt pháp lý với
những cặp đôi thuộc LGBTQ mà còn kéo theo rất nhiều vấn đề cho xã hội tác động rất lớn
đến mặt lập pháp của nước ta, liệu pháp luật phải giải quyết như thế nào về tình trạng “quan
hệ mở” phổ biến trong cộng đồng LGBT, nhu cầu mang thai hộ cao đặc biệt là những cặp
đồng tính nam,….những vấn đề nổi cộm đó có thể sẽ làm xuất hiện những làn sóng phản đối
dữ dội liệu ngành lập pháp nước ta có đủ khả năng để giải quyết vấn đề
- Không chỉ thế, hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn kéo theo sự thay đổi của Hiến pháp vì
Hiến pháp vẫn quy định tại Khoản 1, điều 36: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Bên cạnh đó còn là yêu cầu đổi mới
của hành loạt các luật ngành khác như: Luật Dân sự, Luật nuôi con nuôi, Luật Hôn nhân và
Gia đình,…. Với khối lượng công việc lớn như thế cần rất nhiều thời gian, tiền bạc, nhân
lực của đất nước chưa kể đến những ý kiến trái chiều của nhân dân
Tác động rất lớn đến sự ổn định của toàn xã hội