-
Thông tin
-
Quiz
Vấn đề tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Bài tập phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Học tập là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Và nếu chỉ dừng lại ở việc học trên trường, học trên lớp là không đủ nếu muốn phát triển bản thân hoàn thiện nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Vấn đề tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Bài tập phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Học tập là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Và nếu chỉ dừng lại ở việc học trên trường, học trên lớp là không đủ nếu muốn phát triển bản thân hoàn thiện nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 74 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC & NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ------------------------- BÀI TẬP MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đề tài:
Vấn đề tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh Nguyễn Lan Hương Ngô Linh Giang Đoàn Trần Tường Vy
Lớp : Mạng điện tử K43 Hà Nội, 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................4
2.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới.................................................................4
2.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................6
5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................7
6. Đối tượng khảo sát............................................................................................7
7. Khái niệm công cụ.............................................................................................7
7.1. Mở rộng đối tượng nghiên cứu...................................................................7
7.2. Thu hẹp đối tượng nghiên cứu....................................................................7
8.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu.....................................................................7
8.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi........................................................8
9. Đóng góp của đề tài...........................................................................................8
9.1. Ý nghĩa lý luận............................................................................................8
9.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................8
10. Kết cấu.............................................................................................................8 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học tập là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng
vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người
lại có hạn. Và nếu chỉ dừng lại ở việc học trên trường, học trên lớp là không đủ
nếu muốn phát triển bản thân hoàn thiện nhất. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm gốc.” Nó giúp người học hiểu biết sâu
sắc, hệ thống, bổ sung và phát triển kiến thức một cách toàn diện dựa trên khả
năng tự nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, qua đó có khả năng ứng dụng tốt kiến
thức đã tiếp thu vào quá trình thực hiện những nhiệm vụ học tập mới. Đảng và
nhà nước ta đã khẳng định tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí quan
trọng trong chiến lược GD-ĐT của đất nước. Điều này được khẳng định rõ ở
Nghị quyết TW5 khóa VIII: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo
ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh bảo đảm mọi điều kiện và thời gian
tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường
xuyên và rộng khắp trong toàn dân.”
Đặc biệt là trong hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo theo quy chế
tín chỉ quy định hoạt động tự học của sinh viên là thành phần bắt buộc và là nội
dung quan trọng trong thời khóa biểu, là một nội dung quan trọng trong việc
đánh giá kết quả học tập. Hoạt động đào tạo theo quy chế tín chỉ được thực hiện
theo 3 hình thức: lên lớp, thực hành và tự học tập, trong đó hình thức tự học là
không có sự tương tác trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên, giảng viên giao nội
dung để sinh viên chủ động học tập, tự nghiên cứu, tự thực hành và sẵn sàng tư
vấn khi được yêu cầu. Nếu đối với đào tạo theo niên chế việc tự học mang tính
thụ động, đối với đào tạo theo quy chế tín chỉ thì tự học là một thành phần hợp
pháp và buộc phải có đối với quá trình học tập của sinh viên. Vì vậy tự học rất
thích hợp với phương thức đào tạo tín chỉ của các trường Đại học hiện nay, 3
ngoài kiến thức mà giảng viên mang đến sinh viên còn phải tự tìm hiểu, học tập,
mở mang thêm kiến thức của mình.
Trên thực tế, hoạt động tự học của sinh viên nói chung và sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng còn nhiều hạn chế, nhiều sinh viên chưa
dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu. Cũng bởi tính cấp thiết của
đề tài như vậy nên chúng tôi chọn nghiên cứu "Vấn đề tự học hiện nay của sinh
viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền" để tìm ra nguyên nhân
sâu xa và đề xuất những giải pháp tối ưu hiệu quả tự học hơn nữa. 2. Tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, tự học luôn là vấn đề được quan
tâm nghiên cứu, nhằm phát huy khả năng của người học và chất lượng của hoạt
động tự học. Song ở từng giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia việc tự học lại được
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra những đề xuất giải pháp khác
nhau để phù hợp với môi trường, văn hoá, cách giáo dục của từng quốc gia.
2.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Khổng Tử (551- 479 TCN) là nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc cổ
đại. Ông đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục, nhờ giáo dục mà mọi người trở
nên “chí thiện”, trở thành các bậc thánh hiền, quân tử. Theo Khổng Tử, người
học phải có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám phá cái mới; phải độc lập
suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Học cần phải tự mình gắng sức,
chủ động tìm hiểu. Người dạy không chỉ truyền đạt tri thức mà cái cơ bản là dạy
năng lực sáng tạo, dạy phương pháp để người học tự tìm đến tri thức. Ông xác
định “Học nhi bất tư vong, tư nhi bất học tắc đãi”, tức học tập và tư duy là hai
yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và đều phải coi trọng cả hai yếu tố.
Jan Amos Komensky (1952 - 1670), nhà giáo dục người Séc trong tác 4
phẩm “Khoa sư phạm vĩ phạm vĩ đại” (1657) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
giáo dục, đưa ra những phương pháp sư phạm mới nhằm phát huy tính chủ
động, độc lập, sáng tạo của học sinh, khuyến khích người học lĩnh hội tri thức
bằng con đường tự tìm tòi, tự nghiên cứu và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Tony Buzan (1942 - 2019) trong các cuốn sách của mình ông đề cao việc
sử dụng sơ đồ tư duy để học tập dễ dàng. Ông cho rằng: “Trí nhớ đều dựa trên
hình ảnh và sự liên kết. Mọi người không phụ thuộc lứa tuổi, giới tính đều có
khả năng này nên mỗi người đều có một bản đồ của riêng mình. Bản đồ đó giúp
ích cho mỗi người, cho công việc, cuộc sống và xã hội”. Tuy nhiên, tác giả chưa
đưa ra những biện pháp cụ thể để khái quát hóa lượng kiến thức cho bản đồ tư duy.
Tác phẩm “Kỹ năng ngôn ngữ - Kỹ năng nâng cao hiệu quả học tập” của
Lưu Kim Tinh (Trung Quốc) đã đưa ra vấn đề bồi dưỡng dạy học kiểu tác hợp
nhằm tạo cho người học nắm được đặc trưng, nguyên tắc và loại hình nâng cao
hiệu quả học tập. Ông cho rằng, thông qua kỹ năng ngôn ngữ, người học sẽ hình
thành cách thức học tập phù hợp, hiệu quả cao.
2.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và là tấm gương sáng về tinh
thần tự học. Người quan niệm “Học tập là một việc suốt đời”, “trong cách học
phải lấy tự học làm cốt”. Theo Người, tự học là tự mình quản lý việc học tập,
lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính
mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người
học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Vấn đề tự học cũng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước
quan tâm khai thác ở nhiều khía cạnh. Một số công trình tiêu biểu như: “Quá
trình dạy - tự học” của GS. Nguyễn Cảnh Toàn, “Tự học - chìa khóa vàng của 5
giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận, “Bàn về chuyện tự học” của GS. Cao Xuân
Hạo… Các bài nghiên cứu đều chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của việc học, đề ra
các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học và đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động tự học của học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, vấn đề tự học cũng là đề tài được các giảng viên sử dụng
làm luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ như: Ths. Nguyễn Bá Khiên với đề tài
“Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Bưu chính Viễn
thông trong đào tạo theo tín chỉ”, luận án tiến sĩ Khoa học “Phát triển năng lực
tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực” của TS.
Nguyễn Đức Giang… Các nghiên cứu trên cũng đã đóng góp cho đề tài những
phương hướng quản lý nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động tự học và nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Việc kế thừa và tiếp thu thành quả của các công trình nghiên cứu trên
một cách có chọn lọc đã đem đến cho đề tài nghiên cứu “Vấn đề tự học của sinh
viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền” những cơ sở lý luận
vững chắc, đề xuất những phương pháp tạo được sự hứng thú trong hoạt động tự
học của sinh viên, tăng cường hiệu quả trong học tập và đáp ứng được nhu cầu
cũng như nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ Học viện Báo
chí và Tuyên truyền hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao tính hiệu
quả của việc tự học, yêu cầu đối với việc dạy và học trong Học viện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
(1) Khảo sát và tìm hiểu tình hình tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. 6
(2) Phân tích các yếu tố tác động đến vấn đề tự học và hiệu quả học tập của sinh viên.
(3) Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tự học, phù hợp và mang lại hiệu
quả cho sinh viên khối Nghiệp vụ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tự học của sinh viên khối Nghiệp vụ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 6. Đối tượng khảo sát
Sinh viên khối Nghiệp vụ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7. Khái niệm công cụ
7.1. Mở rộng đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu không chỉ là vấn đề tự học của sinh viên khối
Nghiệp vụ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà sẽ được mở rộng ra là vấn đề
tự học của sinh viên toàn Học viện hoặc rộng hơn là vấn đề tự học của thanh
niên Việt Nam, của người Việt Nam. Từ đó tìm ra những điểm chung trong việc
tự học của mọi người và đưa ra được những phương pháp tự học phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
7.2. Thu hẹp đối tượng nghiên cứu
Không chỉ có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu, bên cạnh đó, ta cũng có
thể thu hẹp đối tượng từ vấn đề tự học của khối Nghiệp vụ xuống ngành Báo chí
rồi cụ thể hơn là riêng chuyên ngành Báo Mạng Điện Tử. Từ đó đưa ra giải pháp
phù hợp nhất cho từng đối tượng cụ thể, tránh được tình trạng đưa ra những kết
luận mang tính chất chủ quan, không chính xác.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu 7
Là quá trình thu thập, xem xét và sử dụng các tài liệu có sẵn kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu, phân tích và hệ thống lại vào
mục tình hình nghiên cứu và tài liệu tham khảo.
8.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin về vấn đề tự học của sinh viên
khối Nghiệp vụ, học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Sau đó tổng hợp, phân tích,
đánh giá về cách học, phương pháp học và các yếu tố tác động đến việc tự học của sinh viên.
9. Đóng góp của đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận
Bổ sung thêm cơ sở lý luận của vấn đề học tập nói chung và tự học nói riêng. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm rõ thêm về vấn đề tự học của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền hiện nay và khả năng thích ứng với yêu cầu tự học trong quy chế đào tạo
theo tín chỉ. Từ đó đưa ra các phương pháp tự học hiệu quả và phù hợp với sinh
viên của khối Nghiệp vụ. 10. Kết cấu MỤC LỤC Ký hiệu và viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ PHẦN 1. MỞ ĐẦU PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm tự học
1.1.2. Bản chất của tự học
1.1.3. Tầm quan trọng của tự học
1.1.4. Ý nghĩa của tự học 8 1.2. Một số thuật ngữ Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá chung về kết quả khảo sát
3.2. Thực trạng vấn đề tự học của sinh viên
3.2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học
3.2.2. Các hình thức tự học của sinh viên
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự học 4.2.1. Về phía sinh viên
4.2.2. Về phía giảng viên
4.2.3. Các điều kiện phục vụ tự học khác PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9