VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY / TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Kết cấu tồn tại xã hội gồm. Ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử. Kết cấu của ý thức xã hội gồm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê-nin (UEF)
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH UEF
ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý
THỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY HVTH
: Nguyễn Phạm Kiều Minh MSHV : 226201173. Lớp : 222MBA12 GVHD
: TS. Nguyễn Minh Trí
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. Nguyễn Minh Trí MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2
1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội .............................................................................. 2
1.1. Tồn tại xã hội .......................................................................................................... 2
1.2. Ý thức xã hội .......................................................................................................... 3
2. Mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại xã hội và ý thức xã hội .............................. 3
3. Sự vận dụng trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay 5
3.1. Thực trạng .............................................................................................................. 5
3.2. Nguyên nhân ........................................................................................................... 7
3.3. Giải pháp: ............................................................................................................... 9
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO (APA) ............................................................................... 11 MỞ ĐẦU
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức - xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực hướng con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ
giữa người với người, giữa con người với xã hội, để hướng tới cái xấu, cái sai. Đạo đức sinh
ra từ nhu cầu của cuộc sống dựa trên hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội, C. Mác và Ph.
Ăng-ghen viết: “Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất
của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy
của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”.
Như vậy, đạo đức, với tư cách là nội dung của phạm trù ý thức xã hội, cũng là sản phẩm của
điều kiện lịch sử - xã hội, cho nên khi xã hội tahy đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo xã hội,
qua cuộc đấu tranh lọc bỏ và kế thừa. Đạo đức tuy là sự phản ánh đời sống xã hội nhưng nó
cũng có tính độc lập tương đối, do đó có thể tác động hoặc cản trở sự phát triển của xã hội.
Trong hơn 30 năm tái thiết và hội nhập, giáo dục đã được đẩy mạnh thông qua việc
Đảng và nhà nước tích cực triển khai các chủ trương, chính sách giáo dục đạo đức thanh
niên cả nước ở các cấp, các lĩnh vực và gia đình. Một thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa
“chuyên”, những chủ nhân tương lai sẽ vững vàng đưa đất nước tiến lên sánh vai cùng các
nước phát triển trên thế giới. Nhưng bên cạnh những lợi ích có thể đạt được thì vẫn có
những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giáo dục thanh niên của Đảng và nhà nước,
Chính vì vậy chúng ta phải có một số giải pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu
quả của công tác này, góp phần xây dựng một thế hệ thanh niên có trí tuệ, bản lĩnh và lòng
nhân ái ở Việt Nam. Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng của đất nước trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng. NỘI DUNG
1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1. Tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội. Kết cấu tồn tại xã hội gồm:
í - Điều kiện tự nhiên: là những điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đây
là điều kiện sinh sống tất yếu, thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội, có ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống con người và sự tiến bộ của xã hội.
í - Điều kiện dân cư: là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của
xã hội vì mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có số dân nhất định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó.
í - Phương thức sản xuất: giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội; là cách thức con
người tạo ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử, bao gồm lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất.
í - Lực lượng sản xuất: là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy
để sản xuất ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động;
tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động; đối tượng lao động bao
gồm những bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Người lao động giữ vai trò
quan trọng nhất, quyết định nhất trong lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật
chất, bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất (quyết định các quan hệ khác), quan hệ
trong tổ chức, quản lý và quan hệ trong phân phối sản phẩm.
í Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; còn quan hệ sản xuất có sự tác động
trở lại đối với lực lượng sản xuất.
1.2. Ý thức xã hội
Ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn lịch sử. Kết cấu của ý thức xã hội gồm:
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các
hình thái khác nhau như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn
giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học, ...
- Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý
thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ
những tri thức, những quan niệm, . của những con người trong một cộng đồng nhất
định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được
hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận. Ý thức luận là những tư tưởng, quan điểm đã
được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng
những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức luận khoa học có khả năng phản ánh hiện
thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản
chất của sự vật và hiện tượng. Ý thức luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo
thành các hệ tư tưởng.
- Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội gồm
tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm
trạng, khát vọng, ý chí, . của những cộng đồng người nhất định; là sự phản ánh trực tiếp
và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống
quan niệm, quan điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, . là
sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Thứ nhất: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
Ta không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là
không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến đổi của
một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại
ấy. Đời sống tinh thần của xã hội, tức ý thức xã hội, hình thành và
phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, tức tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tòn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư tưởng và lý luận
xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật...
sớm muộn sẽ biến đổi theo.
Thứ hai: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận
của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trông không mà được tạo ra trên cơ sở kế
thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát
triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát
triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học,
nghệ thuật... nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy
tàn của kinh tế. Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng là một trong những
nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển của tư tưởng là một trong những
nguyên nhân nó rõ vì sao một nước có trình độ phát triển của tư tưởng là một trong những
nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng
tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao. Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức
xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học
mác-xít đồng thời thừa nhận rằng: trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người,
đặc biệt những tư tưởng khoa học tiến tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,
dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người,
hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của
đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm suy tâm tuyệt đối hóa vai
trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật
kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.
Thứ năm: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng. Sự tác dộng qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức
có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã
hội hay bằng các điều kiện vật chất. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông
thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức
nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
3. Sự vận dụng trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay 3.1. Thực trạng
3.1.1. Về tích cực
Thanh niên Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Họ là
những người sẽ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhìn lại sự phát
triển của đất nước trong những năm vừa qua, thanh niên đóng một vai trò hết sức to lớn.
Thanh niên Việt Nam có vai trò, vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ
nước, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống chính trị, văn hóa của đất nước.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn hiện nay và là chủ thể sáng tạo của tương lai, họ
không chỉ là lực lượng quan trọng của xã hội mà còn là tương lai của xã hội. Họ nắm trong
tay tri thức của thời đại, chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự phát triển của xã hội nói
chung và sự phát triển của đất nước nói riêng. Chính thanh niên, sinh viên là lực lượng tiên
phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới kinh tế, giáo dục...
Thanh niên Việt Nam hiện nay có nhiều tiếp xúc, học hỏi với nhiều nền văn hóa, đặc
biệt từ văn hóa âu mỹ nơi chủ nghĩa cá nhân cũng như các giá trị về năng lực bản thân được
ưu tiên coi trọng. Do đó, những tư tưởng táo bạo dám nghĩ dám làm đã thực sự trở thành
kim chỉ nam cho những ý tưởng sáng tạo, lao động. Chính nhờ điều đó, một số thanh niên
hiện nay đã bắt đầu gây được những tiếng vang trong lĩnh vực của mình chủ yếu là hoạt
động kinh doanh và khoa học kỹ thuật. Thực tế, con người Việt Nam với truyền thông văn
hóa Á Đông gắn liền với nhiều đặc điểm của sự khiêm nhường, hành sử một cách kính trọng
theo chủ ý của những bậc tiền bối, cấp trên.
Kết quả kháo sát của Ủy ban thanh niên cho thấy nhìn chung thanh niên đã thấy được
tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của con đường đổi mới (83,6)%. Đây là một trong
những vấn đề thanh niên quan tâm nhất vì sự nghiệp đổi mới có tác động đến tương lai phát
triển của đất nước của dân tộc và của thanh niên. Hầu hết thanh niên đều khẳng định đường
lối kinh tế và mở rộng giao lưu quốc tế “Làm bạn với tất cả các nước”. Là hoàn toàn đúng
và cần thiết phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế và xu thế của thời đại ngày nay. Thanh
niên cũng rất quan tâm đến vấn đề dân chủ, công bằng xã hội và biến động chính trị trên thế
giới. Họ lạc quan tin tưởng hơn vào cuộc sống, tích cực hơn trong việc học tập tiếng nước
ngoài và những ngành nghề hiện đại như tin học, điện tử, quản lý doanh nghiệp.
Thanh niên ý thức đầy đủ hơn và tham gia tích cực hơn vào việc xây dựng xã hội học
tập; nhiều thanh niên sẽ thực hiện phương châm: học mọi lúc, mọi nơi, học và học thường
xuyên, học suốt đời. Số thanh niên đi du học nước ngoài tăng lên đáng kể, nhất là thanh niên
đi du học tự túc; số lượng bạn trẻ đăng ký hỗ trợ du học tự túc tăng lên đáng kể. Thanh niên
mong muốn Nhà nước có các chính sách khuyến khích thanh niên học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; mong muốn đượchọc tập trong môi trường học tập
thân thiện và chất lượng giáo dục cao.
Khả năng trí tuệ, tính tự chủ, và tính năng động của thanh niên có bước phát triển rõ rệt.
Nhìn chung, khả năng thích ứng của thanh niên đối với đòi hỏi sự cạnh tranh về nguồn nhân
lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường tốt hơn. Một bộ phận thanh niên có năng lực,
phẩm chất sẽ có điều kiện vươn lên trước. Tạo ra nhiều tài năng trẻ, nhất là trong các lĩnh
vực khoa học, công nghệ và chuyên môn, sự nghiệp của thanh niên được củng cố, là yếu tố
quan trọng giúp thanh niên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, sự thay đổi lớn của tư tưởng này của lớp trẻ như một cuộc cách mạng thực sự
với tất yếu là những hiệu quả ngay lập tức.
3.1.2. Về tiêu cực
Mặc dù vậy, thanh niên Việt Nam đang gặp những vấn đề không phải lúc nào cũng tự nhận ra được.
Chính vì những điều kiện thuận lợi nói trên hay nói cách khác là gặp “thiên thời, địa
lợi”, thanh niên đạt được thành công bước đầu cũng như nhận được ủng hộ, quan tâm của
toàn xã hội. Việc này tác động không nhỏ đến tâm lý thanh niên hiện nay, dễ dẫn đến trạng
thái kiêu căng ngủ quên trong chiến thắng mà không học tập những thế hệ đi trước. Họ ý
thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều
khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Họ cho rằng, kinh
doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề
đạo đức. Quan niệm đó dẫn đến một biểu hiện nguy hiểm là thái độ bàng quan đối với
những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm rộ
trong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng.
Một thực tế là việc giáo dục đạo đức tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức hoặc quá
cứng nhắc lý thuyết nên thanh niên chưa trang bị đầy đủ những lý luận về mặt tư tưởng khi
bước ra hòa nhập cùng thế giới. Chưa có sự chuẩn bị về phương tiện lý luận cộng thêm sự
choáng ngợp với những thành tựu trước mắt của các xã hội khác, thế hệ thanh niên hiện nay
dễ rơi vào tình trạng bi quan, có cái nhìn tiêu cực về xã hội Việt Nam. Giới trẻ không nhận
thức được thông tin đúng - sai, không tiếp nhận được thông tin chính thống và chuẩn mực
để điều chỉnh hành vi. những thanh niên dành quá nhiều thời gian để sử dụng Internet và
mạng xã hội có nguy cơ cao dẫn tới trầm cảm, bạo lực. Những thông tin trên mạng xã hội và
Internet có thể dẫn tới hành vi tập nhiễm, bắt chước. Như vậy có thể thấy, thanh niên vừa là
chủ thể nhưng đồng thời cũng là “nạn nhân” của những công cụ này. 3.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam
vẫn còn bộc lộ những hạn chế, trong đó có:
- Thiếu sự quan tâm và tài trợ từ các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội. Nó có thể ảnh
hưởng đến một số cộng đồng thanh niên trong các lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, giải trí
và hoạt động từ thiện. Trong lĩnh vực giáo dục, nếu không có đủ sự hỗ trợ tài chính từ chính
phủ và tổ chức xã hội, có thể sẽ có ít tiền để xây dựng các trường học và cải thiện chất lượng
giáo dục, khiến cho các thanh niên không có cơ hội học tập và phát triển năng lực của mình.
Trong lĩnh vực sức khỏe, nếu không có đủ tài trợ, có thể sẽ ít tiền để xây dựng các bệnh viện
và trung tâm y tế, gây khó khăn cho việc cung cấp dịch vụ y tế cho các thanh niên. Trong
lĩnh vực giải trí và hoạt động từ thiện, nếu không có đủ tài trợ, có thể sẽ ít tiền để tổ chức các
sự kiện và hoạt động cho thanh niên, khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi và không có nhiều cơ hội để giao lưu.
- Thiếu sự đồng cảm và hỗ trợ từ cộng đồng cũng là một nguyên nhân khiến việc giáo
dục đạo đức thanh niên không đạt hiệu quả. Khi cộng đồng không hiểu và hỗ trợ việc giáo
dục đạo đức, có thể dẫn đến việc thanh niên không cảm thấy có sự quan tâm và hỗ trợ từ
mọi người xung quanh. Điều này có thể làm giảm động lực của họ trong việc học tập và
giảm sự quan tâm của họ đến việc giáo dục đạo đức. Việc hỗ trợ từ cộng đồng cũng có thể
giúp tạo một môi trường giáo dục đạo đức tốt hơn bằng cách cung cấp các cơ hội và hoạt
động cho thanh niên để học hỏi và thực hành những gì họ đã học được. Vì vậy, sự đồng cảm
và hỗ trợ từ cộng đồng là rất quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức thanh niên.
- Thiếu nguồn lực về nhân lực, kinh nghiệm và kiến thức là một nguyên nhân khiến việc
giáo dục đạo đức thanh niên không đạt hiệu quả. Khi các giáo viên chưa có kinh nghiệm và
kiến thức để giáo dục, họ có thể gặp khó khăn trong việc giảng dạy và truyền đạt đúng nội
dung đạo đức cho học sinh. Nguồn lực về nhân lực cũng quan trọng đối với việc giáo dục
đạo đức. Khi các giáo viên có kinh nghiệm và kiến thức tốt, họ sẽ có thể dạy học và truyền
đạt đúng nội dung cho học sinh, giúp học sinh hiểu và thực hành được những gì họ đã học.
- Thiếu mô hình giáo dục đạo đức hiện đại và thực tiễn là một nguyên nhân khiến việc
giáo dục đạo đức thanh niên không đạt hiệu quả. Khi các mô hình giáo dục cũ, không phù
hợp với xu hướng và điều kiện hiện tại, có thể không thể giúp thanh niên hiểu và thực hành
được những gì họ đã học. Vì vậy, cần phải xây dựng mô hình giáo NGUYỄN PHẠM KIỀU MINH 8
dục đạo đức hiện đại và thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu và xu hướng của thời đại, giúp
thanh niên hiểu và thực hành được những gì họ đã học. Điều này có thể được thực hiện bằng
cách tích cực tìm kiếm và áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, phù hợp với xu
hướng và điều kiện hiện tại. 3.3. Giải pháp:
Thứ nhất: Duy trì và xây dựng nền giáo dục gia đình
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức,
các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành
phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. Đối với gia đình cha mẹ, thầy cô phải thực sự
gương mẫu, chuẩn mực trong lối sống, quan tâm, phát hiện những lệch lạc, sai lầm để kịp
thời điều chỉnh. Khế ước gia đình, khế ước môi trường xã hội, các quy định điều chỉnh hành
vi rất quan trọng. Chúng ta không thể buông lỏng, hay mâu thuẫn với những quy định, chế
ước đó. Khi những giới trẻ sống trong một môi trường không có khuôn mẫu và vô tổ chức,
họ ít nhiều phải chịu thiệt thòi. Trong một môi trường mà mọi người đều tuân thủ nghiêm
ngặt các quy tắc và chuẩn mực, khi các chế tài được đưa ra để trừng phạt những người vi
phạm, hành vi của thanh niên cũng sẽ điều chỉnh theo.
Thứ hai: Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giáo dục đạo đức thanh niên
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn xã hội ý thức chăm lo giáo dục
thế hệ trẻ. Không ngừng giáo dục cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của
mình trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kế thừa và
phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ thanh niên. Đối với tổ chức Đoàn, Hội, Đội
cần tăng cường các chương trình tuyên truyền cho mọi người những giá trị nhân văn, nâng
cao trách nhiệm của thanh niên với xã hội. Gia đình và nhà trường cũng phải đồng hành với
giới trẻ trong định hướng giáo dục và giá trị này.
Thứ ba: Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho thanh niên.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới XHCN
cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Trước hết cần phải
nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, nâng cao chất lượng bài giảng,
phải làm thế nào để thanh niên nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu học tập các môn
này. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng nếp sống đạo đức, chuẩn mực đạo đức nhà
trường; đẩy mạnh phong trào “nói lời hay, làm việc tốt” trở nên phổ biến trong xã hội; đẩy
mạnh xã hội hóa việc xây dựng nội quy, chuẩn mực, chuẩn mực đạo đức làm điểm khởi đầu
để xây dựng lỗi sống văn hóa của thanh niên. KẾT LUẬN
Tóm lại, có thể nói đạo đức truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần tạo ra môi trường bền vững cho sự phát triển kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
hiệu quả của sự phát triển đời sống của thanh niên như thế nào là phụ thuộc rất nhiều và môi
trường đạo đức của thanh niên hiện nay. Công nghệ dù có hiện đại đến đâu thì cũng chỉ mới
là “điều kiện cần”, văn hóa đạo đức mới là “điều kiện đủ” để thúc đẩy xã hội phát triền.
Chính vì vậy, mọi đường lối chính sách, chủ trường của Đảng và Nhà nước xoay quanh vấn
đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa không thể không tính đến những tác động mạnh mẽ của
công cuộc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.