Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay | Trường Đại học Phenikaa

Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại của Đảng. Ví dụ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

lOMoARcPSD|47231818
1.4 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện
nay.
1.4.1 Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đoàn kết quốc tế - ởng ngoại giao Hồ Chí
Minh được thể hiện thông qua hệ thống quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, phong
cách nghệ thuật ngoại giao sau:
- Quan điểm bản nền tảng ởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định
mụctiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa hội. Tất cả hoạt động đối ngoại đoàn kết
quốc tế phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên
hết trước hết. Tất cả phải nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do
và hạnh phúc của nhân dân. Không có gì quý hơn độc lập tự do!
- Không ngừng nâng cao thực lực của cách mạng để nâng cao sức mạnh
hiệuquả của hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao
là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Tư tưởng ngoại giao rất quan trọng này đã xác
định vị trí và mối quan hệ giữa y dựng thực lực của cách mạng, xây dựng và phát huy
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh hiệu quả của hoạt động ngoại giao. Trong mi
quan hệ này, hoạt động đối ngoại đoàn kết quốc tế rất quan trọng, còn xây dựng
thực lực cách mạng có ý nghĩa quyết đnh.
- Quan điểm coi ngoại giao một mặt trận, mặt trận ngoại giao cần thể
triểnkhai trên khắp thế giới ngay tại hậu phương của đối phương, đối tượng do đó
phải chủ động tiến công ngoại giao: “Tiến công ngoại giao một tiến công quan trọng
có ý nghĩa chiến lược”[3]. Tiến công ở đây là phải chủ động tiến công, phải chủ động lấy
cái chính nghĩa, lấy cả nghĩa cả tình (Nghĩa, lý ở đây là chân lý, lẽ phải, là pháp lý, là sự
thật…; tình đây khát vọng hòa bình tinh thần hòa hiếu, hòa giải, khoan dung…)
để tiến công, để thuyết phục, để cảm hóa, để tranh thủ, lôi kéo, để tập hợp. Do đó chiến
ợc ngoại giao phải dựa trên bối cảnh quốc tế, nắm vững đối tác, đối ợng, dự báo
đúng các xu hướng phát triển, các quy luật vận động của thế giới, chiến lược của các
ớc, nhất các nước lớn, các khu vực, các tổ chức quốc tế, dự báo thời cơ để quyết
định các chiến dịch tiến công ngoại giao. Cần xác định kịp thời từng nội dung, từng chính
sách ứng xử linh hoạt, khôn khéo để đạt hiệu quả cao.
- Nguyên tắc định hướng mọi hoạt động đối ngoại đoàn kết quốc tế là: Kiên
địnhvững chắc về mục tiêu chiến lược đồng thời linh hoạt mềm dẻo về sách lược. Nguyên
tắc đây cần kiên định đó mục tiêu giành giữ vững độc lập cho dân tộc, bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia (cả vùng đất, vùng trời, vùng biển), đặt lợi ích
quốc gia dân tộc lên trên hết trước khi tiến hành các hoạt động đối ngoại. Phải rất năng
động, mềm dẻo trong thực hiện các phương châm, chính sách ngoại giao, biết nhân
nhượng, thỏa hiệp nguyên tắc, biết lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong nội bộ của đối
ợng để lôi kéo, phân hóa, cô lập tối đa đối tượng. Biết vận động thuyết phục, cảm hóa
các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân các nước đồng tình ủng hộ sự nghiệp cách mạng,
sự nghiệp kháng chiến, sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội ch
nghĩa. Muốn thực hiện đúng đắn và hiệu quả nguyên tắc nêu trên khi tiến hành các hoạt
động đối ngoại đoàn kết quốc tế phải vận dụng nhuần nhuyễn phương châm: biết
mình, biết người, biết thời, biết thế, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương, biết dừng
và biết biến!
lOMoARcPSD|47231818
- Trong hoạt động đối ngoại đoàn kết quốc tế phải xử tốt mối quan hệ gia
độclập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với hợp tác quốc tế sẽ kết hợp tối ưu sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đây mối quan hệ bản tầm quan trng
hàng đầu trong tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoại giao độc lập, tchủ tự cường
là một chuẩn mực đảm bảo quyền độc lập thực sự của một quốc gia. Độc lập tự chủ tự
cường “cái gốc”, “cái điểm mấu chốt” của mọi chủ trương, chính sách, là phương thức
khơi dậy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập tự chủ trong ngoại giao
không chỉ dừng lại việc chủ động hoạch định chính sách, biện pháp điều quan trọng
hơn phải biết chủ động khai thác nội lực trên tinh thần tự lực, tự ờng. Mặt khác, tự lực
tự cường không đồng nghĩa với khép kín, đóng cửa, lập phải chủ động tăng cường
mở rộng quan hệ quc tế, hợp tác quốc tế. Bác Hồ từng chỉ rõ một trong những nguyên
nhân suy yếu của các dân tộc phương Đông trong lịch sử là sự cô lập, là chính sách bế
quan, tỏa cảng”. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác Hồ đã chỉ rõ: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế gii, gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng
tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, độc lập, tiến bộ hội. tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
về độc lập, tự chủ, tự cường đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được lịch sử hơn 90 năm của cách mạng Việt
Nam kiểm nghiệm. Đảng ta khẳng định đây bài học kinh nghiệm thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Xây dựng, phát triển phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam quan
điểm tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp nghệ thuật
ngoại giao Hồ Chí Minh.[1]
Hình 1.4.1 Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế tại Thủ đô Hà Nội[2]
lOMoARcPSD|47231818
1.4.2 vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại ca
Đảng
Chtịch Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống các quan điểm toàn diện, “bao hàm nội dung rất
rộng, liên quan đến toàn bsự nghiệp cách mạng nước ta”
(
1). Trong đó, ởng đối ngoại
một bộ phận quan trọng về chiến lược, sách lược cách mạng trong c vấn đquốc tế, không
chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa thời đại to lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
trong công tác đối ngoại của Đảng càng ý nghĩa luận thực tiễn sâu sắc. Trong đó, chú
trng những nội dung chủ yếu sau:
Một là, giữ vững các quyền dân tộc bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự ng.
Ngay trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định các quyền dân tộc bản của Việt Nam theo tinh thần “tất ccác
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng quyền sống, quyền sung
ớng và quyền tự do”. Việc bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản phải gắn với độc lập tự
chủ, tự lực, tự ờng thì mới bền vững. Bác đã dặn: “Muốn người ta giúp cho, thì trước
hết mình phải tự giúp lấy mình đã”; “Muốn m cũng cần lợi ích của dân tộc
làm”; “Ta có mạnh thì hmới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ một khí cụ trong tay
của kẻ khác, dẫu kẻ ấy thể bạn đồng minh của ta vậy”
(2)
. Người cũng đã đúc kết
thành chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Và chân lý ấy, đến ngày nay vẫn là
một yêu cầu thiết yếu trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Hai là, tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Trong đó, tư tưởng chủ
đạo là độc lập tự chủ, tự lực, tự ờng gắn với đoàn kết hợp tác quốc tế. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, “cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính,
ngoại giao của ta tự lực cánh sinh”. Người nhấn mạnh: “Thực lực mạnh, ngoại giao
sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng ngoại giao cái tiếng. Chiêng to, tiếng mới
lớn”
(4)
. Bác Hồ cũng đã chú trọng xây dựng phát huy sức mạnh của công tác đối ngoi
nhân dân, nhđó đã vận động được nhân dân thế gii ủng hộ Việt Nam chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã nêu rõ: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân
Việt Nam cơ bản sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam sủng hộ của nhân dân
thế giới...”
Ba là, tưởng yêu chuộng hoà bình, chống chiến tranh xâm lược. Chtịch Hồ
Chí Minh luôn kiên định thực hiện mục tiêu cao cả nhất của cách mạng hòa
bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chống chiến tranh xâm lược với tinh
thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm lệ”. Trong khi kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, chống lại sxâm lược, đô hộ của ngoại bang, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn kiên trì đường lối hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước, trước hết là các
ớc lớn các nước láng giềng, qua đó đã thu hút được sự đoàn kết ng
hộ của đông đảo nhân dân trên thế giới, ngay cả nhân dân của các nước xâm
ợc từ bản xứ.
Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng chung của thế gii và khu vực vẫn là hòa
bình, ổn định, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển. Tuy nhiên, tình
lOMoARcPSD|47231818
hình thế giới những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường với những bt
ổn như xung đột ở Trung Đông, châu Phi, chủ nghĩa khủng bố, cạnh tranh chiến
ợc giữa các nước, chủ nghĩa đơn phương, chính trị cường quyền, thiếu tôn
trọng luật pháp quốc tế, khiến thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh
phi truyền thống, đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các đối sách ngoại giao và hợp tác quốc tế.
Bốn là, tưởng hòa hiếu, thêm bạn bớt thù. Từ hoàn cảnh cách mạng, lúc
phải đối phó với nhiều đối thủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật phương châm“...
làm cho ớc mình ít kẻ thù nhiều bạn đồng minh hơn hết”
(6)
. Bác Hồ và Đảng
ta phân biệt bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài, bạn nhất thời, tìm cách
gim bt kẻ thù, để tập trung đấu tranh với kẻ thù chính. Ngay khi còn trong nhà
Trung Quốc (1942-1943), Bác Hồ đã bày tđoàn kết với phong trào chng
thực dân của Ấn Độ. Năm 1944, Người đích thân đưa Trung úy phi công W. Shaw
đi Côn Minh trao trả cho Mỹ, qua đó để Mỹ hiểu cuộc chiến đấu của Việt Nam
ới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Người cũng giáo dục nhân dân ta phân
biệt bạn, thù, phân biệt thực dân Pháp đế quốc Mỹ với nhân dân Pháp
nhân dân Mỹ để tranh thủ sự đoàn kết ủng hộ của họ, lập và chĩa mũi nhn
đấu tranh vào thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta chủ trương tiếp tục kiên trì nguyên tắc giữ vững độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, đồng thời nêu cao tinh thần hòa hiếu với tất cả các nước, đặc
biệt các nước lớn và láng giềng; vận dụng phương châm mà Bác Hồ đã chỉ đạo
là “biến đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành sự”, cố gắng không để bùng phát
những vấn đề gây cấn, bất lợi trong quan hệ, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định,
an ninh, hợp tác và phát triển của ta.
Năm là, ởng mở cửa hợp tác quốc tế. Chtịch Hồ Chí Minh luôn thấu
hiểu tầm quan trọng của việc mở cửa hợp tác quốc tế, ngay đầu tháng 121946,
trong Lời kêu gọi gửi Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đối
với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa hợp
tác trong mọi lĩnh vực”; đón nhận đầu tư của các nhà tư bản và công nghệ c
ngoài; mở rộng các hải cảng, sân bay và đường giao thông cho việc buôn bán
quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế
ới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc...
Sáu là, tưởng “Ngoại giao một mặt trận”. Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta
chống các kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần đã hình thành nên ngh
thuật kết hợp giữa ba hình thức đấu tranh: chính trị, quân sự ngoại giao. Trong
đó, ngoại giao một mặt trận, là một trong những nội dung cốt lõi. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng nói: “Dùng binh giỏi nhất đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng
ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”, và cũng theo quan điểm của Người:
“Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao một vấn đề cần yếu cho một nước độc lập”
(7)
.
Trên thực tế, đấu tranh ngoại giao khôn khéo thể tránh được xung đột hay
chiến tranh hoặc có th“lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nhấn mạnh “ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng” “có thể thắng
trước kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần”.
lOMoARcPSD|47231818
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, ớc ta đã duy trì
được hòa bình, ổn định, nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi nhưng công tác đối ngoại
vẫn vai trò to lớn trong xử các vấn đề quốc tế. Đảng Nhà nước ta tiếp
tục đề cao tầm quan trọng của mặt trận đối ngoại, kết hợp chặt với mặt trận chính
trị và bảo vệ quốc phòng - an ninh, tạo sức mạnh tổng hợp, giữ gìn hòa bình, ổn
định thúc đẩy hợp tác phát triển. Mặt trận đối ngoại luôn được triển khai ch
động, tích cực và toàn diện gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao quốc phòng - an
ninh, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Trong đó, ngoại giao cùng với quốc
phòng, an ninh “tạo thành thế chân kiềng vững chắc, tiếp tục đóng góp chủ động,
tích cực vào việc bảo vệ đất nước tsớm, từ xa, giữ ớc từ khi nước còn chưa
nguy, phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh, phát triển, nâng cao vị thế đất nước”.
Bảy là, tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” như một phương pháp, phong cách
và nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh. Truyền thống đấu tranh ngoại giao của
cha ông ta đã hình thành một phương cách ứng xử kiên trì về nguyên tắc nhưng
linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo về sách lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ:
“Mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì giữ vững mục tiêu cách mạng, đồng thời ng
phó linh hoạt, phù hợp với mọi sự biến chuyển nhanh chóng khó lường của
tình hình, tương quan và tập hợp lực lượng, ý đồ của các nước lớn…
Trong bối cảnh mới, việc vận dụng tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là một yêu cầu quan trọng. Cái “bất biến” vẫn là lợi ích
quốc gia, dân tộc, mà cốt lõi là độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc, chế độ XHCN, vai trò quyền lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái “vạn biến” sự biến chuyển nhanh chóng, khó
ờng của tình hình, sự điều chỉnh chiến lược chính sách của các nước, của
tương quan tập hợp lực lượng, sự chuyển hóa của “đối tác”, “đối tượng”…
Đảng và Nhà nước ta đã và đang kiên trì nguyên tắc bất biến là “thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển”
(9)
, đồng
thời tiếp tục thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, xác định
đúng đắn một cách biện chứng về “đối tác” “đối tượng” trong từng vấn đề
thuộc lợi ích quốc gia, dân tộc để kịp thời đề ra những chính sách, biện pháp hợp
tác và đấu tranh phù hợp và hiệu quả.[1]
lOMoARcPSD|47231818
Hinh 1.4.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghị sQuốc hội Anh sang thăm Việt Nam[3]
1.4.3 Ví dụ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta đã đề ra và kiên trì thực hiện chủtrương mở
cửa hợp tác quốc tế. Nghquyết số 22- NQ/TW (10-4-2013) của Bộ Chính trvề hội
nhập quốc tế, “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” và Nghị quyết số 06-NQ/TW (5-11-2016) của Ban Chấp hành TƯ khóa XII về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị -
hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hàng chục hiệp định
kinh tế FTA thế hệ mới cả song phương, khu vực đa phương thể hiện chủ trương
lớn ca Đng về công tác đối ngoại.
Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh cả về tư duy vàthực
tiễn, đã chuyển mạnh từ phạm vi “hội nhập kinh tế” sang “hội nhập toàn diện” với c nội
dung chủ yếu là: hội nhập về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, văn hóa - hội,
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ các lĩnh vực khác như lao động, y tế, thể
thao... Trong hợp tác chính trị quốc phòng - an ninh, Việt Nam đã tích cực tham gia
các cơ chế như Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Hiệp ước thân thiện
hợp tác ASEAN (TAC, 1976), Hiệp ước Khu vực phi khí hạt nhân Đông Nam Á
(SEANWFZ, 1995) cũng như các chế Đối thoại về an ninh như Diễn đàn khu vc
ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưng
Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).[1]
lOMoARcPSD|47231818
Hình 1.4.3 Thớng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN ln thứ 35.[1]
Tài liu tham kho
[1] C. 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công tác đối ngoại hiện nay | Tạp chí Tuyên giáo.”
https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-
trongcong-tac-doi-ngoai-hien-nay-128337 (accessed Feb. 12, 2023).
[2] C. T. Anh, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đối ngoại và Đoàn kết quốc tế
trong thời kỳ mới,” moha.gov.vn, 48 16/12 2021.
https://moha.gov.vn/nghiquyet-tw4/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/van-
dung-tu-tuong-ho-chi-minhve-doi-ngoai-46961.html (accessed Feb. 12, 2023).
[3] “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
hiện nay,” Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story?
p_p_id=101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf&p_p_lifecycle=0&p_p_state=norm
al&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=2&_101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf_struts_action= %2F
asset_publisher
%2Fview_content&_101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf_urlTitle=van-dung-
tutuong-ngoai-giao-ho-chi-minh-trong-su-nghiep-bao-ve-to-quoc-hien-nay
(accessed Feb. 12, 2023).
lOMoARcPSD|47231818
Tóm tắt nội dung chính:
1.4.1 Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
-Quan điểm cơ bn nền tảng tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả hot động đối ngoại và đoàn kết quốc tế
phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trưc
hết. Tất cả phải nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do hạnh
phúc của nhân dân. Không có gì quý hơn độc lập tự do!
- Xây dựng, phát triển phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
quan điểm tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp ngh
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
1.4.2 vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại ca
Đảng
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
trong công tác đối ngoại của Đảng càng ý nghĩa luận thực tiễn sâu sắc. Trong đó, chú
trng những nội dung chủ yếu sau:
Một là, giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường.
Hai là, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Ba là, tư tưởng yêu chuộng hoà bình, chống chiến tranh xâm lược.
Bốn là, tư tưởng hòa hiếu, thêm bạn bớt thù.
Năm là, tư tưởng mở cửa và hợp tác quốc tế.
Sáu là, tư tưởng “Ngoại giao là một mặt trận”.
Bảy là, tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” như một phương pháp, phong cách
và nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh.
1.4.3 Ví dụ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay.
Đảng ta đã đề ra và kiên trì thực hiện chủ trương mở cửa và hợp tác quốc tế. Nghị quyết
số 22- NQ/TW (10-4-2013) của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, “Chiến lược tổng th
về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết s
06NQ/TW (5-11-2016) của Ban Chấp hành TƯ khóa XII về thực hiện có hiệu qutiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, gi vững n định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hàng chục hiệp định kinh tế và FTA thế hệ
mới cả song phương, khu vực và đa phương thể hiện rõ chủ trương lớn ca Đng v
công tác đối ngoại.
Trong hợp tác chính trị và quốc phòng - an ninh, Việt Nam đã tích cực tham gia cáccơ
chế như Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Hip ước thân thiện và hợp tác
ASEAN (TAC, 1976), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ,
1995) cũng như các cơ chế Đối thoại về an ninh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).
| 1/8

Preview text:

lOMoARcPSD|47231818
1.4 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay.
1.4.1 Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh được thể hiện thông qua hệ thống quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, phong
cách nghệ thuật ngoại giao sau: -
Quan điểm cơ bản – nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định
mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả hoạt động đối ngoại và đoàn kết
quốc tế phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên
hết trước hết. Tất cả phải nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do
và hạnh phúc của nhân dân. Không có gì quý hơn độc lập tự do! -
Không ngừng nâng cao thực lực của cách mạng để nâng cao sức mạnh và
hiệuquả của hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao
là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Tư tưởng ngoại giao rất quan trọng này đã xác
định vị trí và mối quan hệ giữa xây dựng thực lực của cách mạng, xây dựng và phát huy
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh và hiệu quả của hoạt động ngoại giao. Trong mối
quan hệ này, hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế là rất quan trọng, còn xây dựng
thực lực cách mạng có ý nghĩa quyết định. -
Quan điểm coi ngoại giao là một mặt trận, mặt trận ngoại giao cần và có thể
triểnkhai trên khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương, đối tượng do đó
phải chủ động tiến công ngoại giao: “Tiến công ngoại giao là một tiến công quan trọng
có ý nghĩa chiến lược”[3]. Tiến công ở đây là phải chủ động tiến công, phải chủ động lấy
cái chính nghĩa, lấy cả nghĩa cả tình (Nghĩa, lý ở đây là chân lý, lẽ phải, là pháp lý, là sự
thật…; tình ở đây là khát vọng hòa bình là tinh thần hòa hiếu, hòa giải, khoan dung…)
để tiến công, để thuyết phục, để cảm hóa, để tranh thủ, lôi kéo, để tập hợp. Do đó chiến
lược ngoại giao phải dựa trên bối cảnh quốc tế, nắm vững đối tác, đối tượng, dự báo
đúng các xu hướng phát triển, các quy luật vận động của thế giới, chiến lược của các
nước, nhất là các nước lớn, các khu vực, các tổ chức quốc tế, dự báo thời cơ để quyết
định các chiến dịch tiến công ngoại giao. Cần xác định kịp thời từng nội dung, từng chính
sách ứng xử linh hoạt, khôn khéo để đạt hiệu quả cao. -
Nguyên tắc định hướng mọi hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế là: Kiên
địnhvững chắc về mục tiêu chiến lược đồng thời linh hoạt mềm dẻo về sách lược. Nguyên
tắc ở đây cần kiên định đó là mục tiêu giành và giữ vững độc lập cho dân tộc, bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia (cả vùng đất, vùng trời, vùng biển), đặt lợi ích
quốc gia dân tộc lên trên hết trước khi tiến hành các hoạt động đối ngoại. Phải rất năng
động, mềm dẻo trong thực hiện các phương châm, chính sách ngoại giao, biết nhân
nhượng, thỏa hiệp có nguyên tắc, biết lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong nội bộ của đối
tượng để lôi kéo, phân hóa, cô lập tối đa đối tượng. Biết vận động thuyết phục, cảm hóa
các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân các nước đồng tình ủng hộ sự nghiệp cách mạng,
sự nghiệp kháng chiến, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Muốn thực hiện đúng đắn và hiệu quả nguyên tắc nêu trên khi tiến hành các hoạt
động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải vận dụng nhuần nhuyễn phương châm: biết
mình, biết người, biết thời, biết thế, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương, biết dừng và biết biến! lOMoARcPSD|47231818 -
Trong hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải xử lý tốt mối quan hệ giữa
độclập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với hợp tác quốc tế sẽ kết hợp tối ưu sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đây là mối quan hệ cơ bản có tầm quan trọng
hàng đầu trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoại giao độc lập, tự chủ tự cường
là một chuẩn mực đảm bảo quyền độc lập thực sự của một quốc gia. Độc lập tự chủ tự
cường là “cái gốc”, “cái điểm mấu chốt” của mọi chủ trương, chính sách, là phương thức
khơi dậy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập tự chủ trong ngoại giao
không chỉ dừng lại ở việc chủ động hoạch định chính sách, biện pháp mà điều quan trọng
hơn phải biết chủ động khai thác nội lực trên tinh thần tự lực, tự cường. Mặt khác, tự lực
tự cường không đồng nghĩa với khép kín, đóng cửa, cô lập mà phải chủ động tăng cường
mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế. Bác Hồ từng chỉ rõ một trong những nguyên
nhân suy yếu của các dân tộc phương Đông trong lịch sử là sự cô lập, là chính sách bế
quan, tỏa cảng”. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác Hồ đã chỉ rõ: Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng
tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
về độc lập, tự chủ, tự cường đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được lịch sử hơn 90 năm của cách mạng Việt
Nam kiểm nghiệm. Đảng ta khẳng định đây là bài học kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam là quan
điểm tư tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp nghệ thuật
ngoại giao Hồ Chí Minh.[1]
Hình 1.4.1 Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế tại Thủ đô Hà Nội[2] lOMoARcPSD|47231818
1.4.2 vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống các quan điểm toàn diện, “bao hàm nội dung rất
rộng, liên quan đến toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta”(1). Trong đó, tư tưởng đối ngoại là
một bộ phận quan trọng về chiến lược, sách lược cách mạng trong các vấn đề quốc tế, không
chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa thời đại to lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
trong công tác đối ngoại của Đảng càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó, chú
trọng những nội dung chủ yếu sau:
Một là, giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
Ngay trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam theo tinh thần “tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”. Việc bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản phải gắn với độc lập tự
chủ, tự lực, tự cường thì mới bền vững. Bác đã dặn: “Muốn người ta giúp cho, thì trước
hết mình phải tự giúp lấy mình đã”; “Muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà
làm”; “Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay
của kẻ khác, dẫu kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy”(2). Người cũng đã đúc kết
thành chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Và chân lý ấy, đến ngày nay vẫn là
một yêu cầu thiết yếu trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Hai là, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Trong đó, tư tưởng chủ
đạo là độc lập tự chủ, tự lực, tự cường gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, “cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính,
ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh”. Người nhấn mạnh: “Thực lực mạnh, ngoại giao
sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới
lớn”(4). Bác Hồ cũng đã chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của công tác đối ngoại
nhân dân, nhờ đó đã vận động được nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã nêu rõ: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân
Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới...”
Ba là, tư tưởng yêu chuộng hoà bình, chống chiến tranh xâm lược. Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn kiên định thực hiện mục tiêu cao cả nhất của cách mạng là hòa
bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chống chiến tranh xâm lược với tinh
thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”. Trong khi kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược, đô hộ của ngoại bang, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn kiên trì đường lối hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước, trước hết là các
nước lớn và các nước láng giềng, qua đó đã thu hút được sự đoàn kết và ủng
hộ của đông đảo nhân dân trên thế giới, ngay cả nhân dân của các nước xâm lược từ bản xứ.
Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng chung của thế giới và khu vực vẫn là hòa
bình, ổn định, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, tình lOMoARcPSD|47231818
hình thế giới có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường với những bất
ổn như xung đột ở Trung Đông, châu Phi, chủ nghĩa khủng bố, cạnh tranh chiến
lược giữa các nước, chủ nghĩa đơn phương, chính trị cường quyền, thiếu tôn
trọng luật pháp quốc tế, khiến thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh
phi truyền thống, đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các đối sách ngoại giao và hợp tác quốc tế.
Bốn là, tư tưởng hòa hiếu, thêm bạn bớt thù. Từ hoàn cảnh cách mạng, có lúc
phải đối phó với nhiều đối thủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật phương châm“...
làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”
(6). Bác Hồ và Đảng
ta phân biệt rõ bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài, bạn nhất thời, tìm cách
giảm bớt kẻ thù, để tập trung đấu tranh với kẻ thù chính. Ngay khi còn trong nhà
tù ở Trung Quốc (1942-1943), Bác Hồ đã bày tỏ đoàn kết với phong trào chống
thực dân của Ấn Độ. Năm 1944, Người đích thân đưa Trung úy phi công W. Shaw
đi Côn Minh trao trả cho Mỹ, qua đó để Mỹ hiểu cuộc chiến đấu của Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Người cũng giáo dục nhân dân ta phân
biệt rõ bạn, thù, phân biệt thực dân Pháp và đế quốc Mỹ với nhân dân Pháp và
nhân dân Mỹ để tranh thủ sự đoàn kết và ủng hộ của họ, cô lập và chĩa mũi nhọn
đấu tranh vào thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta chủ trương tiếp tục kiên trì nguyên tắc giữ vững độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, đồng thời nêu cao tinh thần hòa hiếu với tất cả các nước, đặc
biệt các nước lớn và láng giềng; vận dụng phương châm mà Bác Hồ đã chỉ đạo
là “biến đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự”, cố gắng không để bùng phát
những vấn đề gây cấn, bất lợi trong quan hệ, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định,
an ninh, hợp tác và phát triển của ta.
Năm là, tư tưởng mở cửa và hợp tác quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấu
hiểu tầm quan trọng của việc mở cửa và hợp tác quốc tế, ngay đầu tháng 121946,
trong Lời kêu gọi gửi Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đối
với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp
tác trong mọi lĩnh vực”; đón nhận đầu tư của các nhà tư bản và công nghệ nước
ngoài; mở rộng các hải cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán
và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế
dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc...
Sáu là, tư tưởng “Ngoại giao là một mặt trận”. Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta
chống các kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần đã hình thành nên nghệ
thuật kết hợp giữa ba hình thức đấu tranh: chính trị, quân sự và ngoại giao. Trong
đó, ngoại giao là một mặt trận, là một trong những nội dung cốt lõi. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng nói: “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng
ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”, và cũng theo quan điểm của Người:
“Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cần yếu cho một nước độc lập”(7).
Trên thực tế, đấu tranh ngoại giao khôn khéo có thể tránh được xung đột hay
chiến tranh hoặc có thể “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nhấn mạnh “ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng” và “có thể thắng
trước kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần”. lOMoARcPSD|47231818
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nước ta đã duy trì
được hòa bình, ổn định, nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi nhưng công tác đối ngoại
vẫn có vai trò to lớn trong xử lý các vấn đề quốc tế. Đảng và Nhà nước ta tiếp
tục đề cao tầm quan trọng của mặt trận đối ngoại, kết hợp chặt với mặt trận chính
trị và bảo vệ quốc phòng - an ninh, tạo sức mạnh tổng hợp, giữ gìn hòa bình, ổn
định và thúc đẩy hợp tác phát triển. Mặt trận đối ngoại luôn được triển khai chủ
động, tích cực và toàn diện gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao quốc phòng - an
ninh, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Trong đó, ngoại giao cùng với quốc
phòng, an ninh “tạo thành thế chân kiềng vững chắc, tiếp tục đóng góp chủ động,
tích cực vào việc bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa
nguy, phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh, phát triển, nâng cao vị thế đất nước”.
Bảy là, tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” như một phương pháp, phong cách
và nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh. Truyền thống đấu tranh ngoại giao của
cha ông ta đã hình thành một phương cách ứng xử kiên trì về nguyên tắc nhưng
linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo về sách lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ:
“Mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì giữ vững mục tiêu cách mạng, đồng thời ứng
phó linh hoạt, phù hợp với mọi sự biến chuyển nhanh chóng và khó lường của
tình hình, tương quan và tập hợp lực lượng, ý đồ của các nước lớn…
Trong bối cảnh mới, việc vận dụng tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là một yêu cầu quan trọng. Cái “bất biến” vẫn là lợi ích
quốc gia, dân tộc, mà cốt lõi là độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc, chế độ XHCN, vai trò và quyền lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái “vạn biến” là sự biến chuyển nhanh chóng, khó
lường của tình hình, sự điều chỉnh chiến lược và chính sách của các nước, của
tương quan và tập hợp lực lượng, sự chuyển hóa của “đối tác”, “đối tượng”…
Đảng và Nhà nước ta đã và đang kiên trì nguyên tắc bất biến là “thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển”(9), đồng
thời tiếp tục thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, xác định
đúng đắn một cách biện chứng về “đối tác” và “đối tượng” trong từng vấn đề
thuộc lợi ích quốc gia, dân tộc để kịp thời đề ra những chính sách, biện pháp hợp
tác và đấu tranh phù hợp và hiệu quả.[1] lOMoARcPSD|47231818
Hinh 1.4.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghị sỹ Quốc hội Anh sang thăm Việt Nam[3]
1.4.3 Ví dụ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay.
• Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta đã đề ra và kiên trì thực hiện chủtrương mở
cửa và hợp tác quốc tế. Nghị quyết số 22- NQ/TW (10-4-2013) của Bộ Chính trị về hội
nhập quốc tế, “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” và Nghị quyết số 06-NQ/TW (5-11-2016) của Ban Chấp hành TƯ khóa XII về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hàng chục hiệp định
kinh tế và FTA thế hệ mới cả song phương, khu vực và đa phương thể hiện rõ chủ trương
lớn của Đảng về công tác đối ngoại.
• Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh cả về tư duy vàthực
tiễn, đã chuyển mạnh từ phạm vi “hội nhập kinh tế” sang “hội nhập toàn diện” với các nội
dung chủ yếu là: hội nhập về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, văn hóa - xã hội,
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác như lao động, y tế, thể
thao... Trong hợp tác chính trị và quốc phòng - an ninh, Việt Nam đã tích cực tham gia
các cơ chế như Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Hiệp ước thân thiện và
hợp tác ASEAN (TAC, 1976), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á
(SEANWFZ, 1995) cũng như các cơ chế Đối thoại về an ninh như Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).[1] lOMoARcPSD|47231818
Hình 1.4.3 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 35.[1]
Tài liệu tham khảo
[1] C. 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công tác đối ngoại hiện nay | Tạp chí Tuyên giáo.”
https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-
trongcong-tac-doi-ngoai-hien-nay-128337 (accessed Feb. 12, 2023).
[2] C. T. Anh, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đối ngoại và Đoàn kết quốc tế
trong thời kỳ mới,” moha.gov.vn, 48 16/12 2021.
https://moha.gov.vn/nghiquyet-tw4/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/van-
dung-tu-tuong-ho-chi-minhve-doi-ngoai-46961.html (accessed Feb. 12, 2023).
[3] “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
hiện nay,” Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story?
p_p_id=101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf&p_p_lifecycle=0&p_p_state=norm
al&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-
1&p_p_col_count=2&_101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf_struts_action= %2F asset_publisher
%2Fview_content&_101_INSTANCE_V8hhp4dK31Gf_urlTitle=van-dung-
tutuong-ngoai-giao-ho-chi-minh-trong-su-nghiep-bao-ve-to-quoc-hien-nay (accessed Feb. 12, 2023). lOMoARcPSD|47231818
Tóm tắt nội dung chính:
1.4.1 Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
-Quan điểm cơ bản – nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế
phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trước
hết. Tất cả phải nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do và hạnh
phúc của nhân dân. Không có gì quý hơn độc lập tự do!
- Xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam là
quan điểm tư tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp nghệ
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
1.4.2 vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại của Đảng
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
trong công tác đối ngoại của Đảng càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó, chú
trọng những nội dung chủ yếu sau:
Một là, giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
Hai là, tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Ba là, tư tưởng yêu chuộng hoà bình, chống chiến tranh xâm lược.
Bốn là, tư tưởng hòa hiếu, thêm bạn bớt thù.
Năm là, tư tưởng mở cửa và hợp tác quốc tế.
Sáu là, tư tưởng “Ngoại giao là một mặt trận”.
Bảy là, tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” như một phương pháp, phong cách
và nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh.
1.4.3 Ví dụ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại hiện nay.
• Đảng ta đã đề ra và kiên trì thực hiện chủ trương mở cửa và hợp tác quốc tế. Nghị quyết
số 22- NQ/TW (10-4-2013) của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, “Chiến lược tổng thể
về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết số
06NQ/TW (5-11-2016) của Ban Chấp hành TƯ khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hàng chục hiệp định kinh tế và FTA thế hệ
mới cả song phương, khu vực và đa phương thể hiện rõ chủ trương lớn của Đảng về công tác đối ngoại.
• Trong hợp tác chính trị và quốc phòng - an ninh, Việt Nam đã tích cực tham gia cáccơ
chế như Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Hiệp ước thân thiện và hợp tác
ASEAN (TAC, 1976), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ,
1995) cũng như các cơ chế Đối thoại về an ninh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).