Văn hóa giao tiếp môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Văn hóa giao tiếp môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BẢN SẮC & GIAO TIẾP VĂN HÓA DÂN TỘC (qua khảo sát một số
hệ giá trị văn hóa tộc người vùng Nam Bộ)
TS. Huỳnh Quốc Thắng
(Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp.HCM)
Báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học BẢO TỒN PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
HỘI NHẬP do Khoa Văn hóa học (Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG
TP.HCM) phối hợp với BCN Đề tài KX. 03.14/06-10 (CHƯƠNG TRÌNH
KX.03/06-10) tổ chức ngày 17-18/9/2009 tại Biên Hòa (Đồng Nai).
Nam B bao gồm Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu
Long) không chỉ “vùng đất mới” như nhiều người thường nói nơi đây thực
sự vốn vùng đất đã hình thành từ lâu đời. Đây từng nơi sinh sống của các
nhóm cư dân cổ đại thuộc các nền văn hóa khảo cổ Đồng Nai, Óc Eo hoặc thuộc
các thời kỳ lịch sử của vương quốc Phù Nam, Chân Lạp với một số tộc người
bản địa đến nay vẫn còn tồn tại như Khmer, Stiêng, Mạ v.v… trước khi người
Việt, người Hoa, người Chăm và các tộc người khác cùng đến đây lập nghiệp tại.
Quá trình cộng cư giữa các tộc người trong một không gian địa lý, hoàn cảnh lịch
sử – xã hội riêng như vậy đã dẫn đến hiện tượng tất yếu về giao tiếp (giao lưu và
tiếp biến) văn hóa, từ đó tạo nên những đặc trưng về sắc thái văn hóa vùng Nam
Bộ, từng thời k lịch sử nhất định, những nét đặc thù so với các vùng
miền khác. Đồng thời, bên cạnh những đặc trưng chung của văn hóa vùng, đối
với mỗi tộc người, do nguồn gốc khác nhau về văn hóa lịch sử, không hẳn
đã đánh mất mà ngược lại, vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình từng bước
tạo nên một hệ giá trị văn hóa tộc người riêng biệt trong quá trình hòa nhập vào
tiến trình phát triển chung của văn hóa, văn minh thời đại. Điều cần nhấn mạnh ở
đây chính mối quan hệ giữa một bên bản sắc văn hóa dân tộc (tộc người)
được bảo tồn, giữ gìn theo một mức độ, tính chất nhất định với một bên giao
tiếp văn hóa dân tộc (VHDT) theo một cách thức, trình độ nào đó để tạo ra các
hệ quả với những màu sắc đặc thù góp phần vào nét đặc trưng văn hóa vùng
Nam Bộ như người ta vẫn đã và đang thấy...
1. Trên địa bàn Nam Bộ, nét nổi qua các sinh hoạt văn hóa kinh tế
hội người ta luôn thấy hiện lên nhiều màu sắc đặc thù phía sau là những
khuôn mặt sinh động của các cộng đồng dân cư, dân tộc với lịch sử hình thành,
đặc điểm văn hóa, đời sống kinh tế v.v. rất khác nhau. Bên cạnh những điểm
chung gặp gỡ nhau trong quá trình giao tiếp văn hóa, các cộng đồng ấy đồng
thời lại nhiều nét rất riêng, thậm c những khoảng cách khá xa nhau
không chỉ về bản sắc văn hóa cả về trình độ, phương thức bảo tồn phát
huy các bản sắc ấy. Một dẫn chứng sinh động đó là các tộc người tuy cùng thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á nhưng trên vùng đất Nam Bộ
họ đã những nét bản sắc văn hóa tộc người trình độ phát triển rất khác
nhau. B phận nhóm Môn Khmer miền Đông Nam Bộ như Mạ, Stiêng,
Mnông...mặc đã bảo lưu bản sắc văn hóa của mình một cách vững chắc với
những nét rất riêng cho từng tộc người nhưng s phát triển trong thế “biệt lập”
làm cho các cộng đồng ấy tương tự các nhóm tộc người Trường Sơn Tây
Nguyên hầu như đến nay vẫn tiếp tục “dừng lại” trình độ hội nguyên thủy,
một thế giới văn hóa riêng “phi Hoa, phi Ấn, phi Hy La với cách như một
“bảo tàng sống” về văn hóa Đông Nam Á cổ còn sót lại... Trong khi đó, cộng
đồng người Khmer miền Tây Nam Bộ lại đã có sự phát triển rất khác. Cộng đồng
ấy tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển mới của Nam Bộ thông qua quá trình
giao tiếp văn hóa với bên ngoài, mặt khác vẫn luôn bảo lưu nét đặc thù văn hóa
truyền thống riêng của mình :“người Khmer...đã một lịch sử văn hóa, nhân
chủng, tổ chức xã hội và chữ viết Pali mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
Ấn Độ cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc này. Từ thế giới
quan Phật giáo tiểu thừa từ duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên
một truyền thống văn hóa biệt với những kiến trúc chùa nguy nga với các
típ Rìa hu, tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, với các dạng thức
phù điêu mang cá tính và phong cách riêng”[i][1]. Từ tín ngưỡng, tôn giáo cho tới
hôn nhân, gia đình, phương thức tổ chức đời sống hội…, trong mối quan hệ
với các tộc người khác, trên lát cắt đồng đại, nhìn tổng thể, người Khmer trải
qua bao biến thiên lịch sử vẫn luôn tồn tại, phát triển bằng các đặc trưng văn hóa
riêng với tư cách là một cộng đồng dân tộc đầy bản sắc…
Tương tự như vậy, mặc dù do hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm địa - văn hóa
(geo culture), văn hóa của cộng đồng người Hoa Nam Bộ (Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh …) hình như không phải hoàn toàn “một khối”
như nhau (?), nhưng nhìn chung với những cái riêng, cái “bản sắc” chung nhất
trong văn hóa của họ trên các vùng, miền khác nhau của Việt Nam (hoặc rộng ra
Đông Nam Á) vẫnmột hiện tượng nổi bật! Xét về nguyên lý, người ta nói
rằng văn hóa “những giá trị liên tục” (les valeurs continues), nghĩa rằng
không một thành quả văn hóa nào chỉ là hiện tượng biệt lập, đơn lẻ, hay nói cách
khác, sự phát triển văn hóa bất cứ đâu thời nào cũng đều kết quả, sản
phẩm của nhiều tiến trình với nhiều chủ thể khác nhau. dụ, sự “đóng góp” về
văn hóa của dòng họ Mạc Tiên chẳng hạn, trên thực tế, ràng ngay từ
nửa đầu thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí đã nói khá
đầy đủ khái quát về Tiên như là một phần trong đời sống văn hóa của
vùng Gia Định (tức toàn bộ vùng Nam Bộ sau này), dòng họ Mạc như một
bộ phận của cộng đồng người Hoa (Minh Hương) vốn đã hình thành khá đông
nhiều nơi tại nhiều địa phương của Nam Bộ. Bên cạnh những nhóm người
Khmer bản địa trú lâu đời rải rác Đồng bằng sông Cửu Long, cộng đồng
người Việt đã tụ cư ngày càng đông đảo trên khắp vùng Nam Bộ với tư cách như
những chủ thể văn hóa vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn
vùng…, sự đóng góp về văn hóa của họ Mạc nói riêng, của cộng đồng người
Hoa nói chung không phải chỉ bằng các hoạt động, các sản phẩm văn hóa do
chính họ tạo ra còn qua các mối quan hệ giao lưu, tiếp biến văn hóa để tạo
nên những nét bản sắc bằng những vốn văn hóa đặc thù nào đó mang tính chất
“nội lực” thực của văn hóa tộc người. Văn hóa Hoa với những thế mạnh
của nó đặc biệt là về “truyền thống” văn hóa kinh doanh trở thành là một bộ phận
quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa địa phương cho vùng Nam Bộ, vùng đất
ngày càng năng động với nền kinh tế thị trường phát triển thuộc loại nhanh,
mạnh nhất nước. Chúng ta cũng cần nhắc lại nhấn mạnh rằng, Trấn Tiên
xưa gồm cả một tiểu vùng rộng lớn phía nam của Nam Bộ, tức vùng hạ Đồng
bằng sông Cửu Long nay (bao gồm cả Cần Thơ đến tận Cà Mau), trong đó cộng
đồng người Hoa nói riêng vốn văn hóa Hoa nói chung tại đây những nét
đặc thù nhất định so với ba “trung tâm văn hóa Hoa” khác của Nam Bộ, đó
Biên Hòa Đồng Nai, Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh Mỹ Tho Tiền Giang. Điều
đó khẳng định rằng, sự phát triển của văn hóa trong một giai đoạn nhất định tại
một địa phương cthể chắc chắn liên quan tới vai trò lịch sử của những chủ
thể văn hóa, những cộng đồng tộc người nhất định. Thực tế đó có thể giúp chúng
ta nâng cao hơn nữa nhận thức về các quy luật liên quan vai trò quyết định của
con người trong lịch sử với cách những chủ thể văn hóa đích thực. Tất
nhiên, đây chúng ta phải xác định lại một lần nữa về vai trò gốc rễ “bản địa”
của bản sắc văn hóa. Nếu trong quá trình phát triển trước kia, văn hóa Việt Nam
đã từng tiếp nhận một số yếu tố của văn hóa Trung Hoa (thông qua hình thức tự
nguyện và cả cưỡng bức), song người Việt không tiếp nhận nguyên xi các thành
tố văn hóa Trung Hoa (kể cả các yếu tố tiếp nhận từ các nền văn hóa khác)
bao giờ cũng chủ động biến đổi các yếu tố tiếp nhận sao cho phù hợp với văn
hóa truyền thống dân tộc. Trong thực tế lịch sử, có những lúc một bộ phận xã hội
(đặc biệt tầng lớp bên trên của chế độ phong kiến) thể chịu sự tác động
mạnh của văn hóa Trung Hoa (với cách hình mẫu cao nhất về văn hóa
đương thời) nhưng đến nay thì chắc chắn điều đó đã thay đổi. Yếu tố ảnh hưởng
văn hóa Trung Quốc trong vốn văn hóa truyền thống Việt Nam hàng ngàn năm
trước đó bây giờ thể thêm điều kiện “cách tân” bằng mối quan hệ trực tiếp
giữa người Việt ở Nam Bộ với bộ phận người Hoa hiện đại trong điều kiện, hoàn
cảnh mới. Đó chính là nét đặc thù tiêu biểu cho các ảnh hưởng văn hóa Hoa đối
với văn hóa các tộc người khác, đặc biệt là người Việt sống trên đất Nam Bộ trực
tiếp thông qua cộng đồng người Hoa Nam Bộ ngược lại, đó cũng sở
giải thích về những tác động tạo ra nét riêng trong bản sắc văn hóa tộc người
Hoa trên vùng đất này…
2. Cùng ảnh hưởng văn hóa Nam Á (trực tiếp Ấn Độ) nhưng mang bản
sắc không giống người Khmer, đồng thời vừa cùng nội lực mạnh mẽ để bảo
tồn văn hóa tộc người nhưng thân phận dân tộc lại rất khác so với người Hoa:
Đó chính là cộng đồng người Chăm! Vương quốc Chăm- pa với một nền văn hóa
rực rỡ một thời đến nay dân tộc Chăm vẫn còn lưu gi được nhiều nét bản
sắc không thể lẫn vào đâu được. Dân tộc này thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésien
(Mã Lai Đa Đảo), tức cùng nhóm ngôn ngữ tộc người với các dân tộc Êđê,
Giarai, Churu và Raglai. Trong khi các nhóm Mã Lai – Đa Đảo như Raglai, Êđê…
do bị “cơ lập” miền rừng núi nên đến nay mặc bản sắc văn hóa tộc người
vẫn được giữ gìn rất tốt nhưng sự phát triển cộng đồng nói chung rất thấp ở trình
độ gần như vẫn còn thời nguyên thuỷ thì dân tộc Chăm đã đạt trình độ phát triển
cao hơn rất nhiều: đã nhà nước, tôn giáo kinh tế - xã hội bắt đầu vươn ra
tầm thế giới đương thời… Điều này tương tự như tình hình người Khmer
nhóm Môn Khmer đã được đề cập phần trên. Tuy nhiên, quá trình giao tiếp
VHDT trong quan hệ với bản sắc VHDT để tạo ra sphát triển đặc biệt của tộc
người Chăm vẫn những nét riêng rất đáng chú ý. Do những biến động lịch s
xã hội, hiện nay cộng đồng Chăm phân hóa thành hai nhóm địa phương
(groupe ethnographique) rõ rệt:
+ Nhóm người Chăm miền Trung (chủ yếu Nam Trung Bộ): Nét văn hóa
tôn giáo đặc trưng là ảnh hưởng Bà La Môn (Ấn Độ giáo – Bà Chăm) và Hồi giáo
cũ (Bà Ni) là chủ yếu.
+ Nhóm người Chăm Nam Bộ (tập trung chủ yếu ở tỉnh An Giang và TP.Hồ
Chí Minh…) :Nét văn hóa tôn giáo đặc trưng ảnh hưởng Hồi giáo mới (Islam)
là chủ yếu.
Trên tổng thể, trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng quốc gia Việt Nam nói
chung trong cộng đồng các dân tộc đồng bằng Nam Bộ nói riêng, bên cạnh
người Việt, Hoa, Khmer…, người Chăm có một vị trí khá đặc biệt đối với sự phát
triển của toàn vùng. Người Chăm nơi đây một “nhóm địa phương” (groupe
ethnographique) vừa những nét riêng về đời sống kinh tế hội vừa mang
những nét đặc trưng chung vvăn hóa rất đáng lưu ý. Một mặt tuy vẫn người
Chăm với những nếp văn hóa truyền thống không thể mất hẳn nhưng mặt khác
họ đã không còn là người Chăm Bà La Môn như trước đây. Điều đáng chú ý hơn
là mặc dù đã là người Chăm Hồi giáo với nhiều nét ảnh hưởng sâu đậm văn hóa
Islam Đông Nam Á (chủ yếu Malaysia Indonesia…) nhưng họ đã “thoát” ra
khỏi nét “cực đoan” của thế giới Hồi giáo nói chung mà người ta vẫn thường thấy
xưa nay…
Cái gì đã tạo ra các đặc điểm văn hóa của người Chăm như nói trên? Câu
trả lời chắc chắn không đơn giản. Tuy nhiên, ở đây một biểu hiện có vẻ phức tạp
nhưng rất nét liên quan đời sống văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của người
Chăm. Cụ thể hơn đó chính sự thể hiện những ảnh hưởng, tác động của tôn
giáo đối với tín ngưỡng, thực chất đó chính những ảnh hưởng của văn hóa
ngoại lai đối với văn hóa bản địa thông qua lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng của
người Chăm.
Hai biểu hiện tôn giáo Bà La Môn Hồi giáo người Chăm thể coi
các yếu tố “ngoại sinh” trong quá trình lịch slâu dài đến hàng thiên niên kỷ
của dân tộc Chăm. Người Chăm đã thành công trong quá trình “bản địa hóa”: giai
đoạn đầu quá trình hội nhập, tiếp nhận tôn giáo La Môn vào đời sống tín
ngưỡng của họ. Khi ấy đã xảy ra quá trình tiếp biến tôn giáo La Môn đến từ
Ấn Độ thành tôn giáo La Môn theo kiểu của người Chăm. Song, quá trình
“bản địa hóa” đã diễn ra thực sự nổi bật ở giai đoạn tiếp theo với sự du nhập của
Hồi giáo. Người Chăm đã biến cải Hồi giáo thành đạo “Bani” phù hợp với tín
ngưỡng vốn của họ. thể coi đây “mô hình” giao lưu văn hóa (échange
culturels) tiêu biểu về quá trình hội nhập hoặc tích hợp (intégration culturelle)
tiếp biến văn hóa (acculturation) mạnh mẽ của người Chăm. Đối với sự du nhập
tôn giáo Bà La Môn, kể cả sau này là Hồi giáo Islam, quá trình “bản địa hóa” của
người Chăm đã diễn ra với nhiều quy người ta cũng thể nhìn nhận
với nhiều cấp độ khác nhau. tầm chúng ta có thể mở rộng sự liên hệ
trong bối cảnh chung về lịch sử - xã hội các dân tộc ở Đông Nam Á, một khu vực
lịch sử - văn hóa có nhiều điểm tương đồng đặc biệt; hoặc, ở tầm vi mô có thể so
sánh với các hội truyền thống Tây Nguyên, nhất một số tộc người cùng
nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynésien như đã nói; hoặc, so sánh với nhóm Chăm
Hroi bộ phận không bị ảnh hưởng của tôn giáo với tiến trình phát triển tộc
người nhiều điểm đáng chú ý (so với cộng đồng người Chăm nói chung)...
Đặc biệt đối với sự du nhập của Hồi giáo, nếu coi nhóm người Chăm theo tôn
giáo Ni “Bà La Môn giáo + Hồi giáo” thì đó quá trình pha trộn hay là s
“sống chung” của các tôn giáo khác nhau, nếu cộng thêm yếu tố tín ngưỡng dân
gian vào La Môn giáo thì hình như tình hình vẫn không khác hơn, tín
ngưỡng tôn giáo không phải hai cực đối lập để thể tác động bài trừ lẫn
nhau. Nhưng đến Hồi giáo mới (Islam) thì tình hình lại rất khác: bởi tôn giáo
thâm nhập ảnh hưởng vào người Chăm không chỉ trên lĩnh vực tín ngưỡng,
còn ảnh hưởng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hội, kể cả
phong tục tập quán, lối sống, v.v… cho nên ảnh hưởng đó về phương diện xã hội
ý nghĩa rất lớn. Ví dụ, chính (văn hóa tôn giáo, nhất Hồi giáo mới Islam)
đã tách người Chăm thành ba cộng đồng khác nhau, với nếp sống bản sắc
văn hóa riêng, sự ảnh hưởng đó thậm chí đến mức đã tạo ra sự đối lập giữa “tôn
giáo hóa” “bản địa hóa” (thực chất đây sự mâu thuẩn giữa tôn giáo tín
ngưỡng trong tiến trình lịch sử “văn hóa hóa” của văn hóa người Chăm); hoặc,
đưa đến tình hình một bộ phận người Chăm đã bị “bứng ra khỏi cội rễ văn hóa
truyền thống” như một số nhà nghiên cứu đã từng nhấn mạnh v.v…Nói cách
khác, tôn giáo La Môn Hồi giáo (Bà Ni) tồn tại người Chăm Nam Trung
Bộ dưới dạng thức sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng truyền thống gắn với quá trình
lịch sử của người Chăm (đã như là một yếu tố “nội sinh”), khác với loại hình sinh
hoạt tôn giáo chính thống như tôn giáo Islam đã đang thâm nhập vào người
Chăm Nam Bộ kể từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (còn như một
yếu tố “ngoại sinh). Việc phân biệt giữa hai loại hình sự tác động khác nhau
giữa hai tôn giáo này (tương tự như việc cần phải tìm hiểu sâu hơn về sự du
nhập, từng tồn tại mất đi của Phật giáo Chăm pa trước kia) hết sức cần
thiết để có đối sách thích hợp trong tình hình hiện nay, giữa một bên là sự nghiệp
bảo tồn di sản, bản sắc văn hóa dân tộc và một bên là chính sách tôn trọng tự do
tín ngưỡng, rộng ra các giải pháp chủ động các mối quan hệ giao tiếp VHDT
trong tiến trình lịch sử…
3. Khi nói về những yếu tố quyết định đặc điểm văn hóa vùng, tác giả Ngô
Đức Thịnh đã từng nêu rõ: “Về các nhân tố góp phần tạo nên vùng văn hóa,
chúng ta nhấn mạnh một cách đúng mức hơn vai trò môi trường tự nhiên trong
mối quan hệ tác động qua lại với con người, chú ý tới nhân tố nguồn gốc tộc
người, những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tới nhân tố chính
trị, tới ranh giới quốc gia, ảnh hưởng của các tôn giáo, đặc biệt nhấn mạnh tới
vai trò của giao lưu ảnh hưởng văn hóa trong việc tạo nên vùng văn hóa”[2].
Khảo sát văn hóa của người Việt ở Nam Bộ, tộc người chủ thể đóng vai trò quan
trọng hàng đầu đối với việc tạo ra đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ, người ta
thể thấy về điều đó. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu về các quá trình giao tiếp VHDT
của người Việt ở nơi đây, người ta có thể thấy sự chi phối bởi những nhân tố chủ
yếu sau đây: về khách quan, đó là các điều kiện địa lý - lịch sử và kinh tế - xã hội
đặc thù của Nam Bộ liên quan trực tiếp tới các hoạt động văn hóa; về chủ quan,
đó là trình độ thị hiếu gắn với nhu cầu văn hóa tinh thần, gồm cả nhu cầu tín
ngưỡng, tâm linh của con người đây cụ thể của người Việt các tộc
người cùng nhau đến tham gia trong các sinh hoạt văn hóa. Ngoài ra, sự giao
tiếp ấy còn là sự hội nhập của các giá trị văn hóa khác nhau đã được tích hợp từ
nhiều nguồn qua nhiều giai đoạn lịch sử thể được thể hiện ra qua nhiều
yếu tố của một hiện tượng văn hóa nhất định. Người ta thể khái quát nét
chung nhất các hệ giá trị tạo nên bản sắc văn hóa tộc người Việt trong mối quan
hệ với các quá trình giao tiếp VHDT trên đất Nam Bộ như sau: “Bên cạnh các di
sản văn hóa từ Ấn Độ, Lai... gần như nguyên mẫu và trực tiếp tác động tạo
màu sắc riêng cho nó, văn hóa Nam Bộ bắt đầu sự pha trộn theo hướng Việt
hoá trên toàn vùng khi người Việt đến nơi đây đông đảo và mang theo những giá
trị văn hóa truyền thống Đại Việt trong đó gồm cả các ảnh hưởng từ văn hóa
Trung Hoa (cổ truyền). Cùng lúc đó, người Hoa với văn hóa Hoa (hiện đại) trực
tiếp từ Trung Quốc sang tiếp theo các dòng văn hóa mới mẻ từ phương Tây lần
lượt truyền vào… càng làm cho tính ĐA VĂN HÓA của Nam Bộ thêm nét hơn
nữa. Tính chất ĐA VĂN HÓA (multiculturelle) do diện giao tiếp rộng với nhiều
tầng, nhiều lớp như vậy kết hợp với các yếu tố khác về địa lý, lịch sử... đã góp
phần tạo ra tính đa dạng về địa - văn hóa (géo-culture) của vùng, tiểu vùng
các địa phương trong vùng cùng tính năng động, cởi mở (đặc biệt thể hiện rõ nét
qua giao tiếp VHDT…) như là một bản sắc chung nhất của văn hóa Nam Bộ. Tất
cả được phản ánh trong mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt
nơi đây…”[3]. Cụ thể hơn, người ta thấy rằng văn hóa của người Việt ở Nam Bộ
vừa những nét đặc trưng văn hóa Đông Nam Á Nam Á (qua giao tiếp văn
hóa Việt-Chăm, Việt-Khmer...), đồng thời cũng cả nét Đông Á và Đông Bắc Á
(qua giao tiếp văn hóa Việt-Hoa...).v.v trong đó cái cốt lõi vẫn là: “Tam giáo Việt
Nam: Phật, Khổng, Lão…Qua bao biến động lịch sử, Tam giáo ấy đã góp phần
tạo nên “sức mạnh Việt Nam”, từ “Tư tưởng văn hiến Đại Việt” trước đây từng
làm nên “Hào Khí Đông A” thế kỷ XIII cho đến truyền thống văn hóa Việt Nam
sau này trong tiến trình phát triển về phương Nam đã làm nên “Hào Khí Đồng
Nai” thời kỳ lịch sử cận -hiện đại của dân tộc”[4]. Trong tiến trình phát triển về
phương Nam, các quá trình giao tiếp VHDT làm cho Tam giáo ấy đã trở thành
“không còn nguyên gốc nữa, một hệ tưởng Nho, Phật, Lão trong thực thể văn
hóa vùng Nam Bộ đậm chất Ấn Độ (Hindouisé) hơn nhạt chất Trung Hoa
(Sinisation) đi ít nhiều…” Tựu trung lại, các yếu tố chính tạo thành những “màu
sắc” khác nhau trong hệ giá trị văn hóa tộc người Việt ở nam Bộ có thể khái quát
như sau: “Văn hóa truyền thống của người Việt Bắc Bộ; Văn hóa Bắc Bộ đã bị
Trung Bộ hóa (chủ yếu Chăm hóa); Văn hóa Trung Hoa cận - hiện đại (trực
tiếp từ nam Trung Quốc sang); Văn hóa Khmer; Văn hóa phương Tây..”[5]
Liên quan để làm những luận điểm trên, người ta thể nêu hàng
loạt ví dụ từ thực tế trong đời sống văn hóa của người Việt ở Nam Bộ:
+ Tín ngưỡng / tâm linh thờ voi ven biển từ Quảng Bình trở vào tận tới
Mau do sự ảnh hưởng bởi quá trình cộng cư giao lưu tiếp biến văn hóa
giữa người Việt với người Chăm (Cha Aih Va Riyăk), một sinh hoạt không
chỉ mang tính chất “địa - văn hóa” mà còn mang tính chất “văn hóa tộc người”.
+ Cuộc hành trình tiến về phương nam của người Việt đã ghi lại những
dấu ấn văn hóa trong đời sống tâm linh, được thể hiện rõ nét nhất trong các thiết
chế tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam Bộ. Với bề dày hơn 300 năm lịch sử, hàng trăm
đình, đền, lăng, miếu, nhà thờ, thánh thấthàng ngàn ngôi chùa Phật giáo (với
nhiều tông phái…) qua các hiện vật, trang trí, điêu khắc, kiến trúc cũng như các
sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo đã phản ánh những nét văn hóa truyền
thống lâu đời cùng với văn hóa thời kỳ đầu khẩn hoang của người Việt,mang
cả một “phức hợp” các yếu tố văn hóa Khmer, Chăm, Hoa cả phương Tây
v.v…Đáng chú ý mối quan hệ giao tiếp VHDT tại các sở tín ngưỡng trong
vùng đôi khi phức tạp đến mức đã sự lẫn lộn giữa các chủ thể tham gia tại
các nơi ấy. dụ Lệ Châu hội quán (Quận 5 TP. Hồ Chí Minh) từng được xếp
trong Danh sách các sở tín ngưỡng của người Hoa hoàn toàn thuộc cộng
đồng Minh Hương. Đó điều không chính xác, bởi từ đối tượng thờ nơi đây
(Tổ thợ bạc) cho tới đối tượng tham gia tổ chức và chịu sự chi phối của sinh hoạt
tín ngưỡng - lễ hội nơi đây (thợ kim hoàn Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh các tỉnh
Nam Bộ) trước nay chủ yếu vẫn là người Việt…
+ Gần gũi hơn, người ta thể liên hệ các sinh hoạt trong các thiết chế
văn hóa hiện đại: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh). Đây
không chỉ là một trung tâm tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí như một thiết chế
“công viên văn hóa”, một “khu du lịch” mang tính chất một “tiểu Disneyland” của
Việt Nam còn một thiết chế công nghệ chuyên “kinh doanh giải trí” với
quy mô lớn theo định hướng lấy “Bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc” làm nền
tảng. Những “trọng điểm” (main destination) trong Khu du lịch hiện đại này, đó
những công trình mang tính định hướng lịch sử rất ràng như Đền thờ Hùng
Vương, Biển Tiên Đồng, Núi Lạc Long Quân, Núi Âu Cơ…, Quảng trường Phù
Đổng, Quảng trường Đinh Bộ Lĩnh, Tượng đài Hai Trưng… Ngoài ra, nơi đây
còn các điểm tham quan quan trọng liên quan tín ngưỡng dân gian nhắc
nhở các đạo truyền thống dân tộc như Quảng trường Tôn Trọng Đạo, Sự
Tích Trầu Cau…v.v… chưa kể những chương trình lễ hội, sự kiện lớn thường
xuyên hoặc định kỳ tổ chức nơi đây (Chương trình sân khấu hóa về huyền thoại
Sơn Tinh - Thủy Tinh, Lễ tưởng niệm các Vua Hùng, Lễ hội Trái cây Nam Bộ
v.v…)… tất cả đều chú ý thể hiện đề cao truyền thống văn hóa, đất nước
con người của cả dân tộc cũng như của địa phương…Nhưng đồng thời bên cạnh
đó, nơi đây còn có các hạng mục công trình vật chấtkỹ thuật được đầu tư quy
mô, nghiên cứu nghiêm túc mang đậm màu sắc “tâm linh” như: Thiên Tiên
Môn, Thiên Đăng Bảo Tháp, Long Hoa Nhật Nguyệt, Long Hoa hội, Long Hổ
Thiên Sơn, Phúc Cung Tam Phước, Linh Cung Thập Nhị Giáp, Cội Bồ Đề, Kỳ
Lân Cung, Thiên Đình Cung, Cầu Bát Tiên Quá Hải v.v… Tất cả đều toát lên một
màu sắc hết sức “thoáng mở” theo tinh thần đủ cả Nho Phật Lão lẫn tín
ngưỡng dân gian các loại!… Tương tự như vậy, Khu du lịch Đại Nam (hay Lạc
Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Bình Dương), mới hình thành gần đây với quy mô
thậm chí còn lớn hơn cả Suối Tiên (diện tích ban đầu khoảng 450 ha) nhưng
cũng mang phong cách, dáng vẻ “mở” đến độ khá “phức tạp” không chỉ về khía
cạnh tâm linh còn v văn hóa nói chung! Công trình trung tâm Đại Nam
Quốc Tự (5.000 m2) gồm các phù điêu, hoa văn thể hiện lịch sử Việt Nam qua
các thời kỳ, vị trí trung tâmđiện thờ Tứ Ân (Tạo Hóa, Tổ Quốc, Đồng bào Dân
tộc, Tông đường), biểu tượng thờ trung tâm gồm Đức Phật, Vua Hùng
Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh; hai bên là đài thờ Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ
(với biểu tượng 54 dân tộc và mọi dòng họ ở Việt Nam)…
+ Liên hệ thực tế lịch sử, giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc và giao tiếp
VHDT, thực chất cũng vấn đề mối quan hệ dân tộc thời đại trong nhiều
trường hợp có thể giúp người ta tìm được “lối thoát” cho những “vướng mắc” lịch
sử, kể cả những vướng mắc về chính trị. dụ người ta không thể phủ nhận sự
phát triển các “thành tựu” bước đầu trong nỗ lực định hình nền điện ảnh dân
tộc miền Nam Việt Nam và Sài Gòn trước đây (đặc biệt giai đoạn 1954
1975) dù rằng một phần sự phát triển ấy thể là nhằm mục đích phục vụ cho
các hoạt động tâm chiến, tuyên truyền cho chế độ phản động tay sai thì
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chắc chắn phải có những tài năng, nỗ lực
cả tâm huyết của những con người tuy hoạt động trong lòng chế độ nhưng
vẫn công lao nhất định đối với sự nghiệp xây dựng nền điện ảnh hiện đại của
Việt Nam. Không phải ngẫu nhiênchính quyền Sài Gòn đánh giá rất cao vai
trò quan trọng của nghệ thuật điện ảnh, coi sự lớn mạnh của “điện ảnh dân tộc”
sự trưởng thành của chế độ,bộ mặt của “quốc gia”. Ngay cả trong bối cảnh
hết sức đặc biệt đầy khó khăn, điện ảnh Sài Gòn vẫn đã khẳng định được vai
trò lịch sử của trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Kết quả đáng ghi nhận
của “nền điện ảnh” ấy là nó đã sản xuất được cả trăm phim truyện và hàng ngàn
phim thời sự tài liệu, trong đó có những phim mang xu hướng tiến bộ và có giá trị
nhất định liên quan việc đề cao các giá trị VHDT, bên cạnh đó đã phát hành hàng
ngàn phim nhập của nước ngoài (chủ yếu phim của Mỹ các nước phương
Tây)… Tuy dấu hiệu nặng xu hướng thương mại hóa trong điều kiện còn
chiến tranh, nhưng “nền điện ảnh” ấy đã thực sự tạo ra được một thị trường điện
ảnh khá sôi động và đã bước đầu nhen nhóm một nền “công nghiệp điện ảnh” có
thể chưa hoàn chỉnh nhưng cũng một nhân tố góp phần tích cực vào sự phát
triển mới của điện ảnh Việt Nam sau năm 1975, trong đó đáng ghi nhận sự
đóng góp của đội ngũ làm điện ảnh có tay nghề và có tâm huyết thực sự …
o O o
Cho đến nay, nhìn chung người ta vẫn chưa thật sự quan điểm nhất
quán về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, cho nên, đã tình trạng không tránh
khỏi lúng túng, nhầm lẫn. Chẳng hạn, người đã nhầm lẫn giữa tính không ổn
định, thể biến đổi về hình thức, sắc thái, hoặc những khía cạnh tiêu cực hạn
chế so vi các yếu tố “ổn định, bền vững” mang tính giá trị tính kế thừa của
truyền thống lịch sử trong bản sắc…Bản sắc (VHDT), chúng ta cần phải xác định
lại một lần nữa, gồm ba yếu tố bản: một là, yếu tố nền tảng về cội nguồn
(mà Trần Ngọc Thêm gọi là các đặc trưng gốc của một nền văn hóa, chính yếu tố
này làm cho bản sắc tính “ổn định, bền vững” mức độ tương đối…); hai là,
yếu tố đặc trưng về tính cách biến đổi khác nhau thích ứng với hoàn cảnh địa lý,
đời sống kinh tế, bối cảnh lịch sử, truyền thống hội…; ba là, quan trọng nhất
còn yếu tố thời đại vbản lĩnh để thể hiện phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, phân biệt với các dân tộc khác. Bản sắc không phải chỉ sự thể hiện các
sắc thái muôn màu muôn vẻ của quá khứ đó còn sự thể hiện bản lĩnh
mang dáng dấp của thời đại. Như vậy, nếu theo tinh thần triết học Phật giáo “Sắc
tức thị không, không tức thị sắc” đồng nghĩa với mọi cái “sắc sắc không không”
đều là “ảo” thì ở đây người ta có thể xác định thêm rằng cái “bản” (gốc) để tạo ra
“sắc” lại chính là những “cái có thật”, đó là:
(1) Yếu tố “BẢN ĐỊA”: Liên quan các khía cạnh “địa - văn hóa” đặc thù
vùng, miền, địa phương…
(2) Yếu tố “TRUYỀN THỐNG”: Liên quan những vốn cổ truyền, dân gian
(folklore)
(3) Yếu tố “DI SẢN”: Liên quan mọi vốn văn hóa vật thể, phi vật thể v.v…
Cách nhìn nhận trên thể đưa đến những nhận thức quan trọng đối với
việc tìm ra những “gốc rễ” cách phân loại các loại hình sinh hoạt văn hóa của
các tộc người nói chung xa hơn những luận điểm chính xác, ý nghĩa
khoa học thực tiễn cao trong việc xem xét về các đặc điểm, xu hướng phát
triển của các sinh hoạt ấy trong mối quan hệ với các mặt khác của đời sống văn
hóa tộc người nói riêng, của thực tiễn hội nói chung…Hơn nữa, từ đó chúng
ta mới cái nhìn biện chứng về bản sắc văn hóa trong đời sống thực của nó.
Bởi vì nghiên cứu một hiện tượng văn hóa tộc người nhất định, thực chất là
nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đối với văn hóa bản địa thông qua
lĩnh vực hoạt động, loại hình văn hóa cụ thể, nghiên cứu ảnh hưởng của yếu
tố “ngoại sinh” đối với các yếu tố “nội sinh” đã diễn ra trong hội tộc người,
tương ứng với các các diễn biến của bản sắc văn hóa trong mọi quá trình giao
tiếp VHDT. Trước mắt, liên hệ toàn cảnh vùng Nam Bộ chúng ta thể xác định
nơi đây hiện rất nhiều “gam” màu sắc văn hóa tộc người, mỗi hệ giá trị văn
hóa tộc người tạo thành một “gam” cụ thể. Trong đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm trình
độ phát triển của mỗi tộc người, mỗi bản sắc văn hóa trong mối quan hệ với các
quá trình giao tiếp VHDT có thể tạo thành những “gam” màu với một mức độ,
tính chất không đồng nhất (khác) nhau, như: “GIAO TIẾP MỞ” so với “GIAO
TIẾP ĐÓNG”, hoặc “TIẾP BIẾN MẠNH” so với “TIẾP BIẾN YẾU” v.v…
Từ thực tế đó, chúng ta có thể xác định hai xu thế ngược chiều nhau và hệ
quả tất yếu có thể được tạo ra từ hai xu thế kể trên:
1/ “GIAO TIẾP MỞ” + “TIẾP BIẾN MẠNH” => DỄ PHÁT TRIỂN (VĂN HÓA)
+ KHÓ GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA (DÂN TỘC)
2/ “KHÔNG GIAO TIẾP” hoặc “GIAO TIẾP ĐÓNG” + “TIẾP BIẾN YẾU” =>
DỄ GIỮ BẢN SẮC N HÓA (DÂN TỘC) + KHÔNG/KHÓ PHÁT TRIỂN (VĂN
HÓA)…
Không còn nghi ngờ nữa, quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa
hiện đại hóa trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng chính
một quá trình thử thách gay gắt đối với việc giữ gìn phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống các bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tìm ra con đường phát
triển thăng bằng, hài hòa bền vững nhất cho con người hội thể hiện
ngay trong thực tiễn trên mọi lĩnh vực đời sống đang diễn ra hàng ngày, thường
xuyên. Nhất trong bối cảnh kinh tế chính trị hội hiện tại trong xu thế
chung khi áp lực của văn minh phương Tây đang ngày càng ạt xâm nhập
vào mọi ngõ ngách đời sống văn hóa của tất cả các dân tộc với những mặt tích
cực lẫn cả mặt tiêu cực của thì LÀM CHỦ MỌI QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP VĂN
HÓA GẮN VỚI Ý THỨC ĐẦY ĐỦ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY TỐT
BẢN SẮC VHDT là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PHAN XUÂN BIÊN - PHAN AN - PHAN VĂN DỐP: Văn hóa Chăm. NXB. Khoa
học Xã hội,1991.
2.NGUYỄN CÔNG BÌNH -XUÂN DIỆM - MẠC ĐƯỜNG: Văn hoá dân
đồng bằng sông Cửu Long. NXB. Khoa học Xã hội, 1990.
3.L.CADIÈRE: Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens; E.F.E.O.
Paris,1955.
4.G. COULET: Cultes et religions de L'Indochine annamite. Saigon, Ardin, 1929.
5. Tu Trai Nguyễn Tạo (dịch): Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt (Tập
thượng: Biên Hòa - Gia Định; Tập hạ: An Giang - Tiên). Nha văn hóa Phủ
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa tái bản. Sài Gòn, 1973.
6.TRỊNH HOÀI ĐỨC: Gia Định thành thông chí. Phủ Quốc vụ khanh đặc trách
văn hóa. Sài Gòn, 1972.
7.MẠC ĐƯỜNG (chủ biên): Vấn đề dân tộc đồng bằng sông Cửu Long. NXB
Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1991.
8.NGUYỄN DUY HINH: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học
hội. Hà Nội, 1996
.9.NGÔ VĂN LỆ: Những đặc trưng của những quá trình tộc người các nước
Đông Nam Á. Tập san khoa học, số 1-1993.
10. ĐINH VĂN LIÊN: Giao lưu văn hóa của các dân tộc đồng bằng sông Cửu
Long. Bài viết tin trong Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Kỷ
yếu). Viện Văn hóa (Bộ VHTT), 1984; tr.65 – 80.
11. TRẦN HỒNG LIÊN: Chùa Việt ở Nam bộ - một nét văn hóa độc đáo của Phật
giáo Việt Nam. Tc Dân tộc học, số 2; 1995; tr. 11 - 12.
12. HUỲNH LỨA ( chủ biên ): Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ. NXB TP. Hồ
Chí Minh, 1987.
13. NGUYỄN VIỆT NGA: Thử bàn vài nét về mối quan hệ giữa tôn giáo văn
hóa nghệ thuật. Tc Văn hóa dân gian, số 3; 1994.
14. BÙI THỊ NGỌC TRANG: Lăng Tả quân Văn Duyệt Nghệ thuật kiến trúc
– trang trí – lễ hội. NXB TP. Hồ Chí Minh; 1995.
15. THẠCH PHƯƠNG - HỒ LÊ - HUỲNH LỨA - NGUYỄN QUANG VINH (và một
số cộng tác viên khác): Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ. NXB Khoa học
Xã hội. Hà Nội, 1992.
16. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG: Lễ hội cổ truyền nhìn từ góc độ tâm linh. Tc Nghiên
cứu Văn hóa nghệ thuật, số 2; 1990; tr. 62 - 63.
17. BÙI THỊ KIM QUỲ: Đôi điều suy nghĩ v sinh hoạt tín ngưỡng nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tc Khoa học Xã hội, số 8; tr.40 -44.
18. SƠN NAM: Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa. NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1993.
19. J.RÉMY: Pilgrimage and Modernity; Social Compass;36 (2). 1989, p.139–
143.
20. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO: Văn hóa dân gian Nam bộ những phác thảo.
NXB Giáo dục. Hà Nội, 1997.
21. HUỲNH QUỐC THẮNG: Lễ hội dân gian Nam Bộ. Viện Văn hóa & NXB Văn
hóa Thông Tin. Hà Nội; 2003.
22. TRẦN NGỌC THÊM: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP Hồ Chí
Minh, 1996.
23. NGÔ ĐỨC THỊNH (chủ biên): Văn hóa vùng phân vùng văn hóa Việt
Nam. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993.
24. HUỲNH NGỌC TRẢNG, TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG, HỒ TƯỜNG: Đình Nam
bộ - tín ngưỡng và nghi lễ. NXB. TP.Hồ Chí Minh, 1993.
25. HUỲNH TỚI: Tiếp biến văn hóa trong sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân
gian của cư dân Việt ở Đồng Nai. Tc Văn hóa dân gian, số55;3/1996;tr.76-82.
26. PHAN THỊ YẾN TUYẾT: Nhà ở - Trang phục - Ăn uống của các dân tộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993.
27. TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG HUỲNH NGỌC TRẢNG: Trai đàn chẩn tế Gia
Định – Sài gòn. Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh. 9 – 1998.
28. L.WOODRUFF: The study of a Vietnam rural community: administrative
activity. V1.1-2 ; 1960
Lên trên
Cùng chủ đề
Nguyen-Marshall. Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai
đoạn 1954-1975
Nguyễn Hoàng Tuấn. Di sản văn hóa ở Trà Vinh - thực trạng và giải
pháp
Huỳnh Văn Sinh. Giá trị di sản văn hóa tinh thần tại các xã nông thôn
mới TP. Hồ Chí Minh
Trần Thị Lan. phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa những lợi thế cho
phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Đăng Kha, Mai Thúy Hằng. Thực trạng và các giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
| 1/12

Preview text:


BẢN SẮC & GIAO TIẾP VĂN HÓA DÂN TỘC (qua khảo sát một số
hệ giá trị văn hóa tộc người vùng Nam Bộ)
TS. Huỳnh Quốc Thắng
(Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp.HCM)
Báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
VÀ HỘI NHẬP do Khoa Văn hóa học (Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG
TP.HCM) phối hợp với BCN Đề tài KX. 03.14/06-10 (CHƯƠNG TRÌNH
KX.03/06-10) tổ chức ngày 17-18/9/2009 tại Biên Hòa (Đồng Nai).

Nam Bộ bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu
Long) không chỉ là “vùng đất mới” như nhiều người thường nói mà nơi đây thực
sự vốn là vùng đất đã hình thành từ lâu đời. Đây từng là nơi sinh sống của các
nhóm cư dân cổ đại thuộc các nền văn hóa khảo cổ Đồng Nai, Óc Eo hoặc thuộc
các thời kỳ lịch sử của vương quốc Phù Nam, Chân Lạp với một số tộc người
bản địa đến nay vẫn còn tồn tại như Khmer, Stiêng, Mạ v.v… trước khi người
Việt, người Hoa, người Chăm và các tộc người khác cùng đến đây lập nghiệp tại.
Quá trình cộng cư giữa các tộc người trong một không gian địa lý, hoàn cảnh lịch
sử – xã hội riêng như vậy đã dẫn đến hiện tượng tất yếu về giao tiếp (giao lưu và
tiếp biến) văn hóa, từ đó tạo nên những đặc trưng về sắc thái văn hóa vùng Nam
Bộ, và ở từng thời kỳ lịch sử nhất định, có những nét đặc thù so với các vùng
miền khác. Đồng thời, bên cạnh những đặc trưng chung của văn hóa vùng, đối
với mỗi tộc người, do có nguồn gốc khác nhau về văn hóa và lịch sử, không hẳn
đã đánh mất mà ngược lại, vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình từng bước
tạo nên một hệ giá trị văn hóa tộc người riêng biệt trong quá trình hòa nhập vào
tiến trình phát triển chung của văn hóa, văn minh thời đại. Điều cần nhấn mạnh ở
đây chính là mối quan hệ giữa một bên là bản sắc văn hóa dân tộc (tộc người)
được bảo tồn, giữ gìn theo một mức độ, tính chất nhất định với một bên là giao
tiếp văn hóa dân tộc (VHDT) theo một cách thức, trình độ nào đó để tạo ra các
hệ quả với những màu sắc đặc thù góp phần vào nét đặc trưng văn hóa vùng
Nam Bộ như người ta vẫn đã và đang thấy...
1. Trên địa bàn Nam Bộ, nét nổi rõ qua các sinh hoạt văn hóa – kinh tế –
xã hội người ta luôn thấy hiện lên nhiều màu sắc đặc thù mà phía sau là những
khuôn mặt sinh động của các cộng đồng dân cư, dân tộc với lịch sử hình thành,
đặc điểm văn hóa, đời sống kinh tế v.v. rất khác nhau. Bên cạnh những điểm
chung gặp gỡ nhau trong quá trình giao tiếp văn hóa, các cộng đồng ấy đồng
thời lại có nhiều nét rất riêng, thậm chí có những khoảng cách khá xa nhau
không chỉ về bản sắc văn hóa mà cả về trình độ, phương thức bảo tồn và phát
huy các bản sắc ấy. Một dẫn chứng sinh động đó là các tộc người tuy cùng thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á nhưng trên vùng đất Nam Bộ
họ đã có những nét bản sắc văn hóa tộc người và trình độ phát triển rất khác
nhau. Bộ phận nhóm Môn – Khmer miền Đông Nam Bộ như Mạ, Stiêng,
Mnông...mặc dù đã bảo lưu bản sắc văn hóa của mình một cách vững chắc với
những nét rất riêng cho từng tộc người nhưng sự phát triển trong thế “biệt lập”
làm cho các cộng đồng ấy tương tự các nhóm tộc người ở Trường Sơn – Tây
Nguyên hầu như đến nay vẫn tiếp tục “dừng lại” ở trình độ xã hội nguyên thủy,
một thế giới văn hóa riêng “phi Hoa, phi Ấn, phi Hy – La ” với tư cách như một
“bảo tàng sống” về văn hóa Đông Nam Á cổ còn sót lại... Trong khi đó, cộng
đồng người Khmer miền Tây Nam Bộ lại đã có sự phát triển rất khác. Cộng đồng
ấy tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển mới của Nam Bộ thông qua quá trình
giao tiếp văn hóa với bên ngoài, mặt khác vẫn luôn bảo lưu nét đặc thù văn hóa
truyền thống riêng có của mình :“người Khmer...đã có một lịch sử văn hóa, nhân
chủng, tổ chức xã hội và chữ viết Pali mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
Ấn Độ cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc này. Từ thế giới
quan Phật giáo tiểu thừa và từ tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên
một truyền thống văn hóa cá biệt với những kiến trúc chùa nguy nga với các mô
típ Rìa hu, tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, với các dạng thức
phù điêu mang cá tính và phong cách riêng”[i][1]. Từ tín ngưỡng, tôn giáo cho tới
hôn nhân, gia đình, phương thức tổ chức đời sống xã hội…, trong mối quan hệ
với các tộc người khác, trên lát cắt đồng đại, nhìn tổng thể, người Khmer dù trải
qua bao biến thiên lịch sử vẫn luôn tồn tại, phát triển bằng các đặc trưng văn hóa
riêng với tư cách là một cộng đồng dân tộc đầy bản sắc…
Tương tự như vậy, mặc dù do hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm địa - văn hóa
(geo – culture), văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ (Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh …) hình như không phải hoàn toàn là “một khối”
như nhau (?), nhưng nhìn chung với những cái riêng, cái “bản sắc” chung nhất
trong văn hóa của họ trên các vùng, miền khác nhau của Việt Nam (hoặc rộng ra
là ở Đông Nam Á) vẫn là một hiện tượng nổi bật! Xét về nguyên lý, người ta nói
rằng văn hóa là “những giá trị liên tục” (les valeurs continues), có nghĩa rằng
không một thành quả văn hóa nào chỉ là hiện tượng biệt lập, đơn lẻ, hay nói cách
khác, sự phát triển văn hóa bất cứ ở đâu và thời nào cũng đều là kết quả, sản
phẩm của nhiều tiến trình với nhiều chủ thể khác nhau. Ví dụ, sự “đóng góp” về
văn hóa của dòng họ Mạc ở Hà Tiên chẳng hạn, trên thực tế, rõ ràng ngay từ
nửa đầu thế kỷ 19, Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí đã nói khá
đầy đủ và khái quát về Hà Tiên như là một phần trong đời sống văn hóa của
vùng Gia Định (tức toàn bộ vùng Nam Bộ sau này), và dòng họ Mạc như là một
bộ phận của cộng đồng người Hoa (Minh Hương) vốn đã hình thành khá đông ở
nhiều nơi tại nhiều địa phương của Nam Bộ. Bên cạnh những nhóm người
Khmer bản địa cư trú lâu đời rải rác ở Đồng bằng sông Cửu Long, cộng đồng
người Việt đã tụ cư ngày càng đông đảo trên khắp vùng Nam Bộ với tư cách như
những chủ thể văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của toàn
vùng…, sự đóng góp về văn hóa của họ Mạc nói riêng, của cộng đồng người
Hoa nói chung không phải chỉ bằng các hoạt động, các sản phẩm văn hóa do
chính họ tạo ra mà còn qua các mối quan hệ giao lưu, tiếp biến văn hóa để tạo
nên những nét bản sắc bằng những vốn văn hóa đặc thù nào đó mang tính chất
là “nội lực” có thực của văn hóa tộc người. Văn hóa Hoa với những thế mạnh
của nó đặc biệt là về “truyền thống” văn hóa kinh doanh trở thành là một bộ phận
quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa địa phương cho vùng Nam Bộ, vùng đất
ngày càng năng động với nền kinh tế thị trường phát triển thuộc loại nhanh,
mạnh nhất nước. Chúng ta cũng cần nhắc lại và nhấn mạnh rằng, Trấn Hà Tiên
xưa gồm cả một tiểu vùng rộng lớn phía nam của Nam Bộ, tức vùng hạ Đồng
bằng sông Cửu Long nay (bao gồm cả Cần Thơ đến tận Cà Mau), trong đó cộng
đồng người Hoa nói riêng và vốn văn hóa Hoa nói chung tại đây có những nét
đặc thù nhất định so với ba “trung tâm văn hóa Hoa” khác của Nam Bộ, đó là
Biên Hòa – Đồng Nai, Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh và Mỹ Tho – Tiền Giang. Điều
đó khẳng định rằng, sự phát triển của văn hóa trong một giai đoạn nhất định tại
một địa phương cụ thể chắc chắn có liên quan tới vai trò lịch sử của những chủ
thể văn hóa, những cộng đồng tộc người nhất định. Thực tế đó có thể giúp chúng
ta nâng cao hơn nữa nhận thức về các quy luật liên quan vai trò quyết định của
con người trong lịch sử với tư cách là những chủ thể văn hóa đích thực. Tất
nhiên, ở đây chúng ta phải xác định lại một lần nữa về vai trò gốc rễ “bản địa”
của bản sắc văn hóa. Nếu trong quá trình phát triển trước kia, văn hóa Việt Nam
đã từng tiếp nhận một số yếu tố của văn hóa Trung Hoa (thông qua hình thức tự
nguyện và cả cưỡng bức), song người Việt không tiếp nhận nguyên xi các thành
tố văn hóa Trung Hoa (kể cả các yếu tố tiếp nhận từ các nền văn hóa khác) mà
bao giờ cũng chủ động biến đổi các yếu tố tiếp nhận sao cho phù hợp với văn
hóa truyền thống dân tộc. Trong thực tế lịch sử, có những lúc một bộ phận xã hội
(đặc biệt là tầng lớp bên trên của chế độ phong kiến) có thể chịu sự tác động
mạnh của văn hóa Trung Hoa (với tư cách là hình mẫu cao nhất về văn hóa
đương thời) nhưng đến nay thì chắc chắn điều đó đã thay đổi. Yếu tố ảnh hưởng
văn hóa Trung Quốc trong vốn văn hóa truyền thống Việt Nam hàng ngàn năm
trước đó bây giờ có thể có thêm điều kiện “cách tân” bằng mối quan hệ trực tiếp
giữa người Việt ở Nam Bộ với bộ phận người Hoa hiện đại trong điều kiện, hoàn
cảnh mới. Đó chính là nét đặc thù tiêu biểu cho các ảnh hưởng văn hóa Hoa đối
với văn hóa các tộc người khác, đặc biệt là người Việt sống trên đất Nam Bộ trực
tiếp thông qua cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ và ngược lại, đó cũng là cơ sở
giải thích về những tác động tạo ra nét riêng trong bản sắc văn hóa tộc người
Hoa trên vùng đất này…
2. Cùng ảnh hưởng văn hóa Nam Á (trực tiếp là Ấn Độ) nhưng mang bản
sắc không giống người Khmer, đồng thời vừa cùng có nội lực mạnh mẽ để bảo
tồn văn hóa tộc người nhưng thân phận dân tộc lại rất khác so với người Hoa:
Đó chính là cộng đồng người Chăm! Vương quốc Chăm- pa với một nền văn hóa
rực rỡ một thời mà đến nay dân tộc Chăm vẫn còn lưu giữ được nhiều nét bản
sắc không thể lẫn vào đâu được. Dân tộc này thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésien
(Mã Lai – Đa Đảo), tức cùng nhóm ngôn ngữ – tộc người với các dân tộc Êđê,
Giarai, Churu và Raglai. Trong khi các nhóm Mã Lai – Đa Đảo như Raglai, Êđê…
do bị “cơ lập” ở miền rừng núi nên đến nay mặc dù bản sắc văn hóa tộc người
vẫn được giữ gìn rất tốt nhưng sự phát triển cộng đồng nói chung rất thấp ở trình
độ gần như vẫn còn thời nguyên thuỷ thì dân tộc Chăm đã đạt trình độ phát triển
cao hơn rất nhiều: đã có nhà nước, tôn giáo và kinh tế - xã hội bắt đầu vươn ra
tầm thế giới đương thời… Điều này tương tự như tình hình người Khmer và
nhóm Môn – Khmer đã được đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, quá trình giao tiếp
VHDT trong quan hệ với bản sắc VHDT để tạo ra sự phát triển đặc biệt của tộc
người Chăm vẫn có những nét riêng rất đáng chú ý. Do những biến động lịch sử
– xã hội, hiện nay cộng đồng Chăm phân hóa thành hai nhóm địa phương
(groupe ethnographique) rõ rệt:
+ Nhóm người Chăm miền Trung (chủ yếu ở Nam Trung Bộ): Nét văn hóa
tôn giáo đặc trưng là ảnh hưởng Bà La Môn (Ấn Độ giáo – Bà Chăm) và Hồi giáo cũ (Bà Ni) là chủ yếu.
+ Nhóm người Chăm Nam Bộ (tập trung chủ yếu ở tỉnh An Giang và TP.Hồ
Chí Minh…) :Nét văn hóa tôn giáo đặc trưng là ảnh hưởng Hồi giáo mới (Islam) là chủ yếu.
Trên tổng thể, trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng quốc gia Việt Nam nói
chung và trong cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ nói riêng, bên cạnh
người Việt, Hoa, Khmer…, người Chăm có một vị trí khá đặc biệt đối với sự phát
triển của toàn vùng. Người Chăm ở nơi đây là một “nhóm địa phương” (groupe
ethnographique) vừa có những nét riêng về đời sống kinh tế – xã hội vừa mang
những nét đặc trưng chung về văn hóa rất đáng lưu ý. Một mặt tuy vẫn là người
Chăm với những nếp văn hóa truyền thống không thể mất hẳn nhưng mặt khác
họ đã không còn là người Chăm Bà La Môn như trước đây. Điều đáng chú ý hơn
là mặc dù đã là người Chăm Hồi giáo với nhiều nét ảnh hưởng sâu đậm văn hóa
Islam Đông Nam Á (chủ yếu là Malaysia và Indonesia…) nhưng họ đã “thoát” ra
khỏi nét “cực đoan” của thế giới Hồi giáo nói chung mà người ta vẫn thường thấy xưa nay…
Cái gì đã tạo ra các đặc điểm văn hóa của người Chăm như nói trên? Câu
trả lời chắc chắn không đơn giản. Tuy nhiên, ở đây một biểu hiện có vẻ phức tạp
nhưng rất rõ nét liên quan đời sống văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của người
Chăm. Cụ thể hơn đó chính là sự thể hiện những ảnh hưởng, tác động của tôn
giáo đối với tín ngưỡng, thực chất đó chính là những ảnh hưởng của văn hóa
ngoại lai đối với văn hóa bản địa thông qua lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm.
Hai biểu hiện tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo ở người Chăm có thể coi là
các yếu tố “ngoại sinh” trong quá trình lịch sử lâu dài có đến hàng thiên niên kỷ
của dân tộc Chăm. Người Chăm đã thành công trong quá trình “bản địa hóa”: giai
đoạn đầu là quá trình hội nhập, tiếp nhận tôn giáo Bà La Môn vào đời sống tín
ngưỡng của họ. Khi ấy đã xảy ra quá trình tiếp biến tôn giáo Bà La Môn đến từ
Ấn Độ thành tôn giáo Bà La Môn theo kiểu của người Chăm. Song, quá trình
“bản địa hóa” đã diễn ra thực sự nổi bật ở giai đoạn tiếp theo với sự du nhập của
Hồi giáo. Người Chăm đã biến cải Hồi giáo thành đạo “Bani” phù hợp với tín
ngưỡng vốn có của họ. Có thể coi đây là “mô hình” giao lưu văn hóa (échange
culturels) tiêu biểu về quá trình hội nhập hoặc tích hợp (intégration culturelle) và
tiếp biến văn hóa (acculturation) mạnh mẽ của người Chăm. Đối với sự du nhập
tôn giáo Bà La Môn, kể cả sau này là Hồi giáo Islam, quá trình “bản địa hóa” của
người Chăm đã diễn ra với nhiều quy mô và người ta cũng có thể nhìn nhận nó
với nhiều cấp độ khác nhau. Ở tầm vĩ mô chúng ta có thể mở rộng sự liên hệ
trong bối cảnh chung về lịch sử - xã hội các dân tộc ở Đông Nam Á, một khu vực
lịch sử - văn hóa có nhiều điểm tương đồng đặc biệt; hoặc, ở tầm vi mô có thể so
sánh với các xã hội truyền thống ở Tây Nguyên, nhất là một số tộc người cùng
nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynésien như đã nói; hoặc, so sánh với nhóm Chăm
Hroi là bộ phận không bị ảnh hưởng của tôn giáo với tiến trình phát triển tộc
người có nhiều điểm đáng chú ý (so với cộng đồng người Chăm nói chung)...
Đặc biệt đối với sự du nhập của Hồi giáo, nếu coi nhóm người Chăm theo tôn
giáo Bà Ni là “Bà La Môn giáo + Hồi giáo” thì đó là quá trình pha trộn hay là sự
“sống chung” của các tôn giáo khác nhau, nếu cộng thêm yếu tố tín ngưỡng dân
gian vào Bà La Môn giáo thì hình như tình hình vẫn không khác hơn, vì tín
ngưỡng và tôn giáo không phải là hai cực đối lập để có thể tác động bài trừ lẫn
nhau. Nhưng đến Hồi giáo mới (Islam) thì tình hình lại rất khác: bởi vì tôn giáo
thâm nhập và ảnh hưởng vào người Chăm không chỉ trên lĩnh vực tín ngưỡng,
mà còn ảnh hưởng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, kể cả
phong tục tập quán, lối sống, v.v… cho nên ảnh hưởng đó về phương diện xã hội
có ý nghĩa rất lớn. Ví dụ, chính nó (văn hóa tôn giáo, nhất là Hồi giáo mới Islam)
đã tách người Chăm thành ba cộng đồng khác nhau, với nếp sống và bản sắc
văn hóa riêng, sự ảnh hưởng đó thậm chí đến mức đã tạo ra sự đối lập giữa “tôn
giáo hóa” và “bản địa hóa” (thực chất đây là sự mâu thuẩn giữa tôn giáo và tín
ngưỡng trong tiến trình lịch sử “văn hóa hóa” của văn hóa người Chăm); hoặc,
đưa đến tình hình một bộ phận người Chăm đã bị “bứng ra khỏi cội rễ văn hóa
truyền thống” như có một số nhà nghiên cứu đã từng nhấn mạnh v.v…Nói cách
khác, tôn giáo Bà La Môn và Hồi giáo (Bà Ni) tồn tại ở người Chăm Nam Trung
Bộ dưới dạng thức sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng truyền thống gắn với quá trình
lịch sử của người Chăm (đã như là một yếu tố “nội sinh”), khác với loại hình sinh
hoạt tôn giáo chính thống như tôn giáo Islam đã và đang thâm nhập vào người
Chăm ở Nam Bộ kể từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (còn như là một
yếu tố “ngoại sinh). Việc phân biệt giữa hai loại hình và sự tác động khác nhau
giữa hai tôn giáo này (tương tự như việc cần phải tìm hiểu sâu hơn về sự du
nhập, từng tồn tại và mất đi của Phật giáo Chăm pa trước kia) là hết sức cần
thiết để có đối sách thích hợp trong tình hình hiện nay, giữa một bên là sự nghiệp
bảo tồn di sản, bản sắc văn hóa dân tộc và một bên là chính sách tôn trọng tự do
tín ngưỡng, rộng ra là các giải pháp chủ động các mối quan hệ giao tiếp VHDT
trong tiến trình lịch sử…
3. Khi nói về những yếu tố quyết định đặc điểm văn hóa vùng, tác giả Ngô
Đức Thịnh đã từng nêu rõ: “Về các nhân tố góp phần tạo nên vùng văn hóa,
chúng ta nhấn mạnh một cách đúng mức hơn vai trò môi trường tự nhiên trong
mối quan hệ tác động qua lại với con người, chú ý tới nhân tố nguồn gốc tộc
người, những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tới nhân tố chính
trị, tới ranh giới quốc gia, ảnh hưởng của các tôn giáo, đặc biệt nhấn mạnh tới
vai trò của giao lưu ảnh hưởng văn hóa trong việc tạo nên vùng văn hóa”[2].
Khảo sát văn hóa của người Việt ở Nam Bộ, tộc người chủ thể đóng vai trò quan
trọng hàng đầu đối với việc tạo ra đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ, người ta có
thể thấy rõ về điều đó. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu về các quá trình giao tiếp VHDT
của người Việt ở nơi đây, người ta có thể thấy sự chi phối bởi những nhân tố chủ
yếu sau đây: về khách quan, đó là các điều kiện địa lý - lịch sử và kinh tế - xã hội
đặc thù của Nam Bộ liên quan trực tiếp tới các hoạt động văn hóa; về chủ quan,
đó là trình độ và thị hiếu gắn với nhu cầu văn hóa tinh thần, gồm cả nhu cầu tín
ngưỡng, tâm linh của con người mà ở đây cụ thể là của người Việt và các tộc
người cùng nhau đến tham gia trong các sinh hoạt văn hóa. Ngoài ra, sự giao
tiếp ấy còn là sự hội nhập của các giá trị văn hóa khác nhau đã được tích hợp từ
nhiều nguồn qua nhiều giai đoạn lịch sử và có thể được thể hiện ra qua nhiều
yếu tố của một hiện tượng văn hóa nhất định. Người ta có thể khái quát nét
chung nhất các hệ giá trị tạo nên bản sắc văn hóa tộc người Việt trong mối quan
hệ với các quá trình giao tiếp VHDT trên đất Nam Bộ như sau: “Bên cạnh các di
sản văn hóa từ Ấn Độ, Mã Lai... gần như nguyên mẫu và trực tiếp tác động tạo
màu sắc riêng cho nó, văn hóa Nam Bộ bắt đầu có sự pha trộn theo hướng Việt
hoá trên toàn vùng khi người Việt đến nơi đây đông đảo và mang theo những giá
trị văn hóa truyền thống Đại Việt trong đó gồm cả các ảnh hưởng từ văn hóa
Trung Hoa (cổ truyền). Cùng lúc đó, người Hoa với văn hóa Hoa (hiện đại) trực
tiếp từ Trung Quốc sang tiếp theo các dòng văn hóa mới mẻ từ phương Tây lần
lượt truyền vào… càng làm cho tính ĐA VĂN HÓA của Nam Bộ thêm rõ nét hơn
nữa. Tính chất ĐA VĂN HÓA (multiculturelle) do diện giao tiếp rộng với nhiều
tầng, nhiều lớp như vậy kết hợp với các yếu tố khác về địa lý, lịch sử... đã góp
phần tạo ra tính đa dạng về địa - văn hóa (géo-culture) của vùng, tiểu vùng và
các địa phương trong vùng cùng tính năng động, cởi mở (đặc biệt thể hiện rõ nét
qua giao tiếp VHDT…) như là một bản sắc chung nhất của văn hóa Nam Bộ. Tất
cả được phản ánh trong mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt
nơi đây…”[3]. Cụ thể hơn, người ta thấy rằng văn hóa của người Việt ở Nam Bộ
vừa có những nét đặc trưng văn hóa Đông Nam Á và Nam Á (qua giao tiếp văn
hóa Việt-Chăm, Việt-Khmer...), đồng thời cũng có cả nét Đông Á và Đông Bắc Á
(qua giao tiếp văn hóa Việt-Hoa...).v.v trong đó cái cốt lõi vẫn là: “Tam giáo Việt
Nam: Phật, Khổng, Lão…Qua bao biến động lịch sử, Tam giáo ấy đã góp phần
tạo nên “sức mạnh Việt Nam”, từ “Tư tưởng văn hiến Đại Việt” trước đây từng
làm nên “Hào Khí Đông A” thế kỷ XIII cho đến truyền thống văn hóa Việt Nam
sau này trong tiến trình phát triển về phương Nam đã làm nên “Hào Khí Đồng
Nai” ở thời kỳ lịch sử cận -hiện đại của dân tộc”[4]. Trong tiến trình phát triển về
phương Nam, các quá trình giao tiếp VHDT làm cho Tam giáo ấy đã trở thành
“không còn nguyên gốc nữa, một hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão trong thực thể văn
hóa vùng Nam Bộ đậm chất Ấn Độ (Hindouisé) hơn và nhạt chất Trung Hoa
(Sinisation) đi ít nhiều…” Tựu trung lại, các yếu tố chính tạo thành những “màu
sắc” khác nhau trong hệ giá trị văn hóa tộc người Việt ở nam Bộ có thể khái quát
như sau: “Văn hóa truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ; Văn hóa Bắc Bộ đã bị
Trung Bộ hóa (chủ yếu là Chăm hóa); Văn hóa Trung Hoa cận - hiện đại (trực
tiếp từ nam Trung Quốc sang); Văn hóa Khmer; Văn hóa phương Tây..”[5]
Liên quan và để làm rõ những luận điểm trên, người ta có thể nêu hàng
loạt ví dụ từ thực tế trong đời sống văn hóa của người Việt ở Nam Bộ:
+ Tín ngưỡng / tâm linh thờ cá voi ven biển từ Quảng Bình trở vào tận tới
Cà Mau do sự ảnh hưởng bởi quá trình cộng cư và giao lưu tiếp biến văn hóa
giữa người Việt với người Chăm (Cha Aih Va – Pô Riyăk), một sinh hoạt không
chỉ mang tính chất “địa - văn hóa” mà còn mang tính chất “văn hóa tộc người”.
+ Cuộc hành trình tiến về phương nam của người Việt đã ghi lại những
dấu ấn văn hóa trong đời sống tâm linh, được thể hiện rõ nét nhất trong các thiết
chế tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam Bộ. Với bề dày hơn 300 năm lịch sử, hàng trăm
đình, đền, lăng, miếu, nhà thờ, thánh thất và hàng ngàn ngôi chùa Phật giáo (với
nhiều tông phái…) qua các hiện vật, trang trí, điêu khắc, kiến trúc cũng như các
sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo … đã phản ánh những nét văn hóa truyền
thống lâu đời cùng với văn hóa thời kỳ đầu khẩn hoang của người Việt, và mang
cả một “phức hợp” các yếu tố văn hóa Khmer, Chăm, Hoa và cả phương Tây
v.v…Đáng chú ý là mối quan hệ giao tiếp VHDT tại các cơ sở tín ngưỡng trong
vùng đôi khi phức tạp đến mức đã có sự lẫn lộn giữa các chủ thể tham gia tại
các nơi ấy. Ví dụ Lệ Châu hội quán (Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh) từng được xếp
trong Danh sách các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa và hoàn toàn thuộc cộng
đồng Minh Hương. Đó là điều không chính xác, bởi vì từ đối tượng thờ nơi đây
(Tổ thợ bạc) cho tới đối tượng tham gia tổ chức và chịu sự chi phối của sinh hoạt
tín ngưỡng - lễ hội nơi đây (thợ kim hoàn Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
Nam Bộ) trước nay chủ yếu vẫn là người Việt…
+ Gần gũi hơn, người ta có thể liên hệ các sinh hoạt trong các thiết chế
văn hóa hiện đại: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh). Đây
không chỉ là một trung tâm tổ chức sinh hoạt vui chơi giải trí như một thiết chế
“công viên văn hóa”, một “khu du lịch” mang tính chất một “tiểu Disneyland” của
Việt Nam mà nó còn là một thiết chế công nghệ chuyên “kinh doanh giải trí” với
quy mô lớn theo định hướng lấy “Bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc” làm nền
tảng. Những “trọng điểm” (main destination) trong Khu du lịch hiện đại này, đó là
những công trình mang tính định hướng lịch sử rất rõ ràng như Đền thờ Hùng
Vương, Biển Tiên Đồng, Núi Lạc Long Quân, Núi Âu Cơ…, Quảng trường Phù
Đổng, Quảng trường Đinh Bộ Lĩnh, Tượng đài Hai Bà Trưng… Ngoài ra, nơi đây
còn có các điểm tham quan quan trọng liên quan tín ngưỡng dân gian và nhắc
nhở các đạo lý truyền thống dân tộc như Quảng trường Tôn Sư Trọng Đạo, Sự
Tích Trầu Cau…v.v… chưa kể những chương trình lễ hội, sự kiện lớn thường
xuyên hoặc định kỳ tổ chức nơi đây (Chương trình sân khấu hóa về huyền thoại
Sơn Tinh - Thủy Tinh, Lễ tưởng niệm các Vua Hùng, Lễ hội Trái cây Nam Bộ
v.v…)… tất cả đều chú ý thể hiện và đề cao truyền thống văn hóa, đất nước và
con người của cả dân tộc cũng như của địa phương…Nhưng đồng thời bên cạnh
đó, nơi đây còn có các hạng mục công trình vật chất – kỹ thuật được đầu tư quy
mô, nghiên cứu nghiêm túc và mang đậm màu sắc “tâm linh” như: Thiên Tiên
Môn, Thiên Đăng Bảo Tháp, Long Hoa Nhật Nguyệt, Long Hoa hội, Long Hổ
Thiên Sơn, Phúc Cung Tam Phước, Linh Cung Thập Nhị Giáp, Cội Bồ Đề, Kỳ
Lân Cung, Thiên Đình Cung, Cầu Bát Tiên Quá Hải v.v… Tất cả đều toát lên một
màu sắc hết sức “thoáng mở” theo tinh thần đủ cả Nho – Phật – Lão lẫn tín
ngưỡng dân gian các loại!… Tương tự như vậy, Khu du lịch Đại Nam (hay Lạc
Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Bình Dương), mới hình thành gần đây với quy mô
thậm chí còn lớn hơn cả Suối Tiên (diện tích ban đầu khoảng 450 ha) nhưng
cũng mang phong cách, dáng vẻ “mở” đến độ khá “phức tạp” không chỉ về khía
cạnh tâm linh mà còn về văn hóa nói chung! Công trình trung tâm là Đại Nam
Quốc Tự (5.000 m2) gồm các phù điêu, hoa văn thể hiện lịch sử Việt Nam qua
các thời kỳ, vị trí trung tâm là điện thờ Tứ Ân (Tạo Hóa, Tổ Quốc, Đồng bào Dân
tộc, Tông đường), biểu tượng thờ trung tâm gồm có Đức Phật, Vua Hùng
Vương, Chủ tịch Hồ Chí Minh; hai bên là đài thờ Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ
(với biểu tượng 54 dân tộc và mọi dòng họ ở Việt Nam)…
+ Liên hệ thực tế lịch sử, giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc và giao tiếp
VHDT, thực chất cũng là vấn đề mối quan hệ dân tộc – thời đại trong nhiều
trường hợp có thể giúp người ta tìm được “lối thoát” cho những “vướng mắc” lịch
sử, kể cả những vướng mắc về chính trị. Ví dụ người ta không thể phủ nhận sự
phát triển và các “thành tựu” bước đầu trong nỗ lực định hình nền điện ảnh dân
tộc ở miền Nam Việt Nam và ở Sài Gòn trước đây (đặc biệt là giai đoạn 1954 –
1975) – dù rằng một phần sự phát triển ấy có thể là nhằm mục đích phục vụ cho
các hoạt động tâm lý chiến, tuyên truyền cho chế độ phản động tay sai – thì
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng chắc chắn phải có những tài năng, nỗ lực và
cả tâm huyết của những con người tuy hoạt động trong lòng chế độ cũ nhưng
vẫn có công lao nhất định đối với sự nghiệp xây dựng nền điện ảnh hiện đại của
Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà chính quyền Sài Gòn đánh giá rất cao vai
trò quan trọng của nghệ thuật điện ảnh, coi sự lớn mạnh của “điện ảnh dân tộc”
là sự trưởng thành của chế độ, là bộ mặt của “quốc gia”. Ngay cả trong bối cảnh
hết sức đặc biệt và đầy khó khăn, điện ảnh Sài Gòn vẫn đã khẳng định được vai
trò lịch sử của nó trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Kết quả đáng ghi nhận
của “nền điện ảnh” ấy là nó đã sản xuất được cả trăm phim truyện và hàng ngàn
phim thời sự tài liệu, trong đó có những phim mang xu hướng tiến bộ và có giá trị
nhất định liên quan việc đề cao các giá trị VHDT, bên cạnh đó đã phát hành hàng
ngàn phim nhập của nước ngoài (chủ yếu là phim của Mỹ và các nước phương
Tây)… Tuy có dấu hiệu nặng xu hướng thương mại hóa và trong điều kiện còn
chiến tranh, nhưng “nền điện ảnh” ấy đã thực sự tạo ra được một thị trường điện
ảnh khá sôi động và đã bước đầu nhen nhóm một nền “công nghiệp điện ảnh” có
thể chưa hoàn chỉnh nhưng cũng là một nhân tố góp phần tích cực vào sự phát
triển mới của điện ảnh Việt Nam sau năm 1975, trong đó đáng ghi nhận là sự
đóng góp của đội ngũ làm điện ảnh có tay nghề và có tâm huyết thực sự … o O o
Cho đến nay, nhìn chung người ta vẫn chưa thật sự có quan điểm nhất
quán về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc, cho nên, đã có tình trạng không tránh
khỏi lúng túng, nhầm lẫn. Chẳng hạn, có người đã nhầm lẫn giữa tính không ổn
định, có thể biến đổi về hình thức, sắc thái, hoặc những khía cạnh tiêu cực hạn
chế so với các yếu tố “ổn định, bền vững” mang tính giá trị và tính kế thừa của
truyền thống lịch sử trong bản sắc…Bản sắc (VHDT), chúng ta cần phải xác định
lại một lần nữa, gồm có ba yếu tố cơ bản: một là, yếu tố nền tảng về cội nguồn
(mà Trần Ngọc Thêm gọi là các đặc trưng gốc của một nền văn hóa, chính yếu tố
này làm cho bản sắc có tính “ổn định, bền vững” ở mức độ tương đối…); hai là,
yếu tố đặc trưng về tính cách biến đổi khác nhau thích ứng với hoàn cảnh địa lý,
đời sống kinh tế, bối cảnh lịch sử, truyền thống xã hội…; ba là, quan trọng nhất
còn là yếu tố thời đại về bản lĩnh để thể hiện và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, phân biệt với các dân tộc khác. Bản sắc không phải chỉ là sự thể hiện các
sắc thái muôn màu muôn vẻ của quá khứ mà đó còn là sự thể hiện bản lĩnh
mang dáng dấp của thời đại. Như vậy, nếu theo tinh thần triết học Phật giáo “Sắc
tức thị không, không tức thị sắc” đồng nghĩa với mọi cái “sắc sắc không không”
đều là “ảo” thì ở đây người ta có thể xác định thêm rằng cái “bản” (gốc) để tạo ra
“sắc” lại chính là những “cái có thật”, đó là:
(1) Yếu tố “BẢN ĐỊA”: Liên quan các khía cạnh “địa - văn hóa” đặc thù
vùng, miền, địa phương…
(2) Yếu tố “TRUYỀN THỐNG”: Liên quan những vốn cổ truyền, dân gian (folklore)
(3) Yếu tố “DI SẢN”: Liên quan mọi vốn văn hóa vật thể, phi vật thể v.v…
Cách nhìn nhận trên có thể đưa đến những nhận thức quan trọng đối với
việc tìm ra những “gốc rễ” và cách phân loại các loại hình sinh hoạt văn hóa của
các tộc người nói chung và xa hơn là những luận điểm chính xác, có ý nghĩa
khoa học – thực tiễn cao trong việc xem xét về các đặc điểm, xu hướng phát
triển của các sinh hoạt ấy trong mối quan hệ với các mặt khác của đời sống văn
hóa tộc người nói riêng, của thực tiễn xã hội nói chung…Hơn nữa, từ đó chúng
ta mới có cái nhìn biện chứng về bản sắc văn hóa trong đời sống thực của nó.
Bởi vì nghiên cứu một hiện tượng văn hóa tộc người nhất định, thực chất là
nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đối với văn hóa bản địa thông qua
lĩnh vực hoạt động, loại hình văn hóa cụ thể, là nghiên cứu ảnh hưởng của yếu
tố “ngoại sinh” đối với các yếu tố “nội sinh” đã diễn ra trong xã hội tộc người,
tương ứng với các các diễn biến của bản sắc văn hóa trong mọi quá trình giao
tiếp VHDT. Trước mắt, liên hệ toàn cảnh vùng Nam Bộ chúng ta có thể xác định
nơi đây hiện có rất nhiều “gam” màu sắc văn hóa tộc người, mỗi hệ giá trị văn
hóa tộc người tạo thành một “gam” cụ thể. Trong đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm trình
độ phát triển của mỗi tộc người, mỗi bản sắc văn hóa trong mối quan hệ với các
quá trình giao tiếp VHDT có thể tạo thành những “gam” màu với một mức độ,
tính chất không đồng nhất (khác) nhau, như: “GIAO TIẾP MỞ” so với “GIAO
TIẾP ĐÓNG”, hoặc “TIẾP BIẾN MẠNH” so với “TIẾP BIẾN YẾU” v.v…
Từ thực tế đó, chúng ta có thể xác định hai xu thế ngược chiều nhau và hệ
quả tất yếu có thể được tạo ra từ hai xu thế kể trên:
1/ “GIAO TIẾP MỞ” + “TIẾP BIẾN MẠNH” => DỄ PHÁT TRIỂN (VĂN HÓA)
+ KHÓ GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA (DÂN TỘC)
2/ “KHÔNG GIAO TIẾP” hoặc “GIAO TIẾP ĐÓNG” + “TIẾP BIẾN YẾU” =>
DỄ GIỮ BẢN SẮC VĂN HÓA (DÂN TỘC) + KHÔNG/KHÓ PHÁT TRIỂN (VĂN HÓA)…
Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa
– hiện đại hóa trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng chính
là một quá trình thử thách gay gắt đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống và các bản sắc văn hóa dân tộc nhằm tìm ra con đường phát
triển thăng bằng, hài hòa và bền vững nhất cho con người và xã hội thể hiện
ngay trong thực tiễn trên mọi lĩnh vực đời sống đang diễn ra hàng ngày, thường
xuyên. Nhất là trong bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội hiện tại và trong xu thế
chung khi mà áp lực của văn minh phương Tây đang ngày càng ồ ạt xâm nhập
vào mọi ngõ ngách đời sống văn hóa của tất cả các dân tộc với những mặt tích
cực lẫn cả mặt tiêu cực của nó thì LÀM CHỦ MỌI QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP VĂN
HÓA GẮN VỚI Ý THỨC ĐẦY ĐỦ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY TỐT
BẢN SẮC VHDT là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PHAN XUÂN BIÊN - PHAN AN - PHAN VĂN DỐP: Văn hóa Chăm. NXB. Khoa học Xã hội,1991.
2.NGUYỄN CÔNG BÌNH - LÊ XUÂN DIỆM - MẠC ĐƯỜNG: Văn hoá và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long. NXB. Khoa học Xã hội, 1990.
3.L.CADIÈRE: Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens; E.F.E.O. Paris,1955.
4.G. COULET: Cultes et religions de L'Indochine annamite. Saigon, Ardin, 1929.
5. Tu Trai Nguyễn Tạo (dịch): Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt (Tập
thượng: Biên Hòa - Gia Định; Tập hạ: An Giang - Hà Tiên). Nha văn hóa Phủ
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa tái bản. Sài Gòn, 1973.
6.TRỊNH HOÀI ĐỨC: Gia Định thành thông chí. Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sài Gòn, 1972.
7.MẠC ĐƯỜNG (chủ biên): Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB
Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1991.
8.NGUYỄN DUY HINH: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1996
.9.NGÔ VĂN LỆ: Những đặc trưng của những quá trình tộc người ở các nước
Đông Nam Á. Tập san khoa học, số 1-1993.
10. ĐINH VĂN LIÊN: Giao lưu văn hóa của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu
Long. Bài viết tin trong Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Kỷ
yếu). Viện Văn hóa (Bộ VHTT), 1984; tr.65 – 80.
11. TRẦN HỒNG LIÊN: Chùa Việt ở Nam bộ - một nét văn hóa độc đáo của Phật
giáo Việt Nam. Tc Dân tộc học, số 2; 1995; tr. 11 - 12.
12. HUỲNH LỨA ( chủ biên ): Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ. NXB TP. Hồ Chí Minh, 1987.
13. NGUYỄN VIỆT NGA: Thử bàn vài nét về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn
hóa nghệ thuật. Tc Văn hóa dân gian, số 3; 1994.
14. BÙI THỊ NGỌC TRANG: Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt – Nghệ thuật kiến trúc
– trang trí – lễ hội. NXB TP. Hồ Chí Minh; 1995.
15. THẠCH PHƯƠNG - HỒ LÊ - HUỲNH LỨA - NGUYỄN QUANG VINH (và một
số cộng tác viên khác): Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1992.
16. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG: Lễ hội cổ truyền nhìn từ góc độ tâm linh. Tc Nghiên
cứu Văn hóa nghệ thuật, số 2; 1990; tr. 62 - 63.
17. BÙI THỊ KIM QUỲ: Đôi điều suy nghĩ về sinh hoạt tín ngưỡng ở nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tc Khoa học Xã hội, số 8; tr.40 -44.
18. SƠN NAM: Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa. NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993.
19. J.RÉMY: Pilgrimage and Modernity; Social Compass;36 (2). 1989, p.139– 143.
20. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO: Văn hóa dân gian Nam bộ những phác thảo.
NXB Giáo dục. Hà Nội, 1997.
21. HUỲNH QUỐC THẮNG: Lễ hội dân gian Nam Bộ. Viện Văn hóa & NXB Văn
hóa Thông Tin. Hà Nội; 2003.
22. TRẦN NGỌC THÊM: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP Hồ Chí Minh, 1996.
23. NGÔ ĐỨC THỊNH (chủ biên): Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993.
24. HUỲNH NGỌC TRẢNG, TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG, HỒ TƯỜNG: Đình Nam
bộ - tín ngưỡng và nghi lễ. NXB. TP.Hồ Chí Minh, 1993.
25. HUỲNH TỚI: Tiếp biến văn hóa trong sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân
gian của cư dân Việt ở Đồng Nai. Tc Văn hóa dân gian, số55;3/1996;tr.76-82.
26. PHAN THỊ YẾN TUYẾT: Nhà ở - Trang phục - Ăn uống của các dân tộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993.
27. TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG – HUỲNH NGỌC TRẢNG: Trai đàn chẩn tế Gia
Định – Sài gòn. Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh. 9 – 1998.
28. L.WOODRUFF: The study of a Vietnam rural community: administrative activity. V1.1-2 ; 1960 Lên trên Cùng chủ đề
 Nguyen-Marshall. Hoạt động chí
nh trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975  Nguyễn Hoàng
Tuấn. Di sản văn hóa ở Trà Vinh - thực trạng và giải pháp  Huỳnh
Văn Sinh. Giá trị di sản văn hóa tinh thần tại các xã nông thôn mới TP. Hồ Chí Minh
 T rần Thị Lan. phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa những lợi thế cho
phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh  Nguyễn
Thị Đăng Kha, Mai Thúy Hằng. Thực trạng và các giải pháp
bảo tồn, phát huy giá trị loại hình di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh