-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hóa Halal trong cộng đồng người Chăm ở TP. HCM - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa Halal trong cộng đồng người Chăm ở TP. HCM - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Văn hóa Halal trong cộng đồng người Chăm ở TP. HCM - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa Halal trong cộng đồng người Chăm ở TP. HCM - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
[Hình tiêu đề]
HALAL - TRUYỀN THỐNG, TÔN GIÁO, VĂN HÓA VÀ LỐI SỐNG ISLAM
GIÁO, THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo về Thị trường Halal: Khái niệm, tiềm năng và thách thức do Hiệp hội Doanh nghiệp
TP. HCM, Hội lương thực thực phẩm TP. HCM, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TP. HCM
và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM tổ chức đã diễn ra vào ngày
13/7/2023. PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo
Nguồn Nhân lực ASEAN, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á cùng các chuyên
gia Halal, các đại diện doanh nghiệp thực phẩm trên địa bàn TP. HCM cùng trao đổi, chia sẻ
bối cảnh thị trường Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Halal trong khu vực cũng như toàn cầu.
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. HCM chia sẻ trong Hội thảo
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. HCM đã phân tích những cơ hội
tiềm năng của thị trường thực phẩm Halal khi dân số Islam giáo ngày càng tăng, cùng với
đó, phương thức xử lý và tuyển chọn thực phẩm Halal từ khâu vệ sinh, chế biến đến khi
thành phẩm rất nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, lành mạnh và thân
thiện với môi trường cũng đã đem lại sự chú ý cũng như xu hướng sử dụng ngày càng
nhiều của những khách hàng không phải là người theo Islam giáo như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, EU, Úc,... Thị trường thực phẩm Việt Nam là một trong những thị trường nông,
lâm, thủy sản lớn của thế giới cũng như vị trí gần với các thị trường Halal có quy mô như
Malaysia, Indonesia cũng như các nước có dân số đông người Islam giáo như Ấn Độ,
Pakistan, khu vực Trung Đông,... (số dân Islam giáo tại Châu Á chiếm 62% dân số Islam
giáo trên thế giới), như thế có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thực phẩm Việt Nam tham gia
vào thị trường chung Halal toàn cầu. Bà cho rằng chính sự hợp tác với Malaysia trong chế
biến và xuất khẩu thực phẩm theo tiêu chuẩn Halal sẽ đem lại cho thực phẩm Việt Nam tiếp
cận với nguồn thị trường cộng đồng Islam giáo Châu Á rộng lớn, đây là thị trường có giá trị
2.300 tỷ USD mỗi năm nếu khai thác hiệu quả khi nhu cầu về thực phẩm Halal ngày càng
tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam lại chưa nắm bắt được nguồn thì
trường dồi dào này, số lượng thực phẩm Việt Nam đạt tiêu chuẩn Halal của các quốc gia
Islam giáo là rất thấp. Các tiêu chuẩn, quy trình và chứng nhận Halal tại Việt Nam không có
giá trị khi đưa vào các thị trường có tiêu chuẩn cao hơn, ngay trong chính hệ thống Halal
của Việt Nam cũng chưa có sự nhất quán trên toàn lãnh thổ cũng như thiếu đội ngũ giám
sát quy trình một cách bài bản và chuyên nghiệp theo quy định và lễ nghi của Islam giáo.
Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng và quan tâm hơn tới tiêu
chuẩn Halal cũng như chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường có khách hàng là người Islam giáo.
Bà Wong Chia Chiann - Tổng lãnh sự Malaysia chia sẻ trong Hội thảo
Bà Wong Chia Chiann - Tổng lãnh sự Malaysia đã chia sẻ về mong muốn của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi về việc tiếp cận và mở rộng thị trường
thực phẩm Halal tại Việt Nam cũng như xuất khẩu sang các nước có thị phần dân số Islam
giáo. Trong đó vai trò hợp tác của Malaysia về việc kết nối, đào tạo và hỗ trợ nhân lực, vật
lực cho nền thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đạt chuẩn Halal
là một cốt lõi trọng yếu. Bà nhấn mạnh vai trò của Ban Cộng đồng Islam giáo TP. HCM trong
việc cung cấp thông tin, kiểm định và chứng nhận tiêu chuẩn Halal đối với các sản phẩm
nông sản và thực phẩm nội địa trước khi tiếp cận người tiêu dùng Islam giáo trong và ngoài
nước. Hiện nay, thị trường Halal toàn cầu có giá trị hơn 5.000 tỷ USD và đang là xu hướng
thực phẩm này càng phổ biến, như thế các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận định đây
vừa là cơ hội vừa là thách thức. Đầu tiên, Bà Wong Chia Chiann cho rằng nhận thức của
doanh nghiệp Việt Nam là có thông hiểu cơ bản về Halal như “thực phẩm không thịt lợn”,
“không sử dụng đồ uống có cồn”,... Nhưng đối với thế giới Islam, Halal có ý nghĩa lớn lao,
đó là “sự hợp pháp, sự cho phép” (trong tiếng Ả Rập), trong mọi khía cạnh cuộc sống của
tín đồ Islam giáo, đó là một nét văn hóa, một lối sống và một sự tôn trọng Đấng Tối Cao
Allah, trong đó, nguồn thực phẩm tiêu thụ phải phản ánh đúng phẩm giá và sự trong sạch
của tín đồ Islam giáo bằng phương thức xử lý theo nghi thức, hợp vệ sinh và được cho
phép theo dây chuyền từ lúc đó là nguyên liệu thô cho đến thành món ăn, đồ uống. Bất kỳ
chất cấm nào sử dụng hoặc không làm theo luật Sharia sẽ được cho là Haram - “bất hợp
pháp”, người Islam giáo sẽ không tiêu thụ, thậm chí là những thực phẩm trong danh sách
cho phép nhưng chưa xử lý đúng luật cũng sẽ không được công nhận là Halal, và những
thực phẩm Halal và không Halal sẽ được lưu trữ riêng biệt. Do đó, chứng nhận Halal luôn
được cấp lại nhiều lần để đảm bảo sự duy trì tiêu chuẩn thực phẩm đáp ứng với nhu cầu
của người tiêu dùng Islam giáo.
Việt Nam là một quốc gia có dân số Islam giáo chưa tới 1%, và gặp rất nhiều thách thức
trong việc đào tạo nguồn nhân lực về kiểm định Halal bài bản, nhưng như vậy không có
nghĩa Việt Nam không có cơ hội để đạt tiêu chuẩn Halal tiếp cận với thị trường Islam trong
khu vực và toàn cầu, ví dụ như Úc không phải là quốc gia có phần đông dân cư theo Islam
giáo nhưng lại là một trong những nước xuất khẩu thịt Halal lớn nhất thế giới. Việt Nam có
một điều kiện tương đồng là nguồn thực phẩm đa dạng và dồi dào. Và sự nhận thức về vai
trò của các thị trường ngoài Islam đang ngày càng được coi trọng tại các quốc gia Islam, từ
đó nhu cầu tăng cao và đó là cơ hội để tiếp cận, giao thương từ đó mang về lợi nhuận lớn.
Một điều kiện thuận lợi là bây giờ người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm Halal vì
đã được kiểm chứng là sạch, an toàn cũng như giữ được độ tươi ngon. Để bước đầu tiếp
cận thị trường Halal một cách thuận lợi, Bà Wong Chia Chiann đề xuất phía Ban Cộng đồng
Islam giáo TP. HCM cùng với các diện cộng đồng Islam giáo tại các tỉnh thành, doanh
nghiệp thực phẩm thống nhất bộ quy chuẩn Halal riêng của Việt Nam dựa theo nguyên tắc
của các quốc gia Islam có tiêu chuẩn phù hợp để phục vụ cho cả hai thị trường trong nước
cũng như quốc tế, đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực người Islam bản địa thông qua các
chương trình hợp tác quốc tế với các quốc gia Islam về chuyên môn thẩm định, kiểm tra quá
trình sản xuất, chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal.
Ông Haji Machidares Ismael - Chủ tịch Ban Cộng đồng Islam giáo TP. HCM
chia sẻ tại Hội nghị
Ông Haji Machidares Ismael - Chủ tịch Ban Cộng đồng Islam giáo TP. HCM và ông Haji Abu
Sama, CEO Công ty Kiểm định và Chứng nhận thực phẩm Halal (VINAHIC) đã trình bày nội
dung về tiêu chuẩn Halal Việt Nam cũng như các cơ hội, thách thức tại thị trường thực
phẩm Việt Nam. Một trong những ví dụ thành công trong việc đạt kiểm định Halal tại Việt
Nam và quốc tế đối với doanh nghiệp chính là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân
Quang Minh, đây là công ty thực phẩm đã đưa tiêu chuẩn Halal vào chuỗi sản xuất từ
nguồn nguyên liệu cho đến thành phẩm cũng như vận chuyển, đồng thời các trang thiết bị
phục vụ chuỗi dây chuyền cũng được duy trì tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo không phạm
tiêu chuẩn Halal. Công ty đã phối hợp với VINAHIC trong việc lập đội ngũ kiểm định và duy
trì tiêu chuẩn Halal cũng như bảo vệ tính chính thống của tiêu chuẩn này. Đây là Công ty
hiếm hoi đầu tư nhân lực và xây dựng nhân lực vào việc đào tạo kiến thức về văn hóa Islam
và Halal. Qua đó, cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường mang văn
hóa đặc trưng là Islam giáo có tiềm năng lớn và phát triển bền vững.
PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á
chia sẻ tại Hội thảo
PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á cho rằng,
Halal không những là một tiêu chuẩn quy trình chế biến thực phẩm theo luật Sharia, mà đó
còn là một lối sống, một nét văn hóa, và chúng ta phải trân trọng từ cách ăn mặc, lời nói cho
đến ứng xử hòa hợp trên tinh thần tôn trọng Islam giáo trong cuộc sống hằng ngày. PGS.
TS Phan Thị Hồng Xuân nêu cao tinh thần hữu nghị giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề
hợp tác và giao thương thực phẩm Halal, trong số đó thị trường Việt Nam rất tiềm năng dù
dân số Islam giáo chưa tới 1%, việc đảm bảo tiêu chuẩn Halal trong và ngoài nước là một
thách thức không hề nhỏ vì nhân lực được đào tạo chuyên môn và là người Islam giáo cực
kỳ ít để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường như Malaysia, Indonesia, Trung Đông,...
Từ đó, PGS. TS Xuân đề xuất việc chú trọng tới những người trẻ có tài năng, đạo đức, có
theo Islam giáo và thuộc về cộng đồng thiểu số (Ở Việt Nam, đa số người theo Islam giáo là
người Chăm), đưa cho họ cơ hội học tập cũng như phát triển bản thân, để họ trở thành
chuyên gia kiểm định tại công ty, doanh nghiệp thực phẩm hoặc làm việc trong các cơ sở
nghiên cứu về Halal, Islam giáo, đó chính là cách bồi dưỡng thế hệ tương lai cho thị trường
Halal đầy tiềm năng tại Việt Nam. Tại Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, có Chi hội
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Nguồn Nhân lực ASEAN sẽ cùng hợp tác với VINAHIC
trong việc tổ chức buổi giới thiệu, đào tạo về Halal dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê từ
đó định hướng cho nguồn nhân lực tiềm năng này học tập ở cơ sở nghiên cứu chất lượng
cao tại các nước Islam giáo để phục vụ thị trường Việt Nam trong tương lai.